Những nhà tiếp thị luôn muốn tạo ra những chiến dịch sáng tạo, cho dù phải thông qua những cách như sao chép, thiết kế hay tưởng tượng. Khi Internet phát triển, các chiến dịch cũng phát triển dựa vào lượt người xem và xu hướng của họ. Nhiều nhà tiếp thị đạng nhận thấy rằng việc thêm các memes, emojis (các biểu tượng cảm xúc) và những hình ảnh động vào chiến dịch của họ là cách để tăng sự tham gia của người dùng. Bằng cách hiển thị cho những người đăng ký trên kênh của họ những hình thức mới về mặt hình ảnh, các thương hiệu dường như trở nên thân thiện hơn và ít mang tính thương mại hơn nhiều. Bài lược dịch hôm nay của Levica sẽ hướng dẫn các bạn cách để sử dụng memes, gifs (hình ảnh động) và các emojis trong tiếp thị để tăng sự tham gia và liên kết thực sự đến người xem của bạn.

Sử dụng Memes trong Marketing

Meme là gì?

Theo từ điển Merriam-Webster, định nghĩa “meme” là “một ý tưởng, hành vi, phong cách hoặc cách dùng được lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa.” Thông qua nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội như Instagram, Twitter và Facebook, người dùng thường tạo ra các memes của riêng mình bằng cách sử dụng các trích dẫn/đề cập đến đối tượng được biết phổ biến trong nền văn hóa hiện đại (Pop culture References) hay các sự kiện hiện tại. Với khả năng lan truyền và nâng cao quảng bá thương hiệu, hiện nay nhiều memes đang được sử dụng như một phần của chiến lược truyền thông xã hội của họ, đặc biệt là trên Instagram và Twitter.

Các nhà tiếp thị và Thương hiệu thành công trong việc sử dụng Memes

Trên Instagram:

Netflix

Các chương trình của Netflix rất tuyệt và các memes của họ còn tuyệt hơn. Trên thực tế, họ còn có tài khoản cho kênh hài chính thức là @netflixisajoke trên Instagram, nghe giống như một tài khoản chế tác gây hài (Parody Account) vậy. Với sự phổ biến ngày càng tăng của chương trình “You” vào năm 2019 (Levica nghĩ một lí do thúc đẩy cho sự phổ biến này là nhờ vào các memes), họ đã không bỏ qua một cơ hội để quảng bá chương trình bằng cách tạo ra meme của riêng họ.

Bằng cách tạo tài khoản meme của riêng mình, công ty đã quảng bá chương trình truyền hình và hài kịch của mình theo cách phi truyền thống. Những người theo dõi không chỉ nhìn thấy một khía cạnh khác của Netflix mà còn tham gia với thương hiệu nhiều hơn bằng cách gắn thẻ, gửi và đăng lại bài đăng trên Instagram với những người dùng khác.

Gucci

Nếu có ai hỏi Levica nghĩ gì về Gucci, Levica sẽ nghĩ về họ như một thương hiệu đồ da Ý thượng hạng và truyền thống. Tuy nhiên, trở về lại năm 2017, thương hiệu này đã thực hiện một cách tiếp cận hiện đại hơn đối với một trong những chiến dịch của họ. Để quảng bá cho đồng hồ mới của mình, Gucci đã tạo lại meme “Arthur fist” cổ điển trên Instagram. Bài đăng này đã giúp Gucci phá bỏ lớp vỏ truyền thống của mình và làm cho thương hiệu của họ trở nên thực tế, hợp lý và thân thiện hơn.

“Khi bạn gái không để ý chiếc đồng hồ mới của bạn.”

BarkBox

Ngoài việc có một tài khoản meme riêng hoặc một chiến dịch meme riêng lẻ, một số thương hiệu như @BarkBox đã hoàn toàn chuyển tài khoản Instagram của họ thành tài khoản meme. BarkBox là một dịch dụ trả phí hàng tháng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho các chú chó. Thay vì chỉ có những hình ảnh về các chú chó dễ thương với các sản phẩm của họ trên các feed Instagram, nhóm BarkBox quyết định làm cho tài khoản Instagram của mình trở nên vui nhộn và dễ hiểu hơn cho những người theo dõi của họ.

“Khi tôi mất nguyên 1 ngày suy nghĩ làm sao mà thức ăn lại tự nhiên biến mất trong tủ lạnh”.

Đối với nhiều thương hiệu như BarkBox, nội dung của họ có thể lặp đi lặp lại. Mọi người sẽ không muốn tiếp tục xem quảng cáo. Nhưng cách tiếp thị độc đáo này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho nhưng khách hàng tiềm năng đang ở giữa hoặc dưới phễu marketing, những người có thể sẽ hứng thú với thương hiệu trong tương lai.

Trên Twitter:

Popeyes

Quay trở lại năm 2019, một trong những thứ Levica nhớ là mọi người đã trở nên điên cuồng như thế nào về Viral Popeyes Chicken Sanwich. Thay vì nó là một sáng kiến của thương hiệu, thì trên thực tế trào lưu meme được bắt đầu từ người xem trước. Một khi tất cả mọi người đều nói về nó, dù là trong cuộc sống thực hay qua các phương tiện truyền thông xã hội, thì mọi người sẽ muốn thử nó và tự mình xem quảng cáo. Cuối cùng, Sandwich Gà đã được bán hết, và Popeyes đã kiếm được 23 triệu Đô-la từ việc quảng cáo miễn phí.

Thật thú vị, sau khi nhận ra tất cả các quảng cáo miễn phí đều đến từ người theo dõi của họ thì Popeyes có vẻ như đã bắt kịp trào lưu meme rất tốt. Khi một miếng chuối khét tiếng trị giá $120,000 được đính vào một tác phẩm nghệ thuật treo tường của Maurizio Cattelan tại Art Basel Miami trở thành một meme, Popeyes (cùng với nhiều thương hiệu khác) cũng đã làm theo một cách rất thành công.

Những nhà tiếp thị đã thất bại trong việc sử dụng Memes

Michael Bloomberg

Mới đây, nhóm của Mike Bloomberg đã kí hợp đồng với một số tài khoản memes lớn nhất trên Instagram để đăng các nội dung tài trợ nhằm mục đích quảng bá cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Chỉ cần lướt qua các bình luận trên vài bài đăng, chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ đã không tiến triển theo đúng kế hoạch.

Có một điều cần lưu ý trong tiếp thị bằng memes là: mọi người muốn xem những nội dung tự nhiên và vui nhộn thay vì những quảng cáo đầy gượng ép. Chiến dịch chính trị được đổi mới của Bloomberg đã góp phần thúc đẩy tạo nên một bộ luật mới trên Instagram. Chỉ vài giờ sau khi những memes này hiện diện trên Instagram, công ty này đã thay đổi luật quảng cáo để yêu cầu các bài đăng được tài trợ của các chiến dịch chính trị đến từ những người có ảnh hưởng phải sử dụng công cụ Branded Content Ads – một công cụ thêm vào nhãn thông tin “Đối tác được trả phí.”

Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Marketing với Memes, Gifs và Emojis cho năm 2020 (P2)

Levica lược dịch từ nogood.io