Tác giả (Neil Patel) đã viết nhiều bài mỗi ngày. Và không phải tất cả chúng đều là các bài viết mượt mà chỉ gồm 500 từ.
Thay vào đó, chúng là những bài viết hơn 2500 từ được viết ra sau ít nhất vài giờ đồng hồ dùng để nghiên cứu số liệu thống kê và lấy ví dụ để hỗ trợ cho mỗi điểm.
Có thể bạn nghĩ tác giả đã cạn kiệt ý tưởng.
Nhưng nếu như tác giả nói với bạn rằng họ gặp vấn đề ngược lại thì sao?
Vâng, đó là sự thật. Tác giả thực sự có nhiều ý tưởng hơn so những gì họ muốn làm.
Vì vậy trong khi tác giả viết vài bài viết mỗi ngày, tác giả đã có ít nhất hai ý tưởng cho mỗi bài viết được ghi chú lại trong sổ ghi nhớ, chỉ đợi tác giả có thể nảy ra ý tưởng sẽ làm gì với chúng.
Bạn có muốn cũng có “vấn đề” đó không?
Thực sự sẽ rất dễ dàng nếu bạn làm theo sáu bước tương tự mà tác giả đã sử dụng ở dưới đây
Đây là cách mà tác giả dùng để giữ cho ý tưởng được trôi chảy (và bạn có thể làm theo cách tương tự).
1. Sử dụng trình tạo chủ đề blog của HubSpot để dễ dàng thành công
Có phải ngay bây giờ bạn đang thiếu ý tưởng hay không? Bạn có phải đang vét sạch mọi ý tưởng trong đầu?
Nếu bạn đang ở trong tình trạng đó thì hãy để Levica giới thiệu cho bạn Trình tạo chủ đề blog của HubSpot (HubSpot’s Blog Topic Generator)
Đây là một trong những cách yêu thích của tác giả để luôn có thêm những ý tưởng mới. Dưới đây là cách để sử dụng công cụ này.
Sau khi bật công cụ này lên, tất cả những gì bạn cần làm là thả vào đây một vài danh từ cho bất kỳ chủ đề nào mà bạn đang nghĩ đến ngay vào lúc này.
Ví dụ, giả sử chúng ta muốn viết một bài đăng mới về “Instagram marketing”.
Vậy bạn chỉ cần nhập cụm từ “Instagram marketing” vào và kiểm tra các câu trả lời bạn nhận được như dưới đây:
Rất tuyệt, đúng không?
Nội dung tác giả thích nằm ở chính giữa “10 Things Your Competitors Can Teach You About Instagram Marketing” bởi vì nó sẽ mang lại cho bạn một hướng thông minh để lấy ý tưởng.
Vậy ngoài ý tưởng tiêu đề, bạn đã sẵn sàng để thực hiện, theo dõi các mẹo phân tích cạnh tranh để bắt đầu ghép từng phần của bài viết lại với nhau nhanh nhất có thể.
Những ý tưởng khác cũng khá tuyệt và bạn có thể dễ dàng gọt giũa chúng để làm cho chúng trở nên thú vị hơn.
Ví dụ như “20 Myths About Instagram Marketing” là một nội dung khá ổn. Nhưng sẽ thế nào khi bạn sửa lại thành “20 Myths About Instagram Marketing Sabotaging Your Results”.
Bạn thấy không? Nhìn nó có vẻ tốt hơn một chút rồi chứ. Và chỉ mất vài giây để bạn biến một tiêu đề ở mức C+ thành một tiêu đề ở mức A-.
Hẳn bạn sẽ nghĩ: “Thật tuyệt. Nhưng Levica à, nơi đầu tiên mà bạn tiếp cận với những chủ đề này là nơi thế nào?”
Đây là một nơi để bắt đầu.
2. Sử dụng Answer The Public để tìm ra những chủ đề hot
Answer the Public lấy ý tưởng từ khóa cơ bản và trả về hàng tá (nếu không phải là hàng trăm) các kết quả dựa trên những gì thực sự được mọi người tìm kiếm ở vị trí của bạn.
Ý tưởng này thể hiện một trong những mẹo nghiên cứu từ khóa theo radar (Under the radar) tốt nhất hiện có: Đề xuất tự động (Auto Suggest).
Ví dụ, khi bạn bắt đầu nhập gì đó vào Google hay Bing, công cụ tìm kiếm tự động sẽ cung cấp cho bạn các đề xuất dựa vào những gì mọi người đã tìm kiếm trước đó.
Vậy nếu bạn bắt đầu nhập “Starbucks”, bạn sẽ thấy Đề xuất tự động xuất hiện ở bên dưới:
Nguyên nhân mà Đề xuất tự động rất hữu dụng đối với nhà tiếp thị bởi vì nó sẽ gợi ý về ý định của người dùng được thể hiện qua những gì người đó tìm kiếm.
Nói cách khác, nó cung cấp cho bạn một ảnh chụp về mục đích hay cảm xúc của một ai đó.
Answer the Public thực hiện những điều tương tự, nhưng nhanh gấp 100 lần.
Dưới đây là cách nó hoạt động.
Truy cập vào trang web và thả vào bất kì chủ đề hay ý tưởng nào, ví dụ như “Content Marketing”.
Sau khi nhấn vào “Get Question”, bạn sẽ được đưa đến một trang trực quan hóa dữ liệu. Trang này sẽ bắt đầu hiển thị tất cả các câu hỏi liên quan mà mọi người thường xuyên sử dụng nhất.
Ví dụ, “content marketing” trả về 82 câu hỏi ngay lập tức mà bạn có thể xuất hoặc lưu để tiếp tục làm việc.
Khi kéo xuống một chút, bạn sẽ thấy những câu hỏi này thường được chia ra hoặc được đưa chung vào các nhóm theo loại câu hỏi như What, How, Why, When, Where, Are.
Sau đó, bên dưới mỗi câu hỏi là một “nhánh” mới của các câu hỏi liên quan.
Nhiều trong số này thậm chí đã hiện lên dưới dạng tiêu đề của một bài blog hoàn chỉnh. Kiểm tra các phần ví dụ sau
- Infographic tiếp thị nội dung là gì
- Giá của tiếp thị nội dung là bao nhiêu
- Làm thế nào để dự đoán sự thành công của tiếp thị nội dung
- Tiếp thị nội dung ảnh hưởng đến SEO như thế nào
- Tại sao tiếp thị nội dung cho B2B
Hãy phóng to lên một chút để tìm ra những ý tưởng có chất lượng cao hơn:
Và đó chỉ là một phần của câu hỏi.
Chỉ mới ở trong phần “câu hỏi” mà chúng ra đã có hàng tấn các ý tưởng mới cho các bài blog của mình.
Nhưng nếu bạn tiếp tục kéo xuống, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy một vài thứ nữa.
Ví dụ, đi xuống “prepositions” tiếp theo:
Phóng to lên một lần nữa và bạn có thể thấy chúng một cách chi tiết:
Bạn có thể viết một bài blog về mỗi ý tưởng trong những ý tưởng này.
Thành thật mà nói, bạn có thể dừng lại tại đó mà vẫn có thể có đủ ý tưởng cho các bài đăng trên blog cho phần còn lại của tháng.
Nhưng hãy tiếp tục kéo xuống để xem một vài kỹ thuật, bao gồm cả cách bạn nên bắt đầu ưu tiên tất cả những ý tưởng này như thế nào.
3. Sử dụng BuzzSumo để mượn các ý tưởng xu hướng
Cho đến nay, chúng ta thường tập trung chủ yếu vào các chủ đề Blog có nội dung Evergreen. Đây là những bài đăng chịu được sự thử thách của thời gian, vì vậy thông tin trong các bài đăng này nên mang lại các giá trị lâu dài cho người đọc.
Tuy nhiên, điều này lại bỏ qua một khoảng trống lớn một danh mục đang nổi lên của các từ khóa, những từ sẽ không hiện lên trong bất kỳ công cụ bài blog nào.
Dưới đây là cách để tìm những chủ đề đó.
Mở trang BuzzSume và nhập một chủ đề hoặc URL.
BuzzSumo tập trung vào các chủ đề có xu hướng phổ biến nhất trong vài giờ, vài ngày, vài tuần và trong vài tháng.
Ví dụ, hãy nhập vào NeilPatel.com và xem kết quả hiện lên:
Ở góc trên bên trái màn hình, bạn có thể lọc theo ngày. Chúng ta sẽ chọn một năm cho ví dụ này.
Bây giờ, ở phía bên phải màn hình, bạn có thể thấy các số liệu chia sẻ trên nhiều mạng xã hội phổ biến nhất.
Nếu bạn muốn tìm hiểu xu hướng trong tuần vừa qua thì bạn chỉ cần quay lại và thay đổi bộ lọc ban đầu, tương tự như dưới ảnh:
Tìm kiếm bằng chủ đề sẽ hiển thị tất cả các định dạng phổ biển nhất cho từ khóa đó. Ví dụ, hãy nhìn xem kết quả của “Instagram marketing guide”.
Nhiều kết quả xuất hiện bất ngờ như “step-by-step guides” hoặc “beginner’s guides” hay “complete guide”.
Thật thú vị đúng không. Nếu bạn muốn cạnh tranh với cái này, bạn nên thử một định dạng khác để tạo nên sự khác biệt với số đông, như là một bài đăng danh sách khổng lồ hay thậm chí là một nghiên cứu trường hợp với dữ liệu cứng.
Bạn nên chú ý đặc biệt vào những tiêu đề của những nội dung có lượt chia sẻ cao. Dưới đây sẽ giải thích cho bạn tại sao phải làm điều đó.
Bởi vì có tới 59% người dùng chia sẻ bài viết của của bạn mà thậm chí còn chưa từng đọc nó.
Nghe thật điên rồ, đúng không?
Đó là lí do tại sao bạn cần dành nhiều thời gian để tạo một tiêu đề hoàn hảo trước khi đăng bài đăng mới lên.
Bây giờ, giả sử bạn muốn điều chỉnh ý tưởng cho bài blog mới của mình cho một mạng xã hội cụ thể. Vì sau cùng thì những người sử dung LinkedIn sẽ khác với những người sử dụng Twitter.
Bạn có thể cần phải lọc hay chuyển đổi giữa chúng để tìm xem cái gì đang được người dùng của bạn chia sẻ nhiều nhất.
Tìm tùy chọn đó ở góc trên bên phải của màn hình vào nút thả xuống có tên là “Total Shares”.
Ngoài việc chuyển đổi giữa các kênh, bạn cũng có thể chuyển đổi giữa số lượng chia sẻ hoặc số lượng liên kết.
Nói cách khác, BuzzSumo giúp bạn xem lại quá trình thành công của nội dung khác theo chiều ngược lại để bạn có thể làm điều tương tự với nội dung của bạn.
Ví dụ, hãy nhìn vào những trang web hiển thị hàng đầu cho từ khóa “Instagram marketing guide.”
Bạn có chú ý thấy điều gì không? HootSuite, Shopify và HubSpot đều có nhiều điểm cho cùng một cụm từ.
Hãy xem những gì họ đang làm, sau đó hãy thực hiện lại nó.
BuzzSumo cũng có thể tìm nạp các chủ đề xu hướng chưa được các “ông lớn” trong ngành của bạn tiếp quản.
Chỉ cần lick vào nút “Trending Now” ở ngay phía trên, chọn vị trí thích hợp của bạn ở thanh bên trái và bạn sẽ thấy nội dung hiện ra đang là xu hướng được quan tâm.
Ví dụ, dưới đây là những kết quả hiện tại cho các chủ đề xu hướng trong vị trí “content marketing” (vào thời điểm viết bài viết này).
Câu hỏi ưa thích của tác giả đã được tô sáng lên (“why mistakes make you a better link builder”) bởi vì nó là một chủ đề trái ngược với tất cả các chủ đề còn lại.
Vậy tại sao lại không cải biên để tiếp cận với những thuật ngữ tương tự khác?
- Tại vì những sai lầm làm cho bạn trở thành một nhà thiết kế web tốt hơn
- Tại vì những sao lầm làm cho bạn trở thành một người bảo vệ sản phẩm nhanh nhạy hơn
- Tại vì những sai lầm này sẽ làm cho bạn trở thành một nhà tiếp thị tốt hơn
Thật dễ dàng, đúng không?
Để tìm hiểu thêm các công cụ giúp tìm kiếm ý tưởng blog tuyệt vời khác, mời các bạn xem thêm phần 2 tại đây:
Không bao giờ thiếu ý tưởng cho Blog chỉ với 6 cách đơn giản (P2)
Levica lược dịch từ neilpatel.com
0 comments
Write a comment