Tag: chiến lược content marketing năm 2019

Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng của chuyên gia digital marketing (P1)

Định nghĩa về nhắm mục tiêu theo đối tượng chính xác là những gì bạn đang mong đợi. Đó là cách sử dụng dữ liệu để phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học hoặc theo sở thích để tìm ra “chén thánh” của tiếp thị số, nghĩa là đúng người trên đúng thiết bị vào đúng thời điểm.

Với nhắm mục tiêu theo đối tượng, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với người tiêu dùng, những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bằng các tin nhắn liên quan. Điều đó cũng sẽ làm giảm chi phí vào các quảng cáo không được người xem quan tâm và giúp chuyển khách hàng tiềm năng xuống phễu.

Và nó mang lại kết quả. Theo Tammy Duggan-Herd, giám đốc tiếp thị của công ty tiếp thị kỹ thuật số Campaign Creators, lấy ví dụ, sau khi chuyển sang một chiến lược nội dung với nhắm mục tiêu theo đối tượng trong năm 2016, công ty của cô đã tăng 744% lưu lượng truy cập tự nhiên chỉ trong vòng 12 tháng.

Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu tốt hơn cho khách hàng tiềm năng của mình, và không muốn lãng phí để quảng cáo cho những người sẽ không thay đổi thì bạn đã đến đúng nơi. Hôm nay, Levica sẽ hướng dẫn bạn thông qua 8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng đã được thử và áp dụng tốt với sự công nhân của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số.

Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần phải có số liệu…

Quản lý dữ liệu là chìa khóa để nhắm mục tiêu theo đối tượng

Heather Jackson, quản lý bán hàng và tiếp thị tại công ty quảng cáo kỹ thuật số JAC Advertising Consultants đã chỉ ra các nền tảng quản lý dữ liệu như Lotame và Neustar đã theo dõi hành vi của người tiêu dùng trực tuyến bằng cookie.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

“Dựa trên hành vi trực tuyến của họ … những người tổng hợp có thể giải mã được nhân khẩu học, sở thích và ưu tiên của từng người với độ chính xác cực cao”. Cô ấy chia sẻ. “Những gã khổng lồ Marketing như Facebook và Google đã sử dụng dữ liệu này để xác định chính xác đối tượng cho khách hàng của họ.”

Có một lưu ý đến từ Stephen Yu, giám đốc sản phẩm của nền tảng tự động hóa tiếp thị dự đoán Buyer Genomics đã nói rằng, các chiến dịch đa nền tảng/kênh có thể mang lại kết quả đáng thất vọng vì “nhắm mục tiêu theo định nghĩa phải lấy cá nhân làm trung tâm, không phải là kênh hay sản phẩm là trung tâm.”

Thay vào đó, ông ấy nói rằng hãy bắt đầu với mục tiêu cá nhân, bao gồm nhân khẩu học, hành vi trực tuyến, lịch sử mua hàng, lịch sử mua lại và sự trung thành với sản phẩm.

Ông Yu còn bổ sung rằng “Tất cả những thông tin này nên được thu thập thông qua mỗi kênh tham gia và dữ liệu kết quả thu về phải được tổng hợp xoay quanh mục tiêu cá nhân trước. Sau đó, những nhà tiếp thị có thể quyết định nhắm mục tiêu vào ai dựa vào hồ sơ dữ liệu, phân khúc và các cơ chế nhắm mục tiêu dựa vào mô hình khác.

Một khi bạn đã tìm được đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về các kênh.

Ông Yu nói rằng “Có quá nhiều các tổ chức kết hợp tối ưu hóa kênh và tối ưu hóa mục tiêu. Nhưng họ không hiểu rằng cả hai hoạt động đều cần những nỗ lực lớn để được thực hiện tốt. Tối ưu hóa kênh để xác định hướng đầu tư tiếp thị và tối ưu hóa mục tiêu để xác định ai sẽ là mục tiêu được nhắm tới.

