Bộ não xã hội của con người

“Con người là động vật xã hội (hay còn gọi là động vật có tập tính xã hội)” – Đó không phải là bí mật. Thành công của Twitter, Facebook và các hình thức truyền thông xã hội khác đã chứng tỏ được nhu cầu tương tác của con người chúng ta là lớn như thế nào.

Mặc dù giao tiếp xã hội rất cần thiết để hình thành nên sự trải nghiệm nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Trên thực tế, hầu hết mọi bộ phận trong bộ não con người đều phải làm việc để hình thành nên sự tương tác xã hội.

Nhận biết các tín hiệu xã hội

Bước đầu tiên trong tương tác xã hội là nhận thức được các tín hiệu xã hội quan trọng. Chúng ta lắng nghe những gì mọi người nói và cách họ nói, quan sát chi tiết từng chút một trên biểu hiện khuôn mặt hay chú ý đến cách người khác tiếp cận mình và nhăn mũi lại nếu ở gần ai đó có mùi khó chịu. Mỗi phản ứng này được điều khiển bởi một vùng chuyên biệt của não.

Ví dụ, Thuỳ Chẩm, nằm gần đáy não, chuyên tập trung vào việc nhận diện khuôn mặt. Vùng màu vàng ở thái dương (Superior Temporal Sulcus, STS) là nơi xuất phát các tín hiệu thị giác, cung cấp cho hệ thống tế bào gương), bên cạnh não, giúp chúng ta chú ý đến điểm mà người khác đang nhìn. Mỗi phần của vỏ não đều có nhiệm vụ riêng để quan sát các chuyển động cơ thể của người xung quanh. Một phần trong sự tiến hóa cổ xưa đã giúp kết nối các Củ não sinh tư trước (là trung tâm của những phản xạ định hướng ánh sáng, chi phối cử động của đầu mặt, thân, chi dưới ảnh hưởng của kích thích thị giác) nhằm giúp kiểm soát các thông tin hình ảnh cơ bản và hạch hạnh nhân (là 1 trong 2 nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người) để điều chỉnh cảm xúc mạnh mẽ của con người.

Bộ não cũng giúp chúng ta phát ra được tiếng nói. Hơn 90% con người có toàn bộ mạng lưới thần kinh dành cho ngôn ngữ nằm bên trái của não. Một mạng lưới tương tự nằm ở bên phải của bộ não, có nhiệm vụ để giải mã ngôn điệu, bao gồm các âm điệu bổ sung và cách mà người nói thêm vào nhiều lớp nghĩa khi diễn đạt một ý nào đó.

Cảm giác khi có sự chuyển tiếp thông tin đến thuỳ não, có thể tạo ra một phản ứng cảm xúc. Cảm giác về mùi được liên kết rất chặt chẽ với hệ viền, nơi quản lý các cảm giác và quy định về cảm xúc. Hầu như mọi giác quan chúng ta có đều có những cảm xúc độc nhất về cảm xúc, đặc biệt là khi xung quanh ta có nhiều người có cùng cảm xúc đó.

Sàng lọc thông tin

Bước cơ bản tiếp theo trong tương tác xã hội là quyết định xem tín hiệu xã hội này có quan trọng hay không. Những cấu trúc não cụ thể tạo sẽ ra một phản ứng cảm xúc ban đầu đối với các tác nhân xã hội xung quanh. Ngữ điệu trong giọng nói của một người nào đó tác động đến chúng ta hay không? Hay ánh nhìn của người khác có nghĩa gì, và chúng ta có phản ứng thái quá không?

Sâu bên trong não là hạch hạnh nhân, hạch này dường như đặc biệt tham gia vào việc chọn ra tín hiệu xã hội nào là quan trọng nhất trong số vô số tín hiệu đang diễn ra. Bạn có thể nghĩ về hạch hạnh nhân như thể bạn gắn một tín hiệu đang diễn ra với một giá trị cảm xúc. Những người có hạch hạnh nhân bị tổn thương thường khó có thể nhận ra khuôn mặt người khác đang biểu lộ nỗi lo sợ, và họ không nhìn vào mắt người khác để nhận biết cảm xúc.

Thuỳ đảo cũng rất quan trọng trong việc chỉ định các giá trị cảm xúc theo từng tác động khác nhau, chẳng hạn như quyết định biểu lộ cảm xúc như thế nào khi thấy cái gì đó kinh tởm. Điều này có thể rất quan trọng về mặt xã hội, vì thuỳ đảo có nhiệm vụ báo hiệu, ví dụ, thuỳ đảo cho ta cảm giác việc ngoáy mũi ở nơi công cộng là không phù hợp. Các tổn thương xảy ra cho vùng não này sẽ khiến người đó trở nên vô tâm với các tình huống không phù hợp. Trong bệnh sa sút trí tuệ trán-thái dương (frontotemporal dementia), ví dụ, thoái hóa thuỳ đảo có thể gây ra hành vi như không quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân.

