Tag: chủ đề video

chi phí sản xuất video marketing
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Tất Tần Tật Về Chi Phí Sản Xuất Video

Câu hỏi đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến khi có ý định làm video chính là “Sẽ tốn bao nhiêu tiền?“ Và mọi người thường nghĩ rằng cách tốt nhất để tính chi phí sản xuất video chính là khi bạn sản xuất số lượng video nhiều hơn thì chi phí sẽ ít hơn. Thế nhưng, đây lại là suy nghĩ không đúng.

Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm video (như trang thiết bị, nhân sự, v.v) thì việc tiết kiệm tiền, bằng cách làm những video có nội dung kém chất lượng, không phải là giải pháp. Thay vào đó, bạn nên dùng cùng một nguồn kinh phí đó để làm ít video hơn nhưng đó nên là những video có chất lượng và mang lại hiệu quả. Làm ra hàng tá video chất lượng thấp có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Trong khi đầu tư vào chất lượng có thể làm ra được nội dung có tính trường tồn và tạo nên giá trị cho công ty.

Chất lượng hơn số lượng

Có hàng tỷ giờ nội dung video trên internet và hàng tỷ nữa đang được tải lên mỗi ngày nhưng đáng buồn là hầu hết video đó lại có chất lượng thấp. Vì vậy, với lượng lớn nội dung mà người dùng xem hàng ngày như vậy khiến cho việc để lại ấn tượng càng trở nên khó hơn.

Điều này có thể khiến bạn suy nghĩ là có nên đầu tư để sản xuất video hay không. Nhưng thật ra là có đấy – chỉ cần đó là video chất lượng tốt và nội dung có giá trị. Một video tốt luôn mang tính truyền đạt tốt hơn nhiều so với ngôn ngữ và hình ảnh. Cho dù bạn làm việc cho một công ty truyền thông hay một thương hiệu nào đó thì video là phương tiện quyền năng và quan trọng mà bạn nên đầu tư vào. Chỉ cần đầu tư kinh phí một cách sáng suốt, tập trung vào những nội dung nguyên bản, được sáng tạo bởi đội ngũ chuyên nghiệp và bằng các thiết bị chuyên dụng.

May mắn là chúng ta đang ở trong thời kỳ hoàng kim của video. Chi phí cho các trang thiết bị sản xuất video đang giảm dần trong khi số lượng những nhà làm phim tự do tài năng và các công ty sản xuất đang tăng lên. Và trong lúc này đây, ngày càng nhiều khách hàng và các nhà đầu tư ở các công ty B2B thay đổi thói quen mua sắm của mình thông qua việc xem các nội dung video. Theo khảo sát của Wyzowl, 79% người tiêu dùng thích tìm hiểu về sản phẩm thông qua video hơn là bài viết. Và 84% người tiêu dùng bị thuyết phục mua sản phẩm sau khi xem video. Điều này có nghĩa là bạn đã có thể thấy được lợi ích tích cực của việc đầu tư kinh phí vào sản xuất video rồi đấy.

Tất nhiên, trừ khi bạn muốn làm ra video chất lượng thấp để làm hỏng hình ảnh thương hiệu của mình thì cái đó không tính. Brightcove đã thu thập một số thống kê về việc sử dụng video chất lượng thấp sẽ có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Họ phát hiện ra rằng 62% người tiêu dùng có nhận thức không hay về thương hiệu sau khi trải nghiệm video chất lượng kém, trong khi 60% không muốn tương tác với thương hiệu và 23% ngần ngại khi mua hàng. Trên thực tế, việc sản xuất một video chất lượng thấp thực sự tồi tệ hơn là không sản xuất video nào cả. Một video rẻ tiền sẽ làm cho thương hiệu của bạn trông có vẻ rẻ tiền hơn.

