Tag: nghiên cứu từ khóa

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

4 cách tìm ra từ khóa có lượt tìm kiếm thấp cho SEO

 Phần 1, chúng ta đã tìm hiểu tại sao từ khóa có lượt tìm kiếm thấp (low volume keywords) lại có thể đem lại lượt truy cập cao cho website. Ở phần này, Levica sẽ chia sẻ với bạn 4 cách để tìm ra những từ khóa có lượt tìm kiếp thấp cho SEO. Hãy cùng tham khảo nhé!

4 cách tìm ra những từ khóa có lượt tìm kiếm thấp cho SEO

1. Tận dụng tối đa nội dung và những cộng đồng được tạo ra bởi người dùng

Các trang web nội dung do người dùng tạo ra và các cộng đồng xã hội là hai trong số các tài nguyên tuyệt vời nhất để tìm kiếm các từ khóa chưa được khai thác. Bởi vì đây là nơi mọi người ít nhắm tới mục tiêu là nội dung, nhưng lại chứa đựng một loạt các từ khóa có thể khai thác. Đây là nơi mà mọi người lên mạng để trả lời và đặt ra câu hỏi của họ.

Nếu bạn có thể dành vài giờ để xem những trang web này, bạn sẽ dễ dàng hiểu rằng loại chủ đề gì và những câu hỏi nào mà những đối tượng của bạn hứng thú, và bạn có thể khám phá ra vô số các ý tưởng từ khóa trong quá trình này. May mắn thay, có rất nhiều trang web, blogs, diễn đàn và cộng đồng xã hội có nội dung chung hay các nội dung cụ thể theo ngành như Reddit và Quora.

Hãy cùng Levica xem một ví dụ về một văn phòng luật. Chỉ với vài giây lướt qua các chủ đề trên diễn dàn FreeAdvice, hàng tấn các từ khóa, cụm từ và câu hỏi tiềm năng đã đập vào mắt bạn.

cách tìm từ khóa low volume

Đây là kết quả cho thuật ngữ “child support payment” trên Quora:

cách tìm từ khóa low volume

Có vẻ như là một từ khóa đáng giá phải không? Những từ khóa và các câu hỏi này phần lớn có thể là các từ khóa có lượt tìm kiếm thấp hơn, nhưng chúng có thể liên quan đến các chủ đề tương tự, những chủ đề có thể tạo ra hàng trăm hay hàng ngàn lượt truy vấn tìm kiếm và có lưu lượng truy cập tiềm năng cao hơn nhiều.

Và đừng giới hạn bản thân trong những cộng đồng giống nhau như Reddit và Quora. Bạn có thể tìm thấy một loạt các trang web có nội dung do người dùng tạo ra thường nằm giữa 1 đống website. Ví dụ như eBay và Amazon có hàng trăm đánh giá từ người dùng cho những sản phẩm cụ thể. Trong phần lớn các trường hợp, chúng đều bao gồm các ý tưởng có thể có cho từ khóa.

cách tìm từ khóa low volume

Để tìm kiếm các từ khóa chưa được khai thác, có tính cạnh tranh thấp, bạn cũng có thể xem ở các trang web Craigslist, AlliExpress, Zappos và những trang web tương tự khác. Chỉ cần tìm kiếm các trang web UGC (User Generated Content – Nội dung do người dùng tạo ra) này thường xuyên thì những từ khóa mới sẽ liên tục đến với bạn.

2. Tìm trên các phương tiện truyền thông cách sử dụng ngôn ngữ đàm thoại của người dùng

Khi mọi người cần một lời khuyên hay khuyến nghị nào đó, họ thường sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội. Nội dung mà họ đăng lên những trang web này sẽ khác một chút so với nội dung bạn làm để tìm kiếm. Trên truyền thông xã hội, mọi người thường đăng những câu hỏi của họ hoặc những vấn đề được diễn tả bởi cùng một loại ngôn ngữ mà họ dùng khi họ muốn nói.