Nhưng như thế chưa đủ! Cynthia Kazanis, nhà phân tích tiếp thị kỹ thuật số tại phòng tiếp thị của Pure Visibility cho biết “Định nghĩa nhắm mục tiêu theo đối tượng nên được tinh chỉnh thường xuyên vì trên cơ bản, bạn đang kiểm định giả thuyết”. Bà còn nói thêm “Đặc biệt trong tiếp thị kỹ thuật số, bạn không bao giờ được nghĩ rằng thứ gì đó được bạn tạo ra sẽ tồn tại vĩnh viễn hay đã quá hoàn thiện, bởi vì khi có suy nghĩ đó, bạn sẽ mất đi lợi thế của sự nhanh nhẹn trong nền tảng của mình.”

Thay vào đó, hãy tiếp tục đặt các câu hỏi về nhắm mục tiêu theo đối tượng:

  • Chúng ta có tiếp cận đúng đối tượng mà chúng ta muốn hay không?
  • Nếu không thì chúng ta đang tiếp cận ai?
  • Đối tượng được nhắm đến có phản hồi theo cách chúng ta muốn hay không?
  • Có một đối tượng tương tự nào mà mục tiêu có thể giúp chúng ta tìm thấy hay không?

Tâm lý học

Về phần của mình, Tim Brown – Giám đốc tiếp thị chuyên sâu tại chi nhánh tiếp thị Pacific Digital Group đã khuyến nghị sử dụng tâm lý học, thứ có giá trị, sức lôi cuốn và là động lực tốt hơn so với nhân khẩu học trong việc xác định mục tiêu để nhắm tới.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

Bạn có thể khám phá tâm lý học bằng cách sử dụng các công cụ phân tích xã hội để tìm kiếm cơ sở để theo dõi các thuộc tính, sau đó bạn có thể dựa vào đó để tạo ra nội dung về lối sống, ưu tiên và thái độ của họ.

Khi bạn đã xác định được cách để thu thập, theo dõi và quản lý dữ liệu của mình, bạn có thể bắt đầu tập trung vào việc nhắm mục tiêu theo đối tượng.

Chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng từ các chuyên gia

Bây giờ, bạn hãy đọc phần dưới đây của bài đăng để có một cái nhìn sâu hơn về tám chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng đã được các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số sử dụng nhiều lần.

1. Mở rộng phạm vi tiếp cận với đối tượng trong thị trường của Google

Dale Broadhead – người sáng lập PPC và CRO chi nhánh Conversion Hut – đã bày tỏ sự yêu thích mãnh liệt của mình với các chiến dịch hiển thị của Google Ads, đặc biệt là việc nhắm mục tiêu vào một đối tượng mà doanh nghiệp của ông chưa bao giờ nghe thấy trước đó. Trên thực tế, tính năng nhắm mục tiêu theo đối tượng trong thị trường của Google cho phép bạn nhắm đến các người tiêu dùng đang tìm hiểu về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

Ông ấy đã nói rằng: “Chúng tôi sử dụng một bản báo cáo không được biết đến nhiều từ các báo cáo Google Analytics của chúng tôi để tìm Danh mục có liên quan (Affinity Categories) và Phân khúc thị trường (In-Market Segments) có hiệu suất cao nhất. Khi chúng tôi có thông tin mình cần, chúng tôi có thể xây dựng những nhóm quảng cáo khác nhau xung quanh từng đối tượng và tạo nên hệ thống những tin nhắn tự động phù hợp với họ. Vì bạn quyết định dựa vào dữ liệu thực tế, nên việc này thực sự rất hiệu quả. Chúng tôi đang tìm kiếm những đối tượng nào là khách hàng tối nhất. Sau đó chúng tôi sẽ mở rộng ra và cố gắng tìm nhiều đối tượng như vậy hơn.”

 

Loại chiến dịch

 

Kiểu đối tượng

 

Hiển thị

o   Đối tượng chung sở thích, Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh: Tiếp cận người dùng dựa trên những gì họ đam mê và thói quen của họ.

o   Đối tượng có mục đích tùy chỉnh, Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

 

Tìm kiếm

o   Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối sánh khách hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào hoạt động của họ.