Brightcove

Khi nói đến việc sản xuất video, bạn cần chú ý đến chất lượng, không phải số lượng hay diễn viên trong video. Một video là cả một sự đầu tư nhưng sản phẩm này mang tính chất trường tồn và có thể sinh được lợi nhuận cho bạn. Cho dù bạn đang làm video đồ hoạ ngắn, một phim tài liệu ngắn nói về thương hiệu, hoặc một mẫu tin thì mỗi video đều là một câu chuyện của riêng bạn. Và mỗi câu truyện này đều phải có hình ảnh, nhân vật, tính cách và lời thoại đặc sắc. Do đó, nó đòi hỏi kinh phí sản xuất cao. Nhưng nếu bạn nhận được lượng tương tác tốt từ những video này thì bạn có thể “lấy lại vốn” cho kinh phí sản xuất chỉ trong vòng vài tháng sau đó.

Ví dụ như thế này, nếu bạn bỏ ra 20.000 đô để làm một video tiếp thị trực tuyến thì nó có thể sử dụng được trong vòng 3 đến 5 năm. Điều đó có nghĩa là kinh phi cho video của bạn trung bình là khoảng 4.000 tới 7.000 đô một năm. Trong những năm đó, video tiếp thị này sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng tương tác với khách hàng, tăng sự tín nhiệm với khách hàng, cũng như tăng nhận diện thương hiệu. Những nghiên cứu cho thấy rằng việc nhúng video trên trang đích (landing page) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 80%. Đối với việc tiếp thị thông qua email, video có thể tăng tỷ lệ mở lên 19% và tỷ lệ nhấp lên 65%. Đính kèm video lên trang chủ của bạn cũng sẽ làm tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng của Google, và cũng sẽ giúp cho cho sản phẩm của bạn xuất hiện trên trang đầu khi người dùng tìm kiếm trên Google.

Tubular Insights đã lý giải về những video đồ họa ngắn dùng để tiếp thị như sau: “Khi bạn bỏ tiền ra để mua một video tiếp thị, bạn không chỉ bỏ tiền để mua một video, mà bạn còn mua cả một quá trình kỳ công phía sau. Có thể nói thằng ra là nếu bạn bỏ tiền ra thuê một công ty chỉ vì họ báo giá “rẻ”, thì không may vì bạn sẽ nhận được chính những gì mà bạn đã bỏ ra … một video trông rẻ tiền và không hề mang lại tỷ lệ chuyển đổi nào cả.”

Tuy vậy, chiến lược dùng video chất lượng cao không chỉ áp dụng cho video tiếp thị, mà còn cho nhiều loại khác nữa. Nếu bạn là công ty chuyên sản xuất video hay các nhãn hàng chú trọng về video thì bạn nên đầu tư kinh phí một cách hợp lý, như là thuê những nhà làm phim tự do, đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Đừng chi quá nhiều và cũng đừng quá tiết kiệm hay lãng phí tiền của vào những video chất lượng kém.

Vậy làm Một Video Tốn Bao Nhiêu Tiền?*

*Ghi chú: Mức phí tham khảo ở thị trường Mỹ.

Câu trả lời ngắn nhất là “tùy”. Tuy sản xuất video tốn kém hơn làm các nội dung truyền thông khác nhưng đây thường là cách hiệu quả nhất. Với video, bạn sẽ lấy lại những gì bạn đã đầu tư vào. Vậy nếu bạn muốn làm video quảng cáo chất lượng cao mà chỉ muốn bỏ ra 2.000 đô thì bạn sẽ không thể có được thứ mà bạn muốn đâu. Và nếu bạn muốn người dùng xem nhiều thì bạn phải tạo ra những video có chất lượng xứng đáng.

Có hàng tá các yếu tố trong việc định giá một video. Một quảng cáo được sản xuất bởi Apple có thể tiêu tốn lên tới 500.000 đô, hoặc một đoạn phim tài liệu ngắn giới thiệu thương hiệu có thể tốn 5.000 đô. Chi phí cho việc sản xuất video lệ thuộc vào loại video mà bạn cần, địa điểm, đội ngũ nhân sự, trang thiết bị, diễn viên, lượng công việc chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất, công việc chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, khâu chuẩn bị sau sản xuất, và nhiều thứ khác nữa. Cách tốt nhất để ước tính ngân sách hoặc nhận biết được báo giá như thế nào là chính xác từ một bên thứ ba là hãy viết ra cho được kịch bản của video đó. Đưa ra một bảng chi tiết ngắn gọn về thời điểm, địa điểm, cái gì cần, tại sao cần và cách để sản xuất ra video mà bạn muốn.

