Instagram hiện là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất, nơi các thương hiệu trở nên nổi bật theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên không hề dễ dàng để một nhà tiếp thị có thể sáng tạo 24/7. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn cạn hết ý tưởng cho bài đăng trên Instagram?
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên nền tảng này khiến việc sản xuất nội dung độc đáo trở nên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao tìm cảm hứng từ những thương hiệu khác trước khi lập kế hoạch nội dung tiếp thị sẽ giúp ích cho bạn.
Trước khi bắt đầu tìm kiếm những gì cần đăng trên Instagram, dưới đây là 10 thương hiệu sáng tạo theo các cách riêng để nổi bật trên Instagram (dựa trên các xu hướng gần đây và các bài đăng thành công).
1. Misha Nonoo: Xây dựng chủ đề Instagram
Sự sáng tạo của bạn trên Instagram không nên chỉ giới hạn trong một bài đăng. Bài đăng theo chuyên đề có thể giúp bạn kể một câu chuyện hoặc tập trung vào một chủ đề rộng hơn thông qua một loạt các bài.
Bạn có thể tạo ra nhiều các bài đăng như một phần của chiến dịch để làm nổi bật thông điệp của mình. Hay thậm chí bạn có thể tập trung kể chuyện vượt ngoài mục đích chào hàng.
Những câu chuyện mang màu sắc chân thật với nội dung độc đáo giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật.Các chủ đề Instagram là sự liên kết phổ biến giữa nội dung và vẻ ngoài hấp dẫn. Bạn ắt hẳn đã chú ý đến các tài khoản phối hợp màu sắc hoặc đường viền từ bài này sang bài khác. Tính nhất quán đó làm cho bài đăng hấp dẫn hơn và tăng cơ hội thu hút người theo dõi mới.
Dưới đây là một ví dụ từ Misha Nonoo (Thương hiệu thiết kế thời trang). Họ đã chia sẻ hơn 180 bức ảnh để tạo ra một Story lớn hơn. Họ thậm chí còn yêu cầu những người theo dõi xoay thiết bị theo chiều ngang để có thể nhìn thấy toàn bức hình. Đây là một cách rất thông minh để khuyến khích những người theo dõi của bạn tiếp tục cuộn xuống để xem câu chuyện (Story) phát triển như thế nào. Ngay cả khi bạn không quan tâm trực tiếp đến nội dung Instagram của họ, cách này vẫn có thể thu hút sự chú ý của bạn đấy.
2. Canva: Chia sẻ những Story tương tác
Có hơn 500 triệu người dùng hoạt động trên Stories mỗi tháng trên Instagram. Chính những Stories này tạo ra một định dạng rất hấp dẫn và giúp thương hiệu của bạn thử các bài đăng sáng tạo hơn trên Instagram.
Có nhiều cơ hội để tạo các Stories tương tác trên Instagram, khuyến khích những người theo dõi tương tác với nội dung của bạn.
Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc thậm chí là một cuộc thăm dò.Tính năng hữu ích mà Stories sở hữu là bạn có thể thử nghiệm những ý tưởng bài đăng tự nhiên hơn trên Instagram.
Trường hợp Canva dưới đây muốn thu hút những người theo dõi bằng cách tạo ra một câu hỏi nhanh để kiểm tra “gu thiết kế” của họ.
Đây là cách thông minh để duy trì sự liên quan đến thương hiệu của họ, đồng thời khuyến khích những người theo dõi cảm thấy sáng tạo hơn.
Story đầu tiên Canva tạo một câu hỏi: Bạn có khiếu thẩm mỹ thiết kế?
Story thứ 2 Canva đưa ra: Hình nào dưới đây được đặt chính giữa trung tâm?
Story thứ 3: Canva đưa ra câu trả lời và lời giải thích.
3. HelloFresh: Tập trung vào sự tương tác chân thật
Instagram muốn chúng ta dừng mọi kỹ thuật tập trung vào nội dung câu kéo tương tác (Engagement bait). Thuật toán này là phần thưởng cho các bài đăng thấy được mức độ tương tác thực sự mà không nhất thiết phải câu kéo để có được.
Thử các ý tưởng bài đăng hấp dẫn hơn trên Instagram là cách hay để tạo không gian cho chiến lược của bạn. Điều này giúp tăng các lượt tương tác thường xuyên hơn với những người theo dõi.
