Nghịch lí của sự lựa chọn trong tiếng Anh là Paradox of Choice.
Nghịch lí của sự lựa chọn cho rằng khi con người đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, thay vì hài lòng, có thể khiến họ căng thẳng và gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Bản chất
– Nhà tâm lí học Barry Schwartz từng mô tả về hiệu ứng “Nghịch lí của sự lựa chọn” trong một quyển sách cùng tên. Theo đó, một lượng lớn sự lựa chọn được cho là sẽ dẫn đến sự tê liệt bên trong.
– Một ví dụ điển hình cho điều này là các quầy hàng trưng bày tại các siêu thị. Tại đây, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn cho một món hàng. Tuy nhiên để biết mình thực sự cần cái nào, họ phải thử nghiệm từng món hàng. Điều này giúp siêu thị bán được nhiều sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau.
– Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy tâm lí mua hàng ảnh hưởng bởi số lượng những sự lựa chọn. Quá nhiều hàng hóa có thể lựa chọn sẽ khiến người tiêu dùng bị phân tán và không quyết định được cái nào là phù hợp nhất cho mình.
Nguồn: Reddit
Ứng dụng hiệu ứng Paradox of Choice trong marketing
– Nếu biết cách lợi dụng các phản ứng tâm lí của người mua hàng thông qua hiệu ứng nghịch lí của sự lựa chọn, bạn sẽ trở thành một người bán hàng tài ba.
– Việc đặt ra lượng lớn các mặt hàng được sắp đặt với một ý đồ nhất định sẽ giúp bạn giải quyết số hàng nhanh chóng. Không chỉ vậy, bạn sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn do hiệu ứng nghịch lí của sự lựa chọn mang đến.
– Với người tiêu dùng, nắm bắt được nghịch lí của sự lựa chọn cũng sẽ giúp họ chi tiêu hợp lí hơn. Việc đặt ra các tiêu chí cụ thể giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm phù hợp nhất và hạn chế nguy cơ hối hận khi lựa chọn.
Liên hệ thực tiễn
Nghịch lí của sự lựa chọn không chỉ áp dụng cho hàng tiêu dùng. Xã hội ngày nay cũng có nhiều sự lựa chọn hơn so với các thế hệ trước. Phụ nữ có thể không kết hôn, một người nào đó không nhất thiết phải chọn một nghề nghiệp và gắn bó với nó cho đến khi nghỉ hưu.
Có rất nhiều lựa chọn mở ra cho chúng ta, nhưng điều đó khiến chúng ta liên tục tự hỏi liệu lựa chọn đó có chính xác hay không. Những kì vọng đặt ra cho các thế hệ trước đây có thể đã ngột ngạt, nhưng có một sự thoải mái nhất định vì họ không phải đối mặt với nghịch lí của sự lựa chọn.
Do vậy, điều quan trọng nhất khi một người đối diện với quá nhiều lựa chọn đó là cần nhận thức và đưa ra quyết định khôn ngoan, trong tiêu dùng và cả trong cuộc sống.
Social Proof dịch ra tiếng Việt là bằng chứng xã hội, tuy nhiên trong Marketing, thuật ngữ Social Proof được hiểu là hiệu ứng lan truyền hay hiệu ứng lan truyền thông tin.
Hiệu ứng lan truyền được giải thích là mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hành động hoặc sở thích của một người hoặc một nhóm người mà họ thích hoặc tin tưởng.
Hiệu ứng lan truyền cho rằng ảnh hưởng của hành động và thái độ của những người xung quanh chúng ta (trong cuộc sống thực hoặc trực tuyến) sẽ tác động lên hành vi của chính chúng ta.
Hiểu về hiệu ứng lan truyền trong marketing
Có thể lấy ví dụ về hiệu ứng lan truyền trong marketing như sau.