Một kịch bản tốt sẽ giúp bạn phác thảo được mục tiêu của video và xác định phạm vi của dự án đó. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm được cách tốt nhất để sản xuất theo ngân sách bạn đang có. Bạn có thể gửi kịch bản cho vài bên sản xuất video và so sánh bảng giá của họ. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì hãy chắc rằng công ty mà bạn chọn hợp tác phải làm ra được những mẩu video chất lượng cao và có kinh nghiệm trong việc làm ra được video như ý muốn.

Chi Tiết Chi Phí Sản Xuất Video và Cách Tiết Kiệm

Nếu bạn đang tìm câu trả lời chi tiết về chi phí sản xuất video thì bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

Loại Video:

Chi phí sản xuất video phụ thuộc vào loại video mà bạn muốn sản xuất. Một Video đồ hoạ giới thiệu về doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về kỹ năng sản xuất khác với video quảng cáo theo kiểu điện ảnh với sự góp mặt của những diễn viên nổi tiếng. Bạn cần video có chất lượng càng cao, thì bạn càng phải chi nhiều tiền.

Thời Lượng:

Trừ khi ban muốn làm một bộ phim dài tập, còn đối với những video ngắn thì yếu tố thời lượng không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất. Cho dù bạn muốn làm một video dài chỉ 5 phút thì trang thiết bị và nhân lực cũng vẫn vậy, không thay đổi và điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến khâu hậu kỳ trừ khi video này cần phải cắt ghép nhiều.

Khâu chuẩn bị trước khi sản xuất:

Những khâu chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất như viết kịch bản, khảo sát địa điểm, xin giấy phép, lên lịch quay, có thể mất nhiều thời gian và cả tiền bạc. Và nếu có thay đổi trong kịch bản, thì kinh phí sản xuất cũng sẽ bị thay đổi theo. Khi đã có sẵn nguồn lực thì bạn nên tự chuẩn bị phần kịch bản rồi nếu được thì nhờ bên công ty sản xuất góp ý. Hoặc nếu bạn không có đội ngũ thì nhiều nhà sản xuất cũng đi kèm dịch vụ này trong gói sản xuất của họ.

Nếu cần phải đi khảo sát địa điểm để quay, bạn cũng phải chuẩn bị về thời gian và chi phí đi lại cho cả đoàn. Bạn có thể tiết kiệm được khoảng này nếu thuê những người địa phương, sống ở nơi mà bạn muốn quay, vì họ sẽ nắm rõ chỗ nào có thể quay được. Khâu chuẩn bị càng phức tạp chừng nào thì kinh phí sẽ càng tăng chừng đó.

Đoàn làm phim:

Chi phí của đoàn làm phim phụ thuộc vào khu vực, thị trường, trang thiết bị và kinh nghiệm của họ. Nếu bạn cần những chuyên viên kỹ thuật và những trang thiết bị đặc thù, như là máy quay 360 độ thì sẽ tốn kém hơn.

Mức lương cho những vị trí sáng tạo này khá đa dạng, nhưng sau đây là mức lương cơ bản cho những vị trí cơ bản:

· Documentary DP (Director of Photography): 400-1.200 đô

· Documentary DP (Director of Photography): 650-2.000 đô

· Trọn gói dịch vụ sản xuất phim: 1.500-300.000 đô (cố định)

· Drone Operator: 500-1.400 đô

· Commercial Video Editor: 400-1.000 đô

· Motion Graphics Editor: 600-30.000 đô (cố định)

· Kỹ thuật viên âm thanh: 300-700 đô

· Gaffer: 300-600 đô

Grip: 200-600 đô

Mức lương cho một drone operator căn bản là từ 500 – 1.400 đô

Việc thuê diễn viên, người dẫn chương trình sẽ tốn thêm và bạn nên thêm khoảng đó vào luôn trong kinh phí sản xuất. Nhưng đó là khi bạn quay quảng cáo phát trên TV, nếu không thì cũng không cần phải thuê những người ấy đâu. Đối với video dạng phim tài liệu về thương hiệu, video trải nghiệm sản phẩm mà chủ yếu là các cuộc phỏng vấn thì bạn nên sử dụng chính nhân viên hay khách hàng của mình.

