Chiến lược TikTok Marketing cho Thương hiệu năm 2020

Bắt đầu như một ứng dụng chia sẻ video được xem là khá ổn ở Trung Quốc (tại đây được gọi là Douyin), TikTok đã bùng nổ tại thị trường nước Mỹ, trở thành ứng dụng hot nhất dành cho giới trẻ ở đây. Và như một lẽ dĩ nhiên, nơi nào có thu hút đông người tham gia thì không thể thiếu các nhà tiếp thị thương hiệu được. Nhưng TikTok không hoàn toàn là quảng cáo và cũng không phải là nền tảng tiếp thị trò chơi vì người dùng ứng dụng này rất sáng suốt, bất kể thứ gì không mang lại cho họ cảm giác “thật” đều sẽ không được quan tâm. Tuy nhiên, có một số ví dụ về sự thành công trong việc tiếp thị của các thương hiệu lớn trên nền tảng này. Vậy họ đã làm như thế nào để có thể thành công như thế? Và như thế nào là chiến lược TikTok Marketing?

Vậy chúng ta hãy bắt đầu bài hướng dẫn này ngay nào.

TikTok đã bắt đầu như thế nào?

Musical.ly (phát hành năm 2014) và TikTok (2016) đều là những ứng dụng tương tự nhau cho đến khi ByteDance mua Musical.ly và cả hai ứng dụng này được sát nhập lại với tên gọi chung là TikTok vào tháng 8 năm 2016. Kể từ đó, ứng dụng video thời lượng ngắn đã phát triển một cách rất nhanh chóng và đạt được hơn 1 tỉ lượt tải về trên toàn thế giới.

Nhiệm vụ của họ là “nắm bắt và cho mọi người thấy sự sáng tạo, kiến thức và những khoảnh khắc quý giá của cuộc sống trên khắp thế giới, trực tiếp thông qua điện thoại di động. TikTok cho phép mọi người trở thành nhà sáng tạo và khuyến khích người dùng chia sẻ đam mê và cách sáng tạo của họ thông qua các video.”

Những video dạng ngắn được tạo trong ứng dụng chủ yếu tập trung vào việc ca hát, nhảy hoặc các tiểu phẩm hài, nơi mà người dùng có thể sử dụng các bộ lọc, hiệu ứng, âm nhạc, các công cụ chỉnh sửa và nhiều thứ hơn nữa. Người dùng được khuyến khích tham gia vào các bài đăng ở chế độ xem, thường là bằng cách “trả lời (response)” video hoặc “song ca (duets)”, nơi mà người dùng về cơ bản sẽ sao chép video khác và tự chèn vào đó.

Những ai sử dụng ứng dụng này?

Ứng dụng này hiện nay đang rất đáng ngưỡng mộ khi có 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, trong đó có 26.5 triệu người ở Hoa Kỳ.

Về mặt nhân khẩu học, 60% người dùng hoạt động hàng tháng của Hoa Kỳ trong độ tuổi 16 đến 24. Có sự khác biệt nhẹ khi xét về mặt giới tính, cụ thể là 56% người dùng là nam trong khi số nữ giới là 44%. Và ứng dụng này được sử dụng phổ biến trên hệ điều hành Android hơn là iOS, điều này có thể là do mức độ phổ biến toàn cầu của hai hệ điều hành này.

Nguồn: Ape App Lab

Người dùng Tiktok tham gia rất tích cực, cụ thể họ dành trung bình 52 phút mỗi ngày cho ứng dụng này. 55% người dùng đăng tải video của riêng họ, và 68% người dùng xem video của những người khác.

Từ năm 2016, TikTok đã ghi nhận sự tăng trưởng theo cấp số nhân về số lượng người dùng. Nó đã vượt qua Snapchat chỉ sau một năm ra mắt và phát triển trở thành ứng dụng số một được tải xuống từ App Store và là ứng dụng số ba được tải xuống trên toàn thế giới.

Nguồn: MediaKix

Nếu bạn chỉ khám phá tiềm năng của TikTok với tư cách là một nhà tiếp thị thì vẫn chưa quá muộn. Trong khi một số thương hiệu lớn đã nhúng tay vào chiến lược này và cho chúng ta thấy các ví dụ thành công tiêu biểu thì vẫn còn nhiều chỗ cho sự đổi mới.

Chiến lược TikTok Marketing

Các sản phẩm quảng cáo cho đến nay vẫn còn khá mới. Họ đã tung ra một số hình ảnh hiển thị và video cho các thương hiệu muốn thử nghiệm thị trường hay tìm kiếm những sân chơi mới để tận dụng lại khả năng sáng tạo hiện có của họ.

Các Hashtag được tài trợ, Brand Takeovers, 3D/AR Lenses và nhãn dán cũng có sẵn cho các nhà tiếp thị. Trong khi các video này giống như mô phỏng lại các sản phẩm mà chúng ta đã thấy trên các trang mạng xã hội khác, thì sự tương tác của người dùng trên TikTok lại đạt đến một tầng giá trị khác. Ví dụ, một Tweet gồm một hashtag được tài trợ không đòi hỏi nhiều thời gian và sự đầu tư từ người sáng tạo, cũng như không làm mất nhiều thời gian của người dùng hay người xem. Điều tương tự như vậy đối với những lượt thích, lượt chia sẻ,…

Tuy nhiên, trên TikTok, để một người dùng tương tác với một thương hiệu đòi hỏi một sự đầu tư lớn hơn nhiều. Lên kế hoạch cho video, quay hình, chỉnh sửa và chia sẻ nó sẽ đòi hỏi thời gian của người tạo ra, chưa kể rằng họ có thể cần phải mua sản phẩm của thương hiệu đó trước khi quay để kết hợp chúng vào nội dung video của mình.

Do đó, các thương hiệu nên triển khai những chiến lược khác nhau để đo lường sự thành công của chiến dịch TikTok. Nhìn xa hơn, việc đạt các tiêu chuẩn truyền thông hay thậm chí là các mục tiêu dựa trên hiệu suất (như doanh số, lượt chuyển đổi), các KPI chính thực sự nên xem xét trong TikTok là độ nhận biết và sự tham gia của người hâm mộ. Mặc dù khó có thể xem như là doanh số trực tiếp, nhưng các yếu tố này sẽ đóng vai trò là chất xúc tác cho doanh thu cuối cùng của thương hiệu.

Ví dụ về các chiến dịch thành công

Chìa khóa để có một chiến dịch thành công là tìm cách để những người hâm mộ tương tác với thương hiệu hay sản phẩm của thương hiệu của bạn theo một cách tự nhiên nhất, nhưng cũng làm cho người dùng cảm thấy vui vẻ và sáng tạo. Tạo một thử thách là cách tuyệt vời để quảng bá nhận thức về thương hiệu của bạn và khuyến khích người dùng tham gia.

Chipotle đã truyền cảm hứng cho người dùng bằng cách tạo ra Thử thách #ChipotleLidFlip.

Tương tự có Water Bottle Flipping đã tạo ra những thử thách dễ dàng và có vẻ không logic khi cho phép những người tạo video châm chọc hay mỉa mai về “tài năng” của họ theo cách hài hước và sáng tạo. Chiến dịch này kéo dài 6 ngày và đã nhận về 104 triệu video và 110,000 lượt gửi.

Vượt lên trên các thách thức, nhiều thương hiệu cũng đã thành công trong việc cung cấp cho người sáng tạo nội dung một số loại video “mẫu” và để họ dùng nó một cách đầy sáng tạo.

Google đã chạy một chiến dịch hashtag được tài trợ là #HeyGoogleHelp, nơi người dùng tạo ra những video sử dụng Google Assistant (hay các sản phẩm khác của Google Voice). Và GUESS đã ra mắt sản phẩm thời trang đầu tiên trên TikTok với chiến dịch #InMyDenim. Chiến dịch này đã khuyến khích người dùng mặc denim của hãng này theo cách sáng tạo, thường là biến đổi diện mạo hay tư thế sau khi thay đổi bộ đồ cũ của họ thành chiếc áo khoác demin để tạo điểm nhấn cho video (thường là “I’m a Mess” của Bebe Rexha). Chiến dịch này cũng đã được hỗ trợ bởi những người có ảnh hưởng như @ourfire (5.2 triệu người theo dõi) và @operamericano (hơn 600 nghìn người theo dõi)

Trong khi các ví dụ trên đều có nguồn tài trợ, thì cũng có nhiều công ty đã tăng vọt về doanh số từ “tăng trưởng hữu cơ” (Organic). Marc Anthony True Professional đã nhận thấy có một sự tăng trưởng doanh số đột biến không thể giải thích được trên các sản phẩm “Strictly Curls” của họ. Sau khi điều tra sâu hơn, họ phát hiện rằng mình đã trở thành một meme của TikTok, nó được sử dụng chủ yếu bởi những người thuộc phái nữ. Những người này sẽ biểu diễn một đoạn video theo phong cách quảng cáo dầu gội trước hay sau khi dùng sản phẩm của thương hiệu này. Những video có gắn hashtag #strictlycurls đã đạt được hơn 4 triệu lượt xem, dẫn đến doanh thu tăng 60% trong dòng sản phẩm này.

Mặc dù những khoảng khắc với các thử thách khó (lightning in a bottle) không dễ để thực hiện lại, thì chúng cũng đã thể hiện rõ ràng khả năng thu hút người dùng TikTok để họ tham gia với thương hiệu hay sản phẩm của bạn theo những cách sáng tạo.

Điều gì làm cho Chiến dịch TikTok Marketing trở nên khác biệt

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa TikTok và các ứng dụng mạng xã hội khác là các hashtag phổ biến có xu hướng ủng hộ các thử thách, meme hay các định dạng lặp lại khác đang được người dùng quan tâm. Các sự kiện hiện tại được bỏ qua vì TikTok không phải là một nền tảng để thảo luận về những gì đang xảy ra trên thế giới. Nó là nơi để mọi người vui vẻ và sáng tạo mà không có sự căng thẳng của những tin tức 24/7.

Giống như hầu hết các chiến dịch hướng đến người ảnh hưởng, họ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người hâm mộ tham gia, nhưng các thương hiệu cũng cần một chiến lược cẩn thận để chọn những người có ảnh hưởng thực tế và phù hợp với thương hiệu. Vì người hâm mộ và các khán giả trẻ sẽ có xu hướng không thích tham gia vào một chiến dịch nào đó mang tính chất quá thương mại, các thương hiệu cần phải hết sức cẩn thận trong viêc lựa chọn đối tác trên TikTok.

Kết hợp Nội dung Thương hiệu

Khi các quảng cáo thông thường trở nên ngày càng dễ bị bỏ qua, có thể vì các trình chặn quảng cáo hay các “banner blindness” thì việc tìm ra cách để người dùng có thể tương tác thực với thương hiệu quan trọng hơn bao giờ hết. Dù những ví dụ trên khá là ngớ ngẩn, như việc để người dùng tạo ra các video của riêng họ ngay lúc họ cần mua sản phẩm và rất khó để dự đoán chính xác được ROI (Return on Investment – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu), thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị mà nó mang lại.

Trên hết, TikTok có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều cổng website hay các trang mạng xã hội khác. Nó có điểm mạnh trong việc thường xuyên tiếp cận với Gen Z. Khi các mối lo ngại về việc lạm dụng dữ liệu tăng lên, Gen Z dần chuyển sự quan tâm từ các trang mạng xã hội như Facebook sang các ứng dụng như TikTok hay SnapChat, những nơi ít thu thập dữ liệu người dùng hơn. Trong khi SnapChat vẫn đang vật lộn để cung cấp một ROI phù hợp cho các nhà quảng cáo của mình (các nhà xuất bản lại là một câu chuyện khác nữa), thì TikTok đã thể hiện những cách đầy hứa hẹn cho các thương hiệu để Gen Zer không chỉ xem các nội dung đến từ thương hiệu của họ mà còn suy nghĩ và nổ lực sáng tạo ra nội dung của riêng họ nữa.

Điều gì nên cẩn trọng trong chiến lược của bạn

Mặc dù việc cung cấp ít dữ liệu có thể là một điểm thu hút người dùng, nhưng nó cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu chính xác và hiệu quả cho các nhà quảng cáo. Google và Facebook là những ứng dụng dẫn đầu nổi bật trong lĩnh vực quảng cáo vì họ có thể tận dụng dữ liệu để chắc chắn rằng họ đang tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu theo quy mô lớn. Nếu không có dữ liệu này để dựa vào, bất cứ quảng cáo hình ảnh hay video nào về cơ bản cũng sẽ bị giảm về ROS (Return on Sales – Tỷ suất sinh lời trên doanh thu). Và do đó, muốn tác động lớn trên những platform này chỉ có thể dựa vào những người có ảnh hưởng lớn (influencer) hay chỉ là hy vọng của thương hiệu trong việc kết nối và được “viral”

Ngoài ra, có một số quan ngại về sự an toàn thương hiệu. Trong khi người dùng tận hưởng việc tự do tạo ra và đăng tải hầu như bất cứ thứ gì họ muốn, thì các thương hiệu cũng nên cẩn thận một chút về nội dung đang được quan tâm. Mặc dù TikTok cũng có một số chính sách, công cụ và tài nguyên để duy trì một “môi trường tích cực và lành mạnh trong cộng đồng”, nhưng sẽ vẫn có các nguy cơ trong những thứ luôn thay đổi dựa trên nội dung do người dùng tạo ra.

Chiến lược TikTok Marketing sắp tới

Miễn là TikTok vẫn còn đó thì nó sẽ đóng vai trò như là một nền tảng có giá trị cho các nghệ sĩ và những người biểu diễn. Ví dụ, Jimmy Fallon sử dụng TikTok để cộng tác với người xem của mình để tạo nội dung thường phát sóng trên Tonight Show. Và Lil Nas X sử dụng nền tảng này để kiểm tra cách biến bài hát “Old Town Road” của mình thành một meme, cuối cùng đẩy nó lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard. Tuy nhiên, không giống như thế giới của Google và Facebook, việc tích hợp thương hiệu không hề đơn giản và dễ dàng.