Bạn đang muốn xác nhận về chất lượng của một sản phẩm nào đó những vẫn còn đang phân vân. Ngay sau đó, những chuyên gia, blogger và những người có ảnh hưởng liên quan đến sản phẩm xác nhận rằng họ đã sử dụng qua sản phẩm này và thấy hiệu quả, thì ngay lập tức bạn sẽ chọn mua sản phẩm mà không còn phân vân nữa.
Hay như nếu như bạn là fan hâm mộ vô cùng yêu thích thần tượng của mình thì khi họ sử dụng quần áo như thế nào, check in ở những quán ăn ra sao thì cũng đều được bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm họ sử dụng được nhiều người yêu thích.
Hiện nay, các nhãn hiệu ngày càng tận dụng sức ảnh hưởng xã hội để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ là sản phẩm tốt nhất để mua.
Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền
Các nhà quảng cáo thường ứng dụng hiệu ứng lan truyền (Social Proof) trên các trang mạng xã hội của mình. Chẳng hạn như trên các trang web sẽ có phần đánh giá 5 sao, khi người tiêu dùng truy cập vào trang web của họ và thấy phần đánh giá này thì họ sẽ tin tưởng và khả năng mua hàng sẽ cao hơn so với những trang web không có phần đánh giá.
Bên cạnh đó, việc sử dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng (KOLs, influencers…) cũng rất thông dụng trong hiệu ứng lan truyền.
Nói tóm lại hiệu ứng lan truyền là một hiệu ứng rất dễ áp dụng và phát huy được tính hiệu quả cao trong marketing.
Hiệu ứng chim mồi trong tiếng Anh là Decoy effect. Hiệu ứng chim mồi hay còn gọi là hiệu ứng mồi nhử hay hiệu ứng ưu thế bất cân xứng (tiếng Anh: Asymmetric dominance effect).
Hiệu ứng chim mồi được định nghĩa là hiện tượng theo đó người tiêu dùng thay đổi sở thích của họ giữa hai lựa chọn khi lựa chọn thứ ba được đưa ra.
Tại sao gọi là hiệu ứng chim mồi?
Các chuyên gia bẫy chim thường huấn luyện một con chim thuần thục dùng để làm “mồi nhử” đồng loại. Khi những con chim khác thấy chú “chim mồi” bình an đậu một chỗ, ăn thức ăn nhử, thì theo tâm lí bầy đàn, chúng sẽ sà xuống và mắc bẫy. (Theo ieit)
Bản chất
Để đơn giản, ta có ví dụ như sau: khi khách hàng đang khó quyết giữa hai lựa chọn A và B, việc thêm lựa chọn thứ ba là “chim mồi” của B, giúp tôn vị thế của B lên, sẽ làm khách hàng cảm thấy lựa chọn B tốt hơn hẳn.
Ví dụ
Năm 2010, Dan Ariely, giáo sư tâm lí học người Mỹ gốc Israel trong một thí nghiệm tại trường đại học MIT đã phát hiện vài chi tiết thú vị. Ariely cho nhóm 100 sinh viên được quyền đặt mua báo của tờ Economist với mức giá niêm yết như sau:
– Gói 1: Ấn phẩm báo mạng (web) – 59 đô la
– Gói 2: Ấn phẩm báo in – 125 đô la
– Gói 3: Ấn phẩm báo mạng và báo in – 125 đô la
Kết quả thu được: Tổng doanh thu đạt mức 11.444 đô la. Trong đó, 16 sinh viên lựa chọn ấn phẩm báo mạng với giá 59 đô la; 84 sinh viên mua ấn phẩm báo web và in với giá 125 đô la; và không ai lựa chọn phiên bản báo in với cùng mức giá đó. Điều này cũng dễ hiểu vì không ai muốn chi cùng một số tiền để nhận được ít ấn phẩm hơn.
Sau đó, để so sánh mức độ ảnh hưởng của gói 2 (chim mồi), Dan Ariely thực hiện một thay đổi với bảng giá niêm yết bằng cách gỡ đi lựa chọn thứ hai (ấn phẩm báo in giá 125 đô la) và thử nghiệm trên một nhóm sinh viên khác có cùng số lượng với nhóm ban đầu.