Một khu vực được gọi là vỏ não trước, là nơi tạo ra các phản ứng để đáp trả lại các tình huống khác nhau. Vỏ não trước được kết nối với nhiều phần khác của não và là nơi cảm giác được chuyển thành hành động. Ví dụ, nếu thuỳ đảo phán xét rằng có gì đó kinh tởm, vỏ não trước sẽ chuyển thông tin đến các phần khác của não để khiến chúng ta phản ứng lại bằng cách nói ra chữ “gớm quá!”. Những người bị đột quỵ ở khu vực não này có thể có thái độ thờ ơ sâu sắc, thậm chí đến mức đột biến dị thường, nghĩa là họ chẳng có hứng vận động hay nói chuyện.

Vỏ não quỹ đạo ở phía dưới và phía trước của bộ não sẽ nhận ra được các tín hiệu xã hội nào là có ích cho mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ví dụ, những vùng này rất hay được kích thích khi bạn đang có một tình yêu lãng mạn. Điều này đặc biệt đúng với một khu vực nữa, được gọi là hạt nhân accumbens.

Vai trò của trải nghiệm

tâm lý giao tiếp

 

Hầu hết các cấu trúc mà chúng ta đã thảo luận từ nãy đến giờ được gọi là “hardwired”, là những cách thức và cấu trúc tương đối cổ, không thể dễ dàng mà thay đổi được. Tuy nhiên, neocortex (“neo” có nghĩa là “mới”) thì dễ thích nghi hơn. Phần mới này của bộ não là nơi chứa các trải nghiệm của chúng ta, cho phép chúng ta thay đổi cách chúng ta tương tác với người khác.

Các mẫu hành vi xã hội đúng đắn được giữ ở vỏ não trước trán giữa. Khu vực này không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi bạn sắp 20 tuổi. Chúng cho phép chúng ta có thời gian hình thành tính cách riêng của bản thân và chọn cách để phản ứng lại với các tương tác xã hội khác nhau. Vỏ não trước trán có thể tham gia đến việc nhận ra hậu quả của việc phá vỡ các quy tắc. Khu vực này có thể ít hoạt động hơn ở người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (sociopathic individuals).

Giải phẫu nghi thức xã giao

Ngay cả khi tất cả việc xử lý thông tin xã hội được thực hiện một cách chuẩn xác thì nó cũng chẳng khó hiểu gì nếu chúng ta phản ứng lại một việc gì đó theo cách ngại ngùng hoặc không thích hợp cả. Điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày là chúng ta cần cẩn thận hạn chế hành vi của mình và chọn cách hành xử tốt nhất. Nếu điều này không được thực hiện chính xác, xung đột có thể phát sinh. Hôn nhân có thể tan rã, giao dịch kinh doanh có thể sụp đổ, và tình bạn có thể kết thúc.

Con người có các tương tác xã hội phức tạp và nó được kiểm soát chủ yếu bởi phần vỏ não trước trán. Bộ phận này có thể kiểm soát và ghi đè các phản hồi ngay lập tức hơn, ví dụ như ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy rất tức giận hoặc bị xúc phạm nhưng vẫn có thể trả lời lại một cách duyên dáng.

Vỏ não trước trán ở chính giữa cho chúng ta biết cảm xúc mà chúng ta cảm nhận được. Những người bị tổn thương ở khu vực này thì họ không nhận biết được họ đang cảm thấy như thế nào. Kết quả là, họ phải trải qua một thời gian khó khăn để điều chỉnh hoặc kiểm soát cảm xúc của mình.

Thùy trán có vẻ tham gia nhiều hơn vào khả năng điều khiển cảm xúc được báo hiệu bởi

phần vỏ não giữa trước trán. Điều này cũng giúp chúng ta thích nghi với các tình huống mới. Ví dụ, đây là khu vực não giúp chúng ta vượt qua một suy nghĩ định kiến, ngay cả khi chúng ta được nuôi dưỡng trong một gia đình với đầy sự định kiến.

Mạng xã hội gốc

Theo một cách nào đó, bộ não sẽ phản ánh xã hội của chúng ta. Chúng ta và các tế bào thần kinh đều tồn tại trong các mạng lưới giao tiếp. Một tế bào thần kinh có thể trực tiếp chia sẻ thông tin với hàng trăm tế bào khác và gián tiếp liên lạc với hàng tỷ tế bào trong cơ thể. Bằng cách phối hợp tay và môi của chúng ta khi nói chuyện thì tín hiệu xuất hiện trong não của chúng ta sẽ giống như một điểm chuyển tiếp tín hiệu của điện thoại di động hoặc thể hiện sự ấm áp khi hai người đang nói chuyện mặt đối mặt. Sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trở thành sự giao tiếp giữa con người với nhau.

Levica lược dịch từ verywellhealth.com