Growth hacking là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, được tạm dịch là tăng trưởng đột phá. Growth Hacking bao gồm Growth và Hacking, nghĩa là việc áp dụng các phương thức mới để tăng nhanh (Growth) số lượng người dùng sản phẩm một cách đột phá (Hacking) (có thể từ con số rất thấp đến hàng triệu người dùng).
Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo, chi phí thấp để giúp các doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân họ.
Bạn đã bao giờ nghe đến các cụm từ như Fake It Hack, Exclusivity Hack, hay Aha Moment Hack chưa?
Đó là một số chiến lược bạn sẽ tìm được khi tra Google cụm từ “growth hacking.” Đừng lo lắng nếu bạn chưa nghe về chúng trước đây, bởi bạn chưa cần phải biết về chúng.
Điều duy nhất bạn cần biết ngay bây giờ là làm thế nào để tạo ra một quy trình có thể mở rộng và lặp lại, giúp bạn thực hiện, kiểm tra và học hỏi hiệu quả từ các phương pháp Growth Hack này. Đây cũng chính là những gì mà Brian Balfour – cựu Phó Giám đốc Phát triển HubSpot đã nói.
Theo như bài thuyết trình của Balfour, khi nói đến Growth Hack, đầu tiên hãy tập trung vào quy trình, sau đó mới đến chiến lược. Đơn giản là vì cách thức mà một công ty nào đó áp dụng thành công chưa chắc đã phù hợp với công ty của bạn. Mô hình kinh doanh của các bạn khác nhau, đối tượng của các bạn khác nhau, hành trình tìm kiếm khách hàng của các bạn cũng sẽ khác nhau.
Có hàng triệu chiến lược Growth Hacking mà bạn có thể tìm được, nhưng hầu như không có bài viết nào về cách tạo ra một hệ thống lặp lại để thử nghiệm ý tưởng của bạn. Bạn sẽ học được điều đó trong bài viết này.
Đầu tiên, chúng ta sẽ thảo luận về lý do tại sao bạn cần một quy trình và các tài liệu cần có để tạo ra nó. Cuối cùng, chúng ta sẽ phác thảo một hệ thống từng bước để thử nghiệm ý tưởng growth hacking của bạn.
Tại sao chúng ta phải tạo một quy trình?
Nhân lực + Quy trình = Growth Hacking
Nếu bạn đã có trong tay các nhân sự tốt, bạn cần phải cho họ quyền tự quản lý công việc cũng như các mục tiêu để họ phải có trách nhiệm với công việc mình làm.
Việc thiết lập một quy trình sẽ giúp bạn thiết lập một nhịp độ công việc, cho phép nhóm của bạn thực hiện hiệu quả các thử nghiệm và sau đó học hỏi từ các thử nghiệm đó. Khi chạy thử nghiệm càng nhiều, bạn sẽ có nhiều bài học hơn để ghi lại trong sổ tay thử nghiệm.
Vấn đề đặt ra là tại sao bạn phải ghi lại tất cả các bài học?
Điều gì sẽ xảy ra nếu một thành viên chủ chốt rời đi nhưng họ không ghi lại các thử nghiệm của họ? Như vậy, họ sẽ rời đi cùng những thông tin chủ chốt, và tất cả những thử nghiệm trước đó đều trở nên vô dụng.
7 bước để thiết lập quy trình Growth Hacking
1. Xác định mục tiêu và kết quả chính (OKRs)
OKRs là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp này giúp kết nối các mục tiêu của công ty, nhóm, các cá nhân với kết quả có thể đo lường được.
Mục tiêu
Bạn hy vọng đạt được điều gì?
Theo Google, các mục tiêu thường được người ta đặt ra một cách khá tham vọng. Nhưng thực ra, mục tiêu phải đủ chi tiết để bạn có thể dễ dàng biết liệu nó đã đạt được hay chưa. Dưới đây là một vài lời khuyên để thiết lập mục tiêu.
- Chọn từ ba đến năm mục tiêu.
- Tập trung cho những thành tựu mới.
- Làm cho mục tiêu đủ cụ thể và rõ ràng đủ để chúng ta biết được rằng liệu kết quả này có thể đạt được hay không.
Kết quả chính
Kết quả chính là những con số cụ thể, dựa trên các mục tiêu mà bạn đặt ra và cần đáp ứng trong một khoảng thời gian cụ thể. Dưới đây là một vài mẹo để chọn kết quả chính.
- Xác định ba kết quả then chốt cho mọi mục tiêu.
- Kết quả then chốt là các cột mốc có thể đo lường được.
- Mô tả kết quả, không phải hoạt động.
- Phải có bằng chứng bạn đạt được kết quả chính. Bằng chứng phải được truy cập 1 cách dễ dàng.
Ví dụ cho OKR
Dưới đây là ví dụ OKR của Uber:
2. Brainstorm ý tưởng
Tiếp theo, bạn cần phải suy nghĩ về tất cả các con đường có thể có để đạt được mục tiêu của mình. Nếu Uber muốn tăng 20% số lượng tài xế ở mỗi khu vực thì họ cần phải tìm cách đạt được kết quả này.
Uber có thể nghĩ ra ý tưởng bằng việc nghiên cứu cách các đối thủ cạnh tranh đang sở hữu nhiều tài xế hơn họ.
Một khi nghĩ ra được ý tưởng, nhóm triển khai có thể tiến hành đi sâu vào vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi như “tại sao”, “nếu …” và “về cái gì”
Nhóm triển khai có thể nghiên cứu bên ngoài ngành công nghiệp của họ và xem xét các thị trường khác đang tăng nguồn cung như thế nào, bởi vì càng có nhiều điểm quan sát thì bạn càng có nhiều ý tưởng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy chắc chắn rằng bạn đã thảo luận với các nhóm khác để xem những gì họ đang sở hữu có thể giúp ích cho bạn hay không.
Việc cần làm:Ghi lại những ý tưởng mà bạn đang có
Bạn sẽ không muốn mất bất kỳ ý tưởng nào của mình, vì vậy hãy đảm bảo ghi lại chúng ở một nơi an toàn. Bạn có thể sử dụng Trello hoặc bảng tính Excel.
3. Ưu tiên
Bây giờ, đã đến lúc quyết định những ý tưởng mà bạn sẽ tập trung vào và thử nghiệm. Ở đây có một vài yếu tố cần xem xét trong quá trình ưu tiên.
- Xác suất thử nghiệm nào sẽ hoạt động. Tỷ lệ thấp (20%), trung bình (50%) hay cao (80%)?
- Điều gì đóng vai trò tiềm năng có thể tác động? Điều này xuất phát từ giả thuyết của bạn và bạn nên tính đến các hiệu ứng lâu dài so với các sự kiện một lần.
- Điều này sẽ cần bao nhiêu tài nguyên (và gồm cái gì)? Bạn phải xem xét các nhóm mình sẽ cần – tiếp thị, thiết kế, kỹ thuật – và lượng thời gian được yêu cầu – một giờ, nửa ngày, một ngày, một tuần.
4. Thử nghiệm
Đây là nơi mà các tài liệu thử nghiệm (experiment doc) phát huy tác dụng.
Đầu tiên và quan trọng nhất, giả thuyết của bạn là gì? Đây là mẫu câu để đặt giả thuyết:
Nếu thành công, [biến] sẽ được gia tăng bởi [tác động], bởi vì [giả định].
Hãy đảm bảo chứng minh các giả định của bạn bằng định lượng (thử nghiệm trước đó, dữ liệu xung quanh, dữ liệu kênh), định tính (khảo sát, email hỗ trợ, kiểm tra người dùng, ghi âm) và thông tin thứ cấp (mạng, blog, quan sát đối thủ, nghiên cứu trường hợp).
Việc cần làm: Tạo một tài liệu thử nghiệm
Google Docs là công cụ rất tốt cho việc này bởi nó cho phép bạn dễ dàng chia sẻ và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Tài liệu thử nghiệm của bạn nên có thông tin sau:
- Mục tiêu: Tuyên bố định tính
- Thời gian: từ 30 đến 90 ngày.
- KR1: Mục tiêu 1 có thể đo lường được (đạt 90% thời gian)
- KR2: Mục tiêu 2 có thể đo lường được (đạt 50% thời gian)
- KR3: Mục tiêu 3 có thể đo lường được (đạt 10% thời gian)
5. Triển khai thực hiện
Thực hiện các thử nghiệm của bạn trong khoảng từ 30 đến 90 ngày và đo lường kết quả hàng tuần.
6. Phân tích
Bạn đã học được gì? Dưới đây là một vài câu hỏi để giúp bạn phân tích thử nghiệm của mình.
- Tác động của thử nghiệm này là gì?
- Dự đoán của bạn chính xác đến mức nào?
- Tại sao bạn có được kết quả này?
Khi trả lời xong những câu hỏi này, hãy ghi lại những phát hiện của bạn vào cuối tài liệu thử nghiệm để bạn có thể quay lại và xem xét trong tương lai.
7. Hệ thống hóa
Nếu thử nghiệm của bạn thành công, hãy ghi lại quy trình từng bước của bạn vào một cuốn sổ tay để bạn có thể biến điều này thành một quy trình hợp lý và mang tính lặp lại.
Ví dụ, Uber đã tạo ra một cuốn sổ tay ghi lại quá trình phá hoại thương hiệu Lyft (đối thủ cạnh tranh của Uber) và hãng này cũng có một cuốn sổ tay khác về quy trình ra mắt tại các thành phố mới.
Công cụ nào có thể giúp bạn?
Có rất nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để đơn giản hóa quy trình này.
GrowthHackers Projects
Với 9 đô la mỗi tháng, bạn có thể sử dụng GrowthHackers Projects của Sean Ellis, một hệ thống growth hack chính thức dưới dạng một ứng dụng web.
Một lợi ích tuyệt vời của các dự án của GrowthHackers là nó được kết nối với mạng lưới riêng, có nghĩa là bạn có thể lưu ý tưởng từ cộng đồng chỉ bằng một nút bấm.
Trello + Google Docs
Có rất nhiều mẫu growth hack Trello bạn có thể sao chép, ví dụ như:
Airtable
Airtable là một phần mềm bảng tính mới, đẹp mắt và rất gọn gàng. Click vào đây để xem một mẫu chiến lược growth hack tiêu biểu.
Asana
Nếu bạn đã sử dụng Asana, bạn có thể tạo một dự án khác và sử dụng cho các dự án growth hack. Templana thậm chí còn cung cấp một mẫu Asana với 40 chiến thuật growth hack để giúp bạn bắt đầu. Ngoài ra, Asana cũng có một vài mẫu miễn phí có thể giúp bạn.
Growth Hacking là nói về quá trình, không phải là chiến thuật
Trên đây là cách để có thể tạo ra 1 quy trình growth hacking, thứ sẽ giúp bạn vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh và đem lại doanh thu khổng lồ. Chúc bạn may mắn và thành công!
Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.
Levica lược dịch từ neilpatel.com