Lúc này đây, doanh thu chỉ dừng ở mức 8.012 đô la. Cụ thể, có 68 sinh viên đặt mua ấn phẩm báo web với giá 59 đô la và số lượng sinh viên lựa chọn ấn phẩm báo web và in 125 đô la giảm còn 32.
Kết luận
Như vậy, chỉ bằng một sự thay đổi thêm bớt một lựa chọn, doanh thu đặt mua trong cả hai trường hợp đã có sự chênh lệch lên đến 3.432 đô la.
Nói cách khác, nếu đang áp dụng hai gói sản phẩm (gói 1 và gói 3), báo Economist thêm vào một gói chim mồi (gói 2), thì doanh thu sẽ tăng đến gần 43%.
Khi tôi viết nội dung nào đó, tôi thường thấy không có gì buồn cười. Những câu chuyện cười của tôi không thực sự quá tốt, vì vậy tôi gắn mình với những thứ cứng nhắc, giúp người đọc của tôi giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu tiếp thị.
Nhưng tôi biết sự hài hước là điều quan trọng.
Một số bạn đọc bài viết này là những người hài hước. Bạn có một sở trường để tạo ra nội dung khiến mọi người cười.
Tôi ở đây để nói với bạn rằng, điều đó thật tuyệt vời. Hài hước là một công cụ thật sự hiệu quả.
Bạn có nhận thấy rằng càng ngày càng có nhiều thương hiệu kết hợp hài hước vào tiếp thị của họ?
Old Spice, Geico và Dollar Shave Club chỉ là một vài công ty xuất hiện ngay trong đầu tôi lúc này.
Có một lý do hợp lí cho xu hướng này. Hài hước bán được hàng. Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích bạn chèn hài hước vào nội dung của bạn.
Trong nhiều trường hợp, làm cho khán giả của bạn cười là chìa khóa để chiến thắng, thúc đẩy thương hiệu của bạn và tạo ra nhận thức về tính xác thực.
Thậm chí có số liệu chứng minh sự hài hước hấp dẫn như thế nào.
Tiếng cười không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội và phi ngôn ngữ mà còn cung cấp những phẩm chất tiến hóa, khuyến khích sự gắn kết nhóm và bảo vệ chúng ta khỏi nỗi đau về thể xác và tâm lý.
Nói cách khác, sự hài hước mang chúng ta lại gần nhau hơn và có thể làm cho thương hiệu của bạn trở nên gần gũi hơn với khán giả của mình.
Thứ ba, sự hài hước thường dẫn đến việc chia sẻ.
Hãy suy nghĩ về điều này. Cái gì được chia sẻ nhiều nhất trên phương tiện truyền thông xã hội?
Nó là những thứ như video về mấy con mèo điên và những memes buồn cười.
Lấy ví dụ như:
Grumpy Cat:
Condescending Wonka:
First World Problems:
Nếu một người bắt gặp một thứ gì đó gợi ra một tiếng cười chính đáng, thì có khả năng cao họ sẽ chia sẻ nó với những người khác.
Nếu bạn sử dụng điều này hợp lí, một chiến dịch content marketing hài hước có thể gây sốt.
Nâng cấp sân chơi
Theo tôi, sự hài hước cũng là một điều cân bằng hiệu quả và có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa các công ty nhỏ với các đối tác lớn hơn của họ.
Chỉ cần lấy Dollar Shave Club làm ví dụ.
Đây là một công ty khá nhỏ chuyên về dao cạo râu và phụ kiện cạo râu.
Nó chỉ là 1 giọt nước nhỏ trong đại dương ngành công nghiệp cạo râu, và nó chống lại các đối thủ cạnh tranh lớn như Gillette, Remington và Bic.