Cho dù đó là một bài đăng trên bảng tin hay một câu chuyện (Story), các câu hỏi có thể làm cho sự hiện diện Instagram của bạn mang tính tương tác nhiều hơn.
4. Gap: Gắn các thẻ sản phẩm để cải thiện chuyển đổi
Instagram đã thêm nhiều tính năng hữu ích cho thương mại điện tử trong năm qua. Một trong những cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm thương hiệu của bạn là gắn các thẻ trong các bài đăng để mô tả chúng.
Bạn không chỉ gắn thẻ mọi người trên Instagram nhưng bạn cũng sử dụng các thẻ sản phẩm đưa bạn đến trang thanh toán (Check out page).
Bằng cách này, bạn có thể duy trì hình ảnh thu hút của mình trong khi tập trung vào việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.Những người theo dõi của bạn có thể trở thành khách hàng tốt nhất. Đồng thời thương hiệu của bạn có thể sử dụng Instagram cho việc nhận thức thương hiệu và chuyển đổi bán hàng.
Ở ví dụ dưới đây, Gap thường xuyên gắn thẻ vào bài đăng trên Instagram của họ để tạo cân bằng giữa nhận thức về thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
5. Starbucks: Thu hút người hâm mộ bằng nội dung do người dùng tạo ra
Lần tới khi bạn tìm kiếm ý tưởng nội dung trên Instagram, hãy nhớ rằng những người theo dõi có thể tạo ra một trung tâm sáng tạo thật ấn tượng cho thương hiệu của bạn đấy.
Instagram có thể giúp bạn xây dựng một cộng đồng quanh người hâm mộ của bạn với nội dung do người dùng tạo ra, dựa trên sản phẩm hoặc một chủ đề cụ thể.
Đó là một cách tuyệt vời để đưa ra những ý tưởng nội dung mới đồng thời củng cố mối quan hệ với những người theo dõi, những người cảm thấy là một phần của thương hiệu bạn.
Một xu hướng gần đây là chia sẻ các tweet trong bài đăng trên Instagram của bạn theo cách sáng tạo hơn. Nhiều thương hiệu đã chia sẻ những bài đăng như vậy. Trong đó, Starbucks đã quyết định kết hợp quảng bá sản phẩm với nội dung do người dùng tạo ra.
Đây là một cách rất sáng tạo để thu hút người hâm mộ của bạn và có được các tweet của họ xuất hiện trên bảng tin Instagram, trong khi bạn vẫn duy trì sức hấp dẫn sáng tạo của mình.
6. Burger King: Thử nghiệm với trò chơi điện tử
Mọi người đều thích trò chơi thú vị – “Game hóa” (gamification) trong nội dung. Họ thích dành thời gian cho một cái gì đó khác biệt với các bài đăng khác trên Instagram. Do đó thương hiệu có thể nhận thấy lượt tương tác và mức độ chú ý gia tăng khi thử nghiệm nhiều ý tưởng tương tác hơn.
Ở ví dụ dưới đây, Burger King đã cho thấy một cách tuyệt vời việc đưa “game hóa” trên Story Instagram của họ để giúp cho nội dung được lan truyền (Viral).“Câu chuyện đặt hàng” (Stories Ordering) cho phép mọi người tùy chỉnh đơn đặt hàng của mình thông qua stories. Cuối cùng họ có thể nhận được một phiếu mua hàng miễn phí để thưởng thức bánh burger. Kết quả rất ấn tượng và ý tưởng sáng tạo này đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tư duy đột phá để thành công trên mạng xã hội.
Tham khảo chiến dịch “Câu chuyện Đặt hàng” thành công của Burger King:
7. SproutSocial: Đằng sau hậu trường
Ý tưởng nội dung trên Instagram của bạn không nên trông quá tuyệt đến nỗi không thực. Các bài đăng chân thật nói về trải nghiệm “đằng sau hậu trường” có thể cải thiện niềm tin giữa những người theo dõi và thương hiệu của bạn.
Nó cũng giúp người theo dõi của bạn dễ dàng nhìn thấy những con người đằng sau thương hiệu hoặc thậm chí là quá trình xây dựng sản phẩm hoặc chuẩn bị một sự kiện.
8. Mailchimp: Thể hiện tính cách thương hiệu của bạn
Một trong những ý tưởng sáng tạo nhất cho bài đăng trên Instagram là xây dựng tính cách riêng để nội dung đăng tải được nổi bật. Trọng tâm của bài viết của bạn có thể là thương hiệu của riêng bạn mà không cần quảng bá trực tiếp các dịch vụ.
Mailchimp là một ví dụ tuyệt vời về bài đăng sáng tạo trên Instagram. Bài đăng của họ được thiết kế tốt, hài hước và thông minh, và họ vẫn có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách kín đáo hơn.
9. Casper: Làm cho việc lướt qua hấp dẫn với nhiều hình ảnh
Chia sẻ nhiều hình ảnh trong một bài đăng giúp bạn kể một câu chuyện từ ảnh này sang ảnh khác.
Bạn có thể sử dụng một bài đăng “băng chuyền” để quảng bá sản phẩm của mình, làm nổi bật công việc bạn như một phần trong chiến dịch cụ thể, hoặc thậm chí để tương tác với người theo dõi trong một bài đăng thú vị.Đây là một ví dụ từ Casper (chuyên bán các sản phẩm để ngủ) và ý tưởng của họ là chia sẻ nhiều hình ảnh để nội dung đăng tải được nổi bật.
Bài học chúng ta có thể học được từ họ là ý tưởng bài đăng trên Instagram không phải quá phức tạp để thể hiện tốt. Đôi khi sự đơn giản cùng với nội dung dí dỏm có thể dẫn đến các lượt tương tác cao.
10. NatGeo: Thử nghiệm nội dung dài
Instagram có thể là một nền tảng hình ảnh nhưng bạn không cần phải tập trung vào khía cạnh hình ảnh để trở nên nổi bật.Một hình ảnh có thể đáng giá cả ngàn từ. Nhưng hãy tưởng tượng nếu bạn có thể làm cho bài đăng của mình ấn tượng hơn với văn bản phù hợp.
Các chú thích (Caption) dạng dài có thể giúp bạn thêm nhiều ngữ cảnh vào hình ảnh và video. Nhiều thương hiệu sử dụng chúng để kể câu chuyện chân thật hoặc đưa ra thông báo quan trọng.
Ở ví dụ dưới đây, National Geographic là một trong những tài khoản Instagram phổ biến nhất. Các bức ảnh của họ rất ấn tượng nhưng họ cũng có xu hướng chia sẻ chú thích dài hơn để kể những câu chuyện thú vị.
Mọi người kết nối với một câu chuyện ở cấp độ sâu hơn, một khi họ thấy một hình ảnh có tác động mạnh kèm theo các chi tiết bổ sung. Tập trung vào nội dung dài hơn có thể là một chiến lược rất hấp dẫn cho tài khoản trên Instagram của bạn. Và giúp công việc, dự án của bạn trở nên nổi bật theo cách truyền cảm hứng nhất.
Bạn không nhất thiết phải tạo chú thích dài trong mỗi bài đăng, do đó hãy đảm bảo bạn tìm thấy sự cân bằng giữa các bài đăng trên Instagram của mình.
Kết luận
Luôn có một cơ hội mới để sáng tạo hơn trên Instagram. Sức hấp dẫn trực quan của nền tảng này thúc đẩy chúng ta thử nghiệm những ý tưởng mới.
Cho dù bạn sử dụng Instagram để nhận biết thương hiệu, xây dựng cộng đồng hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi, các ý tưởng bài đăng được đề xuất trên có thể giúp bạn cải thiện thành công của mình.
Khi thuật toán Instagram ngày càng phát triển, duy trì chất lượng hình ảnh trong khi thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo mới là rất hữu ích. Việc yêu cầu các lượt thích và sử dụng “nội dung câu kéo tương tác” sẽ không mang đến hiệu quả cao nữa. Nhưng tạo ra nội dung khiến cho việc tương tác trở nên dễ dàng và tự nhiên có thể là bí quyết thành công trong khi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo để đăng tải.
Suy cho cùng, khi nói về sự sáng tạo, mọi người mong đợi từ các thương hiệu sẽ thúc đẩy giới hạn của họ. Instagram có thể là công cụ hoàn hảo để làm điều này đấy.
Vậy các ý tưởng yêu thích nào của bạn để sáng tạo hơn? Hãy chia sẻ ý tưởng của bạn với Levica trong bình luận dưới đây.
Levica lược dịch từ clickz.com