Tag: chatbot

Công cụ Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

10 lý do nên sử dụng Chatbot trong tiếp thị và bán hàng

 Chatbot hiện đang là ứng dụng độc đáo nhất bởi chúng không chỉ tương tác với khách hàng mà còn lưu lại tất cả các cuộc hội thoại đã diễn ra.

Khi các ứng dụng nhắn tin đã và đang là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều thương hiệu trong công cuộc tiếp cận người tiêu dùng, cùng lúc đó Chatbot cũng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình.

Nhờ được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI) và phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Chatbot đã phát triển đáng kể trong thời gian gần đây. Hiện nay, chúng là những công cụ cực kỳ tinh vi và linh hoạt giúp bạn có thể tự động hóa một số quy trình trong kinh doanh.

Ngoài tính năng hỗ trợ tốt các yêu cầu chăm sóc khách hàng, ứng dụng Chatbot với trí thông minh nhân tạo sẽ là một sáng kiến tiếp thị tuyệt vời nhằm thúc đẩy lượng truy cập cho kênh bán hàng của bạn gia tăng nhanh chóng.

Dưới đây là những lý do mà doanh nghiệp nên sử dụng Chatbot để triển khai các chiến lược tiếp thị, bán hàng và tăng nhận diện thương hiệu của mình:

1. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Khi giao tiếp với một người lạ nhưng người này lại biết tên của bạn, chắc chắn bản chất của cuộc nói chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn. Dựa trên hiện tượng này, các nhà sáng lập đã tích hợp Chatbot với mạng xã hội nhằm thu thập dữ liệu về mọi đối tượng tham gia tương tác.

Ngay khi nhận diện được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot có thể phản hồi chính xác và thậm chí còn mở rộng cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra lời khuyên mua sắm cho từng cá nhân, dựa trên lược sử và sự quan tâm của họ.

2. Tăng khả năng tương tác

Chatbot hiện đang là ứng dụng độc đáo nhất bởi chúng không chỉ tương tác với khách hàng mà còn lưu lại tất cả các cuộc hội thoại đã diễn ra. Điều đó có nghĩa là, không giống các hình thức tiếp thị khác, Chatbot giúp cho khách hàng được giải trí lâu hơn.

Ví dụ, bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách trình chiếu video. Mặc dù video này có thể cực kỳ hấp dẫn nhưng khi kết thúc, tất cả thông tin người xem nhận được sẽ chỉ dừng lại ở đó.

Đối với Chatbot lại khác, chúng vừa có khả năng lôi cuốn thị hiếu người dùng vừa có khả năng học hỏi trong quá trình tương tác, những đặc tính này cho phép chúng gửi các thông tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn tới khách hàng.

Về cơ bản, Chatbot có thể bán hàng theo hai chiến lược Up-sell (bán hàng gia tăng) và Cross-sell (bán chéo) thông qua phương thức cá nhân hóa, hội thoại và tương tác.

3. Mở rộng tiếp cận đối tượng

Do hoạt động chủ yếu trên các nền tảng truyền thông xã hội nên Chatbot có thể tiếp cận lượng đối tượng gần như vô hạn. Chúng sẽ mang lại nguồn khách hàng mới cho thương hiệu của bạn nhờ khả năng nắm bắt nhân khẩu học mới hay do được tích hợp trên nhiều ứng dụng nhắn tin mà chúng sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó, lần lượt mở ra các cơ hội mới cho bạn để nâng cao doanh số bán hàng.

4. Thu thập – phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng

Trên thực tế, sẽ chẳng ai muốn tốn thời gian của mình để hoàn thành khảo sát mà không có bất kỳ động cơ nào thúc đẩy. Nắm bắt mấu chốt này, Chatbot đã khiến cho việc thu thập ý kiến khách hàng trở nên dễ dàng hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi trong khi hội thoại một cách rất tự nhiên.

Thêm nữa, khi được cài đặt các thiết bị tính toán thích hợp, Chatbot sẽ phân tích toàn bộ đánh giá và thông tin mà chúng có được từ người dùng, qua đó, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì khách hàng thực sự mong muốn. Từ đó, bạn có thể tái xây dựng chiến lược tiếp thị của mình để tập trung hơn vào nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra nhiều phương án tiếp thị trong nước.

5. Gửi thông báo có liên quan

Không một người tiêu dùng nào muốn bị tấn công dồn dập bằng email, tin nhắn văn bản và các thể loại thông báo mỗi khi doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có điều gì đó mới mẻ. Chatbot vốn có chức năng nắm bắt và phân tích dữ liệu, chính vì vậy, chúng cũng có thể gửi thông báo tới từng cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

6. Hấp dẫn hóa giao tiếp thương hiệu

Dù Chatbot chỉ đơn giản là một ứng dụng cung cấp các thông tin chất lượng đến khách hàng nhưng thực sự chúng đã khiến việc tương tác trở nên thú vị hơn rất nhiều. Có một minh chứng cho điều này, đó là Chatbot của nhãn hàng Whole Foods – cho phép người tiêu dùng tìm kiếm công thức nấu ăn thông qua Facebook Messenger bằng cách sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) đơn giản.

Loại Chatbot này giúp việc tiếp thị dễ dàng và thú vị hơn, để lại ấn tượng lâu dài cho người dùng. Đồng thời, nó cũng gia tăng lượng truy cập vào trang web của bạn bằng cách chia sẻ liên kết đến các bài đăng và nội dung có liên quan.

7. Tự động tiên phong thương hiệu

Đôi khi, các thương hiệu thường thụ động trong việc xử lý các tương tác của khách hàng. Họ sẽ chỉ liên lạc lại khi khách hàng là người chủ động liên hệ trước. Chatbot của bạn chỉ được người dùng nhận diện khi Chatbot đó tự động gửi một thông báo chào mừng nếu có người đặt chân đến website của bạn. Điều này giúp bạn chủ động hơn, do đó sẽ thúc đẩy danh tiếng thương hiệu, và thậm chí có thể tăng tương tác cũng như có hiệu ứng tích cực tới doanh số bán hàng của bạn.

8. Chuyển đổi khách hàng liền mạch thông qua các kênh bán hàng

“Nuôi dưỡng khách hàng” là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty, tuy nhiên phương thức này lại tốn rất nhiều thời gian. Nhưng với Chatbot, bạn sẽ dễ dàng thu thập tất cả thông tin cần thiết và tạo ra những tin nhắn cá nhân hóa – hướng dẫn người mua trong suốt hành trình mua hàng của họ.

Để tối ưu hóa chiến dịch nuôi dưỡng này, hãy thu thập thông tin bạn cần và thực hiện một số thử nghiệm riêng trên các tin nhắn cá nhân. Qua đó, việc tinh chỉnh chiến lược tiếp thị cho mỗi khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web hoặc hồ sơ phương tiện truyền thông xã hội của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

9. Luôn đổi mới nhận diện thương hiệu

Mong đợi đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể giải đáp mọi yêu cầu riêng lẻ trên website của bạn không chỉ là phi thực tế mà còn rất tốn thời gian và tốn kém. Tuy nhiên, với Chatbot, bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng 24 giờ mỗi ngày, và bảy ngày trên tuần.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, Chatbot còn giúp nhận diện thương hiệu của bạn luôn tươi mới và năng động trong mắt khách hàng.

10. Phương pháp kiến tạo Chatbot riêng biệt

Trong khi ý tưởng tạo ra một Chatbot được trang bị trí thông minh nhân tạo khiến cho nhiều doanh nghiệp thoái chí, thì các nền tảng xây dựng Chatbot như ChattyPeople đã khiến mọi người có ánh nhìn khả quan hơn. Không cần kiến thức mã hóa cũng chẳng cần phải tốn quá nhiều chi phí, ChattyPeople sẽ giúp bạn tạo ra một Chatbot chỉ trong vòng vài phút.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nghiên cứu máy móc để phát triển ứng dụng dữ liệu cho tất cả các loại hình kinh doanh, Chatbot được tạo lập bằng ChattyPeople có thể:

– Tạo động cơ tiêu dùng bằng cách tăng cường mời chào và khuyến mãi tùy theo nhu cầu khách hàng.
– Nhận biết sự khác nhau của từ và cụm từ tìm kiếm.
– Tích hợp với các ứng dụng nhắn tin ưa thích.
– Thực hiện thanh toán trực tiếp từ các trang bán hàng thông qua các hệ thống thanh toán chính.

Cuối cùng…

Ứng dụng nhắn tin đã trở thành điểm đến hàng đầu cho mọi thương hiệu nhằm tiếp cận người tiêu dùng, bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Chatbot ngày càng trở nên phổ biến. Bằng việc triển khai Chatbot cho chiến lược tiếp thị, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu đối tượng mục tiêu, điều chỉnh nỗ lực tiếp thị đồng thời tiếp cận người tiêu dùng mới và kiếm tiền từ các kênh bán hàng của bạn.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Công cụ Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 xu hướng Chatbot bùng nổ năm 2020

Thời gian gần đây, chatbot đang trỗi dậy mạnh mẽ trong lĩnh vực digital marketing. Rất nhiều công ty đang thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo này để tạo ra những đột phát mới cho kinh doanh. Nếu năm 2016, mọi người vẫn còn khá bỡ ngỡ với chatbot thì nay nó đã thật sự gây được tiếng vang và tạo nên một cơn sốt công nghệ chưa từng có trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0.

Năm 2020 hứa hẹn sẽ là một sự bức phá mạnh mẽ của chatbot. Để đi trước thời đại và tự tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, hãy cùng Levica điểm qua 5 xu hướng chatbot được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm 2020.

#1. Ứng dụng Social Messenger đang thúc đẩy cho Chatbot Marketing

Tin nhắn chính là phương pháp giúp kết nối mọi người nhiều hơn trên mạng xã hội. Thực tế, 1 báo cáo của Business Insider cho thấy tổng cơ sở người dùng của 4 ứng dụng trò chuyện lớn nhất (Facebook Messenger, WhatsApp, WeChat và Viber) đã vượt qua tổng cơ sở người dùng của 4 mạng xã hội lớn nhất bao gồm: Facebook, Twitter, Snapchat và Instagram. Điều này cho thấy người dùng đang có xu hướng chuyển dịch từ các mạng xã hội mở sang những ứng dụng nhắn tin đóng.

Theo ước tính có khoảng 72% người dùng smartphone tại Mỹ sử dụng hơn 7 ứng dụng gửi tin nhắn khác nhau trong cùng 1 ngày. Để “thích ứng” với hành vi tiêu dùng này, các nền tảng mạng xã hội đang tăng cường đưa chatbot vào các ứng dụng nhắn tin của mình.

Dưới đây là một ví dụ về chatbot của Pizza Hut. Cuộc trò chuyện của bạn sẽ được bắt đầu bằng một đề nghị đặt hàng với chatbot. Sau đó, chatbot sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về giao dịch, chương trình khuyến mãi khi mua pizza. Điều này được thực hiện thông qua ứng dụng nhắn tin của Facebook.

 

Dự đoán trong năm 2020, việc tích hợp chatbot vào tin nhắn mạng xã hội sẽ ngày càng được các công ty /cửa hàng thực hiện rộng rãi hơn. Một nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy kể từ năm 2017, cùng với sự bùng nổ của chatbot sẽ có khoảng 2 nghìn tỷ tin nhắn được truyền tải mỗi năm để tạo ra mức doanh thu lên đến 78 triệu đô vào năm 2022.

#2. Chatbot ngày càng được “nhân cách hóa”

Không còn là những câu trả lời nhạt nhẽo, không cảm xúc theo khuôn mẫu, chatbot đang được nghiên cứu để ngày càng trở nên “giống người” hơn.

Hai trong số các chatbot nổi tiếng nhất trong lịch sử, Eugene Goostman và SmarterChild đã minh chứng rằng chatbot càng được “nhân cách hóa” thì càng thành công. Eugene là chatbot đầu tiên xuất sắc vượt qua phép thử Turing (bài kiểm tra về khả năng thể hiện hành vi trí tuệ của máy tính) nhờ tính cách của một đứa trẻ 13 tuổi. Trong khi đó, với tính cách hài hước và mạnh mẽ, SmarterChild đã đẩy làn sóng chatbot lên cao khi đạt đến 30 triệu người dùng.

“Tính người” của chatbot không chỉ là cách để thu hút tương tác nhiều hơn mà còn giúp tạo ra sự đồng cảm đối với người dùng. Với thực tế như vậy năm 2020 hứa hẹn sẽ là thời điểm “chào đời” của hàng loạt chatbot sở hữu những “tính cách không đụng hàng”.

#3. Chatbot có khả năng tự học hỏi và thông minh hơn

Trong năm 2017, công nghệ AI vẫn còn trong giai đoạn phôi thai. Nhưng sắp đến, thế giới sẽ chào mừng nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa của trí tuệ nhân tạo nói chung cũng như chatbot nói riêng. Google DeepMind đang tạo ra một AI có thể học hỏi từ những gì mà nó đã làm trong quá khứ. Nhờ cải thiện đáng kể bộ dữ liệu của mình qua các “kinh nghiệm” tích lũy được, chatbot sẽ thông minh hơn và giao tiếp lưu loát hơn.

Thật khó để nói rằng vào năm 2020, chatbot sẽ thông minh thêm bao nhiêu lần nữa. Nhưng với tiến bộ khoa học công nghệ hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tin vào một tương lai mà người dùng không thể phân biệt được chatbot với con người. Nó có thể chạy hàng triệu thuật toán trong thời gian thực và sử dụng phân tích để tạo ra chiến lược chuyển đổi tương ứng với từng khách hàng.

#4. Chatbot đang trở nên rẻ hơn

Đây có vẻ là một tin vui đối với hầu hết doanh nghiệp/cửa hàng và các nhà marketer. Facebook đã quyết định cho phép các ứng dụng của bên thứ ba xây dựng chatbot trên nền tảng messenger với mức giá rất thấp so với trước đó.

Các công cụ như Chatfuel, Botsify hay OnSequel cũng cho phép bạn tạo ra một chatbot mà không cần lập trình phức tạp. Tuy không quá thông minh để tạo ra những bất ngờ thú vị nhưng chatbot được tạo ra từ các công cụ này cũng có thể tương tác và thúc đẩy người dùng mua hàng thông qua Facebook messenger.

#5. Chatbot đang học cách thương lượng và đàm phán

Có một thực tế hơi “đáng sợ” là AI của Facebook đang khôn khéo “quá mức” khi nó bắt đầu giao tiếp theo ngôn ngữ riêng của mình và học cách để nói dối. Điều này có nghĩa là một chatbot có thể giả vờ thích thú cái gì đó vô nghĩa chỉ để đạt được sự thỏa hiệp như mong đợi. Trong năm 2020, mức độ “khôn lanh” của chatbot vẫn tiếp tục tăng cao và đang dần có xu hướng thay thế con người làm mọi chuyện.

Chúng ta thường chỉ nói về chatbot trong bối cảnh B2C. Nhưng nếu AI học được cách đàm phán như con người, bạn sẽ thấy một viễn cảnh mà ở đó AI của công ty này trực tiếp đàm pháp với AI của công ty khác để thiết lập mức giá hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hãy nghĩ về nó và nghĩ xem những nhà tiếp thị, những nhân viên kinh doanh sẽ làm gì khi chatbot đã thay thế con người để quyết định mọi thứ?

Muốn thành công, điều bạn bạn cần làm không phải là chạy theo xu hướng mà là dẫn đầu và làm chủ nó.

Bạn muốn sử dụng Chatbot để bán hàng cho trang bán hàng online hoặc trên facebook fan page của mình, liên hệ Levica để được tư vấn nhé!

Skip to toolbar