Tôi muốn nói rằng một lý do lớn đằng sau thành công của Dollar Shave Club là sự hài hước của họ.
Mặc dù họ không có ngân sách lớn như các đối thủ cạnh tranh của họ, nhưng họ hiểu làm thế nào để thu hút sự chú ý của khán giả bằng sự hài hước.
Một trong những khẩu hiệu đáng chú ý nhất của họ là “Lưỡi dao cạo của chúng tôi tuyệt vời vãi.”
Có một số người thấy nó gây khó chịu? Có lẽ như vậy.
Nhưng đoán xem? Nó đã thành công.
Tính đến tháng 10 năm 2016, quảng cáo này đã được xem hơn 23,5 triệu lần trên YouTube.
Điều này chỉ cho thấy rằng ngay cả những thương hiệu siêu nhỏ, tưởng chừng như không thể chống lại những đại gia trong ngành cũng có thể có được miếng bánh của mình trên thị trường bằng cách đưa sự hài hước vào content marketing mình.
Chúng tôi cho bạn biết lý do tại sao sự hài hước lại có hiệu quả, giờ hãy nói về cách bạn có thể sử dụng nó để củng cố chiến dịch của mình.
Tất cả bắt đầu với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.
Hài hước là yếu tố chủ quan. Những gì có thể buồn cười với một học sinh trung học có thể gây khó chịu cho một người ở độ tuổi 60.Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn hiểu đối tượng của mình và đưa ra một cách tiếp cận mà họ sẽ thấy hài hước một cách chính đáng.
Bạn cần một miếng hài có ý nghĩa và phát huy tác dụng của nó.
Những gì bạn không muốn là để thông điệp của bạn trở nên quá xúc phạm, thô bỉ hoặc gây khó chịu. Điều này rõ ràng sẽ không mang lại điểm lợi nào cho thương hiệu của bạn.
Điều quan trọng là đưa ra một miếng hài mà 1 đối tượng cụ thể của bạn có khả năng phản hồi tốt với nó
Bạn không cần phải lo lắng về việc làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng hoàn toàn cần thiết để tạo ra (hoặc sắp xếp) nội dung hài hước đúng đắn mà được mọi người ghi nhớ trong đầu.
Sự hài hước cần phải phù hợp với bản sắc thương hiệu của bạn
Tính xác thực là một thành phần quan trọng khác trong sự thành công của tiếp thị hài hước. Nó cần phải phản ánh những gì thương hiệu của bạn đang muốn truyền tải.
Hãy một lần nữa nhìn vào ví dụ của Dollar Shave Club.
Bạn có thể coi tính hài hước của thương hiệu họ như là sắc sảo, thẳng thừng và không bảo thủ
Nó không phù hợp với khuôn mẫu quảng cáo truyền thống của các nhà cung cấp lưỡi dao cạo, và nó hoàn toàn ổn.
Đó là lý do tại sao những quảng cáo tập trung vào sự hài hước lại đạt được chú ý. Các quảng cáo phù hợp với bản sắc thương hiệu của họ và mọi người đã tích cực phản hồi với điều đó.
Nói tóm lại, trước tiên bạn cần biết chính xác người mà bạn đang cố gắng tiếp cận và sau đó căn chỉnh nội dung xung quanh thương hiệu của mình.
Nếu bạn có thể làm hai điều này, cơ hội thành công của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân.
Giữ cho nó đơn giản
Sự hài hước của bạn càng phức tạp thì càng dễ bị mất điểm.
Nếu điều gì đó cần được giải thích, ngay lập tức nó sẽ mất hiệu quả.
Nói cách khác, mọi người không nên nghĩ quá nhiều về nó. Lý do tại sao nó lại hài hước nên rõ ràng.
Giữ cho nó đơn giản và đi vào ý chính là lựa chọn tốt nhất của bạn nếu bạn muốn thông điệp của mình được mọi người tương tác.
Những loại hài hước nào là hiệu quả?
Có lẽ cách đơn giản nhất để gợi lên tiếng cười là đơn giản làm một trò đùa hoặc bình luận về một cái gì đó.
Hầu hết mọi người ngay lập tức nhận được sự thật rằng điều này đang chế giễu các ứng cử viên tổng thống năm 2016. Không cần một thiên tài để có thể giải thích, và nó vẫn khá là hài hước.
Trên thực tế, The Onion là một chuyên gia hài hước châm biếm.
Nếu bạn đang tìm kiếm cảm hứng về cách trở nên hài hước theo một cách thức đẳng cấp, tinh vi, thì đây là một nguồn tốt để kiểm tra.
Một lựa chọn khác là sử dụng phong cách đời thường, mỉa mai.
Có thể bạn sử dụng những hình ảnh lố bịch hoặc tài liệu văn hóa nhạc pop lén lút để thu hút sự chú ý của khán giả và hình thành mối liên kết.
Một ví dụ khác từ Wait But Why trêu chọc một cuộc đua tranh cử tổng thống:
Hãy chú ý vào sự đơn giản của nội dung và hình ảnh vẽ tay buồn cười. Chính nhưng điều này ngay lập tức gây được tiếng vang với độc giả.
Đi theo con đường này thường đòi hỏi một chút động não hơn là chỉ đơn giản làm một trò đùa hoặc một lời bình luận nhưng có thể có tác động thực sự lớn khi bạn thực hiện đúng cách.
Khả năng thứ ba là gây sốc cho khán giả của bạn và tạo thành tiếng cười.
Đây là nơi bạn tạo nội dung khiến mọi người mất cảnh giác.
Nó là một kỹ thuật mà không nhất thiết phải đòi hỏi nhiều suy nghĩ hoặc nỗ lực. Nó nói về việc đưa mọi thứ đến mức cực đoan và vô lý đến mức mọi người không thể chịu được nhưng lại phải chú ý.
Một ví dụ điển hình của một công ty làm tốt điều này là Skittles với quảng cáo “hương vị cầu vồng” của họ.
Hầu hết các quảng cáo của họ thường đi… khá xa, ví dụ, một thiếu niên thú nhận rằng anh ta có “Skleslespox” (Levica: loại kẹo này chỉ dành cho con nít)
Một lưu ý cuối cùng
Hãy luôn nhớ rằng bạn không phải là một diễn viên hài xuất sắc để có thể đưa sự hài hước vào content marketing của mình. Bạn không cần phải làm cho khán giả cười lăn cười bò.
Tất cả những gì bạn phải làm là khiến họ mỉm cười và hiểu được ý của nó. Thế là đủ rồi.
Điều quan trọng là giữ cho nó đơn giản trong khi vẫn chân thật và dễ hiểu.
Nếu bạn có thể chiến thắng khách hàng bằng sự hài hước, điều này sẽ cho phép bạn tạo được kết nối thực sự và làm họ cởi mở hơn để khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Kết luận
Hài hước không phải là trò đùa khi nói đến content marketing.
Nó có thể rất mạnh mẽ và có khả năng giúp bạn chiếm được cảm tình của khán giả.
Thậm chí còn có bằng chứng chứng minh rằng sự hài hước có thể biến một công ty nhỏ, không có tên tuổi thành công trong ngành công nghiệp của mình, cho phép nó cạnh tranh với những gã khổng lồ có tên tuổi theo cách không thể tưởng tượng được.
Nhưng để tận dụng chiến thuật này, bạn cần làm một số bài tập và đưa ra một kế hoạch trò chơi cho phép bạn đạt được điểm đáng mơ ước.
Bằng cách tiếp cận đúng đắn, bạn có thể đạt được một số mục tiêu rất quan trọng, bao gồm xây dựng mối quan hệ có giá trị, nâng cao danh tiếng thương hiệu của bạn và tạo ra khối lượng khách hàng tiềm năng cao.