Tag: marketing tâm lý

tâm lý học trong marketing
Digital Marketing, Tâm lý Marketing

Những tâm lý học hành vi cơ bản để cải thiện Content Marketing

Thay đổi hành vi của khách hàng là mục tiêu của tâm lý học hành vi trong content marketing, nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các nhà tiếp thị sử dụng nó để tăng lưu lượng truy cập, lượng tương tác, chuyển đổi và các chỉ tiêu đo lường khác. Để đạt được chỉ số cao, bạn cần cố gắng thay đổi chiến lược content dựa trên một số nguyên tắc của tâm lý học hành vi bên dưới:

1. Nguyên tắc Có qua có lại (Reciprocity)

Có qua có lại là một phản ứng tâm lý đem lại kết quả tích cực. Các công ty sử dụng nguyên tắc này bằng cách cung cấp cho người đăng ký một ưu đãi miễn phí, từ đó đảm bảo sự trung thành của khách hàng. Content chính là một công cụ tuyệt vời để thực hiện nguyên tắc này. Content của bạn phải thật sắc sảo, đem đến lợi ích và miễn phí.

Các bài báo hoặc blog hữu ích, e-book miễn phí và hội thảo trực tuyến là một số ví dụ hay về các công cụ content.

Reciprocity

Tổ chức Webinar

2.Nguyên tắc cung cấp thông tin

Nguyên tắc này được phát triển bởi George Levenshtein vào đầu những năm 1990. Nó cho rằng khi mọi người cần một số thông tin nhất định, họ sẽ tìm kiếm bằng mọi cách để có được nó.

Trong email marketing, nguyên tắc này được hiện thực hóa bằng cách tạo ra một tình huống có thể gây tò mò cho những người đăng ký, khiến họ muốn tìm hiểu thêm từ bạn. Cách dễ nhất là sử dụng một tiêu đề hấp dẫn!

headline

AppSumo: Bạn thắc mắc về việc ra mắt sản phẩm. Chúng tôi có câu trả lời về nó đây.

Tiêu đề bắt mắt nhất là trong các email của chiến dịch bầu cử Barack Obama năm 2012. Tiêu đề “Hãy làm nó vì Michael (Do it for Michael)” đã thu thập được một lượng lớn lượt nhấp.

Mẹo: Mọi người thích nhận thông tin tức thì. Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức, do đó bạn nên sử dụng các từ như “nhanh tay”, “nhanh chóng”, “ngay lập tức” sẽ nhận được sự thu hút nhiều hơn.

3. Biện minh xã hội

Nguyên tắc này nói rằng khách hàng thà mua một sản phẩm mà họ được khuyên từ người thân hoặc bạn bè hơn là từ công ty đó.

Theo bản chất, mọi người có xu hướng nghe theo lời người khác, tin rằng người khác nhận thức được sản phẩm tốt hơn mình. Để thực hiện nguyên tắc này, các nhà tiếp thị sử dụng nội dung mà người đăng ký có thể nhận xét và chia sẻ.

Chẳng hạn đây có thể là một bài đăng trên blog, một bài đăng trên mạng xã hội, v.v … Cách này đã được chứng minh rằng nếu một số độc giả bình luận về bài viết của bạn và chia sẻ nó với bạn bè, thì bạn bè của họ cũng sẽ làm như vậy. Đừng quên thêm các nút kêu gọi đến các trang mạng xã hội vào email của bạn đấy!

social proof

Mẹo: Mọi người chia sẻ những thông tin tạo cảm xúc tích cực. Một nghiên cứu gồm 100 triệu bài báo cho thấy nội dung mang cảm xúc tiêu cực chỉ được chia sẻ bởi 7% độc giả.

4. Nỗi sợ bỏ lỡ

Khi mọi người sợ bỏ lỡ một cái gì đó vì thời gian hoặc số lượng có hạn, họ bắt đầu mong muốn nhiều hơn loại sản phẩm này.

Với content marketing, bạn cần cho khách hàng thấy rằng chúng quan trọng và có giá trị như thế nào đối với bạn. Giả sử, bạn đã xuất bản một cuốn ebook, hãy cho người đăng ký cơ hội tải xuống miễn phí trong khoảng thời gian giới hạn. Để làm điều này, hãy đặt bộ đếm thời gian hoặc chỉ ra thời hạn của đề xuất.

omission

5. Nỗi lo mất mát

Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng mọi người tránh những mất mát lớn ngay cả khi phải bỏ chi phí bằng lợi nhuận. Bởi tâm lý con người, nỗi mất mát lớn hơn gấp 10 lần.

Cách tốt nhất để áp dụng nguyên tắc này là sử dụng các từ có tác động mạnh trong nội dung. Điều này sẽ tập trung vào thực tế rằng khách hàng của bạn có thể đánh mất (thời gian và tiền bạc). Hãy tập trung vào lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ khi tạo ra nội dung. Đồng thời vạch ra cách chúng sẽ giải quyết vấn đề về nỗi mất mát đó.

loss

“Làm cách nào tôi có thể tiết kiệm tiền cho bảo hiểm xe?”

6. Nghịch lý của sự lựa chọn

Nghịch lý của sự lựa chọn nằm ở chỗ khách hàng ít hài lòng khi được đưa ra quá nhiều lựa chọn, sợ rằng lựa chọn khác có thể tốt hơn. Hãy tạo cho họ cảm giác tự mình đưa ra lựa chọn, mặc dù trước đó bạn đã giảm các lựa chọn đến mức tối thiểu.

Sau khi đọc qua nội dung, người đăng ký cần phải có hành động tiếp theo. Để làm điều này, hãy cung cấp cho họ 2 lựa chọn. Đó có thể là đọc một cái gì đó hoặc quay trở lại trang chủ. Đừng đưa ra nhiều hơn 2 lựa chọn!

choice

Trong ví dụ “Michael Kors”, họ cung cấp cho người đăng ký của mình 2 cách để thực hiện hành động tiếp theo: “Mua Activewear” và “Mua Sneakers”.

Dưới đây là một số mẹo khác:

Cân nhắc việc sử dụng phông chữ sành điệu (Fancy Fonts)

Các phông chữ độc đáo có thể giúp phân biệt công ty của bạn với những công ty khác trên thị trường. Nhưng đồng thời, chúng có thể làm cho văn bản của bạn khó đọc. Theo một nghiên cứu trong “Khoa học tâm lý”, người đọc hướng dẫn với một phông chữ độc đáo hiểu tài liệu chậm hơn 2 lần so với những người đọc chúng với phông chữ thường đấy.

Yêu cầu một cách tế nhị

Sử dụng yêu cầu “Xin vui lòng chuyển tiếp tin nhắn”, nhà xã hội học Dan Zarrella đã nhận được nhiều tin nhắn hơn 160% so với chỉ số trung bình của Twitter.

Sử dụng từ “bởi vì”

Nhà tâm lý học Harvard Ellen Langer đã thực hiện một nghiên cứu về việc xếp hàng gần máy photocopy Xerox. Hai trợ lý của cô ấy đã đến máy photocopy để tạo một bản photo. Cô trợ lý đầu đã nói “Cho tôi qua để tạo một bản photo nào” và người còn lại nói “Cho tôi qua để tạo một photo bởi vì…”. Trợ lý thứ hai được 90% người trong hàng thông qua, trong khi không ai để cô trợ lý đầu tiên đi qua. Do đó, từ “bởi vì” là một công cụ tuyệt vời để đưa ra một thỏa thuận cụ thể với suy nghĩ hợp lý.

Sử dụng dấu ngoặc kép

Mọi người cho rằng rằng dấu ngoặc kép trong văn bản giúp tăng khả năng đọc lên 80%. Dấu ngoặc kép thường đáng tin cậy. Và các văn bản có chứa chúng được xem là đáng để đọc.Adam Ferrier, một chuyên gia về tâm lý học hành vi và ngành quảng cáo. Trong cuốn sách Hiệu ứng quảng cáo của mình ông đã xác định thêm 2 điều kiện để chúng ta có thể tác động đến người tiêu dùng với sự trợ giúp của nội dung:

Động lực

Động lực liên quan đến 2 thành phần: Các ưu đãi dành riêng và các chuẩn mực xã hội. Ưu đãi riêng dành để vui chơi và tránh các nỗi đau. Các chuẩn mực xã hội là do các tiêu chuẩn hành vi được chấp nhận chung trong xã hội.Để thay đổi mô hình hành vi người dùng, hãy cho họ biết những thay đổi này sẽ xảy ra như thế nào. Ví dụ, lời hứa sẽ nâng cao mức độ hài lòng, giảm cảm xúc tiêu cực và đảm bảo người đăng ký rằng mô hình mới không hoàn toàn trái với các tiêu chuẩn được chấp nhận chung.

Hãy nghĩ ra một lời ghi chú thú vị cho thương hiệu của bạn và giới thiệu chúng đến với người dùng.Mẹo: Alex Lucky từ “Opower” bắt đầu thuyết phục người Mỹ bảo tồn năng lượng. Ông đã gửi 3 email với văn bản như sau:“Bạn có thể tiết kiệm $54/một tháng”

“Bạn có thể cứu hành tinh này”

“Bạn có thể giúp đỡ đất nước”Tuy nhiên, những email này không mang lại kết quả như mong đợi, vì vậy Alex đã gửi một email khác với nội dung sau: “Hàng xóm của bạn tiết kiệm điện hơn bạn đấy”. Bức thư này đã dẫn đến mức tiêu thụ điện ít hơn 2%. Vì vậy, so sánh với những người khác có thể được dùng như một nguồn động lực.

Kỹ năng

Để thay đổi hành vi của khách hàng, bạn cần hướng dẫn họ một số kỹ năng nhất định với nội dung định hướng.Ví dụ, các chương trình giảm cân phổ biến đã thu hút một lượng lớn khách hàng thông qua một hệ thống đơn giản và rõ ràng. Họ đã có một chuỗi các bài đào tạo và tối ưu hóa cơ hội giải thích phương pháp giảm cân của họ hiệu quả như thế nào.

Để kết luận, Levica khuyên bạn nên sử dụng tất cả những điều trên kết hợp vào nội dung để tạo lượng khách hàng trung thành. Không có công thức chung nào cho content marketing, vì vậy mọi thứ cần phải được thử. Levica chúc bạn may mắn và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao!