Thời gian quay:

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến những chi phí hằng ngày. Chi phí hằng ngày này thường rất cao vì bao gồm những chi phí chuẩn bị trước sản xuất và cả trang thiết bị. Bên cạnh đó, hầu hết người làm video nhận trả công theo ngày nên nếu số ngày quay càng dài thì kinh phí sẽ tỉ lệ thuận. Theo bảng thống kê chi phí ở trên thì bạn có thể hình dung ra để quay trong 3 ngày có thể tốn từ 3.000-8.000 đô cho một nhóm gồm 2 người.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu thuê người quay phim trong nửa ngày thì chi phí họ đưa ra sẽ cao hơn nữa ngày công. Điều này để bù cho thời gian nửa ngày còn lại mà họ không thể làm thêm việc gì khác.

Chi Phí Đi Lại:

Có thể tiền chi cho cả đoàn làm phim di chuyển đến địa điểm quay cao bằng cả tiền sản xuất ra đoạn phim đấy. Ngoài chi phí cho các phương tiện đi lại, còn bao gồm cả tiền khách sạn và tiền ăn cho cả đoàn. Cách tốt nhất để tiết kiệm là bạn thuê những đoàn làm phim hoặc những người làm việc tự do ngay tại địa phương, nơi bạn muốn quay, để đỡ phần chi phí đi lại. Ngoài ra, nếu bạn thuê một công ty sản xuất không ở ngay nơi mà bạn muốn quay thì họ cũng sẽ tìm đến những người làm việc tự do vì bản thân họ cũng muốn tiết kiệm chi phí.

Trang Thiết Bị:

Ngay cả khi một người quay phim không cần phải đi thuê trang thiết bị thì họ vẫn bắt bạn phải trả tiền chi phí cho các trang thiết bị mà họ sẵn có. Thường nó sẽ bao gồm luôn trong phần lương hằng ngày, điều này giúp bảo vệ cho các trang thiết bị đắt tiền và cũng góp phần giúp họ lấy lại vốn mua.

Trong những dự án làm phim lớn hơn, đoàn làm phim có thể cần phải thuê thêm máy quay, thiết bị chiếu sáng, chân chống cùng những thiết bị làm phim khác. Hầu hết những công ty sản xuất phim cũng sẽ bắt bạn chi trả luôn cho những khoản này coi như chi phí. Nếu không, họ sẽ bao gồm luôn tiền thuê những trang thiết bị trong phần chi phí cứng. Bạn có thể tiết kiệm hơn nếu uyển chuyển được trong việc sử dụng máy quay và các trang thiết bị cần thiết.

Khâu Hậu kỳ:

Hầu hết những khâu quan trọng trong việc sản xuất ra một video chất lượng cao nằm ở khâu hậu kỳ, cho nên bạn cần chuẩn bị “hầu bao’ tốt một chút. Ở phần hậu kỳ, video của bạn sẽ đi qua các công đoạn chỉnh sửa về nội dung câu chuyện, thường là dựa trên những ý kiến phản hồi từ phía công ty cũng như là chỉnh sửa các phân đoạn và màu sắc. Thường thì những chuyên viên ở giai đoạn này sẽ chỉ chuyên về một mảng nhất định nào đó nên bạn cần thuê thêm một người để chỉnh sửa màu sắc hơn là để cho người chỉnh sửa nội dung làm luôn công việc đó. Đồ họa cho các chuyển động hoặc làm tiêu đề cũng là những chi phí khác nhau trong kinh phí sản xuất.

