Làm sao tăng lượt truy cập tự nhiên cho blog với báo cáo search insight
Mỗi 3 tháng một lần, nhóm SEO của Hubspot sẽ cung cấp một bản báo cáo thủ công cho nhóm Blog của họ.
Bản báo cáo này đã tạo nên một tác động vô cùng to lớn lên lượt truy cập tự nhiên và giúp họ thiết lập những hồ sơ mới cho những khách hàng tiềm năng và các khách hàng sẵn có.
Trên thực tế, nếu kiểm tra thì bạn sẽ thấy từ khóa tìm kiếm của HubSpot Blog tăng lên theo thời gian. Đây là kết quả của chiến lược báo cáo mới và đã được cải thiện của họ.
Sau khi nhóm blog nhận được báo cáo mà được gọi với cái tên “Báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết – Search Insights Report”, các tác giả và biên tập viên sẽ làm việc hết năng suất, như là những cỗ máy đã được bôi trơn tốt nhất để tạo ra các nội dung được khách hàng đề xuất. Những bài đăng này sẽ giúp cho blog dễ dàng hơn trong việc xếp thứ tự ưu tiên cho hàng chục ngàn từ khóa mới.
Download mẫu báo cáo Search Report tại đây!
Báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết là gì?
Một báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết (Search Insights Report – S.I.R) là sự giao thoa giữa báo cáo từ khóa (thường được sử dụng bởi các nhóm SEO) và lịch biên tập (thường được sử dụng bởi các nhóm nội dung). Báo cáo này sẽ sắp xếp nội dung thành các nhóm chủ đề và cung cấp một hướng dẫn rõ ràng để các bài đăng trên blog thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm. Báo cáo S.I.R được dự đoán sẽ là lộ trình cho những người tạo nội dung.
Tại sao nên sử dụng Báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết?
Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng phương pháp này, bao gồm:
- Đảm bảo rằng mọi phần của nội dung đều hướng đến mục tiêu đã được xác định trước đó.
- Giúp bạn tránh khỏi việc bị ăn cắp nội dung (vì mỗi bài đăng được gán cho một chủ đề cụ thể)
- Giữ cho các nhóm nội dung và các nhóm SEO có sự đồng nhất đã thống nhất
- Giúp rèn luyện SEO tốt nhất về mọi nội dung mà bạn sản xuất.
- Giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi thứ tự xếp hạng của các thuật ngữ bạn đã chọn
Báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết nên lớn đến mức nào?
Kích thước tối ưu của S.I.R phụ thuộc vào A) Lượng nội dung bạn có thể xuất bản nhiều bao nhiêu và B) tần suất bạn đưa ra báo cáo mới.
HubSpot có một nhóm lớn gồm những tác giả và lịch đăng tải S.I.R theo quý, do đó họ có khoảng 200 bài đăng cho mỗi báo cáo. Nếu bạn có 2 tác giả, mỗi người viết được 3 bài đăng mỗi tuần và bạn có dự định tạo một báo cáo mỗi tháng thì mỗi bài báo cáo nên bao gồm khoảng 24 nội dung.
Kích thước S.I.R mục tiêu = số lượng nội dung hàng năm/ số lượng S.I.R hàng năm
Làm thế nào để tạo nên một Báo cáo thông tin tìm kiếm chi tiết?
- Chọn nhóm chủ đề chính cần chú trọng
- Xác định đối thủ cạnh tranh nội dung
- Tiến hành một phân tích cạnh tranh
- Điền thêm các từ khóa tìm kiếm vào S.I.R
Chọn nhóm chủ đề chính cần chú trọng
Thành thật mà nói, đây là bước khó khăn nhất. Các nhóm chủ đề bạn chọn sẽ tạo thành cơ sở cho toàn bộ báo cáo của bạn. Vì vậy việc chọn đúng chủ đề là rất quan trọng.
