Trào lưu “xu nịnh” Compliment Challenge và bài học marketing từ 18 thương hiệu đình đám

 

“Làm sao tạo nên các nội dung hấp dẫn, thu hút người dùng” là câu hỏi muôn đời làm đau đầu rất nhiều marketer. Trào lưu mạng xã hội ngắn hạn “Compliment Challenge” đã ra đời và trở thành “cứu cánh” tuyệt vời giúp giải quyết vấn đề nan giải này. Tuy nhiên muốn “ăn theo” cũng cần biết cách. Không phải cứ hùa theo phong trào là sẽ thành công.

Hãy cùng tìm hiểu về bản chất Compliment Challenge và công thức để cho ra đời các sản phẩm theo trào lưu đầy sáng tạo thông qua 18 thương hiệu nổi tiếng dưới đây!

1. Trào lưu mạng xã hội “Compliment Challenge” là gì?

Compliment challenge là một trào lưu ngắn hạn trên mạng xã hội. “Luật” của trào lưu này rất đơn giản: chỉ cần chia sẻ hashtag #complimentchallenge với caption đề nghị mọi người bình luận, sau đó bạn sẽ nói một điều mà luôn thích về họ.

Với tinh thần “Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn”, các bài đăng với hashtag #complimentchallenge đã thật sự trở thành cơn bão lớn, “càn quét” khắp nơi trên Facebook.

Nguồn: Buzzmetrics

Tuy chỉ tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn (từ ngày 08/07/2017 – 24/07/2017) nhưng sự xuất hiện của #complimentchallenge đã kịp thu hút hơn 50 nghìn người tham gia với tổng số hơn 80 nghìn bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội.

Đặc biệt, sự tham gia của người nổi tiếng cũng là một nhân tố quan trọng giúp trào lưu mạng xã hội #complimentchallenge  bùng nổ trên social media.

Với lượng theo dõi khổng lồ, những trào lưu trên fanpage hay trang cá nhân của các KOL đã tiếp cận được nhiều bạn trẻ và tạo ra độ viral cao trong cộng đồng. Do yêu cầu của trò chơi,  KOL bắt buộc phải tương tác, gửi những comment tích cực đến fan, từ đó mang đến cho người tham gia một trải nghiệm thật sự hứng thú. Sức hút của #complimentchallenge còn được chứng thực khi có đến 18 thương hiệu áp dụng trào lưu này vào nội dung tương tác của mình trên social media.

Nguồn: Buzzmetrics

2. Bài học marketing từ các thương hiệu tận dụng trào lưu #complimentchallenge

Compliment challenge có sự tham gia của 18 thương hiệu. Từ các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng (Oppo, Mobiistar, Vivo, Asus, Samsung) hay thương hiệu thuộc ngành hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (Sữa chua Vinamilk, Cocacola, Cowboy Jack’s, Kichi Hot Pot Bar, Daruma) cho đến các thương hiệu khác (Viettel store, FPT Telecome, Sunsilk,…).

Tất cả những thương hiệu này đều có cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media và đã thu hút được 1 lượng tương tác “khủng” chỉ trong thời gian ngắn.

complimentchallenge2#Complimentchallenge đã được Vinamilk sử dụng khéo léo để lồng ghép quảng bá sản phẩm

 complimentchallenge3

Cocacola cũng “theo đuổi” trào lưu #complimentchallenge

Qua thành công của các thương hiệu lớn trong việc nắm bắt xu hướng ngắn hạn #complimentchallenge, chúng ta có thể đúc kết được 3 bài học marketing “nền tảng” sau:

Bài học 1: Cập nhật nhanh chóng, hành động tức thời

Trong khi các trào lưu dài hạn (trên 3 tháng) có thể được dự đoán dựa trên dữ liệu và hiểu biết về ngành hàng thì trào lưu ngắn hạn thường xuất hiện bất chợt và buộc thương hiệu phải nắm bắt nhanh chóng để tăng sự hiệu quả trong việc tận dụng.

Compliment challenge chỉ bùng nổ và thật sự tạo ra độ viral cao trong 4 ngày. Sau khoảng thời gian này, trào lưu bắt đầu thoái trào và không còn thu hút được nhiều sự quan tâm.

Từ đó có thể thấy việc cập nhật nhanh chóng, tức thời là yếu tố mấu chốt để sử dụng nội dung này hiệu quả.

Viettel đăng bài viết vào đúng lúc trào lưu “đạt đỉnh” và thu nhặt được 4,019 thảo luận trên mạng xã hội.

complimentchallenge4

Bài học 2: Chú trọng tính đơn giản

Các thể lệ chơi đơn giản và dễ thực hiện luôn thu hút được nhiều sự tương tác hơn. Điều này đã được minh chứng rõ ràng từ thực tế.

Những công ty ngành hàng điện tử tiêu dùng là những thương hiệu thu hút được nhiều thảo luận nhất. Bài đăng của các thương hiệu này đưa ra “luật” khá đơn giản: chỉ yêu cầu người chơi bình luận về dòng điện thoại mình đang sử dụng – người dùng có thể nhớ và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

complimentchallenge5Oppo đưa ra “luật” chơi rất đơn giản, dễ trả lời ngay

Bên cạnh đó, phần thưởng cũng là một điểm khuyến khích người dùng tương tác. Có thể thấy, Samsung và Asus mặc dù tham gia vào trào lưu vào giai đoạn thoái trào nhưng vẫn tạo ra nhiều tương tác hơn so với các thương hiệu khác cùng thời điểm nhờ “treo phần thưởng hậu hĩnh”.

complimentchallenge6Samsung dùng quà tặng để tăng tính tương tác

Bài học 3: Cần có sự tương tác giữa thương hiệu và người dùng

Phần lớn các thương hiệu có lượng thảo luận cao trong compliment challenge đều có sự tương tác tích cực với người dùng. Việc tương tác từ thương hiệu không chỉ giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng mà còn mở rộng câu chuyện và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu. Một cách áp dụng thú vị hơn của thương hiệu là thực hiện trên trang của KOL. Việc được KOL tương tác và khen ngợi là một động lực rất lớn để thu hút nhiều người comment hơn.

Hãy xem cách mà Oppo và Vivo đã làm dưới đây. 2 nhãn hàng này đã gợi mở câu chuyện theo hướng gần gũi, thân thiện với người dùng, thậm chí Oppo còn đặt thêm câu hỏi để “kích thích” trả lời, giúp tăng tương tác cho bài viết.

                       complimentchallenge7                                                                                                   

  Nguồn: Buzzmetrics

Đừng nghĩ rằng muốn tạo ra các nội dung marketing thành công thì bạn cần phải làm điều gì đó thật phi thường, khác lạ, hoàn toàn không giống ai. Đôi khi “ăn theo” cũng là một cách để tiếp thị thành công. Tuy nhiên hãy biết “ăn theo” có tư duy, có sáng tạo và đừng để dòng chảy trào lưu mạng xã hội cuốn bạn đi mà hãy “chèo lái” nó theo ý muốn của mình.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.