Nhà làm phim Ghinwa Daher, làm việc tự do ở vùng Sahel của Châu Phi.

Tiết kiệm hơn khi sử dụng những người làm việc tự do:

Nếu đội ngũ trong công ty có thể đảm nhận được các công đoạn sản xuất như viết kịch bản, khảo sát địa điểm và chỉnh sửa video, thì bạn có thể giả được đáng kể kinh phí cho sản xuất video. Rồi bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách thuê một nhóm những người làm việc tự do (vài người quay phim và kỹ thuật viên âm thanh) hơn là thuê một công ty dịch vụ trọn gói. Nếu không ai trong công ty có thể quản lý được dự án sản xuất video, thì bạn nên cân nhắc thuê bên thứ ba, chuyên sản xuất để họ lo hết những vấn đề chi tiết.


By D. Simone Kovacs, Editor

Levica lược dịch từ blog.storyhunter.com

Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách tìm ý tưởng “Chuẩn không cần chỉnh” cho Youtube Video

Người nắm giữ được tuyệt chiêu tìm chủ đề/ý tưởng cho video trên kênh youtube của mình sẽ không phải chờ đợi nguồn cảm hứng tự tìm đến. Có rất nhiều công cụ giúp bạn tìm được ý tưởng và chủ đề video thích hợp với bạn. Khi lên ý tưởng cho video trên kênh youtube của mình, bạn cần tìm hiểu những điều sau đây.

Đầu tiên, bạn cần tập trung vào mong muốn của người dùng. Điều đó có nghĩa là tạo ra những video theo những chủ đề thú vị mà người dùng đang tìm kiếm hoặc nói đến. Mục tiêu là phải luôn tạo ra các video có tính cộng hưởng với khán giả, để họ nhấn nút “Like”, viết bình luận và đăng ký kênh.

Để tìm được những chủ đề video mà người dùng sẽ thích, bạn phải nghiên cứu về từ khoá và luôn cập nhật xu hướng của nội dung mà bạn đang xây dựng. Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này ở bên dưới, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải tìm được những từ khoá mà bạn có thể thực hiện được tốt nhất. Nếu bạn chú trọng vào những từ khoá và chủ đề mà các nhãn hàng lớn đang tranh giành thì bạn sẽ làm không tốt bằng họ. Khi học cách tìm chủ đề cho video trên Youtube, bạn nên tập trung vào những chủ để nhỏ nhất có thể.

Tất nhiên là có nhiều kênh khác ngoài từ khóa để tìm được chủ đề cho video của mình. Những mẫu thoại trên mạng xã hội và những kênh tin tức là những nguồn cảm hứng tốt cho video của bạn. Lúc nào cũng có hàng ngàn cuộc đối thoại đang diễn ra trên mạng và bạn nên tham gian vào luôn. Tôi cũng sẽ nói thêm về một số cách mà bạn có thể biến nó thành ý tưởng.

Cách tìm chủ đề cho video trên Youtube thông qua việc nghiên cứu từ khoá.

Ý tưởng đằng sau việc tìm chủ đề cho video trên Youtube bằng việc nghiên cứu từ khóa rất đơn giản. Khi bạn biết mọi người đang tìm kiếm những gì, thì bạn có thể tạo ra những nội dung liên quan đến những thứ họ đang tìm kiếm. Nếu mọi người đang tìm hiểu về một đề tài nhất định nào đó thì bạn có thể kỳ vọng video của mình sẽ đáp ứng được. Nhưng không đơn giản như vậy đâu.

Tìm được từ khóa thích hợp khó hơn nhiều so với việc chỉ nhìn vào những gợi ý tự động. Mặc dù đây có thể là cách tốt để lấy ý tưởng, nhưng bạn cần tìm ra được những từ khóa mà bạn có thể thực hiện được tốt nhất. Việc ghi nhớ từ khóa rất quan trọng.

