Xu hướng marketing nào cho ngành bán lẻ năm 2018?
Doanh thu bán lẻ năm 2017 tăng 4.2% so với năm trước và vẫn đang trên đà tăng trưởng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành bán lẻ vào năm 2018. Trong bài viết này, Levica sẽ đem đến cho bạn các xu hướng marketing ngành bán lẻ phù hợp với thị hiếu khách hàng năm 2018. Hãy cùng tham khảo để tự mở ra thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp của mình!
1. Quảng cáo theo vị trí
Ngày nay, công nghệ đang ngày càng phát triển, 1/3 dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh và di chuyển không ngừng. Đó là lý do tại sao quảng cáo theo vị trí lại được yêu thích đến vậy. Trong những năm qua, hình thức này được rất nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng để nâng cao doanh thu.
Theo một nghiên cứu gần đây, dự báo ngân sách chi cho quảng cáo theo vị trí sẽ tăng từ 133,2 tỷ đô trong năm 2013 lên 158,6 tỷ đô vào năm 2018, tương đương với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 3,6%.
Triển khai các quảng cáo thông minh dựa trên vị trí người dùng sẽ giúp nhà bán lẻ tiếp cận được với những đối tượng ở gần mình, từ đó nắm bắt được khoảnh khắc quyết định (Micro moments) của khách hàng.
Dưới đây là một ví dụ thú vị của quảng cáo dựa theo vị trí:
Một hiệu sách ở Orlando, Hoa Kỳ đã tiến hành gửi thông báo về phiếu ưu đãi mua hàng cho các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng ở khu vực gần các hiệu sách của mình. Chiến dịch đã đem lại một lượng lớn khách hàng đến tham quan, mua sắm tại Orlando.
2. Tăng trải nghiệm tại cửa hàng
Mọi người thích mua sắm nhưng ghét sự chờ đợi!
Mọi người muốn được quan tâm và trở nên đặc biệt!
Do đó để thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng của mình bạn cần tăng trải nghiệm đáng nhớ cho họ.
Trong một cuộc khảo sát do PwC thực hiện, hàng nghìn thanh niên đã nói rằng 52% mức chi tiêu của mình vào kỳ nghỉ sẽ phụ thuộc vào các trải nghiệm mua sắm. Vào năm 2018 và trong nhiều năm tới, các cửa hàng bán lẻ không chỉ là nơi phân phối sản phẩm mà còn cần đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Một trong những ví dụ hàng đầu trong việc tăng trải nghiệm cho khách hàng là Costco. Nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới này đã phát miễn phí mẫu dùng thử trong toàn bộ cửa hàng để thu hút khách hàng tới mua sắm trực tiếp và tăng doanh số một số mặt hàng cụ thể. Cách tiếp cận về mặt tâm lý học nhằm nâng cao giá trị này đã đem đến kết quả rất khả quan cho công ty.
Dưới đây là một vài cách giúp bạn tăng tính trải nghiệm, giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn về cửa hàng của bạn:
- Gửi đến khách hàng thông điệp chào mừng ngay khi họ vừa bước chân vào cửa hàng.
- Cung cấp báo, tạp chí thông tin hữu ích để khách hàng đọc giết thời gian trong khi chờ đợi.
- Đưa ra các mẫu thử sản phẩm để khách hàng tự do quan sát, test thử.
- Tăng tốc quá trình thanh toán bằng cách sử dụng hình thức thanh toán không cần tiếp xúc.
3. Tận dụng triệt để truyền thông trên mạng xã hội
Trở lại năm 2016, 8 trong số 10 người Mỹ sử dụng Facebook và 70% trong số những người dùng này đã ghé thăm website mỗi ngày. Tỷ lệ này tăng cao vào năm 2017 và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2018. Số liệu thống kê này đã đủ lý do để các nhà bán lẻ tập trung hơn vào các phương tiện truyền thông xã hội và mục tiêu chính cần nhắm đến là Facebook.
Dưới đây là một vài nhà bán lẻ đã có chiến lược truyền thông xã hội khá thành công:
Birchbox sử dụng Facebook Live để chia sẻ nội dung hay và giao lưu với người dùng. Thương hiệu mỹ phẩm này thường xuyên tạo ra các video Facebook Live, trong đó các thành viên của công ty sẽ chia sẻ tin tức, trao quà và trả lời các câu hỏi trực tuyến từ người dùng.
Theo MarketingDive, một video livestream tốt nhất của Birchbox có thời lượng khoảng 40 phút với thời gian xem trung bình là 10 phút và gần 50.000 người xem đã tham gia live”. Đây quả là kết quả không tồi cho một hoạt động marketing trên mạng xã hội!
4. Sử dụng chatbot
Chatbot hiện đang ngự trị ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh: từ ngành ăn uống, thời trang, công nghệ thông tin cho đến bán lẻ. Là một trong những xu hướng tiếp thị trong năm 2018, chatbot không những hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả mà còn hỗ trợ nhiều tính năng nổi bật khác. Chatbot được lập trình sẵn để có ngôn ngữ tự nhiên và biết cách giải thích các đầu vào văn bản. Điều này giúp chatbot hiểu các câu hỏi để mô phỏng cuộc trò chuyện chính xác và từ đó cung cấp phản hồi đúng.
Với chatbot, nhà bán lẻ sẽ xử lý được các đơn hàng nhanh chóng, hỗ trợ khách hàng hiệu quả và thậm chí còn có thể mặc cả, trả giá khi đã thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết. Tham khảo thêm 10 lý do nên sử dụng chatbot trong tiếp thị và bán hàng
Bên cạnh các xu hướng kể trên, ngành bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng chính của Marketing 2018 đã từng được Levica đề cập trong bài: 5 xu hướng Marketing gây bão năm 2018
Áp dụng ngay những xu hướng trên vào chiến lược marketing ngành bán lẻ 2018 của mình. Chúc bạn thành công!
Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.