Trước thời kỳ của tiếp thị kỹ thuật số, trước khi có những từ thông dụng như “lấy khách hàng làm trung tâm” hoặc “hành vi người tiêu dùng” thì mối quan hệ giữa tiếp thị và tâm lý là rất ít nếu như không muốn nói là không có gì. Và bây giờ: thời đại của tiếp thị tâm lý bắt đầu!

Tiếp thị tâm lý (hay tâm lý học tiếp thị) hiện là nền tảng của bất kỳ công ty thành công nào.

Mỗi bộ phận tiếp thị sẽ cần được tư vấn bằng cách thuê ngoài hoặc xây dựng hẳn một nhóm chuyên thực hiện nghiên cứu tâm lý tiếp thị.

Tâm lý học tiếp thị sẽ chỉ ra lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường và cho phép bạn có được bức tranh tổng thể hơn về khách hàng của mình.

Tâm lý học tiếp thị dự đoán hành vi của người mua bằng cách hiểu các nhận thức của người mua. Là người tiêu dùng, chúng ta hay phi lý trí và việc ra quyết định phần lớn được thúc đẩy bởi những thành kiến bẩm sinh.

Phần 1


Tại sao hành vi và tâm lý người mua lại quan trọng đối với hoạt động tiếp thị?

Trong bối cảnh này, hành vi và tâm lý người mua được sử dụng song song để giảm bớt căng thẳng khi mua sắm, cũng như cá nhân hóa, hợp lý hóa và nâng cao trải nghiệm khách hàng (CX).

Chúng ta sẽ xem các nhà tiếp thị đã đưa tâm lý vào chiến lược như thế nào trong suốt bài viết này. Đây là chìa khóa cho các thương hiệu đang tìm cách cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số, lấy khách hàng làm trung tâm.

Chính vì vậy mà Levica đã lượt dịch một danh sách gồm 37 nguyên tắc tâm lý học tiếp thị để bạn hiểu và tham khảo ví dụ về từng nguyên tắc một.

Bạn cứ đọc xong rồi thực hiện, sau đó cảm ơn Levica sau nhé!

Những ví dụ về tâm lý học Tiếp thị:

1. Thẩm quyền

Glossier tận dụng quyền lực để nâng cao độ tin cậy cho sản phẩm của họ; “Mẹo chuyên nghiệp” cho rằng đây là bút kẻ mắt mà các chuyên gia sử dụng.

Thẩm quyền nghĩa là người tiêu dùng tin tưởng vào những chuyên gia đang sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Dấu ấn về thẩm quyền có thể là chuyên môn, chức danh, đồng phục hoặc các khuyến nghị giúp bạn trở thành nhà dẫn đầu trong tư tưởng, chuyên gia hoặc nguồn thông tin đáng tin cậy.

2. Được yêu thích

Email NastyGal tận dụng khả năng “được yêu thích” vì nó sử dụng ngôn ngữ của đối tượng mục tiêu và cho những phụ nữ là khách hàng của họ thấy được sự tương đồng về nét đẹp thể chất của họ với nhãn hàng này.

Cũng giống như phản ứng tự nhiên của chúng ta đối với Thẩm quyền vì mình sẽ dành nhiều ưu ái hơn cho những gì mình thích.

Sự yêu thích có thể được thúc đẩy bởi:

  • Sức hấp dẫn về thể chất
  • Giống nhau
  • Liên kết
  • Hợp tác hoặc có mối liên hệ

Tất nhiên, giảm giá cũng hữu ích, nhưng đó được gọi là Mức độ nhạy cảm về giá…

3. Độ nhạy cảm về giá

Chương trình giảm giá ASOS này nhắm vào sinh viên. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ thu hút ví tiền eo hẹp của sinh viên với mức chiết khấu hấp dẫn.

Hiểu cách người tiêu dùng của bạn phản ứng với các mức giá khác nhau cho thấy bạn nhận thức được về giá nào là phù hợp, nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường hoạt động của bạn.

Bạn nên theo dõi giá của sản phẩm cạnh tranh và phân tích xem cơ sở người tiêu dùng mục tiêu nào phản ứng tốt hơn với các ưu đãi hoặc giảm giá. Bởi vì, trái với suy nghĩ thông thường, giảm giá không phải lúc nào cũng thúc đẩy hành vi mua hàng.

4. Sự hợp nhất

Van Moof tận dụng sự hợp nhất bằng cách yêu cầu khách hàng tham gia cộng đồng của họ. Sự hợp nhất cũng là một hình thức của Bằng chứng xã hội vì nó khuyến khích mọi người trở thành một phần của điều gì đó.

Sự hợp nhất có thể được thúc đẩy bằng cách nhấn mạnh tâm lý “của chúng ta” hoặc bằng cách đóng khung các chiến dịch với slogan “hãy là một trong số ít” hoặc “hãy tham gia nhóm”.

5. Cam kết và nhất quán

Thông báo của Jet nhắc nhở khách hàng của mình duy trì việc mua hàng của họ.

Điều này thúc đẩy lý thuyết Cam kết & Nhất quán, lý thuyết này giải thích rằng mọi người cảm thấy có nghĩa vụ phải nhất quán với các cam kết của họ.

Bạn có thể gửi các thông báo nhắc nhở khách hàng về những gì họ có trong giỏ hàng hoặc khuyến khích họ đăng ký nhận bản tin, chiến dịch hoặc ưu đãi.

6. Lý do tại sao

Lý do mua hàng của Toyota được nhấn mạnh với đặc điểm “ít tốn nhiên liệu hơn”.

“Mua hay không mua?” – Mọi người sẽ luôn cân nhắc lý do mua sản phẩm trước khi thanh toán.

Đặc biệt nếu đó là một món hàng đắt tiền, chẳng hạn như một chiếc ô tô. Mô tả sản phẩm nên nêu bật những lợi ích của ô tô là lý do tại sao bạn nên mua nó (ví dụ như ô tô này có cửa sổ trời) và cho thấy sản phẩm của bạn có chất lượng khác biệt như thế nào.

7. Hiệu ứng tập Trung

North Face có bốn hình để thể hiện chất lượng của các chức năng mà chỉ áo khoác của họ mới có. Đây chính là USP của sản phẩm. Điều này tập trung sự chú ý của người mua sắm vào những gì North Face muốn làm nổi bật về một sản phẩm cụ thể nào đó.

Như bạn có thể biết, khách hàng chỉ có một số tài nguyên nhận thức hạn chế. Điều này có nghĩa là họ cần một chút trợ giúp khi muốn tập trung vào những thứ cần tập trung.

Sử dụng thẻ sản phẩm, nhãn, nút thu phóng hoặc bản đồ nhiệt để thu hút sự chú ý của người dùng đến những gì quan trọng.

8. Kỹ thuật chỉ sử dụng trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng là cốt lõi của bất kỳ cách kể chuyện hay nào và nó có sức mạnh tiếp thị tuyệt vời. Gore-Tex cho chúng ta thấy một câu chuyện về sản phẩm của họ, giúp bạn dễ dàng hình dung việc mua sản phẩm sẽ dẫn đến một phong cách sống như thế nào.

Thực hiện kỹ thuật chỉ tưởng tượng này có nghĩa là:

1. Hiển thị một sản phẩm đang được sử dụng

2. Sử dụng hình ảnh xúc giác trong mô tả sản phẩm hoặc chiến dịch (mô tả điều gì đó theo cách xúc giác mà bạn gần như có thể cảm nhận được).

Levica lược dịch từ blog.crobox.com

Xem đầy đủ tất cả các phần tại đây:

37 ví dụ về tâm lý tiếp thị để làm marketing hiệu quả hơn (P1)

37 ví dụ về tâm lý tiếp thị để làm marketing hiệu quả hơn (P2)

37 ví dụ về tâm lý tiếp thị để làm marketing hiệu quả hơn (P3)

Related Post