Các thương hiệu có lượng khách ít cần tập trung vào những từ khóa có độ cạnh canh không cao và tìm hiểu xem kết quả tìm kiếm không phù hợp với ý muốn khách hàng ở điểm nào. Bạn đang gõ vài từ khóa và kết quả tìm kiếm ngay trang đầu không khớp với câu hỏi mà bạn muốn tìm – Ví dụ: nếu tôi đang tìm hướng dẫn sử dụng một công cụ nào đó mà tất cả các kết quả trang đầu chỉ nói về các đánh giá thôi thì kết quả tìm kiếm này không khớp.

Mục đích của người dùng cũng vậy, bạn cũng muốn xem được các kết quả trùng khớp với từ khóa đang dùng mà phải không? Khi bạn tìm kiếm một từ khóa và các chủ đề xuất hiện với các cụm từ tương tự nhưng không phải là cụm từ chính xác, điều đó thể hiện độ cạnh tranh thấp cho từ khóa đó. Nếu hầu hết các nội dung đều sử dụng từ đồng nghĩa thì Google có thể biết rằng các từ hoặc cụm từ đó là đồng nghĩa nhưng bạn vẫn có thể thực hiện được chúng tốt nhất.

Sử dụng các công cụ SEO để tìm nội dung hay

Khi biết sử dụng từ khóa để tìm chủ đề cho video trên kênh YouTube, bạn có thể bắt đầu sử dụng các công cụ để tìm kiếm chúng. Bạn có thể quen thuộc với các công cụ này từ các trang web của SEO, nhưng có nhiều công cụ cũng phù hợp với YouTube đấy. Khi bạn dùng hầu hết các công cụ từ khóa, chúng có thể hiển thị số lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và xếp hạng theo đúng mục đích của người dùng.

Có rất nhiều công cụ SEO trên thị trường, bao gồm:

  • SEOQuake
  • Keywords Everywhere
  • Moz
  • VidIQ
  • Answer The Public
  • SerpStat
  • Keyword Planner (Google)
  • UberSuggest
  • Google Trends

SEOQuake, Keywords Everywhere, Moz, Answer the Public, Google Keyword Planner và UberSuggest là những công cụ phổ biến mà bạn nên cân nhắc sử dụng. VidIQ rất phù hợp với YouTube và dùng nó để tìm chủ đề cho video sẽ cho ra nhiều ý tưởng hay. Tuy nhiên, tôi khuyến khích bạn nên sử dụng SEMRush hoặc SerpStat, vì cả hai đều mang lại cái nhìn sâu sắc hơn.

Ngoài Google Keyword Planner còn có rất nhiều công cụ khác của Google có khả năng vẽ ra cho bạn nhiều ý tưởng hay. Các xu hướng, tin tức, tin cảnh báo, tìm kiếm liên quan và autocomplete là tất cả những phương pháp tốt để xem mọi người đang quan tâm đến thứ gì. Đừng quên rằng các video trên YouTube cũng xuất phát từ kết quả tìm kiếm phổ biến trên Google, do đó, đầu tư vào cả tìm kiếm Google và tìm kiếm YouTube là một ý tưởng tốt.

Cách tìm chủ đề cho video trên YouTube bằng cách sử dụng consuming content (nội dung đang được đọc/tìm kiếm)

Tất nhiên, khi học cách tìm chủ đề cho các video trên YouTube, bạn không cần phải dừng lại ở các từ khóa. Có rất nhiều nguồn cảm hứng trên thế giới, việc tham gia và săn lùng chúng cũng là một cách tuyệt vời để lấy cảm hứng. Không có gì tốt hơn cho sự sáng tạo của bạn hơn việc tiếp thu nội dung của người khác.

Nơi đầu tiên tôi tìm chính là nguồn thông tin từ ngay trong ngành của mình. Nhìn vào những gì mọi người đang bàn trên các tạp chí chuyên ngành hoặc trên các diễn đàn. Nhìn lại các hội nghị cũ để xem mọi người đã bàn về vấn đề gì, hoặc những kế hoạch cho các hội nghị sắp tới ra sao. Danh sách sách bán chạy trên Amazon cũng như các bản tin chuyên ngành đều có thể là nguồn cung cấp ý tưởng. Slideshares cũng là nguồn ý tưởng tuyệt vời.