Levica lược dịch từ sendpulse.com

Tư duy hình ảnh
Tâm lý Marketing

Tư duy hình ảnh trong cảm xúc người tiêu dùng (CE)

Tầm quan trọng của hình ảnh thị giác trong các chiến dịch truyền thông đã được khẳng định từ rất lâu. Nó mang lại cái nhìn trực quan nhất về thông điệp của chiến dịch, hơi thở của thương hiệu … Đồng thời nó chi phối phần lớn trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Do đó, chúng ta cần sử dụng và hệ thống hóa hình ảnh của chúng ta như thế nào? Đâu là touch point của thông điệp? và đâu những tiêu chí, để có thể đánh giá được tính thẩm mỹ, độ hiệu quả của hình ảnh đó trong toàn bộ chiến dịch.

Trong bài này, Tôi sẽ nói rõ hơn về cách mà hình ảnh được sử dụng tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

Tư Duy Hình Ảnh là gì?

Tư duy hình ảnh (visual thinking) là phương pháp tổ chức những suy nghĩ của bạn và cải thiện khả năng giao tiếp bằng hình ảnh. Giúp truyền tải những ý tưởng và thông điệp phức tạp.

Làm thế nào để có hình ảnh tốt, sản phẩm tuyệt vời?

Nhìn chung, tư duy hình ảnh sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ của người nhìn sản phẩm. Tuy nhiên chúng ta sẽ chia ra dưới góc nhìn của 2 đối tượng chính.

1. Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, của khách hàng

Với người tiêu dùng. Khi một mẫu quảng cáo đến được với họ, họ sẽ nhìn vào hình ảnh chiến dịch, các key concept, các thông điệp được đưa ra… Đa phần rơi vào vùng cảm tính. Họ nhìn màu sắc, họ nhìn bố cục, họ nhìn font chữ, họ đọc thông điệp…

Vậy họ quyết định mua hàng khi nào ??? Có phải khi họ cần họ mới mua không ? KHÔNG, câu trả lời là không. Ngoài việc hướng khách hàng direct tới chiến dịch của chúng ta, nếu hình ảnh của mình, không mang lại cảm xúc cho khách hàng, chắc chắn quyết định mua hàng sẽ đc họ đặt vào mẫu quảng cáo khác.

Các nghiên cứu chỉ ra, chỉ số quan trọng quyết định tới hành vi mua hàng, đó chính là cảm xúc của khách hàng (CX). Cảm xúc của khách hàng, sẽ bị chi phối bởi 6 loại hình cảm xúc chính: hạnh phúcngạc nhiênsợ hãighê tởmgiận dữ và buồn bã.

2. Dưới góc nhìn của người làm sản phẩm

Đây vừa là giải pháp giải quyết cho góc nhìn của người tiêu dùng, vừa để phát triển kỹ năng sáng tạo trong mỗi chiến dịch cụ thể. Người làm sản phẩm, họ biết tính chất sản phẩm của mình là gì, màu sắc của thương hiệu là như thế nào, tại sao lại sử dụng thông điệp như thế, tại sao đánh vào khách hàng này.

Khi đã nắm vững được những nguyên lý cơ bản của thiết kế, của sản phẩm và tâm lý của người tiêu dùng như bố cục, màu sắc, typo, insign … thì việc tư duy hình ảnh của người trong nghề sẽ là 1 con đường khác hoàn toàn với góc nhìn của người tiêu dùng. Công việc bây giờ không đơn thuần sẽ là chỉnh đúng bố cục, hình ảnh bắt mắt, màu sắc thu hút … nữa, mà thay vào đó là phải tạo ra effective flow trong sản phẩm cuối cùng đưa ra, giúp nó có tác động mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, khi nhìn vào hình ảnh quảng cáo.

3. Các yếu tố chính, tác động trực tiếp lên cảm xúc người tiêu dùng

“Emotions push be emotions” Đó là lời gợi mở hoàn hảo cho các yếu tố tác động lên cảm xúc người tiêu dùng, và dưới đây là các phương pháp mà tôi và cộng sự thường hay thực hiện:

  • Thêm các biểu lộ cảm xúc vào các hình ảnh của mình

Hãy bỏ qua các suy nghĩ logic và tính toán, lấy cảm xúc của khách hàng để làm cầu nối tới cửa hàng của bạn, và cách đơn giản nhất để tác động trực tiếp tới cảm xúc của khách hàng chính là biểu lộ cảm xúc trên các gương mặt. Việc sử dụng hình ảnh thật, mang những cảm xúc riêng sẽ có 1 sức hút lạ kỳ tới những đối tượng mà bạn đang đánh vào.

  • Sử dụng màu sắc để truyền tải thông điệp

Màu sắc vẫn là 1 thứ vũ khí tối ưu của các nhà thiếp thị nói chung trong việc khơi dậy những cảm xúc mà khách hàng giấu kín. Và việc lựa chọn màu sắc tối ưu, phù hợp với thương hiệu, chiến dịch đang chạy và thông điệp muốn truyền tải luôn tạo được sự liên tưởng mạnh mẽ và thúc đẩy việc mua hàng. Và đây cũng chính là nguyên nhân đứng sau sự thành công của 1 loạt các thương hiệu lớn, nhỏ để thu hút khách hàng cho mình, điển hình là những chiến dịch của Coca, McDonal …

  • Thêm đuôi vào giá của bạn

Đơn giản, và dễ hiểu. Chúng ta đã quá quen thuộc với dòng chảy của thị giác: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới … Và do đó, tất nhiên là chúng ta sẽ nhìn thấy tiền tố trước thay vì hậu tố (vd: 19.99 và 20). và họ vô thức sẽ bỏ qua các chữ số có ý nghĩa đằng sau, thay vì làm tròn số lại.

Ngoài ra, việc sử dụng đuôi giá, đặc biệt là ,99 có sức mạnh tâm lý rất mạnh, 9 số lớn nhất trong hệ 1 chữ số và do đó nó làm cho sản phẩm của chúng ta cảm thấy đây là 1 sản phẩm tuyệt vời, và đó là mức giá thấp nhất hiện có. Ngoài ra, ý nghĩa của các con số, tôi sẽ có 1 bài viết khác chi tiết hơn về vấn đề này.

  • Call to actions

Là 1 cách mà chúng ta hấp dẫn người dùng, người đọc. Thu hút họ, khuyến khích họ tham gia các hành động tiếp theo mà bạn muốn họ làm thế. Nó đơn giản là 1 sự chào mời người dùng tương tác với sản phẩm hay với thông điệp của bạn.

Việc áp dụng thông minh và hợp lý Call to actions sẽ định hình được hành vi của người dùng, qua đó gia tăng được sự tương tác và tất nhiên cả tỷ lệ chuyển đổi.

Sẽ có 1 bài viết chi tiết hơn về CTA, các bạn đón xem trong các bài viết tới của tôi nhé.

  • Tạo sự khan hiếm ảo trong chiến dịch của bạn.

Chiến lược này đánh trực tiếp vào tâm lý sợ mất mát của con người, bằng cách sử dụng hình ảnh, content có nội dung mạnh mẽ, giới hạn. Theo tháp Maslow thì nhu cầu an toàn xuất hiện ở mức thứ 2. Và tất nhiên nếu nhu cầu đó bị lung lay, thì những nhu cầu còn lại sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Và đây chính là lý do tại sao đôi khi chúng ta có những quyết định ngu xuẩn trong lúc sợ hãi. Tâm lý con người luôn luôn là: Khi lợi thì cố gắng giảm thiểu rủi ro, nhưng sau đó sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chỉ để tránh mất mát.

Và để áp dụng chiến lược này, các bạn có thể lợi dụng sự khan hiếm về: Số lượng, thời gian, hay địa điểm…v.v để hợp lý hóa các chiến dịch của mình.

Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác, cũng có những tác động rất tích cực tới chiến dịch mà bạn tạo ra như: đánh trực tiếp vào các yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng, lòng tham, tính tò mò, sự thỏa mãn, tính giản đơn…v.v

Túm lại thì các quy trình đều hướng tới 1 mục đích chung, mà chúng ta đặt ra từ trước đó. Để 1 chiến dịch có thể thành công, không chỉ 1 yếu tố là hình ảnh có thể gây bão, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc tối ưu hóa về mặt thị giác là cần thiết để tạo ra được sản phẩm đầu cuối hoàn hảo; tuy nhiên thì việc kết hợp với các yếu tố khác của chiến dịch, từ content đến quá trình thực hiện…v.v đều là những mảnh ghép không thể thiếu để 1 chiến dịch thành công.

Điều này giúp chúng ta có thể tiết kiệm đc chi phí, nhân lực và gia tăng đáng kể đc tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao giá trị của thương hiệu.

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing tại Levica.vn

 

Màu sắc và tâm lý
Tâm lý Marketing

[Infographic] Màu sắc trong tâm lý người tiêu dùng

Bên cạnh các yếu tố như logo, kiểu chữ thì màu sắc là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện về thương hiệu. Màu sắc giúp chuyển tải tức thời thông điệp của thương hiệu, có sức mạnh thuyết phục bằng cách thu hút sự chú ý hay “chọc tức” thị giác để kích thích khách hàng đưa ra hành động. Những kết quả nghiên cứu và phân tích về màu sắc trong tâm lý người tiêu dùng sau đây chắc chắn sẽ là gợi ý cho các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, mang lại kết quả tối ưu.

 

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing bổ ích hơn tại Levica.vn

 

 

 

 

 

 

ảo giác khan hiếm
Tâm lý Marketing

Ảo giác khan hiếm, tồn tại hay không tồn tại?

Marketing và quảng cáo- ngành công nghiệp toàn cầu tuy không tạo ra sản phẩm nhưng trị giá tới 500 tỷ đô la. Kinh tế học giả định mọi cá nhân hành động theo lý trí, nhưng khi bị quảng cáo hấp dẫn, con người không thực sự biết chính xác họ muốn gì.

Nỗi sợ mất mát

Năm 2004, Jum Nakao, nhà thiết kế thời trang định hướng người Brazil tung ra bộ sưu tập váy ren tạo hình trên giấy trắng khiến người xem ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tinh tế; nhưng sự ngỡ ngàng nhanh chóng biến thành thảng thốt khi tác phẩm công phu hơn 700 giờ tỉ mỉ bị chính người mẫu đồng loạt xé nát ngay trên sân khấu trước mắt khán giả trước khi khép lại buổi trình diễn. Không thể tả xiết những xôn xao của đám đông, từ phấn khích đến rưng rưng và tên tuổi Jum Nakao làm chấn động làng thời trang định hướng.

Câu chuyện thành công của một bộ sưu tập thời trang tới đây đã có thể khiến dân kinh tế phải gật gù, nhưng nước cờ còn cao tay hơn thế. Trước vô số khao khát chiêm ngưỡng bộ sưu tập một lần nữa, Jum Nakao mở một buổi triển lãm trang phục ren giấy trên manơcanh cỡ nhỏ,… cùng với một con chuột. Buổi triển lãm chỉ kéo dài khoảng 20 phút với con chuột liên tục nhấm nát các bộ trang phục, lần lượt từng bộ một. Từng hàng người hốt hoảng chen chúc để được tận mắt nhìn thêm một chiếc váy trước khi những hoa văn lại một lần nữa tan biến. Chiến lược khôn ngoan tự tạo nên ảo giác khan hiếm đã gây cú sốc lớn và định hướng lại làng thời trang cho tới nay, từ những thiết kế ứng dụng ren trắng của hàng loạt thương hiệu như Dior, đến tạo hình của người nổi tiếng như Phạm Băng Băng.

Nỗi sợ mất mát, nói đơn giản là, những thứ càng ít cơ hội giành được, thì người ta càng khao khát sở hữu nó hơn, bởi tâm lý đề cao những thứ hiếm có, và coi thường những thứ có thừa. Ngay những bài học kinh tế đầu tiên đã xoáy vào sự khan hiếm và quy luật cung- cầu cơ bản: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng. Sự khan hiếm dường như chỉ có thể là giả thiết mặc định trong kinh tế học thế kỉ 18, chứ không phải trong thế kỉ 21 thừa thãi này; nhưng ảnh hưởng tâm lý bản năng này vẫn tồn tại và đây là nơi cần đến bàn tay của những thầy phù thủy marketing, như trường hợp của Jum Nakao. Nghiên cứu cho thấy con người ngày nay không thực sự có “nhu cầu vô hạn”, thí nghiệm khuyến khích giảm tiêu thụ calo tại tiệm ăn Trung hoa tại Mỹ cho thấy 30% khách hàng sẵn sàng ăn ít đi nếu lúc gọi món, bồi bàn hỏi họ có muốn giảm khẩu phần hay không. Tuy nhiên, với một thử nghiệm khác, sử dụng ảo giác khan hiếm trên quảng cáo, email và trang đích, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự tăng đến 450% sau 2 tuần, bằng cách khơi gợi cảm xúc bản năng là phản ứng tiếc rẻ. Tương tự, hai website cung cấp cùng một dịch vụ, website nào chỉ cung cấp với số lượng có hạn, hoặc mau chóng hết hàng, ở đó khách hàng có động lực mua hàng mạnh hơn.

Lý do ở đây là khách hàng tiềm năng sợ rằng nếu chần chừ hoặc đợi giảm giá thì sẽ hết hàng và họ không thể mua được nữa. Hai nguyên tắc ảnh hưởng tới điều này bao gồm (1) Minh chứng xã hội cho rằng một sản phẩm bán hết veo nhất định là sản phẩm tốt vì mọi người đều muốn mua, (2) Sự ràng buộc và nhất quán cho rằng một người chưa được thỏa mãn sẽ khao khát sản phẩm đó mạnh hơn. Đặc biệt khi biết rằng những người khác sở hữu được nó, nỗi sợ mất mát lại được nhân lên. Chiêu marketing này tạo ra mong muốn hành động gấp để tránh nỗi sợ mất mát: thiếu thời gian ra quyết định, sợ số người hưởng lợi có hạn, và sợ lỡ mất khoản lợi nếu không hành động ngay.

Khơi gợi một nỗi sợ…

Vì sao nỗi sợ mất mát có ảnh hưởng mạnh đến vậy? Xét theo tháp nhu cầu Maslow, lần lượt từ nhu cầu vật chất, và nhu cầu an toàn, đến cấp cao nhất nhu cầu khẳng định bản thân, khi nhu cầu cấp thấp bị đe dọa, con người ít có mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao hơn. Khi gặp một “món hời”, nỗi sợ mất mát và mong muốn tự bảo vệ (cấp độ 2) sẽ mạnh hơn nhu cầu định vị bản thân (cấp độ 5). Tại TED Talks 2010, Laurie Santos đã giới thiệu về “Kinh tế kiểu khỉ”: thí nghiệm dạy khỉ sử dụng đồng xu để đổi lấy thức ăn cho thấy, nếu để thu lợi, chúng sẽ tránh né rủi ro, nhưng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro để giảm thiểu mất mát, tương tự như hành vi con người. Dường như nỗi sợ mất mát đã thuộc về phần bản chất 35 triệu năm tuổi bên trong chúng ta.

Laurie Santos và nguyên tắc phi lý “Kinh tế kiểu khỉ”

Lợi dụng đặc điểm này, marketing dựa trên ảo giác khan hiếm sử dụng kĩ năng tinh tế như tạo ra cảm giác số lượng có hạn, hoặc kín đáo thúc giục người xem hành động gấp. Bắt đầu với lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point-USP), khách hàng cần biết vì sao họ cần mặt hàng hiếm này và vì sao bạn lại là lựa chọn duy nhất họ cần. Điều này góp phần tạo sự khan hiếm bởi họ không thể mua ở đâu khác. Vào năm 2003, hãng Hàng không Anh quốc tuyên bố rằng, vì lý do chi phí, họ sẽ ngừng tuyến bay hai chiều hằng ngày giữa Luân Đôn- New York bằng máy bay siêu thanh concorde. Lượng vé bán ra ngay ngày hôm sau tăng vọt! Chú ý là bản thân chiếc máy bay concorde không có gì thay đổi: nó không bay nhanh hơn, dịch vụ vẫn không khác gì, giá vé cũng không hề giảm, nó chỉ bỗng nhiên trở thành “món hàng khan hiếm”, và thế là người ta muốn sở hữu nó hơn. Đó là vấn đề tâm lý học: “Con người có động lực hành động khi sợ mất lợi thế, hơn là để giành lợi thế”- Cialdini nói. Vậy làm sao để sản phẩm của mình có-vẻ-hiếm? Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về lợi ích họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, mấu chốt cần chỉ ra điểm độc đáo có-một-không-hai trong sản phẩm và những gì họ sẽ mất nếu không cân nhắc tới lời đề nghị này.

Ứng dụng của nguyên tắc này xuất hiện thường xuyên trên các kênh bán hàng trực tuyến: Amazon hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trong kho, trong khi Ebay và Coupon thì đếm lùi thời gian bán hàng từng ngày, giờ, phút, giây bằng những yếu tố hình ảnh nổi bật trên website. Các hãng hàng không có thể cung cấp giá vé kèm dòng chữ “Chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Có thể thúc đẩy doanh số bán vé nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn … vé cuối cùng”. Tương tự, những thủ thuật như giảm giá sâu cho 1000 người đầu tiên, khuyến mại chỉ trong ngày đặc biệt, tặng thưởng cho 500 người ngẫu nhiên đăng kí thông qua một kênh truyền thông, giảm giá đột ngột trong một giờ đồng hồ, cung cấp deal khuyến mại hằng ngày, hoặc thủ thuật tăng giá mỗi khi có người mua. Đặc điểm chung của các kĩ thuật là chúng nhấn mạnh vào thời gian, số lượng giới hạn và lợi ích nhận được so với người khác, để khách hàng hiểu vì sao họ cần hành động ngay.

Đạo đức hay khôn ngoan

Khó có thể chối cãi hiệu quả của ảo giác khan hiếm, tuy nhiên không ít khía cạnh còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng chiến thuật marketing này. Khách hàng phản đối mẹo khai thác cảm xúc tiêu cực này khi cảm giác buồn bã, sợ hãi, tức giận, tiếc nuối của khách hàng bị lợi dụng. Hơn nữa, nhiều nghi ngờ cho rằng ảo giác khan hiếm không thực sự bền vững, không có hiệu quả thường xuyên và lâu dài, cần mất nhiều công để liên tục nghĩ ra mẹo mới nhưng cũng sẽ nhanh chóng mất hiệu lực. Nếu một món hàng “hiếm” luôn có sẵn trong kho và sẵn sàng bán, khách hàng sẽ không ấn tượng nếu xuất hiện đi xuất hiện lại. Tệ hơn nữa, công ty sẽ bắt đầu đưa ra tín hiệu sai lệch nếu tiếp tục mở site để bán tiếp dưới sức ép của khách hàng. Thay vào đó, có thể cho phép khách hàng bỏ lỡ lần này điền tên và email để nhận thông báo lần sau. Đây là cơ hội sử dụng hệ thống email marketing để gây dựng quan hệ với khách hàng, và tỉ lệ mua hàng lần sau sẽ cao hơn khi thương hiệu đã trở thành quen thuộc.

Nếu khách hàng thấy sản phẩm liên tục được khuyến mại, họ sẽ hiểu sự khan hiếm là giả tạo. và không ai muốn lao đến mua nếu họ thấy lời mời mọc liên tục xuất hiện. Vì, không như kinh tế học vẫn giả định, con người thực sự không có nhu cầu vô hạn ăn vào trong máu. Chúng ta đã nhắc đến thí nghiệm tại quán ăn cho thấy khách hàng có ý thức giảm calo tiêu thụ luôn sẵn sàng giảm bớt khẩu phần. Ngược lại, khách hàng cũng sẵn sàng điều chỉnh nhu cầu khi đã hình thành thói quen được giảm giá. Đây cũng là bài học của chuỗi nhà hàng lẩu nấm Ashahi khi liên tục cung cấp deal khuyến mại trên các trang mua hàng theo nhóm, khiến nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trở nên phụ thuộc khi có deal khuyến mãi. Hơn nữa cách diễn đạt là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.

Đây sẽ là chiến lược hiệu quả nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi, khi và chỉ khi sử dụng có đạo đức và hợp lý, Kenny Goodman nói. Đừng sử dụng sự khan hiếm để dọa khách hàng sợ và mua hàng, mà dùng nó để ngăn sự chần chừ.

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật thêm nhiều kiến thức về Marketing tại Levica.vn

 

 

 

giao tiếp xã hội
Digital Marketing, Tâm lý Marketing

Bộ não xã hội của con người

“Con người là động vật xã hội (hay còn gọi là động vật có tập tính xã hội)” – Đó không phải là bí mật. Thành công của Twitter, Facebook và các hình thức truyền thông xã hội khác đã chứng tỏ được nhu cầu tương tác của con người chúng ta là lớn như thế nào.

Mặc dù giao tiếp xã hội rất cần thiết để hình thành nên sự trải nghiệm nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Trên thực tế, hầu hết mọi bộ phận trong bộ não con người đều phải làm việc để hình thành nên sự tương tác xã hội.

Nhận biết các tín hiệu xã hội

Bước đầu tiên trong tương tác xã hội là nhận thức được các tín hiệu xã hội quan trọng. Chúng ta lắng nghe những gì mọi người nói và cách họ nói, quan sát chi tiết từng chút một trên biểu hiện khuôn mặt hay chú ý đến cách người khác tiếp cận mình và nhăn mũi lại nếu ở gần ai đó có mùi khó chịu. Mỗi phản ứng này được điều khiển bởi một vùng chuyên biệt của não.

Ví dụ, Thuỳ Chẩm, nằm gần đáy não, chuyên tập trung vào việc nhận diện khuôn mặt. Vùng màu vàng ở thái dương (Superior Temporal Sulcus, STS) là nơi xuất phát các tín hiệu thị giác, cung cấp cho hệ thống tế bào gương), bên cạnh não, giúp chúng ta chú ý đến điểm mà người khác đang nhìn. Mỗi phần của vỏ não đều có nhiệm vụ riêng để quan sát các chuyển động cơ thể của người xung quanh. Một phần trong sự tiến hóa cổ xưa đã giúp kết nối các Củ não sinh tư trước (là trung tâm của những phản xạ định hướng ánh sáng, chi phối cử động của đầu mặt, thân, chi dưới ảnh hưởng của kích thích thị giác) nhằm giúp kiểm soát các thông tin hình ảnh cơ bản và hạch hạnh nhân (là 1 trong 2 nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người) để điều chỉnh cảm xúc mạnh mẽ của con người.

Bộ não cũng giúp chúng ta phát ra được tiếng nói. Hơn 90% con người có toàn bộ mạng lưới thần kinh dành cho ngôn ngữ nằm bên trái của não. Một mạng lưới tương tự nằm ở bên phải của bộ não, có nhiệm vụ để giải mã ngôn điệu, bao gồm các âm điệu bổ sung và cách mà người nói thêm vào nhiều lớp nghĩa khi diễn đạt một ý nào đó.

Cảm giác khi có sự chuyển tiếp thông tin đến thuỳ não, có thể tạo ra một phản ứng cảm xúc. Cảm giác về mùi được liên kết rất chặt chẽ với hệ viền, nơi quản lý các cảm giác và quy định về cảm xúc. Hầu như mọi giác quan chúng ta có đều có những cảm xúc độc nhất về cảm xúc, đặc biệt là khi xung quanh ta có nhiều người có cùng cảm xúc đó.

Sàng lọc thông tin

Bước cơ bản tiếp theo trong tương tác xã hội là quyết định xem tín hiệu xã hội này có quan trọng hay không. Những cấu trúc não cụ thể tạo sẽ ra một phản ứng cảm xúc ban đầu đối với các tác nhân xã hội xung quanh. Ngữ điệu trong giọng nói của một người nào đó tác động đến chúng ta hay không? Hay ánh nhìn của người khác có nghĩa gì, và chúng ta có phản ứng thái quá không?

Sâu bên trong não là hạch hạnh nhân, hạch này dường như đặc biệt tham gia vào việc chọn ra tín hiệu xã hội nào là quan trọng nhất trong số vô số tín hiệu đang diễn ra. Bạn có thể nghĩ về hạch hạnh nhân như thể bạn gắn một tín hiệu đang diễn ra với một giá trị cảm xúc. Những người có hạch hạnh nhân bị tổn thương thường khó có thể nhận ra khuôn mặt người khác đang biểu lộ nỗi lo sợ, và họ không nhìn vào mắt người khác để nhận biết cảm xúc.

Thuỳ đảo cũng rất quan trọng trong việc chỉ định các giá trị cảm xúc theo từng tác động khác nhau, chẳng hạn như quyết định biểu lộ cảm xúc như thế nào khi thấy cái gì đó kinh tởm. Điều này có thể rất quan trọng về mặt xã hội, vì thuỳ đảo có nhiệm vụ báo hiệu, ví dụ, thuỳ đảo cho ta cảm giác việc ngoáy mũi ở nơi công cộng là không phù hợp. Các tổn thương xảy ra cho vùng não này sẽ khiến người đó trở nên vô tâm với các tình huống không phù hợp. Trong bệnh sa sút trí tuệ trán-thái dương (frontotemporal dementia), ví dụ, thoái hóa thuỳ đảo có thể gây ra hành vi như không quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân.

Một khu vực được gọi là vỏ não trước, là nơi tạo ra các phản ứng để đáp trả lại các tình huống khác nhau. Vỏ não trước được kết nối với nhiều phần khác của não và là nơi cảm giác được chuyển thành hành động. Ví dụ, nếu thuỳ đảo phán xét rằng có gì đó kinh tởm, vỏ não trước sẽ chuyển thông tin đến các phần khác của não để khiến chúng ta phản ứng lại bằng cách nói ra chữ “gớm quá!”. Những người bị đột quỵ ở khu vực não này có thể có thái độ thờ ơ sâu sắc, thậm chí đến mức đột biến dị thường, nghĩa là họ chẳng có hứng vận động hay nói chuyện.

Vỏ não quỹ đạo ở phía dưới và phía trước của bộ não sẽ nhận ra được các tín hiệu xã hội nào là có ích cho mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ví dụ, những vùng này rất hay được kích thích khi bạn đang có một tình yêu lãng mạn. Điều này đặc biệt đúng với một khu vực nữa, được gọi là hạt nhân accumbens.

Vai trò của trải nghiệm

tâm lý giao tiếp

 

Hầu hết các cấu trúc mà chúng ta đã thảo luận từ nãy đến giờ được gọi là “hardwired”, là những cách thức và cấu trúc tương đối cổ, không thể dễ dàng mà thay đổi được. Tuy nhiên, neocortex (“neo” có nghĩa là “mới”) thì dễ thích nghi hơn. Phần mới này của bộ não là nơi chứa các trải nghiệm của chúng ta, cho phép chúng ta thay đổi cách chúng ta tương tác với người khác.

Các mẫu hành vi xã hội đúng đắn được giữ ở vỏ não trước trán giữa. Khu vực này không hoàn toàn trưởng thành cho đến khi bạn sắp 20 tuổi. Chúng cho phép chúng ta có thời gian hình thành tính cách riêng của bản thân và chọn cách để phản ứng lại với các tương tác xã hội khác nhau. Vỏ não trước trán có thể tham gia đến việc nhận ra hậu quả của việc phá vỡ các quy tắc. Khu vực này có thể ít hoạt động hơn ở người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (sociopathic individuals).

Giải phẫu nghi thức xã giao

Ngay cả khi tất cả việc xử lý thông tin xã hội được thực hiện một cách chuẩn xác thì nó cũng chẳng khó hiểu gì nếu chúng ta phản ứng lại một việc gì đó theo cách ngại ngùng hoặc không thích hợp cả. Điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày là chúng ta cần cẩn thận hạn chế hành vi của mình và chọn cách hành xử tốt nhất. Nếu điều này không được thực hiện chính xác, xung đột có thể phát sinh. Hôn nhân có thể tan rã, giao dịch kinh doanh có thể sụp đổ, và tình bạn có thể kết thúc.

Con người có các tương tác xã hội phức tạp và nó được kiểm soát chủ yếu bởi phần vỏ não trước trán. Bộ phận này có thể kiểm soát và ghi đè các phản hồi ngay lập tức hơn, ví dụ như ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy rất tức giận hoặc bị xúc phạm nhưng vẫn có thể trả lời lại một cách duyên dáng.

Vỏ não trước trán ở chính giữa cho chúng ta biết cảm xúc mà chúng ta cảm nhận được. Những người bị tổn thương ở khu vực này thì họ không nhận biết được họ đang cảm thấy như thế nào. Kết quả là, họ phải trải qua một thời gian khó khăn để điều chỉnh hoặc kiểm soát cảm xúc của mình.

Thùy trán có vẻ tham gia nhiều hơn vào khả năng điều khiển cảm xúc được báo hiệu bởi

phần vỏ não giữa trước trán. Điều này cũng giúp chúng ta thích nghi với các tình huống mới. Ví dụ, đây là khu vực não giúp chúng ta vượt qua một suy nghĩ định kiến, ngay cả khi chúng ta được nuôi dưỡng trong một gia đình với đầy sự định kiến.

Mạng xã hội gốc

Theo một cách nào đó, bộ não sẽ phản ánh xã hội của chúng ta. Chúng ta và các tế bào thần kinh đều tồn tại trong các mạng lưới giao tiếp. Một tế bào thần kinh có thể trực tiếp chia sẻ thông tin với hàng trăm tế bào khác và gián tiếp liên lạc với hàng tỷ tế bào trong cơ thể. Bằng cách phối hợp tay và môi của chúng ta khi nói chuyện thì tín hiệu xuất hiện trong não của chúng ta sẽ giống như một điểm chuyển tiếp tín hiệu của điện thoại di động hoặc thể hiện sự ấm áp khi hai người đang nói chuyện mặt đối mặt. Sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trở thành sự giao tiếp giữa con người với nhau.

Levica lược dịch từ verywellhealth.com

Skip to toolbar