Nó đòi hỏi tính xác thực, sáng tạo và sẵn sàng để mọi người tương tác với thương hiệu của bạn theo cách họ thấy phù hợp (đừng quá nghiêm túc khi xem mình là một thương hiệu chắc chắn sẽ giúp ích cho thương hiệu của bạn). Điều quan trọng cần phải nhớ rằng TikTok là một cộng đồng, vì vậy bạn sẽ cần một chiến dịch dài hạn để tiếp tục hiện diện và tham gia. Chiến dịch một lần có thể sẽ không có tác dụng tương tự nếu như cộng đồng không xem bạn là “một trong số họ”. Và nó sẽ xuất hiện như việc thúc ép bán hàng thay vì thúc đẩy tính sáng tạo.

Bắt đầu với TikTok

Trước khi đưa ra chiến dịch đầu tiên của bạn trên TikTok thì có vài câu hỏi quan trọng mà một nhóm tiếp thị nên thảo luận trước khi bắt đầu:

  1. Người xem TikTok có vai trò quan trọng như thế nào đối với thương hiệu của bạn? TikTok chắc chắn là một đối tượng mới sáng chói trong lĩnh vực kĩ thuật số, nhưng hãy xem xét liệu sự đầu tư thời gian hay nguồn lực của bạn có thể nhận về kết quả xứng đáng hay không. Thành công ở đây sẽ yêu cầu sự tham gia nhất quán của cộng đồng.
  2. Bạn có cảm thấy thoải mái không khi giảm đi quyền kiếm soát thông điệp thương hiệu của bạn? Một lần nữa, tiềm năng lan truyền của TikTok đến từ việc thiết lập một template mới để mọi người tương tác với thương hiệu của bạn và để người sáng tạo tham gia theo cách của họ. Không giống như tiếp thị truyền thống rằng tất cả các thông điệp sẽ có trong tiếng nói thương hiệu của bạn, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi tạo một thử thách hay các chiến dịch khác.
  3. Người dùng đã tương tác với các sản phẩm của bạn theo những cách độc đáo nào? Mục tiêu của bạn cho những chiến dịch hay thử thách này là những nhà sáng tạo. Một thử thách hay chiến dịch thành công là mang cho họ một “mẫu” (template), nhưng để họ thể hiện sự sáng tạo của mình. Liệu họ có thể làm gì với sản phẩm của bạn và liệu họ sẽ sáng tạo được tới mức nào?
  4. Bạn dự định sử dụng những người có ảnh hưởng, và nếu vậy, liệu bạn có thể tìm bất cứ ai đủ nổi tiếng để tạo ảnh hưởng nhưng vẫn ở trong phạm vi thương hiệu của bạn không? Các cộng đồng TikTok thường tập trung vào những chủ đề cụ thể như hài kịch, âm nhạc, các trò đánh đố, đồ ăn, công nghệ,… Không trung thực sẽ làm hỏng chiến lược của bạn trong TikTok, cả cho thương hiệu lẫn người ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải lựa chọn đối tác thật cẩn thận.
  5. Làm thế nào để bạn đo lường được sự thành công cho những nỗ lực tiếp thị của mình trên TikTok? Mặc dù đây là một câu hỏi luôn được đặt ra cho các chiến lược tiếp thị, nhưng như đã thảo luận, các sản phẩm quảng cáo trên TikTok không hoàn toàn phù hợp với KPI quảng cáo tiêu chuẩn. Mặc dù có thể có giá trị để đo lường hiệu suất của bạn dựa vào điểm chuẩn của TikTok, thì các số liệu như người theo dõi hay những người tham gia thử thách có khả năng sẽ là chỉ số tốt hơn để cho chúng ta thấy sự gia tăng độ thu hút của thương hiệu (tất nhiên là cộng với sự gia tăng doanh số).

Cuối cùng, cách tốt nhất để học một cái gì đó là làm chúng. Tải xuống ứng dụng và duyệt qua một số video để cảm nhận về các loại nội dung đã được tạo ra. Tham gia cuộc trò chuyện bằng cách tìm một thử thách mà bạn nghĩ là thú vị hay hát nhép theo bài hát yêu thích của bạn.

Hiện tại, TikTok là một ứng dụng rất thú vị, không chỉ bởi vì sự bùng nổ về số lượng người dùng của họ mà bởi vì ở đây vẫn còn rất nhiều không gian cho các thương hiệu đổi mới và sáng tạo như người dùng TikTok.

Levica lược dịch từ nogood.io