Bắt đầu với những khoảng trống trong chủ đề của bạn hay gọi là những “lỗ hổng” trong phần nội dung. Để xác định những khoảng trống trong nội dung của bạn, hãy tự hỏi bản thân những điều sau:
- Những chủ đề nào được khách hàng quan tâm mà tôi chưa giải quyết?
- Những câu hỏi nào khách hàng thắc mắc mà tôi chưa đưa ra câu trả lời?
Đó là những câu hỏi khá rộng, vì vậy hãy thu hẹp chúng lại bằng cách nhìn lại sản phẩm hay dịch vụ trên trang của bạn.
Mỗi sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp nên có ít nhất hai nhóm chủ đề, thường thì sẽ nhiều hơn. Những chủ đề đó thường sẽ được tổ chức lại thành một nhóm chủ đề đặc trưng.
Chẳng hạn bạn cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu trong số nhiều dịch vụ khác. Trong quá trình trao đổi với khách hàng, bạn sẽ biết được một câu hỏi lớn trong rất nhiều các câu hỏi mà khách hàng thắc mắc trước khi họ đến với bạn, đó là “Làm thế nào tôi có thể xác định đặc tính thương hiệu? Tôi cần các yếu tố gì để tạo nên một thương hiệu?
Nếu bạn không có nhiều hoặc bất kì một nội dung nào để thể hiện đặc trưng thương hiệu trên trang web hoặc blog của bạn, đó chính là khoảng trống chủ đề. Điều này rất quan trọng đối với người xem và liên quan với sản phẩm của bạn nhưng nó lại không được xuất hiện trên trang web của bạn với một thời lượng phù hợp.
Xác định đối thủ cạnh tranh nội dung
Một khi bạn đã tập trung giải quyết xong lỗ hổng chủ đề, bước tiếp theo là tìm ra tất cả các trang web đăng tải công khai những nội dung có cùng chủ đề với bạn.
Đó là những đối thủ cạnh tranh của bạn. Nghĩa của cạnh tranh ở đây không như thông thường chúng ta vẫn hiểu bởi vì nhiều người trong số họ sẽ không bán ra những sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh với bạn, mà cạnh tranh ở đây có nghĩa là cạnh tranh về mặt xếp hạng.
Họ là “content competitors” nghĩa là đối thủ cạnh tranh nội dung, hẳn là các bạn chưa nghe đến điều này bao giờ. Có một vài kĩ thuật mà bạn có thể sử dụng để theo dõi các đối thủ cạnh tranh nội dung, danh sách đầy đủ trong khóa học HubSpot’s Search Insights Report.
Một chiến lược rất đơn giản nhưng hiệu quả là chỉ cần tìm kiếm “[insert topic cluster] blogs” và “[insert topic cluster] websites”
Dưới đây là những gì Hubspot tìm được với cụm từ “branding blogs” (blog xây dựng thương hiệu):
Hubspot sau đó tiến hành mở từng trang trong tab mới và sao chép từng blog hoặc trang web được đề cập trong danh sách.
Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Bây giờ khi bạn đã nắm được danh sách các đối thủ cạnh tranh của mình, bạn có thể tìm ra các thuật ngữ được xếp hạng của họ mà trang của bạn không có.
Trong bước này, một công cụ nghiên cứu từ khóa là vô giá. Levica đã thử rất nhiều các công cụ khác nhau và bây giờ chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn Ahrefs. Tuy nhiên, nếu như bạn đã sử dụng SEMrush, Moz hay Alexa thì không cần phải chuyển đổi phần mềm chỉ vì dự án này.
Nếu ngân sách của bạn eo hẹp? The Hoth sẽ cho phép bạn chạy một phân tích lỗ hổng nội dung miễn phí trong giới hạn.
Sau khi bạn đã chọn được một công cụ, hãy tiến hành phân tích nội dung đối thủ cạnh tranh của bạn:
Bạn sẽ có được một danh sách khổng lồ về các từ khóa theo chủ đề cụ thể. Hãy xem mỗi từ khóa như là một bài đăng tiềm năng trên blog.
Có một vài câu hỏi để tự hỏi cho mỗi từ khóa. Nếu như bạn trả lời “không” tại bất kì điểm nào thì đó chính là từ khóa không phù hợp.
- Đầu tiên và quan trọng nhất, ý tưởng hay chủ đề này có liên quan đến người xem blog của tôi hay không?
- Tiếp theo, từ khóa này có từ đồng nghĩa nào được tìm kiếm nhiều hơn mà tôi nên nhắm tới để thay thế cho nó hay không?
- Số lượt từ khóa được tìm kiếm hàng tháng (Monthly Search Volume – MSV) có đủ cao để đánh giá sự cố gắng tạo ra một bài đăng hay không?
- Liệu tôi có xếp hạng cao cho từ khóa này hay không? (Nói cách khác, liệu MSV và/hoặc điểm số cạnh tranh có quá cao hay không?)
Một khi có một từ khóa thỏa mãn điều kiện, bạn sẽ sẵn sàng để chuyển đến bước tiếp theo.
Điền thêm các từ khóa tìm kiếm vào S.I.R
Đây là một phần khá thú vị, chính là chuyển kết quả nghiên cứu từ khóa sang thông tin chi tiết cho người sáng tạo nội dung của bạn.
Hubspot có riêng một khóa học để hướng dẫn bạn cách xây dựng và hoàn thành tất cả các trường trong S.I.R. Khóa học của Hubspot bao gồm những điểm nổi bật sau:
Cột B và C
- Mỗi bài đăng trên blog nên nhắm đến mục tiêu có 3-5 từ khóa: một từ khóa đầu (thuật ngữ rộng nhất, cao cấp nhất) và 2 từ khóa đuôi dài hơn.
- Thêm từ khóa đầu vào cột B và MSV của nó sẽ ở cột C.
Cột H
- Tiêu đề bài đăng trên blog của bạn phải luôn bao gồm từ khóa đầu, chính là từ mà bạn vừa thêm vào cột B.
- Nếu như bạn muốn tác giả/nhân viên viết nội dung của mình nghĩa ra một tiêu đề, hãy để trống hàng này. Hãy đảm bảo rằng họ biết kết hợp từ khóa đầu với bất kì tiêu đề nào mà họ viết.
Cột I
- Đây là chỗ mà bạn thêm vào các từ khóa đuôi dài. Ví dụ như “nghiên cứu trường hợp tiếp thị (500)”). Nhờ vậy mà tác giả có thể hiểu ROI (Renturn On Investment – Tỉ suất lợi nhuận) của phần được bao gồm trong bài đăng của họ.
Cột J
- Thêm các từ khóa đuôi dài vào cột này. Ví dụ nếu một trong các H2 được đề xuất của bạn là “Nghiên cứu trường hợp tiếp thị”, các đề xuất H3 của bạn có thể bao gồm “Nghiên cứu trường hợp chiến lược tiếp thị của Nike (30)”, “Nghiên cứu trường hợp tiếp thị của Uber”,…
Cột K
- Cột này là nơi bạn có thể thêm các đoạn đặc trưng (nếu có) mà các tác giả nên hướng tới trong bài đăng. Các đoạn đặc trưng này có thể là đoạn văn, danh sách hoăc bảng biểu cũng như MSV.
Levica khuyên bạn nên làm một vài việc tương tự để đảm bảo rằng việc áp dụng sẽ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, đừng ngại điều chỉnh báo cáo cho phù hợp với yêu cầu của bạn. Nếu nhóm của bạn không cần những cột cụ thể (như nhà văn hoặc trạng thái) thì hãy loại bỏ chúng. Ngược lại, nếu họ muốn biết thêm thông tin (như các cột để đề xuất và liên kết dẫn đến các bài viết) thì hãy thêm chúng vào.
Levica lược dịch từ blog.hubspot.com