Bạn cũng có thể nhìn lại toàn ngành hoặc lĩnh vực của mình để thực hiện một video tóm tắt về lịch sử phát triển hoặc để hiện đại hóa một điều gì đó. Mọi người đã nói gì trong thập niên 80? Bây giờ khác nhau như thế nào?

Nơi tiếp theo tôi tìm đến chính là YouTube. Tìm kiếm các danh sách phát video mà mọi người, trong phân khúc của bạn đang nhắm tới, đang tạo ra – bạn có thể xem các video này để lấy cảm hứng hoặc tạo ra một bộ sưu tập để biết được mọi người đang có xu hướng tìm kiếm thêm điều gì. Nếu có những video đã cũ, bạn có thể làm mới chúng bằng những video do chính bạn sản xuất.

Đọc các bình luận dưới video của bạn và cả video của người khác. Những phần bình luận đó đang chia sẻ thêm ý kiến hay đề xuất thêm điều gì?Còn nơi nào khác để lấy ý tưởng không? Bạn cũng có thể xem loại nội dung nào đang thu hút nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực của bạn, để biết những ý tưởng nào đang là xu hướng của người xem.

Các trang web lấy ý tưởng cho video trên YouTube

Có rất nhiều trang web mà bạn có thể tham khảo để lấy ý tưởng cho video. Buzzsumo là một ví dụ điển hình. BuzzSumo là một trang web nghiên cứu dựa trên dữ liệu phân tích nội dung trong một phân khúc, để tìm lỗ hổng. SerpStat’s Questions cũng có tính năng tương tự, cho bạn thấy các tìm kiếm mà không có câu trả lời hay.

Quora và các trang web Q & A khác cũng là những trang tuyệt vời để tìm kiếm điều tương tự, ví dụ như Reddit. Reddit độc đáo ở chỗ nó mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để xem được toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện, trong khi Quora cũng có thể là một trang tuyệt vời để tìm hiểu về các kiến thức chuyên môn. Hãy tìm kiếm các chủ đề thường xuyên được thảo luận, hoặc các chủ đề bị lãng quên và chưa có câu trả lời.

Cuối cùng, các trang web chỉnh sửa nội dung như Feedly có thể là một trang hay để lấy ý tưởng. Tóm lại, consuming content là cách số 1 để lấy ý tưởng. Vì vậy, có một nguồn dữ liệu là một tài nguyên tuyệt vời, đặc biệt là nó còn cho bạn thấy nội dung mà bạn chưa tìm kiếm.

Sử dụng Mạng Xã Hội làm ý tưởng cho video trên Youtube

Mạng xã hội cũng có thể là một nơi tuyệt vời để lấy ý tưởng. Ví dụ Twitter có chức năng rất giống với Reddit hoặc Quora. Lướt để tìm các dòng tweet thích hợp với bạn và tương tác với mọi người có thể giúp bạn có được tư duy tốt trong sáng tạo nội dung.

Facebook là một nơi tuyệt vời để lấy ý tưởng từ người khác cũng như từ chính fan hâm mộ của bạn. Hãy cân nhắc việc làm một post thăm dò khi bạn đang mắc kẹt giữa nhiều ý tưởng làm video khác nhau. Gia nhập các nhóm có liên quan trên Facebook để tham khảo và tham gia vào các cuộc trò chuyện. Kêu gọi mọi người đặt câu hỏi cho bạn. Theo dõi các đối thủ cạnh tranh và những influencers để xem họ đang làm gì và hãy sử dụng chức năng tìm kiếm thông tin trên Facebook giống hệt như cách bạn tìm trên Google hoặc YouTube vậy.

Instagram là một kênh tuyệt vời khác để thăm dò bằng cách sử dụng Instagram story của bạn, cũng như để cho mọi người biết rằng bạn đang tìm kiếm ý tưởng. Bạn có thể sử trang Explore để xem những gì đang là xu hướng trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và xem các hashtag để tìm kiếm ý tưởng mới. Một lần nữa, hãy luôn quan sát đối thủ cạnh tranh và những influencers để xem họ đang làm gì.

Những kênh tìm kiếm ý tưởng cho video trên youtube mà bạn không ngờ tới

Ngoài mạng xã hội còn có nhiều kênh khác để tìm kiếm ý tưởng lắm! Tạp chí, blog đều cho những nguồn ý tưởng tuyệt vời. Các sự kiện networking và hội nghị chuyên ngành cũng tương tự như vậy. Việc đi ra ngoài và tham gia nhiều hoạt động cũng sẽ giúp bạn rất nhiều.

Ghé thăm các self-help website để xem liệu trên đó có những thách thức sáng tạo nào hay bài viết nào hay không. Tìm hiểu về những nghiên cứu tâm lý học. Đây là những cách tuyệt vời để đa dạng hóa góc nhìn và việc học thêm những điều mới luôn mang lại nhiều cảm hứng.

Những gì đang diễn ra trong chính phủ? Các cơ quan quản lý và những nơi như CDC hay có những nội dung thú vị và tạo được sự ngạc nhiên. Các hiệp hội kinh doanh cũng giống như vậy, họ thường có nhiều nội dung tốt cùng những vấn đề đang được bàn luận trong thị trường ngách của họ.

Cuối cùng và quan trọng nhất là hãy trò chuyện với mọi người. Nói chuyện với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, nói chuyện với những người bạn thường xuyên gặp. Giao tiếp xã hội là cách tốt có thể giúp bạn có được cảm hứng, đặc biệt là bạn có thể hỏi mọi người về ý tưởng của họ. Hãy bắt đầu các cuộc trò chuyện bằng cách kể cho họ nghe về những gì bạn đang làm và bạn sẽ ngạc nhiên khi nhiều ý tưởng sẽ hiện ra nhanh chóng đấy.

Tự mình tìm ý tưởng cho video trên Youtube

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là mục tiêu của các video trên YouTube là để nhân cách hóa thương hiệu của chính bạn. Cho nên lúc nào bạn cũng có thể biến mình thành nguồn cảm hứng. Rất nhiều người sáng tạo nội dung, khi cố gắng diễn một vai diễn nào đó, đã vô tình bỏ qua những ý tưởng tuyệt vời mà họ ấp ủ.

Hãy suy nghĩ về việc đi ra ngoài, kể câu chuyện của bạn, câu chuyện về kinh doanh và những cột mốc quan trọng. Hãy nghiền ngẫm về cả sự thất bại và thành công của bạn. Diễn tả quá trình suy nghĩ của bạn giống như cách bạn lên ý tưởng kinh doanh, và lưu lại chúng bằng video dạng tài liệu.

Hãy dự đoán về tương lai. Đưa ra một lý thuyết và làm thử nó. Cho mọi người thấy là bạn sai hay đúng, tại sao bạn lại đưa ra giả thuyết đó và bạn đã làm gì để kiểm chứng nó. Hãy nói về những người truyền cảm hứng cho bạn, tại sao họ truyền được cảm hứng cho bạn. Mạnh dạn chia sẻ thẳng thắng bất cứ điều gì trong tâm trí của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng chính công việc kinh doanh của mình để tạo cảm hứng. Nói về quy trình, hệ thống và nhân viên của bạn. Nói về những quyết định quan trọng và những khó khăn trong suy nghĩ của bạn. Thể hiện cho mọi người thấy, bạn là một con người.

Không chỉ có một cách để tìm ý tưởng, hãy nhớ điều này khi bạn đang cố gắng tìm ý tưởng cho video trên kênh Youtube của mình. Đôi khi, điều tốt nhất cần làm là ở một mình trong thế giới riêng của bạn và mở lòng hơn với sự việc diễn ra xung quanh. Hãy sáng tạo ra những video dành riêng cho bạn hoặc những video mà bạn đã muốn xem cách đây 1 năm, 5 năm hay thậm chí 10 năm.

Levica lược dịch từ cerealentrepreneur.academy

Skip to toolbar