Tag: đối thủ cạnh tranh

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Content marketing: Chiến lược học hỏi từ đối thủ cạnh tranh

Trong quá trình xây dựng chiến lược content marketing, dù đối thủ cạnh tranh đang thành công hay thất bại, bạn vẫn cần biết lý do tại sao và học hỏi từ đó để vượt qua họ.

Những vận động viên giỏi nhất luôn dành nhiều giờ liền để nghiên cứu về các trận đấu trước đó của đối thủ, bởi họ hiểu được tầm quan trọng của việc học hỏi từ đối thủ.

Theo doanh nhân Syed Balkhi – nhà đồng sáng lập các nền tảng trực tuyến WPBeginner, OptinMonster và WPForms, những doanh nhân thông minh cũng áp dụng sách lược này.

“Khi bạn khởi sự một doanh nghiệp và cố gắng thu hút khách hàng tiềm năng, hãy học hỏi từ các đối thủ. Họ sẽ trở thành những “thầy giáo” tuyệt vời nhất. Để công ty vượt trội hơn đối thủ, bạn cũng phải học những chiến lược mà họ sử dụng. Nhờ đó, bạn sẽ làm tốt hơn họ và giành được khách hàng”, ông cho biết trong một bài viết trên Entrepreneur.

Trong lĩnh vực content marketing nói riêng và kinh doanh trực tuyến nói chung, các doanh nhân có thể bắt đầu quá trình này bằng cách thực hiện một số phân tích về đối thủ của mình. Dưới đây là 6 cách hiệu quả để phân tích đối thủ cạnh tranh, theo Syed Balkhi:

1. Học từ các website và các kênh truyền thông xã hội của đối thủ

Hãy bắt đầu phân tích đối thủ bằng cách tiếp cận sâu hơn để hiểu về những thứ họ đang thực hiện tốt và những điều còn cần cải thiện. Đừng ngần ngại áp dụng những ý tưởng của họ và phát triển chúng cho phù hợp với công ty bạn.

Hãy đảm bảo rằng danh sách các đối thủ cạnh tranh của bạn phải cân bằng ở cả 2 nhóm: một nhóm là những đối thủ vượt trội hơn bạn, và nhóm còn lại là những người đang tụt lại phía sau bạn. Trên thực tế, bạn có thể học hỏi rất nhiều từ cả hai, về những điều cần làm và những điều nên tránh.

Vì vậy, hãy ghé thăm trang blog hoặc website của các công ty đối thủ. Hãy khám phá để hiểu những chiến lược của họ, rồi sau đó bắt đầu tổng hợp dữ liệu lại để trả lời các câu hỏi: Họ thường thực hiện những kiểu bài đăng nào? Họ đăng bài với mật độ như thế nào? Những bài đăng nào tạo ra nhiều phản hồi và được chia sẻ nhiều nhất?

2. Tìm những bài đăng thu hút nhiều độc giả nhất

Nếu bạn đang lên kế hoạch tạo ra một chiến lược content marketing vượt trội hơn đối thủ, chiến lược tốt nhất là phân tích các bài đăng của họ, và khám phá xem những bài nào thu hút nhất. Sau đó, bạn có thể tạo ra nội dung tương tự cho trang của công ty mình, và có được nhiều lượt tiếp cận hơn.

Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là để hiểu cách họ hoạt động và những chiến lược họ sử dụng. Đừng phạm sai lầm là đi theo dấu chân của họ và tạo ra những nội dung hoặc chiến lược marketing y hệt họ.

Hãy rút ra những bài học và áp dụng chúng vào chiến lược marketing của riêng bạn để phục vụ tốt hơn cho độc giả mục tiêu.

Nên tập trung vào việc tạo ra những nội dung chất lượng để thu hút độc giả, để rồi sau đó, các đối thủ sẽ phải bắt đầu phân tích và học hỏi từ bạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng công cụ Buzzsumo, cho phép bạn phân tích một website hoặc một trang blog để tìm ra những bài đăng nào và những kiểu chủ đề nào có thể mang đến lượt chia sẻ nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Để bắt đầu phân tích, bạn chỉ cần đơn giản là nhập URL của website đối thủ vào ô tìm kiếm. Sử dụng các kết quả phân tích của Buzzsumo, bạn có thể tạo ra một chiến lược nội dung hiệu quả hơn và độc đáo hơn.

Hãy lặp lại quá trình phân tích này đối với tất cả đối thủ cạnh tranh, nhờ đó bạn sẽ có được một danh sách những chủ đề hấp dẫn nhất để thực hiện nhằm thu hút thêm nhiều độc giả.

Xem thêm cách đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ tại đây.

3. Học cách tạo ra nhiều lượt truy cập

Bước tiếp theo là học cách mà các đối thủ thực hiện để tạo ra nhiều lượt truy cập cho website. Họ sử dụng những kênh nào để thu hút khách truy cập? Những nền tảng mạng xã hội nào tạo ra nhiều lượt truy cập nhất cho blog của họ?

Trong trường hợp này, SimilarWeb là một công cụ tuyệt vời để khám phá. Dùng SimilarWeb, bạn có thể biết được rõ hơn về nguồn truy cập phổ biến nhất của một website.

Trên trang kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy một phần hiển thị các nguồn truy cập của website đối thủ, và có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra nội dung tốt hơn, nhắm đến những kênh truyền thông xã hội nhất định cũng như nhiều kênh truy cập khác.

4. Phân tích sở thích độc giả và sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Tất cả chúng ta đều có đối thủ, nghĩa là những đối thủ của chúng ta cũng có những đối thủ của họ. Và trên thực tế, bạn có thể học được rất nhiều thứ từ việc phân tích sự cạnh tranh giữa những đối thủ với nhau.

Để làm được điều này, bạn chỉ cần tìm kiếm một website trên SimilarWeb, sau đó kéo xuống phía dưới trong phần kết quả tìm kiếm. Bạn sẽ thấy một phần hiển thị danh sách các đối thủ cạnh tranh của website đó. Bấm vào đường dẫn để xem các phân tích cụ thể và xem cách mà website đang làm để cạnh tranh với những đối thủ khác.

SimilarWeb còn giúp bạn hiểu được độc giả mục tiêu của mình thích kiểu chủ đề và website nào. Nhấp vào tab “Audience” để thấy được các mục, website và chủ đề có thể thu hút được độc giả của đối thủ. Dựa vào các chủ đề này, bạn có thể tạo ra các bài đăng nhằm thu hút độc giả đang là người đọc của đối thủ.

5. Tìm hiểu các từ khóa hiệu quả

Trong quá trình nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ thấy rằng lưu lượng truy cập tự nhiên là nguồn truy cập lớn nhất của hầu hết mọi website. Lượng truy cập này có được là nhờ những nội dung tốt được tạo ra bằng cách nhắm đến những từ khóa cụ thể. Bạn có thể phân tích các đối thủ để tìm ra những từ khóa hiệu quả nhất mà họ sử dụng.

Bạn có thể dùng một số công cụ như SpyFu để tìm hiểu về những từ khóa hàng đầu được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh, sau đó có thể áp dụng chúng và vượt qua đối thủ bằng cách tạo ra những nội dung với thông tin hay hơn, sâu hơn.

Một cách khác thậm chí có thể hiệu quả hơn, đó là tìm ra các từ khóa liên quan với những từ khóa đó nhưng có tính cạnh tranh thấp hơn và áp dụng chúng vào các bài đăng của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ KWFinder. Chỉ cần nhập một từ khóa và công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những từ khóa liên quan, có kèm theo điểm số cụ thể về “độ mạnh” của chúng.

Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là để hiểu cách họ hoạt động và những chiến lược họ sử dụng. Đừng phạm sai lầm là đi theo dấu chân của họ và tạo ra những nội dung hoặc chiến lược marketing y hệt họ.

Bích Trâm
* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Xem thêm “Nhóm công cụ phân tích website, phân tích đối thủ” tại đây.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

phan tich doi thu canh tranh
Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao để đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ

Làm sao để có nội dung thu hút và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh? Để trả lời được câu hỏi này việc đầu tiên bạn cần làm là biết được đối thủ đang sản xuất nội dung gì, chất lượng ra sao, tần suất như thế nào. Hoàn tất bản phân tích nội dung tiếp thị của đối thủ giúp bạn có 1 bước tiến xa hơn trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Để thực hiện phân tích nội dung đối thủ cạnh tranh, bạn cần thực hiện các bước sau: (hiển nhiên là bạn đã có trong tay 1-3 đối thủ cần phải theo dõi)

  • Tìm kiếm các nguồn nội dung của đối thủ
  • Đánh giá chất lượng và số lượng của nguồn nội dung này
  • Phân loại và phân tích chủ đề của mỗi nội dung

Bước 1:  Kiểm kê nội dung của đối thủ cạnh tranh

Lập danh sách loại nội dung và kênh phân phối nội dung. Nói cách khác, bạn tổng hợp mọi thứ từ các bài viết trên site cho đến video trong và ngoài website của đối thủ. Mỗi một loại content sẽ cho bạn biết cấp độ đầu tư của đối thủ, loại content mà độc giả ưa chuộng và sắp xếp theo chủ đề, từ khóa quan trọng. Các loại content bao gồm:

  • Bài viết blog: Dạng content này sẽ cho bạn biết mức độ thường xuyên, nhóm content và keyword quan trọng đối thủ đang hướng đến.
  • Podcast/audio hay webinar*: Audio tương tự như radio truyền thống nhưng được thưc hiện trực tuyến. Còn webinar là 1 dạng seminar nhưng cũng theo hình thức online. Những nội dung này sẽ cho bạn thông tin chi tiết về 1 chủ đề mà độc giả đối thủ quan tâm
  • Ebook và whitepaper: Đây là những content được viết tổng hợp nhằm thu thập email của khách hàng tiềm năng bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp email khi download ebook hay các ấn bản sách chuyên sâu như whitepaper.
  • Video: Nội dung bằng hình ảnh trực quan có thể cho bạn cái nhìn tổng thể về thương hiệu và văn phong của đối thủ
  • Presentation: Các dạng trình bày như powerpoint trên slideshare cung cấp những thông tin về kiến thức chuyên môn hoặc sản phẩm
  • E-newsletter: Email tiết lộ về dạng content mà đối thủ thấy giá trị nhất để gửi đến cho người dùng hoặc khách hàng tiềm năng.
  • Social network (Facebook hoặc linkedin): Những bài post chia sẻ nội dung trên mạng xã hội sẽ giúp bạn biết được đối thủ đang muốn tăng lượng tương tác với người dùng như thế nào.

Bước 2: Đánh giá chất lượng và số lượng content

Giờ là lúc bạn phân tích sau khi đã kiểm kê nội dung của đối thủ. Việc hiểu được mức độ đầu tư mỗi loại content của đối thủ và người tiêu dùng cảm nhận nó như thế nào rất quan trọng. Hãy liệt kê số lượng kênh truyền thông đối thủ đang tận dụng và mức độ thường xuyên cập nhật trên mỗi kênh. Bạn cũng sẽ cần phải phân tích xu hướng phát triển của tỷ lệ tương tác thông qua lượt share, bình luận để biết các content này hiệu quả như thế nào.

Sau đó, hãy tạo bảng phân tích chất lượng và số lượng content để có bức tranh tổng quan về chiến lược nội dung tiếp thị của đối thủ như bên dưới:

Company Channel Quantity Frequency Quality Quality detail
Competitor A Blog 200 posts 3 posts/week Medium 500 words/post

< 5 comments

20+ share

Competitor A Ebooks 15 ebooks 1 ebook/month Medium 20+ pages
Competitor B Webinars 15 webinars 1 event/month High Deep topics expert speakers
Competitor B Facebook 30 post 1 post/day Low No relevant topic

Bước 3: Gắn nhãn và phân tích nội dung chủ đề

Bước tiếp theo của việc phân tích này là bạn phải đi vào chi tiết hơn – đào sâu mỗi một nội dung của đối thủ. Việc gắn nhãn và phân tích chủ đề của mỗi một content sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗ hổng nội dung tiếp thị của đối thủ hoặc của chính mình khi so sánh nội dung của đối thủ với nội dung của công ty/thương hiệu bạn đang chịu trách nhiệm.

Khi xem xét các nội dung chi tiết, ghi chú tiêu đề nội dung và mô tả, hãy cố gắng “thẩm thấu” càng nhiều nội dung càng tốt. Nếu đối thủ có quá nhiều nội dung, bạn có thể bắt đầu bằng những bài viết trên các kênh phổ biến hoặc những nội dung mới cập nhật. Sau đó hãy gắn nhãn chủ đề cho mỗi nhóm nội dung khác nhau.

Cứ thế bạn sẽ có được 1 cái nhìn tổng quan về chiến lược tiếp thị nội dung của đối thủ.

Hãy làm 1 bảng phân tích nội dung tiếp thị tương tự như vậy cho thương hiệu của bạn.

Sau đó, so sánh nội dung tiếp thị của đối thủ với chính bạn và với nội dung thông tin mà khách hàng, người dùng tiềm năng đang tìm kiếm để nhận ra:

  • Có lỗ hổng nào trong nội dung tiếp thị người tiêu dùng cần nhưng đối thủ chưa cung cấp để bạn có thể lấp vào nội dung đó
  • Có nội dung nào đối thủ đã cung cấp mà bạn chưa có để sản xuất thêm
  • Có nội dung nào đối thủ đã cung cấp nhưng chưa tốt và bạn có thể cải thiện hiệu quả

competitor

Source: contentmarketinginstitute.com

Hoàn tất bản phân tích nội dung tiếp thị là bước quan trọng trong việc tạo ra nội dung khác biệt nhưng chưa đủ. Cũng giống như bạn, đối thủ của bạn sẽ thường xuyên cập nhật nội dung, học hỏi kinh nghiệm viết nội dung trong quá khứ và tối ưu hóa chiến lược của họ. Để đảm bảo nội dung của mình khác biệt, bạn phải xây dựng thói quen tìm kiếm và tận dụng chiến lược nội dung của đối thủ để học hỏi thường xuyên.

Phân tích nội dung tiếp thị có thể tốn nhiều thời gian nhưng là bước quan trọng để tạo ra những nội dung khác biệt và tạo được tiếng vang, viral. Thay vì sản xuất hàng loạt nội dung 1 cách mù quáng, hãy chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu đâu mới thật sự là cơ hội để tạo ra những nguồn thông tin quý giá cho khách hàng.

– Dịch và trích lược nội dung từ contentmarketinginstitute.com –

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar