Dù muốn bán hàng hay truyền thông tạo nhận biết, bạn cần tìm hiểu “tâm tư tình cảm” của khách hàng để chọn được những bước đi đúng đắn và sáng suốt nhất. Giữa muôn vàn dữ liệu về người dùng trên internet, làm sao để tổng hợp và “đọc vị” chính xác nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng (Customer Insight)? 6 công cụ thấu hiểu khách hàng dưới đây sẽ giúp bạn vẽ nên bức chân dung rõ nét về khách hàng của mình. Hãy cùng Levica khám phá nhé!
1. YouTube Analytics
Những báo cáo từ Youtube Analytics sẽ giúp bạn thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích về khán giả của mình cũng như thói quen xem video của họ như thế nào.
Để truy cập thông tin này, bạn hãy truy cập vào địa chỉ www.youtube.com/analytics, sau đó click vào báo cáo “Demographics” trong mục views Report. Khi đã hiểu rõ đối tượng khán giả của mình là ai, Customer Insight như thế nào, bạn sẽ có thể củng cố chiến lược tiếp thị nội dung để tạo nên nhiều video hấp dẫn, cá nhân hóa và thu hút được nhiều người xem hơn.
Nguồn: digitalmarketer.com
Ngoài ra, theo dõi báo cáo “Absolute Audience Retention” sẽ giúp bạn biết được số lượt view tính trên mỗi giây của video. Điều này cho biết nội dung của bạn thú vị đến mức nào và có đủ để thu hút khán giả hay không. Nếu tỷ lệ giữ chân của video cao thì vị thứ trong bảng xếp hạng tìm kiếm cũng sẽ cao và ngược lại.
Bạn cũng có thể tận dụng báo cáo “Absolute Audience Retention” để tăng số lượng người dùng vào website của mình bằng cách để một lời kêu gọi mọi người truy cập trang web của mình trong khoảng thời gian 10s trước khi video có lượt view “đạt đỉnh”.
2. Google Consumer Surveys
Google Consumer Surveys là một công cụ tuyệt vời không chỉ giúp bạn biết được số lượt views và tương tác của 1 video quảng cáo mà còn cung cấp tỷ lệ giữ chân người xem thông qua biểu đồ cụ thể và chi tiết.
Qua những báo cáo này, bạn sẽ biết được người dùng đang “say nắng” những nội dung nào và nội dung nào nhàm chán, từ đó xây dựng được các chiến dịch quảng bá bằng video hiệu quả nhất.
Không những thế, dựa vào Consumer Surveys bạn còn có thể phân tách người dùng thành nhiều nhóm khác nhau theo các tiêu chí: khu vực địa lý, độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… để xây dựng 1 bảng thông tin đầy đủ về Customer Insight .
Nguồn: masclicks.com.mx
3. Google Trends
Nếu đã đọc bài viết “5 công cụ giúp bạn sáng tạo nội dung” của Levica thì hẳn bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với Google Trends. Đây là một công cụ giúp bạn xác định được xu hướng của khách hàng. Nếu đang “bí” chủ đề content thì công cụ này sẽ hỗ trợ bạn “khai sáng” nên những ý tưởng trên cả tuyệt vời, đánh đúng tâm lý người dùng.
Nguồn: veganfoodandliving.com
Trên đây là một dữ liệu của Google Trends. Nó cho thấy người Australia quan tâm đến việc ăn chay trường nhiều hơn là các chế độ ăn kiêng khác. Từ xu hướng này, bạn có thể tạo nên những content có chủ đề phù hợp với thị trường Australia.
4. Google Analytics
Đây là công cụ thấu hiểu khách hàng được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi Google, cho phép bạn thống kê được lượng người dùng truy cập vào website của mình và hiệu suất của những trang web khác. Thông qua Google Analytics, bạn sẽ biết rất nhiều thông tin hữu ích như: lượt traffic; người dùng truy cập web bằng tablet, điện thoại hay laptop; họ truy cập trong bao lâu; họ tập trung ở khu vực địa lý nào, v.v
Nguồn: moz.com
Đặc biệt, công cụ này còn giúp bạn theo dõi các chuyển đổi trên trang web. Hãy thiết lập một danh sách các ULR mà khách hàng click vào khi mua hàng. Điều này sẽ cho phép bạn tìm ra bao nhiêu người chuyển đổi thành công, bao nhiêu người bỏ đơn hàng,… từ đó có những phân tích đánh giá và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị nội dung, quảng cáo phù hợp.
5. Social Mention
Đây là 1 công cụ rất hữu ích, miễn phí được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing. Social Mention đo lường và phân tích số liệu từ hơn 100 website cộng đồng khác nhau và cho ra số liệu của truyền thông trên mạng xã hội thông qua các chỉ số: Passion, Reach, Sentiment, Strength.
Nguồn: digitalmarketinginstitute.com
6. Facebook Audience Insight
Facebook Audience Insight giúp bạn có thể nắm bắt được những đặc điểm về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…), hành vi của 1 nhóm người dùng nào đó trên Facebook. Hoặc bạn cũng có thể dùng công cụ này để biết rõ hơn về những fan đã like trang của mình. Tất cả điều này giúp đem đến cái nhìn toàn cảnh, chính xác hơn về Customer Insight để bạn chạy quảng cáo Facebook đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: digitalmarketinginstitute.com
Tìm hiểu Customer Insight bên cạnh việc “tổn hao” nhiều công sức còn đòi hỏi trực giác và sự nhạy bén của người làm marketing. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu đúng hướng bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc và chính xác về hành vi, thói quen, sở thích của khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển được nhiều chiến lược tiếp thị nội dung, quảng cáo, bán hàng hiệu quả. Với 6 công cụ thấu hiểu khách hàng trên đây, Levica hy vọng bạn sẽ “đọc vị” khách hàng tốt hơn. Chúc bạn thành công!