Để tiếp cận đối tượng của bạn, bạn cần biết khách hàng của mình nói về chủ đề của bạn, chia sẻ ý tưởng của họ và tương tác với những người dùng khác như thế nào. Để đạt được hiệu quả này, Facebook, Pinterest và LinkedIn là những nơi hoàn hảo để khám phá hàng triệu những ý tưởng về từ khóa có lượt tìm kiếm thấp. Trong đa số cấc trường hợp, người dùng những ứng dụng này sẽ đăng câu hỏi theo cách nói của họ.

Lấy ví dụ, chỉ với vài giây xem một nhóm Facebook liên quan đến thực tiễn pháp luật, Levica nhận thấy rằng có nhiều người sẽ đăng những chủ đề dưới dạng câu hỏi có thể giúp bạn tìm ra những ý tưởng cho các từ khóa chưa được khai thác để nhắm đến mục tiêu. Hãy xem hình ảnh bên dưới:

cách tìm từ khóa low volume

Levica biết rằng đây không phải là những từ khóa có cấu trúc đầy đủ, nhưng nó là một cách tuyệt vời để lấy ra những từ khóa và ý tưởng đầy thú vị và có tính cạnh tranh thấp để kiểm tra trong công cụ từ khóa của bạn và trên Google SERP.

Nếu bạn đang làm việc trong môi trường B2B, hồ sơ LinkedIn có thể là một công cụ mạnh mẽ để tìm kiếm những từ khóa lý tưởng của bạn. Bạn có biết vì sao không? Bởi vì mọi người thường viết một mô tả dài về những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm của họ liên quan ở những chỗ thích hợp.

3. Lấy ý tưởng từ khóa từ YouTube

YouTube đã có một sự bùng nổ về tăng trưởng kể từ khi ra mắt vào năm 2005. YouTube hiện có 2 tỉ người dùng đang hoạt động mỗi tháng, cho thấy mức tăng trưởng 5%  so với hơn 1,9 tỉ người đăng nhập mỗi tháng. YouTube là một mỏ vàng của các ý tưởng từ khóa khi mỗi người sẽ có mỗi cách tìm kiếm khác nhau trên YouTube. Kiểm tra các hướng dẫn khách nhau, video hướng dẫn, tin tức trong ngành, Hỏi và Đáp và các đánh giá sản phẩm để gợi ý các hướng bổ sung cho chiến lược nội dung của bạn.

Nếu bạn nhìn quanh YouTube, bạn sẽ thấy rằng các bình luận có thể sẽ hữu ích và nhiều thông tin hơn dữ liệu video được công bố. Các bình luận khác nhau về sự hiểu lầm, đặc sản, nguồn gốc và kinh nghiệm cá nhân thường phát sinh giữa mọi người ở mọi lứa tuổi. Đó là một trong những nơi cần thiết để xem nếu bạn muốn tìm hiểu mọi người nói về cái gì, họ nói thế nào về những điều đó và họ sử dụng những từ khóa nào.

cách tìm từ khóa low volume

Có một điều bạn cần phải biết là Đừng sử dụng YouTube cho tất cả các nghiên cứu từ khóa của bạn về một chủ đề cụ thể. Vì nó thường bao gồm những thông tin không chính xác, dán nhãn sai và quảng cáo sai cho những sản phẩm khác nhau.

4. Nói chuyện với nhóm hỗ trợ khách hàng của bạn

Khi bạn đang cố gắng tạo ra ý tưởng cho từ khóa mới, hãy nói chuyện với nhóm dịch vụ khách hàng của bạn vì họ là tuyến xuất hiện đầu tiên của công ty bạn. Họ sẽ thảo luận với khách hàng và khách hàng tiềm năng nhiều hơn bất cứ ai trong công ty của bạn.

Nhóm hỗ trợ khách hàng của bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực với các câu hỏi, các mối quan tâm, vấn đề phổ biến và danh tiếng mà khách hàng đang thắc mắc xung quanh dịch vụ hay sản phẩm của bạn. Nói chuyện với họ, bạn có thể xác định thông tin nào có thể bị thiếu trên trang web của bạn và có thể khơi gợi một số nguồn cảm ứng từ khóa cho các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn.

cách tìm từ khóa low volume

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nhật ký trò chuyện trực tiếp và email để tìm ra câu hỏi thực sự từ các khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một bài tập bản đồ tư duy với nhóm của bạn để thu thập kiến thức từ khóa từ họ. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với chủ đề như “SEO địa phương” và phát triển các nhánh chủ đề và các nhánh phụ liên quan đến nó.

