Mở chiếc hộp bí mật A/B Testing
A/B testing (hay còn gọi là split testing) được hiểu đơn giản là một quy trình thử nghiệm với 2 phiên bản (A và B) về giao diện, nội dung, cách thiết kế, vị trí sắp xếp hình ảnh,… của cùng một sản phẩm để từ đó đánh giá được phiên bản nào đạt hiệu quả cao hơn. A/B testing có thể áp dụng cho thiết kế website, quảng cáo Facebook, email marketing, thiết kế landing page, lập trình ứng dụng,…
Mục tiêu của việc thực hiện A/B testing là kiểm tra xem khách hàng yêu thích phiên bản nào hơn và thực hiện hành động chuyển đổi (conversion rate) nhiều hơn. Đây là phương pháp nhằm giúp các marketer, doanh nghiệp lắng nghe khách hàng của mình tốt hơn để từ đó tạo ra những trải nghiệm thật sự tuyệt vời và chất lượng.
1. Quy trình thực hiện A/B Testing như thế nào?
Về quy trình, ở đây Levica sẽ không đào sâu phân tích mà chỉ tóm lược lại hướng đi chung nhất khi chạy A/B testing để bạn có thể hình dung được tổng quan những việc cần làm.
Một quy trình A/B testing bao gồm 8 bước:
#1. Chọn tính năng/nội dung cần kiểm tra: Chọn một yếu tố bạn nghĩ là sẽ có tác động đến hành vi của khách hàng để tiến hành kiểm tra. Như đã nói ở trên, phạm vi áp dụng của A/B testing rất rộng nên yếu tố đó có thể là bất cứ điều gì như: vị trí các nút trên Homepage, màu sắc post quảng cáo, content marketing, nội dung email,…
#2. Đưa ra giả thuyết: Giống như bất kỳ thí nghiệm khoa học nào, A/B testing cũng bắt đầu với những giả thuyết. Bạn nên lường trước về kết quả sẽ xảy ra sau khi tiến hành test, chẳng hạn như tăng chuyển đổi hoặc tăng tỷ lệ nhấp chuột trên website. Các giả thuyết này có thể được xây dựng từ những thử nghiệm trước, thông tin từ khách hàng, đồng nghiệp và kinh nghiệm, óc phán đoán của chính bạn.
#3. Chọn nhóm thử nghiệm: Ở bước này, bạn phải xác định được mình cần bao nhiêu mẫu dữ liệu và nên chọn bao nhiêu người dùng để đưa vào từng nhóm trải nghiệm. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một kích thước mẫu đủ lớn để cho kết quả chính xác. Cụ thể, khi áp dụng A/B testing cho email marketing, bước này sẽ đơn giản là chia tách các địa chỉ trong danh sách liên lạc của bạn ra làm 2.
#4. Xác định các mức chỉ tiêu: Bạn muốn đạt được điều gì thông qua thử nghiệm? Kết quả số liệu thế nào gọi là thành công (hãy đưa ra những mức KPI cụ thể)? Bạn sẽ cải thiện gì thông qua việc kiểm tra và tối ưu hóa? – Bạn cần trả lời hết những câu hỏi này trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo.
#5. Thiết lập thử nghiệm: A/B testing không phải là thử nghiệm có thể thực hiện một cách “tùy hứng” mà cần được lên lịch, đưa ra kế hoạch, xác định rõ thời gian và cách thức tiến hành.
#6. Đo lường kết quả: Sau khi tiến hành thử nghiệm, bạn cần phân tích bộ dữ liệu và so sánh mức độ thành công với những chỉ tiêu đã đặt ra trước đó. Dưới đây là một ví dụ về bảng ghi lại kết quả thử nghiệm A/B testing:
#7. Xác định phương án hiệu quả: Đến bước này, có thể thông qua bảng so sánh để đánh giá xem phiên bản nào vượt trội hơn. Một lưu ý nhỏ là bạn cũng cần phải xét đến ý nghĩa thống kê của các số liệu thu thập được.
#8. Thực hiện các thay đổi cần thiết: Thông qua kết quả kiểm tra, bạn đã nắm được thị hiếu của người dùng. Và bây giờ đã đến lúc “nuông chiều” khách hàng bằng cách thay đổi chiến dịch, website hoặc ứng dụng theo hướng mà khách hàng mong đợi.
** Lưu ý rằng quá trình thực hiện A/B testing chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào từng ngành nghề, quy mô công ty, đối tượng mục tiêu,…. Nhưng nó luôn bao gồm các hoạt động tạo, chạy, báo cáo và đưa ra phương án phù hợp.
2. Nên thực hiện A/B testing trong bao lâu và chi phí bao nhiêu?
Không hề có công thức chính xác cho thời gian và chi phí thử nghiệm. Nhưng theo Neil Patel của Kissmetrics, bất kể quy mô doanh nghiệp ở mức độ nào thì bạn cũng nên chạy thử A/B tesing ít nhất 1 tuần để có được kết quả chính xác. Và theo kinh nghiệm của Levica qua các dự án Levica thực hiện cho khách hàng, bạn nên dành 20% ngân sách chiến dịch cho thử nghiệm và 80% còn lại cho phiên bản đã qua thử nghiệm.
Các công ty sở hữu lượng khách hàng lớn hơn có thể cần phải thực hiện một thử nghiệm A/B testing dài hơi hoặc ngân sách nhiều hơn để cho ra các số liệu đủ sức thuyết phục và chắc chắn.
Nói chung bạn không nên thử nghiệm trong thời gian ngắn vì sẽ không có đủ số liệu thống kê chính xác. Và tất nhiên thử nghiệm quá lâu cũng là một điều cấm kỵ vì sẽ có rất nhiều biến động bạn không kiểm soát được và chi phí phát sinh cũng tăng theo.
Để ước lượng thời gian chạy test hiệu quả, bạn có thể sử dụng công cụ dưới đây:
3. Ví dụ về A/B Testing
Có vô số loại thử nghiệm A/B Testing mà chúng ta có thể thực hiện. Tại sao? Vì để tạo ra một website, content hay ứng dụng sẽ cần rất nhiều yếu tố cấu thành. Hãy xem kỹ hơn các ví dụ về A/B Testing dưới đây để xem bạn sẽ học hỏi được gì nhé!
A/B test về màu sắc backgound của website
Trong ví dụ này, bài kiểm tra tập trung vào màu nền của trang web. Với tone nền trắng, mọi thứ trông có vẻ hơi đơn điệu. Do đó, nhóm nghiên cứu đã thử một màu sắc mới để thu hút người dùng chú ý và tăng số lần đăng ký thông tin cao hơn.
Tuy nhiên kết quả test đã cho thấy giả thiết ban đầu của các nhà marketer là sai. Trong cuộc chiến này, website với phông nền trắng giành chiến thắng và nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng hơn. Lý giải ở đây là màu tím tuy nổi bật nhưng lại quá mạnh nên tạo cảm giác chói mắt khi xem.
A/B test về Homepage Headline và Sub-headline
Cuộc thử nghiệm lần này hướng đến việc kiểm tra độ thu hút của dòng tiêu đề & tiêu đề phụ trên trang Homepage California Closet. Với 2 version này, bạn nghĩ phiên bản nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến A/B testing?
Kết quả là version A đã đạt “ngôi vị quán quân” trong cuộc đấu tay đôi này. Lý do chính là vì version A có câu Call to Action rõ ràng và phù hợp với quảng cáo PPC của trang web.
A/B test tiêu đề Email
Ở đây, chúng ta có cuộc chiến mới giữa những tiêu đề thu hút. Kết quả đánh giá sẽ dựa vào số lần click mở mail và nhấp chuột của người dùng. Version A là một email với tiêu đề: “[Webinar] Do You Measure the ROI of Your Social Marketing?”. Còn Version B là: “[Webinar] How to Measure the ROI of Your Social Marketing”.
Giả thuyết của các nhà marketer đưa ra là version A sẽ chiếm ưu thế hơn vì cách tiếp cận bằng câu hỏi khá mới mẻ và khơi gợi tính tò mò cho người dùng. Tuy nhiên kết quả lại cho thấy một tiêu đề mail đi thẳng vào vấn đề như Version B sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
4. Sử dụng công cụ nào để thực hiện A/B Testing?
Chúng tôi đã từng đề cập đến các công cụ thực hiện A/B Testing trong mục thứ 6 của bài viết:
Các bạn có thể tham khảo các gợi ý của Levica và cân nhắc để tự chọn cho mình những công cụ phù hợp, tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công!
Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.