Trong bài viết “Marketing mùa dịch Corona – Nên duy trì hay từ bỏ”, Levica đã lý giải cho bạn nguyên nhân cần duy trì marketing trong suốt thời kỳ dịch bệnh. Vậy một câu hỏi lớn đặt ra cho doanh nghiệp lúc này là: “Duy trì tiếp thị như thế nào để đạt hiệu quả?”. Bài viết sau sẽ đưa ra những phương án cụ thể giúp bạn trả lời thắc mắc này.
Để biết lý do tại sao nên duy trì hoạt động marketing trong thời kỳ dịch bệnh, mời bạn đọc thêm bài viết:
Marketing trong mùa dịch Corona – Duy trì hay từ bỏ?
1. Đẩy mạnh hoạt động digital marketing
Nỗi sợ hãi dịch bệnh khiến người dân hạn chế ra đường và có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn để mua sắm online, giải trí, xem video/tin tức,…
Một báo cáo từ Trung Quốc (nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19) thì trong khoảng thời gian dịch lây lan dữ dội, từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, 574 tài khoản phổ biến trên hai nền tảng video nổi tiếng là Douyin (phiên bản Trung Quốc của Tik Tok) và Kuaishou (một ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc, được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ Kuaishou) đã đạt được 100k-500k follower mới.
Trong khi đó, tại Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các trang thương mại điện tử đã tăng hơn 20% so với những tháng cuối năm 2019. Đặc biệt, một số trang mua sắm trực tuyến có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường. Ngoài ra, trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến khác như Youtube, Facebook,… cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của người dùng.
Với thực tế như vậy, doanh nghiệp cần biết điều chỉnh, kết hợp các kênh truyền thông một cách khéo léo để tiếp cận được lượng khách hàng tối đa. Dentsu Aegis Network (một công ty truyền thông tiếp thị kỹ thuật số và truyền thông đa quốc gia có trụ sở tại London, là công ty con thuộc Tập đoàn Dentsu Inc. – Nhật Bản) đã đưa ra đề xuất kế hoạch marketing trong thời điểm hiện tại như sau:
- Giảm thiểu/cắt bỏ các hoạt động quảng cáo ngoài nhà (Outdoor Advertising hay OOH – Out Of Home) tại trung tâm thương mại, sân bay, ga tàu, trên đường phố,…
- Đẩy mạnh các hoạt động digital marketing như: sản xuất video ngắn trên Tik Tok, tăng cường nội dung trên website, mạng xã hội, email marketing, thực hiện chiến lược SEO địa phương,…
- Duy trì hoạt động trên các ứng dụng OTT (ứng dụng cung cấp các dịch vụ gia tăng như âm thanh, tin nhắn, video,… trên nền tảng internet do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện mà không phải do các nhà cung cấp Internet (ISP) trực tiếp đưa đến) để kết nối, cung cấp tin tức cho người dùng.
Một ví dụ điển hình về việc thay đổi kênh truyền thông, bán hàng hiệu quả là công ty mỹ phẩm Lin Qingxuan ở Trung Quốc. Trong đại dịch, công ty này buộc phải đóng cửa 40% các cửa hàng. Nhưng sau đó, Lin Qingxuan đã nhanh chóng đưa cố vấn làm đẹp từ các cửa hàng trở thành hot blogger hoặc vlogger. Ngoài ra, công ty còn tận dụng các mạng xã hội như WeChat để thu hút phần lớn khách hàng trực tuyến. Kết quả, Lin Qingxuan vẫn đạt mức tăng trưởng 200% so với cùng kỳ năm trước.
2. Truyền thông nội bộ tốt để nâng cao sức mạnh thương hiệu
Việc truyền thông nội bộ (internal communications) tốt trong thời điểm hiện tại sẽ giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã có những hoạt động đối nội rất tốt như Apple. Vào ngày 29/01 vừa qua, khi dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc và có dấu hiệu lan rộng ra thế giới, hãng đã phát đi thông báo tiến hành kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày cho nhân viên của họ. Đây được coi là một động thái tích cực, thể hiện thái độ trân trọng nhân viên nên được dư luận đánh giá rất cao.
Dưới đây là một số hoạt động truyền thông nội bộ mà các thương hiệu đã thực hiện. Bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe nhân viên và nâng cao danh tiếng:
- Phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí, đo thân nhiệt mỗi ngày cho nhân viên
- Thường xuyên vệ sinh và diệt khuẩn, đặc biệt đối với các bề mặt tiếp xúc.
- Dán các bảng thông báo, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Thiết lập các vách ngăn giữa nhân viên để đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh.
- Xây dựng các khóa học dinh dưỡng và sức khỏe cho nhân viên.
- Tổ chức các cuộc thi nâng cao sức khỏe mùa dịch.
3. Thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động từ thiện
Bên cạnh truyền thông nội bộ, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là phương án marketing hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Dẫn đầu danh sách hoạt động vì xã hội trong mùa dịch có rất nhiều tên tuổi lớn đáng để chúng ta học hỏi như: Alibaba đã ra mắt một nền tảng tìm nguồn cung ứng B2B toàn cầu để kết nối trực tiếp các nhà cung cấp hàng hóa y tế với nhân viên y tế tuyến đầu; Hema thuê hơn 2000 nhân viên thất nghiệp từ các nhà hàng bị đóng cửa; Vingroup tài trợ 20 tỷ VND để chính phủ nghiên cứu và điều chế vaccine Covid-19;….
Dù không có tiềm lực kinh tế mạnh như những ông lớn kể trên, bạn cũng có thể thực hiện chiến dịch CSR theo những cách đơn giản và tiết kiệm hơn như: phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí; trích lợi nhuận bán hàng để ủng hộ cho công tác phòng chống Covid-19; tặng suất ăn miễn phí cho nhân viên y tế tuyến đầu;…. Các hoạt động như vậy sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của bạn được cộng đồng đánh giá tích cực hơn.
4. Xây dựng content marketing trung thực và nhân văn
Về bản chất, content marketing muốn hiệu quả cần tạo ra những nội dung giá trị và hữu ích cho người đọc. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng vì dịch bệnh như hiện nay thì tiếp thị nội dung càng phát huy rõ thế mạnh của mình.
Ở giai đoạn nhạy cảm này, bạn nên xây dựng content theo hướng sau:
- Chia sẻ những thông tin chính thống và hướng dẫn từ Bộ Y tế, chính phủ về dịch bệnh Corona. Từ những văn bản hướng dẫn này, bạn có thể biến tấu, khiến chúng trở nên sinh động hơn thông qua hình ảnh, video, âm nhạc,… để người xem dễ tiếp cận và tăng tính viral cho content.
- Tạo ra các nội dung vui vẻ, tích cực, mang tính cổ động, nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
- Xây dựng nội dung về những hoạt động người dùng có thể thực hiện khi cách ly xã hội. Các hoạt động này nên liên quan đến ngành nghề mà bạn kinh doanh (ví dụ: nếu bán sách, bạn có thể viết bài blog về những cuốn sách hay, độc giả nên đọc khi ở nhà).
- Content trên mạng xã hội nên dùng các hashtag liên quan đến dịch bệnh để mở rộng phạm vi tiếp cận, ví dụ như: #coronavirus, #covid19, #stayhome, #socialdistance,…
Host (mạng lưới của các bartender và nhà pha chế 5 sao) đã tạo ra email với nội dung hài hước, giúp người đọc cảm thấy tích cực và thoải mái hơn khi thực hiện cách ly xã hội vì dịch bệnh
————————————–
Google đăng tải trên Instagram infographic về các bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ người Hungary, Tiến sĩ Ignaz Semmelweis (người đầu tiên khám phá ra lợi ích y tế của việc rửa tay)
Lưu ý, cần cẩn trọng khi đưa ra thông điệp trong các nội dung tiếp thị. Nên tránh sử dụng những cụm từ nhạy cảm, cường điệu quá đà vì có thể gây hoang mang dư luận và thậm chí vi phạm chính sách của nhà nước.
Ví dụ, dịch vụ giao hàng online Be mới đây đã mắc một lỗi cực kỳ nghiêm trọng khi gửi tin nhắn quảng cáo với nội dung “Thành phố thất thủ, hàng vẫn giao vù vù”. Đây là một thông điệp khá nhạy cảm trong tình hình hiện tại. Sau khi tin nhắn được gửi đi, Be đã phải chính thức đăng thông báo xin lỗi trên trang chủ của mình.
Ở thời điểm khủng hoảng hiện tại, content cần phải đặt sự chuẩn xác và an toàn lên hàng đầu. Khi đã đạt được hai yếu tố này thì mới nên nghĩ đến việc sáng tạo.
Be đã mắc sai lầm trong thông báo quảng cáo của mình
——-
Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết để biết thêm các cách marketing hiệu quả thời dịch bệnh Covid-19:
9 tip để xây dựng chiến dịch marketing thời Corona hiệu quả (P2)
Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.
0 comments
Write a comment