Thay đổi cách bạn làm SEO với các từ khóa có lượt tìm kiếm thấp

SEO có thể khó khăn. Thật khó để cạnh tranh với các thương hiệu lớn có nguồn vốn lớn và nguồn lực tiếp thị không giới hạn cho các từ khóa có tính cạnh tranh cao. Nếu bạn muốn thúc đẩy sự thành công tổng thể SEO của mình, bạn nên tìm xem trong đầu của những đối tượng bạn nhắm đến và khách hàng của mình những chủ đề mà họ đang tích cực tìm kiếm.

Tìm đúng từ khóa có lượt tìm kiếm thấp, có tính cạnh tranh thấp sẽ giúp bạn tăng khả năng hiển thị và cải thiện phạm vi tiếp cận nội dung trực tuyến của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu làm cho nội dung của bạn phong phú hơn và kéo nó vào đúng vị trí để đạt được lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng và doanh số mà bạn đặt ra.

Levica lược dịch từ wordstream.com

cách tìm từ khóa low volume
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao từ khóa có lượt tìm kiếm thấp vẫn đem lại SEO traffic cao?

Tất cả mọi người đều muốn có được thứ hạng trong bảng xếp hạng website dựa vào các từ khóa có lượt tìm kiếm cao (high-volume keywords). Có một câu hỏi đặt ra là: “Có ai mà không muốn có một lượng lớn về lưu lượng truy cập, chuyển đổi và doanh thu từ các tìm kiếm tự nhiên của người dùng chứ?” Nhưng không phải mọi doanh nghiệp đều có thể xếp hạng từ khóa có lượt truy cập cao. Những từ khóa siêu phổ biến này sẽ có tính cạnh tranh cao hơn, điều này có nghĩa là nhiều trang web đang cạnh tranh cho một số lượng giới hạn vị trí trên trang đầu của SERP. Vậy bạn có thể làm gì khi doanh nghiệp của bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với một trang web ít quyền hạn hơn?

May mắn thay, có một giải pháp đơn giản đó là: thêm các từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) và những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp (low-volume keywords) vào chiến lược SEO của bạn. Hãy chú ý vào bài viết lược dịch dưới đây của Levica nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về SEO qua các bài viết khác trên trang Levica:

Nghiên cứu từ khóa từ A đến Z

Làm sao nhắm mục tiêu từ khóa content marketing như chuyên gia?

cách tìm từ khóa low volume

 

Bạn muốn hấp dẫn khách truy cập đang tìm kiếm thông tin cụ thể từ doanh nghiệp của bạn hoặc sẵn sàng mua hàng để bạn có thể bán hàng. Cách có thể làm được điều này là gì? Câu trả lời là: “Bạn có thể xác định và nhắm đến những từ khóa có tính cạnh tranh thấp để có được một cơ hội xếp hạng tốt hơn.” 

Có 4 cách mà bạn có thể xác định những từ khóa có lượt tìm kiếm thấp để tăng kết quả SEO của bạn nhanh hơn, đó là:

  1. Tận dụng tối đa nội dung được tạo ra bởi người dùng và cộng đồng
  2. Tìm trên các phương tiện truyền thông cách sử dụng ngôn ngữ đàm thoại của người dùng
  3. Lấy ý tưởng từ khóa từ Youtube
  4. Nói chuyện với nhóm hỗ trợ khách hàng của bạn

Từ khóa có lượt tìm kiếm thấp (Low-Volume Keywords) – Vượt xa chiến lược từ khóa truyền thống

Bạn biết rằng thành công chung của SEO có liên quan mật thiết đến từ khóa.

Nhiều chủ sở hữu trang web sử dung chiến dịch từ khóa truyền thống để tăng thứ hạng website của họ. Họ nhắm đến các từ khóa có lượt tìm kiếm cao, viết nội dung và chờ đợi để hiển thị trên trang đầu của Google.

Chiến lược này có thể hiệu quả, nhưng nó khá tốn thời gian, tốn kém và khó khăn. Và nó cũng có thể không mang lại kết quả gì.

Bạn phải có các giải pháp khác cho chiến lược SEO của bạn. Thay vì làm như cách truyền thống, bạn có thể tập trung nhắm vào những từ khóa có lượt tìm kiếm thấp, đặc biệt là các từ khóa có đuôi dài.

Theo trang Search Engine Guide, Amazon kiếm được 57% doanh số từ các từ khóa dài, ít phổ biến. Levica đoán bạn sắp nhận ra lý do vì sao chiến lược long-tail keywords có vẻ lợi nhuận hơn. Với chiến thuật rõ ràng này, bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt mà vẫn có thể hấp dẫn các khách hàng tiềm năng.

Bây giờ, Levica sẽ chỉ cho bạn bốn cách để hiểu những điều mà các đối tượng được bạn nhắm tới đang nghĩ và khám phá các từ khóa có lượt tìm kiếm thấp nhưng sẽ hỗ trợ cho chiến lược SEO của bạn thành công.

Mời các bạn đón xem tiếp phần 2 của bài viết:

4 cách tìm ra những từ khóa có lượt tìm kiếm thấp cho SEO

Levica lược dịch từ wordstream.com

nhắm mục tiêu từ khóa
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao nhắm mục tiêu từ khóa content marketing như chuyên gia?

Là một nhà làm Marketing kỹ thuật số giỏi, bạn ắt hẳn đã biết về tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa trong Content Marketing. Tuy nhiên, thông thường có sự khác biệt giữa các loại từ khóa trong Content Marketing và các từ khóa bạn sử dụng ở phần còn lại trong Website của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xác định loại từ khóa nào phù hợp với blog của bạn và loại nào sẽ là một phần trong trang web chính của bạn.

Đầu tiên, nếu bạn chưa hiểu một cấu trúc trang web là gì, bạn có thể xem video này. Nó sẽ cho bạn một sự hiểu biết về cách tư duy trong từng phân khúc:

Suy nghĩ theo phân khúc

Điều đầu tiên bạn nên làm là chia thành từng ngăn nhỏ. Hãy nghĩ về trang web của bạn bằng các phân khúc. Trong bài viết này, chúng tôi đang đơn giản hóa một chút và chỉ nghĩ về trang web trong hai phân khúc. Trang web chính và nội dung tiếp thị của bạn.

Đầu tiên, phải có chỗ dành cho blog / bài viết của bạn. Đó là khu vực mà bạn sử dụng cho mục đích tiếp thị nội dung.

Trong blog của bạn, bạn sẽ tối ưu hóa bài viết của mình cho tất cả các loại từ khóa có liên quan một cách chặt chẽ hoặc thậm chí liên quan đến thị trường ngách của bạn. Mỗi bài viết trong blog của bạn nên nhắm mục tiêu đến một tập hợp khách hàng trong thị trường của bạn.

Sau đó là có phần còn lại của trang web. Đây chính là nơi mà bạn tích cực tiếp thị thương hiệu của bạn.

Phân tích từ khóa cho trang Web chính

Theo nguyên tắc thông thường, trang web chính của bạn nên nhắm mục tiêu đến dịch vụ, danh mục và từ khóa dành riêng cho sản phẩm. Đó là những loại từ khóa trong Content Marketing mà mọi người sử dụng khi họ tìm kiếm bất cứ thứ gì mà công ty bạn đang cung cấp.

 

nhắm mục tiêu từ khóa

Cách xác định từ khóa Blog

Blog lại là một câu chuyện khác. Đó là nơi chúng ta tối ưu hóa cho các từ khóa liên quan đến thị trường ngách (trong trường hợp này là tiếp thị kỹ thuật số) nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nhưng có thể là dịch vụ phụ hoặc một khía cạnh nào đó của dịch vụ…

Ví dụ, những người quan tâm đến tiếp thị trực tuyến có thể muốn tìm hiểu về sự khác biệt giữa Amazon Vendor Central và Seller Central. Thật vậy, chúng tôi đã thấy cơ hội để xếp hạng cho các từ khóa trung tâm cho “Amazon Vendor Central” và “Amazon Seller Central” và chúng tôi đã hành động theo cách đó.

Bây giờ, nếu bạn gõ trên Google “Amazon Vendor Central”, bạn sẽ thấy rằng một trong những bài đăng trên blog của chúng tôi đang đứng ở vị trí số 3 (đôi khi là vị trí số 2) trong danh sách kết quả.

Điều đó có thể giúp gì cho chúng ta? Nó thu hút đối tượng những người tò mò vềti việc bán sản phẩm trên Amazon.

nhắm mục tiêu từ khóa

Kết quả cuối cùng: chúng ta có được sự thúc đẩy cho thương hiệu của mình với sự nhận biết tăng lên. Chúng ta cũng xuất hiện như một “người có quyền” trong không gian tiếp thị kỹ thuật số.

Ở đây, một từ khóa khác chúng tôi xếp hạng cho: Bing Bing SEO Vs. Google SEO. Chúng tôi được xếp hạng # 1 cho thuật ngữ này.

Mặc dù vậy, một lần nữa, một bài đăng trên blog về cách Bing SEO thì khác với Google SEO.

Như với ví dụ trước, bài viết tiếp cận những người trong thị trường mục tiêu của chúng ta, những người đang tìm kiếm thông tin về SEO. Những người này một ngày nào đó có thể trở thành khách hàng của chúng ta. Khi mọi người truy cập vào trang này, chúng ta sẽ đẩy họ đến các trang dịch vụ, chụp hoặc gửi email hoặc cookie cho họ để tiếp thị lại.

Hãy cùng xem một ví dụ khác: “Guide to Ranking 0”. Nếu bạn Google cụm từ tìm kiếm đó, bạn sẽ thấy rằng chúng tôi hiện đang ở vị trí số 2 trong danh sách kết quả. Nếu bạn Google “How to Rank 0”, bạn sẽ thấy rằng chúng tôi sẽ ở xa hơn một chút, nhưng vẫn ở trang đầu tiên.

Liên kết này giống nhau ở cả hai kết quả đó và không có gì ngạc nhiên khi bạn đưa đến một bài đăng có tên là “The Ultimate Guide to Ranking 0” (Tốt hơn số 1)! Bài đăng đó cung cấp thông tin chi tiết về cách các nhà tiếp thị có thể có được một đoạn đặc trưng trong kết quả tìm kiếm.

Cũng như các ví dụ khác, đó chính xác là loại bài đăng blog sẽ thu hút mọi người trong thị trường mục tiêu của chúng ta.

Mẹo cho Blog

Như bạn có thể thấy, sẽ là tốt nhất nếu bạn tối ưu hóa trang web chính của mình cho các từ khóa liên quan đến sứ mệnh chung của doanh nghiệp của bạn. Bạn nên tối ưu hóa các bài viết trên blog cho các từ khóa liên quan đến thị trường ngách của mình

Dưới đây là một vài gợi ý chung về cách sử dụng blog của bạn để tăng phạm vi tiếp cận khách hàng:

  • Sử dụng thuật ngữ chung – Viết các bài đăng lên blog mà sẽ xếp hạng các từ chung và tìm kiếm các thuật ngữ trong phạm vi của bạn.
  • Trả lời câu hỏi – Một blog là một nơi tuyệt vời để trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi những người trong thị trường của bạn. Tập hợp nhóm của bạn lại với nhau và đưa ra một loạt các câu hỏi mà khách hàng tiềm năng có thể có. Sau đó, tạo một số bài viết trên blog trả lời những câu hỏi đó.
  • gồm các từ khóa “đuôi dài” (là những từ khóa mở rộng có thêm phần mô tả cụ thể hơn đối với từ khóa chính) – Cạnh tranh ngoài kia là vô cùng khắc nghiệt. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi xếp hạng cho các từ khóa “chung chung”. Đó là lý do tại sao bạn nên xếp hạng cho các từ khóa đuôi dài mà đối thủ của bạn chưa nghĩ tới.
  • Nhắm mục tiêu các từ khóa dịch vụ chính của bạn trên các trang dịch vụ – Khi nói đến vấn đề tiền, cho dù đó là dịch vụ hay sản phẩm, hãy đảm bảo rõ ràng với các công cụ tìm rằng trang nào bạn đang muốn xếp hạng từ khóa. Cố gắng hết sức để nhắm mục tiêu đến các từ khóa này trên các trang có tiềm năng chuyển đổi cao nhất, thường là các danh mục trên trang web Thương mại điện tử cho các từ khóa chung và các trang sản phẩm của bạn cho các từ khóa sản phẩm. Trên trang web dịch vụ, hãy nhắm mục tiêu đến các từ khóa chính  liên quan đến dịch vụ trên các trang đích. Điều này khác một chút trên các trang web tin tức, trang web thương hiệu và trang web thông tin.

Hãy nhắm mục tiêu chính xác ngay bây giờ!

Một sai lầm của những tân binh trong tiếp thị kỹ thuật số là cho rằng các từ khóa bạn xếp hạng trong blog của bạn giống với các từ khóa mà bạn sẽ xếp hạng trên trang web chính của bạn.

Tránh rơi vào cái bẫy đó bằng cách phân khúc trang web của bạn và tối ưu hóa cho các phân khúc khác nhau một cách tương ứng. Điều quan trọng cần lưu ý là trang web càng lớn thì phương trình này càng phức tạp. Nhưng đó là điểm thú vị của nó!

Để hiểu hơn về cách lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Nghiên cứu từ khóa từ A-Z

Levica lược dịch từ ignitevisibility.com

Digital Marketing

Nghiên cứu từ khóa từ A đến Z

Từ khóa (keyword) là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc chiến online, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của cả một chiến dịch marketing. Vậy nghiên cứu từ khóa SEO là gì và làm sao để nghiên cứu từ khóa đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Levica tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất trong nghiên cứu từ khóa nhé!

1. Google làm việc theo cơ chế nào?

Trước khi tìm hiểu về từ khóa (keyword) và nghiên cứu từ khóa (keyword reasearch), hãy cùng khám phá cách thức mà Google làm việc để hình dung được làm thế nào mà website của chúng ta có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Cơ chế của Google Search Engine có thể được hiểu tóm tắt như sau:

Search Engine của Google được tạo ra dựa trên các thuật toán và sẽ tìm kiếm theo các quy tắc, định hướng được truy vấn. Công cụ tìm kiếm này bao gồm 3 bộ phận chính, đó là:

  • Thu thập dữ liệu/thông tin:

    Đây là quá trình mà Google bot (hay còn được giới SEO gọi là Google Spider, Con bọn tìm kiếm, nhện tìm kiếm,…) đi “rong ruổi” trên mạng internet để phát hiện ra các nội dung mới và cập nhật thêm vào chỉ mục của Google. Trong quá trình này, Google Bot sẽ tìm kiếm nội dung mới và loại bỏ những link website không còn tồn tại.

  • Lập chỉ mục (Index):

    Từ các dữ liệu thu thập được, Google Bot sẽ xử lý những thông tin đã thu thập được và xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, từ khóa, trang, địa chỉ web liên quan đến 1 lĩnh vực nào đó.

  • Phân phối kết quả, xếp hạng (rank):

    Sau khi lập chỉ mục, Google sẽ xử lý, tính toán và đưa ra các kết quả xếp hạng trang web dựa trên tính hữu ích với truy vấn của người dùng. Có đến 200 yếu tố khác nhau được Google sử dụng để xếp hạng website.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức Google Engine hoạt động qua clip dưới đây của Matt Cutts:

2. Từ khóa là gì?

Từ khóa (keyword) là một từ hoặc một cụm từ để thể hiện một đối tượng, chủ đề, khái niệm, sản phẩm, dịch vụ,… cụ thể nào đó. Khi người dùng cần tìm kiếm thông tin, họ chỉ cần gõ từ/cụm từ đó trên công cụ tìm kiếm thì sẽ lập tức nhận được các địa chỉ web có chứa từ khóa tương ứng.

Đối với các SEOER thì từ khóa (keyword) chính là các từ hoặc cụm từ mà họ muốn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

3. Các loại từ khóa

Cơ bản có 2 loại từ khóa là: từ khóa dài (long tail) và từ khóa ngắn (fat head).

Từ khóa ngắn (fat head):

Là những từ/cụm từ ngắn thường chỉ gồm 2-3 từ ghép lại để tạo thành 1 ý có nghĩa (vd: dịch vụ marketing, quảng cáo, thiết kế website, du lịch…). Từ khóa ngắn thường có độ cạnh tranh rất cao nên khó SEO lên Top, đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn, chi phí đầu tư lớn và tốn nhiều thời gian.

Từ khóa dài (long tail):

Là những cụm từ dài thường gồm 4 từ trở lên. Từ khóa dài thường sẽ là từ khóa mở rộng của từ khóa ngắn (vd: dịch vụ marketing tại Hồ Chí Minh, quảng cáo Hồ Chí Minh, du lịch đi Đà Lạt,…). Từ khóa dài có phạm vi bao quát thấp nhưng dễ dàng SEO lên top hơn, chi phí đầu tư thấp, chiến lược ngắn hạn và được thực hiện trong thời gian ngắn.

Qua chu kỳ từ 6-12 tháng thì Long Tail keyword sẽ dần trở thành Fat Head.

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem giữa Long Tail và Fat Head thì loại từ khóa nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Để tìm ra câu trả lời, hãy cùng Levica “nghía” qua 2 biểu đồ thống kê của Moz.com – Công ty SEO hàng đầu thế giới nhé!

 

Từ 2 biểu đồ trên, ta có thể thấy Long Tail Keyword là loại từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Để lý giải điều này cũng hết sức đơn giản. Hãy thử tưởng tượng: Bạn trót làm bà xã giận và muốn mua một chiếc iphone 6s để dỗ ngọt lại nàng. Vậy bạn sẽ gõ Google cụm từ gì: “iphone 6s” hay “iphone 6s tại Hồ Chí Minh”? Chắc chắn cụm từ càng chi tiết thì khả năng tìm được điều bạn mong muốn càng cao, đúng không? Đây cũng là suy nghĩ của đại đa số mọi người. Do đó, long tail keyword luôn chiếm được ưu thế hơn trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và đại diện cho hành vi tìm kiếm của người dùng.

4. Nghiên cứu từ khóa có quan trọng không?

Nghiên cứu từ khóa đương nhiên là… RẤT QUAN TRỌNG!!!

Lý do tại sao ư? Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên trong SEO. Nếu bạn chọn sai từ khóa thì tất nhiên mục tiêu chiến lược SEO của bạn cũng sẽ sai theo. Dù tiêu tốn rất nhiều thời gian, ngân sách thì cuối cùng bạn vẫn không có được vị trí xếp hạng mong muốn trong lĩnh vực thật sự cần thiết. Ngược lại, nếu chọn được từ khóa chính xác thì không những website của bạn sẽ có được thứ hạng tốt trên bảng xếp hạng Google mà còn giúp gia tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi.

5. Nghiên cứu từ khóa thế nào?

Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần đảm bảo từ khóa mình tìm sẽ có các yếu tố: cạnh tranh thấp, số lượng tìm kiếm ở mức ổn định và tỷ lệ chuyển đổi cao.

Levica sẽ giúp bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn thông qua 5 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Phân tích, tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ/dự án… dựa trên khảo sát thực tế

Để thực hiện bước này, bạn cần:

  • Tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của công ty mình và hành vi, nhu cầu của người dùng thì mới có thể tìm ra những keyword mang lại giá trị thật sự.
  • Xác định mục đích mà bạn muốn khi thực hiện chiến dịch SEO (tăng lượng truy cập, tăng nhận biết, tăng doanh thu bán hàng,…).
  • Dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tìm ra các danh sách từ khóa phù hợp. Có thể hỏi ý kiến của khách hàng, bạn bè hoặc người thân về sản phẩm/dịch vụ để tìm thêm từ khóa.

Bước 2: Thu thập các từ khóa bằng công cụ hỗ trợ

Ở bước ngày bạn cần làm một bảng tổng hợp các từ khóa dựa trên các công cụ hỗ trợ để tăng độ chính xác và hiệu quả hơn. Một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng:

+ Google Suggest (Google Search Box):

Khi người dùng nhập vào 1 hoặc 2 từ nào đó trong ô tìm kiếm thì lập tức Google sẽ đưa ra 1 list các từ khóa dài để gợi ý. Đây là danh sách các từ khóa thường xuyên được tìm kiếm. Bạn có thể tận dụng chúng để xây dựng các từ khóa cho mình.

+ Google Keyword Planner:

Google Keyword Planner là một phần của Google Adword và là công cụ nghiên cứu từ khóa hoàn toàn miễn phí. Nó sẽ giúp bạn biết được lượt tìm kiếm của từ khóa, mức độ cạnh tranh và số lần tìm kiếm trung bình mỗi tháng. Đồng thời, Google Keywords Planner cũng sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan tới từ khóa chính.

+ KeywordTool.io:

Đây là một công cụ hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ cho các Seoer. Nó có chức năng tương tự như Google Keyword Planner nhưng giao diện thì dễ dàng sử dụng hơn nhiều.

+ Google Trend:

Công cụ này không chỉ đưa ra gợi ý về từ khóa đang Hot mà còn đánh giá được xu hướng tiếp theo của từ khóa đó. Điều này sẽ giúp các Seoer biết được “số phận” các keyword sẽ đi về đâu trong tương lai và từ đó có chiến dịch phù hợp.

Bước 4: Kiểm tra độ khó của từ khóa

Việc kiểm tra độ khó của từ khóa sẽ giúp bạn biết được ngọn núi mà mình sắp phải vượt qua cao bao nhiêu để chuẩn bị hành trang và lộ phí đầy đủ. Để biết được từ khóa khó thế nào, có thể dựa vào các chỉ số tìm kiếm hàng tháng của Google Keyword Planer.

100 -> 1000: Độ khó bình thường

1000 -> 10.000: Độ khó tương đối

10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao

Ngoài ra bạn cũng hãy chú ý chỉ số canh tranh “Thấp”, “Trung bình” hoặc “Cao” mà Google Keyword Planner cung cấp.

Bước 5: Phân loại và hoàn thiện bộ từ khóa

Ở bước này, bạn hãy tổng hợp lại tất cả các từ khóa “sáng nhất” và tiến hành phân loại, sắp xếp thành những nhóm keyword theo thứ tự ưu tiên từ có tỷ lệ chuyển đổi cao đến thấp.

6. Quy tắc để chọn từ khóa dài hiệu quả

Có 1 công thức khá đơn giản và tiện dụng để bạn nghĩ ra những từ khóa dài hiệu quả, đó là:

  • Keyword – Từ khóa chính cho sản phẩm/ dịch vụ cần SEO.

  • Brand – Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ.

  • Adjective – Tính chất 

  • Target Audience – Đối tượng

  • Local – Địa điểm

Dưới đây là ví dụ cụ thể để giúp bạn hình dung rõ hơn:

Ví dụ muốn SEO cho 1 website về giày cao gót, bạn sẽ cần 1 từ khóa  có các yếu tố sau:

  • Keyword: Giày cao gót
  • Brand: Valentino/ Miu Miu/ DKNY/ D&G
  • Adjective: cao cấp/ chính hãng/ thời trang/ đẹp/ giá tốt….
  • Target Audience: cho tuổi teen/ cho phụ nữ 30/….
  • Local: tại TP Hồ Chí Minh/ Hà Nội/ Đà Nẵng,…

Tiếp đến, chỉ cần thực hiện một phép tổ hợp đơn giản, bạn đã có ngay trong tay 1 danh sách những long tail keyword với tỷ lệ chuyển đổi cao như: giày cao gót valentino cao cấp cho phụ nữ 30 Hà Nội, giày cao gót Miu Miu chính hãng cho phụ nữ 30 Hà Nội,….

Tóm lại, nghiên cứu từ khóa là một “công trình” đòi hỏi nhiều tâm sức và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên đừng nên vì lười nhác mà bỏ qua giai đoạn này. Bạn sẽ cảm thấy mọi “cống hiến” là xứng đáng khi website được “rạng danh” trên bảng vàng của Google.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã “lận lưng” được cho mình kha khá kiến thức về nghiên cứu từ khóa. Chúc bạn thành công!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar