Bạn cần nhiều hơn là may mắn để thiết kế và bán các sản phẩm phổ biến.

Xét cho cùng, hầu hết các sản phẩm thành công đều giúp giải quyết vấn đề cho những người sử dụng các sản phẩm đó.

Cuối cùng, một thiết kế tuyệt vời sẽ thể hiện được sự thấu hiểu khách hàng và các điểm đau của họ.

Các sản phẩm đi vào đầu người tiêu dùng theo những cách đáng ngạc nhiên, và các nhà thiết kế sản phẩm đã tận dụng điều này trong nhiều thập kỷ qua.

Cho dù chỉ là một cây lau nhà hay các trải nghiệm kỹ thuật số thì nhãn hàng cũng biết cách hấp dẫn người tiêu dùng dựa trên các tín hiệu tâm lý.

Các công ty như Swiffer, Amazon và Ford sử dụng tâm lý để khiến cho sản phẩm của họ tốt hơn và hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng vì thiết kế trực quan có tác dụng trực tiếp đến nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và giá trị thương hiệu.

Bạn cũng có thể làm như vậy.

Cây chổi lau nhà Swiffer đã ra đời từ việc phối hợp giữa tâm lý thiết kế và nhu cầu người dùng.

Làm thế nào bạn có thể cạnh tranh lại các tập đoàn lớn, đa quốc gia vốn có ngân sách và đội ngũ thiết kế khổng lồ?

Tất cả bắt đầu với tâm lý tiếp thị – hiểu cách mà mọi người đang nghĩ.

Bằng cách hiểu được cảm xúc, hành vi và động lực của con người, bạn có thể tác động đáng kể đến sự thành công của các sản phẩm mà bạn thiết kế và bán chúng.

Ở đây là những kinh nghiệm Levica đã gom góp được, để giúp bạn thiết kế ra những sản phẩm tuyệt vời: nếu bạn hiểu về mặt khoa học, cách mọi người xử lý thông tin, đưa ra quyết định và hành động, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hiệu quả hơn (và thành công hơn).

Tin vui là bạn không cần có bằng về tâm lý học để áp dụng các nguyên tắc thiết kế dựa trên bộ não này vào các sản phẩm của mình.

Dưới đây là 8 cách đã được chứng minh mà bạn có thể dùng để kết hợp tâm lý học vào việc thiết kế để tạo ra các sản phẩm tốt hơn.

Hiểu chính bạn

Khi chúng ta xem cái này, xem cái kia, bộ não sẽ tràn ngập thông tin. Rồi chúng ta liên tục cố gắng để hiểu các thông tin đó và phản hồi lại.

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát hành động của chính mình, nhưng thường thì tiềm thức sẽ đẩy chúng ta đi.

Tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng rất nhiều quyết định mà chúng ta có, thực sự bắt nguồn từ “bộ não cũ”; phần não bộ giữ cho chúng ta sống và mài giũa bản năng của chúng ta để nhận ra điều gì là nguy hiểm, điều gì là an toàn và điều gì là mong muốn.

Nhiều người gọi đây là bộ não “thằn lằn”

Chúng ta mang theo tất cả những trải nghiệm và ký ức trong quá khứ để trải qua một ngày sống, làm việc và các sản phẩm cũng nên chú trọng vào điều này.

Chúng ta học cách mong đợi mọi thứ theo một cách nhất định nào đó.

Chúng ta phát hiện ra những thứ tác động đến não bộ, tạo ra niềm vui và tìm cách thực hiện lại các hành động đó nhiều lần nữa.

Và chúng ta thường muốn một sản phẩm được thiết kế tốt và phù hợp với nhu cầu của mình đến nỗi thực sự quên rằng chúng ta đang sử dụng nó.

Đây là một lý do tại sao nhiều người coi Amazon Echo (Alexa) là loa thông minh tốt nhất trên thị trường (so với Google Home và các đối thủ khác).

Bạn cần biết mọi người nghĩ như thế nào, điều gì khiến họ cảm thấy thích thú, những gì họ hy vọng và nỗi sợ hãi mà họ không muốn gặp phải là gì.

Thiết kế cuối cùng là việc đưa ra các lựa chọn, một thiết kế tốt là thiết kế tinh tế (hoặc không quá tinh tế) nhằm hướng mọi người đến sự lựa chọn đúng và đó chính là sự lựa chọn mà chúng ta muốn họ thực hiện.

Phản Xạ Nội Tâm

Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn có “cảm giác muốn” một cái gì đó hoặc ai đó? Hay thời điểm mà bạn cảm thấy yêu một sản phẩm và mà không chắc chắn lý do tại sao?

Tất cả đều nhờ vào phản xạ nội tâm: phản ứng xuất phát từ bản năng của chúng ta chứ không phải từ trí tuệ của chúng ta.

Phản xạ nội tâm:

  • · Là một phần của tự nhiên. Chúng có trong mỗi chúng ta và nhất quán theo một nền văn hóa hoặc nhóm nào đó.
  • Bị chi phối bởi một cái gì đó.
  • Là câu thành ngữ “ấn tượng đầu tiên.”
  • Là tất cả tác động cảm xúc ngay lập tức đến một cái gì đó của chúng ta.

Chúng ta hình thành ý kiến nhanh chóng và hiếm khi thay đổi những ý kiến đó.

Theo một nghiên cứu của Đại học Princeton thì mọi người có một khoảng chú ý rất ngắn và phán đoán nhanh. Nghiên cứu được tìm thấy sau khi họ cho các đối tượng tham gia nhìn khuôn mặt một người khác thì chỉ trong 1/10 của giây, các đối tượng đã đưa ra được đánh giá về người đó. Các đánh giá này được chia ra theo sự hấp dẫn, độ dễ mến, đáng tin cậy, và ấn tượng kéo dài sau khi nhìn thấy gương mặt đó lần đầu tiên.

Với trang web cũng vậy. Ba nghiên cứu cho thấy chỉ 50 mili giây là tất cả mọi người có thể nhận xét được trang web của bạn trông như thế nào. Google đã thực hiện thử nghiệm tương tự và tìm thấy một biên độ thậm chí còn mỏng hơn: tốc độ 17 đến 50 mili giây là khoảng thời gian mọi người cần để đưa ra quyết định họ cảm thấy thế nào về một trang web.

Kết quả cho thấy cả độ phức tạp thị giác và nguyên mẫu đóng vai trò cốt yếu trong quá trình hình thành phán đoán thẩm mỹ. Nó xảy ra trong các khung thời gian cực kỳ ngắn từ 17 đến 50 mili giây. Để so sánh thì một cái chớp mắt trung bình mất 100 đến 400 mili giây.

Có nhiều thứ góp phần vào những phản xạ nội tâm này.

Ví dụ, khoa học đã chỉ ra rằng những gì chúng ta chọn là những thứ chúng ta thấy đẹp, tốt hoặc dễ sử dụng. Lý do dẫn đến điều này là:

Thông thường khi người tiêu dùng phải chọn giữa những thứ có tính năng hoặc lợi ích tương tự thì họ sẽ chọn thứ có thiết kế đẹp hơn. Steven Bradley của Tạp chí Smashing đã giải thích rõ về điều đó như sau:

Con người hay thiên vị cái đẹp; chúng ta cảm nhận những điều đẹp thường tốt hơn, bất kể chúng thực sự tốt hơn hay không. Tất cả những thứ còn lại thì như nhau. Chúng ta thích những thứ đẹp và tin rằng những thứ đẹp sẽ hoạt động tốt hơn.

Stephen Anderson của A List Apart đã thể hiện rõ sự thiên vị cái đẹp này bằng một ví dụ đơn giản trong thiết kế nút như sau:

Hình ảnh: A List Apart

Theo nhận thức, cả hai đều rõ ràng là cái “nút”. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự chú ý, thuyết phục, lựa chọn, hạnh phúc, học tập và các chủ đề tương tự khác cho thấy rằng nút trông đẹp hơn có khả năng được sử dụng nhiều hơn bởi hầu hết mọi người.

Hãy sử dụng các nguyên tắc thiết kế khi tạo ra những thứ liên quan đến thương hiệu như trang web hoặc bất kỳ thứ gì khác mà khách hàng của bạn nhìn thấy. Tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra sự nổi bật cho doanh nghiệp của bạn.

Kết quả là các sản phẩm giống hệt nhau (như nước đóng chai) lại không được khách hàng xem là giống hệt nhau.

Tại sao các sản phẩm giống hệt nhau nhưng với bao bì sản phẩm khác nhau lại có thể thu hút chúng ta hoặc ngược lại?

Khi nói đến nước đóng chai, gần như tất cả các nhãn hàng đều bán một sản phẩm như nhau. Nhưng hình dạng chai, màu sắc của nhãn và các yếu tố nhỏ khác khiến chúng ta nghĩ rằng một số sản phẩm nước đóng chai tốt hơn những sản phẩm còn lại.

Có một yếu tố nhất định nào đó đã thu hút chúng ta vào một sản phẩm và chúng thường bắt nguồn như một phần của phản xạ nội tâm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần hai phần ba người tiêu dùng đã mua một sản phẩm mà họ chưa từng nghe đến chỉ vì vẻ ngoài của nó – và đây chính là phản xạ nội tâm.

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào phản xạ nội tâm. Những cái chính bao gồm màu sắc, hình dạng và hình ảnh.

Màu Sắc

Trong một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi có tên là “Tác động của màu sắc đối với tiếp thị”, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người đưa ra các đánh giá từ tiềm thức về các sản phẩm trong vòng 90 giây đầu tiên nhìn thấy nó. Phần lớn những người này đánh giá các sản phẩm này chỉ dựa trên màu sắc: gần 85% người tiêu dùng trích dẫn màu sắc là lý do chính khiến họ mua một sản phẩm nào đó và 80% mọi người tin rằng màu sắc làm tăng nhận diện thương hiệu.

Một số liên kết màu phổ biến là:

  • Màu đỏ: Liên kết với niềm đam mê, sự ấm áp, phấn khích, hung hăng và tình yêu.
  • Màu xanh dương: Liên kết với trí thông minh, sự tin tưởng, tính chuyên nghiệp và sự bình tĩnh.
  • Màu vàng: Liên kết với sự tự tin, thân thiện, trẻ trung, và sáng tạo.
  • Màu xanh lá cây: Gắn liền với thiên nhiên, tiền bạc, sự mới mẻ và hòa bình.
  • Màu đen: Gắn liền với sự tinh tế, uy quyền, sang trọng.
  • Màu trắng: Liên kết với sự tinh khiết, ngây thơ và sạch sẽ.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc gắn cảm giác người tiêu dùng vào màu sắc có liên quan đến sản phẩm sẽ quan trọng hơn bản chất riêng của màu sắc đó.

Điều đó có nghĩa là việc chọn màu mà khiến khách hàng có liên kết tích cực với sản phẩm của bạn quan trọng hơn bản chất của màu sắc đó – bạn sẽ nghĩ đi nghĩ lại về việc có nên chọn màu đen cho một món đồ chơi trẻ em hay không, hay đơn giản chỉ vì nó là màu yêu thích của bạn.

Dòng sản phẩm Lysol là một ví dụ điển hình về việc sử dụng nhiều hình dạng khác nhau để phân biệt từng sản phẩm.

Trên thực tế, màu sắc đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ trong các sản phẩm mà còn trong bản sắc thương hiệu. Từ logo công ty đến danh thiếp, trang web và tài liệu tiếp thị vì khách hàng và khách hàng tiềm năng sẽ liên tục đánh giá thương hiệu của bạn.

Hình Dáng

Cũng như màu sắc, con người liên kết các hình dạng khác nhau với nhiều cảm xúc và giá trị khác nhau.

Tiềm thức của chúng ta tạo ra sự liên kết giữa các đặc điểm cụ thể với các hình dạng nhất định, điều quan trọng là chọn ra được hình dạng / liên kết hoàn hảo cho sản phẩm của bạn.

Valerie Folkes, trong cuốn “The Effect of Package Shape on Consumers’ Judgement of Product Volume: Attention as a Mental Contaminant” (tạm dịch: “Tác động của hình dáng bao bì đến quyết định của người tiêu dùng về số lượng sản phẩm: Chú ý về chất gây ô nhiễm tâm thần”, cho thấy hình dạng bao bì lạ mắt là nguyên nhân khiến người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm cao hơn so với giá trị thực tế.

Bây giờ bạn đã biết tại sao nước hoa đắt tiền hầu như luôn được đựng trong các chai có hình dạng kỳ lạ rồi phải không.

Một ví dụ điển hình về sự lựa chọn hình dạng thú vị có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng là kẹo Toblerone. Hình dạng tam giác của thanh Toblerone khác biệt đáng kể so với các thanh sô cô la truyền thống khác, và vì vậy mà khách hàng ngày càng bị thu hút bởi nó.

Thương hiệu có thể sử dụng hình dạng để nâng cao nhận diện thương hiệu của họ, đây là một chức năng quan trọng của bất kỳ thiết kế nào.

Nhưng quan trọng là làm thế nào mà hình dạng phù hợp có thể tăng hương vị cho sản phẩm bằng cách xác định được liên kết với các hình dạng khác nhau.

  • Thiết kế góc cạnh thường được coi là nam tính và mạnh mẽ hơn so với những thiết kế cong. Ví dụ, nhãn hiệu bia Hasseröder đã tăng nhóm khách hàng mục tiêu nam tính của mình bằng cách thay đổi chai của mình thành hình ngũ giác.
  • Hình dáng cong thường được liên kết với sự nữ tính, thống nhất và lãng mạn – hãy nghĩ đến mỗi hộp sôcôla hình trái tim mà bạn đã mua vào valentine.
  • Hương vị đồ ăn sẽ cảm thấy ngon hơn nếu được đóng gói trong một hộp vuông trái với bao bì tròn.
  • Hình dạng bao bì lạ mắt sẽ khiến người tiêu dùng nghĩ đến số lượng sản phẩm trong 1 gói nhiều hơn.

Hãy chắc chắn rằng hình dạng sản phẩm khai thác được hết các liên kết phù hợp với thương hiệu của bạn và trải nghiệm mà bạn đang cố gắng mang lại cho khách hàng.

Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

8 nguyên tắc tâm lý mạnh mẽ đằng sau một thiết kế sản phẩm tuyệt vời (P2)

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Related Post