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

 

Video

o   Đối tượng chung sở thích, Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh: Tiếp cận người dùng dựa trên những gì họ đam mê và thói quen của họ.

o   Đối tượng có mục đích tùy chỉnh, Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối sánh khách hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào hoạt động của họ.

 

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

Tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng của Google

Giám đốc tiếp thị nội dung tại nền tảng đánh giá Goodfirms đã đồng ý rằng:

“Các đối tượng trong thị trường là những người đã ra ngoài đó, tìm hiểu, đọc, chuẩn bị hoặc thậm chí lên kế hoạch để mua một sản phẩm hay dịch vụ chứ không chỉ bị hấp dẫn bởi thương hiệu của bạn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Với lịch sử tìm kiếm, hoạt động từ khóa và hành vi duyệt web của người dùng, Máy học (Machine learning) có thể dự đoán một người dùng đang hứng thú với cái gì và khi nào thì người đó sẵn sàng để chuyển đổi một cách có hiệu quả… Theo một cách lý tưởng hóa thì việc nhắm mục tiêu trên thị trường có mục đích là mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn với các khách hàng có tỉ lệ mua cao và có được một chiến dịch thu hút khách hàng thực tế.”

2. Tiếp thị lại với Google Ads

David Reischer – Giám đốc tiếp thị tại trang web tư vấn pháp lý LegalAdvice.com – đã nói rất nhiều về nhắm mục tiêu theo đối tượng trong Google Ads như sau:

“Trong ứng dụng Google Ads Editor, một nhà tiếp thị có thể tải xuống, xem và xác định đối tượng hiện có. Dựa vào loại chiến lược, chúng tôi có thể nhắm mục tiêu trong danh sách tiếp thị lại, danh sách kết hợp tùy chỉnh, các sự kiện trong đời và danh mục sở thích. Nó thực sự là một công cụ đáng kinh ngạc. Google Ads cũng cho phép một nhà tiếp thị thực hiện nhiều thử nghiệm A/B và thiết lập “cụm quảng cáo” để so sánh xem chiến dịch nào hiệu quả nhất.”

Becky Livingston, Chủ tịch đồng thời cũng là CEO của Penheel Marketing – là một công ty tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ – cũng cho rằng việc tiếp thị lại như là một cách để giúp các thương hiệu kết nối với những người trước đây đã từng tương tác với trang web hoặc ứng dụng di động của bạn.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

Việc tạo ra danh sách tiếp thị lại đặc biệt hiệu quả cho việc nhắm mục tiêu theo những đối tượng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Xem tiếp phần 2 của bài viết để biết được các chiến lược nhắm mục tiêu còn lại:

8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số (P2)

Levica lược dịch từ wordstream.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 gợi ý để cải thiện chiến lược tiếp thị nội dung cho năm 2020

Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng đang có nhiều thay đổi. Theo đó, các phương thức quảng cáo truyền thống sẽ không còn phát huy tác dụng như trước đây nữa. Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng chiến lược tiếp thị nội dung của bạn không bị “lạc hậu” và vẫn hoạt động hiệu quả?

Sẽ có lúc bạn cần điều chỉnh kế hoạch của mình cho 12 tháng tới và bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo để suy nghĩ về việc đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 7 lời khuyên giúp bạn tìm ra những gì bạn cần cải thiện trong năm 2019.

1. Hiểu đúng những điều cơ bản

Sẽ là một ý hay để bắt đầu năm mới bằng việc review lại chiến lược hiện tại của bạn. Chọn một thời gian thích hợp để họp team, cùng nhau thảo luận về những hoạt động hiệu quả trong năm 2019 và những gì cần cải thiện trong năm 2020.

Nhìn nhận kỹ hơn về chiến lược có thể giúp bạn hiểu ra liệu các kế hoạch này có còn phù hợp trong 12 tháng tới hay không. Bạn có thể phác thảo kế hoạch của mình để dễ dàng trình bày chúng với các nhóm khác nhau.

Theo báo cáo gần đây của CMI, chỉ có 39% các nhà tiếp thị B2B ghi lại dữ liệu về chiến lược tiếp thị nội dung của họ. Điều này có nghĩa là phần đông các marketer vẫn chưa thể chứng minh kế hoạch tiếp thị nội dung của họ được thiết lập như thế nào để đem lại giá trị cho công ty.

Cách dễ dàng nhất để sửa đổi và cải thiện chiến lược tiếp thị nội dung mỗi năm là đầu tư thời gian vào việc ghi lại dữ kiện về kế hoạch tiếp thị nội dung. Một phân tích tổng quan đơn giản về chiến lược vẫn có thể giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về những việc mình đã làm.

2. Cải thiện chiến lược phân phối của bạn

Phân phối nội dung là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung. Một nội dung được đánh giá là hay khi và chỉ khi nó được hiển thị đúng đối tượng. Phân phối nội dung đang thay đổi và điều này yêu cầu các nhà tiếp thị dành nhiều thời gian hơn để tìm ra chiến lược phù hợp nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.

Hãy xem lại dữ liệu thống kê để tìm được các kênh hoạt động tốt nhất của bạn và khám phá thói quen của đối tượng trong việc tìm kiếm và xem nội dung. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời một số câu hỏi sau:

–          Những kênh nào là kênh hoạt động hiệu quả nhất?

–          Khách truy cập ghé thăm trang thông qua hành trình nào?

–          Người dùng có xu hướng sử dụng thiết bị nào để tìm kiếm và xem nội dung?

–          Khoảng thời gian nào là tốt nhất để tiếp cận khán giả?

–          Thông điệp nào được sử dụng tốt hơn khi quảng bá nội dung?

–          Tần suất lý tưởng cho việc quảng bá nội dung?

Những câu hỏi này có thể giúp bạn cập nhật chiến lược tiếp thị nội dung của mình và điều chỉnh nó theo nhu cầu khách hàng. Họ sẽ giúp bạn cải thiện chiến lược thông qua việc phân phối nội dung, đảm bảo rằng kế hoạch của bạn hiệu quả nhất có thể.

3. Tập trung vào kênh hoạt động tốt nhất của bạn

Tiếp thị nội dung đang thay đổi. Chúng ta không cần phải có mặt trên càng nhiều kênh càng tốt. Bạn cần tìm ra các kênh hoạt động tốt nhất để sử dụng chúng một cách chiến lược hơn. Tìm các kênh mà đối tượng mục tiêu của bạn dành nhiều thời gian nhất và đưa ra chiến lược để tiếp cận họ.

Vận dụng kinh nghiệm đã có của năm trước để dùng đúng kênh vào đúng thời điểm. Đừng ngại sử dụng một kênh mà bạn chưa hiểu nhiều về nó. Có thể tất cả các đối thủ của bạn đều sử dụng Twitter, nhưng không có nghĩa bạn cũng phải tham gia vào mạng xã hội này nếu nó không đem lại kết quả như mong muốn.

Hãy bắt đầu năm 2020 với cách tiếp cận chiến lược hơn và sử dụng nguồn lực của bạn cho các kênh hoạt động tốt nhất.

4. Thu hẹp đối tượng của bạn

Tiếp thị nội dung không nhất thiết là tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Kể cả khi bạn không nhắm đến một chiến dịch quy mô lớn để tăng độ nhận diện của mình, bạn vẫn có một đối tượng mục tiêu đã được định sẵn.

Trong tiếp thị hiện đại, chúng ta không hy vọng rằng ai đó sẽ chịu khó lắng nghe thông điệp của chúng ta bằng việc cố gắng nhồi nhét vào tai họ. Đã đến lúc đặt mục tiêu cụ thể hơn và có chiến thuật nội dung phù hợp để tăng tỷ lệ thành công cho quảng cáo của bạn.

Đừng sợ tập trung vào một đối tượng mục tiêu hẹp hơn nếu điều này giúp bạn cải thiện tỷ lệ tham gia hoặc chuyển đổi của mình.

Trong thực tế, thị trường ngách có thể là chìa khóa thành công của bạn. Nó chứng minh rằng bạn thực sự hiểu đối tượng của mình và sẽ giúp bạn gia tăng tỉ lệ ROI cho những nỗ lực tiếp thị nội dung của mình.

5. Đừng tạo nội dung chỉ bởi vì nó trông có vẻ hay ho

Việc đưa ra các ý tưởng nội dung mới hàng ngày là rất tốt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng có quá nhiều nội dung trên các kênh phân phối đến nỗi người dùng không đủ thời gian để tiêu thụ nó. Vì vậy, trước khi tạo nội dung tiếp theo, hãy nghĩ về các mục tiêu mà bạn muốn đạt được từ nó:

–          Nó có phù hợp với mục tiêu tiếp thị của bạn không?

–          Nó có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn không?

–          Nó có cung cấp những điều mới mẻ và hữu ích cho khán giả của bạn không?

Nhiều nhà tiếp thị đang dành nhiều thời gian hơn để cập nhật lại nội dung cũ thay vì tạo nội dung mới. Cập nhật những nội dung hoạt động tốt nhất của bạn là một cách để duy trì một chiến lược SEO hiệu quả

Nếu bạn đã có một bài đăng blog rất thành công vào đầu năm 2019, bạn có thể xem lại mức độ liên quan của nó cho năm 2020 và cập nhật nó khi cần thiết. Bằng cách này, bạn vừa duy trì vị trí SEO tốt, lại vừa có thể thêm nó vào lịch trình quảng bá nội dung mới.

Các nội dung cũ vẫn cần thời gian để được cập nhật thường xuyên, cho nên hãy coi nó như một phần trong chiến lược của bạn thay vì chỉ tạo ra nội dung mới.

6. Dành thời gian và ngân sách để thử nghiệm

Thật tuyệt vời khi sử dụng hầu hết thời gian để tập trung vào các kênh hoạt động tốt nhất, tuy nhiên việc bạn dùng một phần nhỏ thời gian và ngân sách để thử nghiệm các ý tưởng mới vẫn sẽ đem lại những kết quả hữu ích.

Hãy tìm các kênh phân phối mới nổi và các chiến thuật quảng cáo xu hướng để bắt đầu thử nghiệm chúng. Chắc chắn bạn sẽ thu được những bài học kinh nghiệm và có thể nó sẽ mở ra một cơ hội lớn để bắt kịp và dẫn đầu sự thay đổi của công nghệ làm ảnh hưởng đến marketing.

Bạn có thể tiến hành thử nghiệm công nghệ giọng nói, AI, Snapchat hay bất cứ thứ gì khác mà bạn nghĩ rằng nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

7. Đặt khán giả của bạn lên hàng đầu

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị nội dung của bạn vẫn sẽ thành công trong 12 tháng tới là tiếp tục lắng nghe nhu cầu của khách hàng.

Nếu đối tượng hoặc mục tiêu của bạn thay đổi trong 12 tháng vừa rồi, thì bạn cần phản ánh những thay đổi này trên chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn các dữ liệu để hiểu thêm hành vi khách hàng và những gì họ cần từ bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình đã hiểu rất rõ khách hàng của mình, tuy nhiên sẽ có lúc bạn phải ngạc nhiên. Bạn phải luôn quan sát và chú ý đến những sự thay đổi trong hành vi khách hàng, liệu nó có liên quan đến các công nghệ mới, sản phẩm mới hay thậm chí là thói quen mới hay không.

Tóm lại, cách tốt nhất để bắt đầu là review lại các chiến thuật tiếp thị nội dung mà bạn đã sử dụng vào năm 2019, cùng team phân tích các chiến dịch trong quá khứ, kể cả những thành công và những điểm cần cải thiện. Tiếp theo, hãy tìm các kênh hoạt động tốt nhất và điều chỉnh chiến lược của bạn theo hướng dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Cuối cùng, không bao giờ ngừng lắng nghe khách hàng và luôn linh hoạt để giải quyết mọi sự thay đổi trong thói quen của họ.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar