Trong phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách tạo kịch bản video theo chân dung khách hàng, tạo thông điệp phù hợp và xây dựng ngân sách thực tế. Ở phần tiếp theo này, Levica sẽ chia sẻ với bạn những mẹo làm video tuyệt vời khác liên quan đến việc xây dựng thông điệp và tạo kết nối cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mời bạn xem đầy đủ các phần của bài viết tại đây:
20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P1)
20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P2)
20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)
7) Chọn Đúng Thời Gian Cho Từng Thông Điệp
Tuy phần trăm khách hàng được thuyết phục dùng sản phẩm, dịch vụ không nên là yếu tố ảnh hưởng đến thời lượng của video (gợi ý: thông điệp đưa ra buộc phải là thông điệp kêu gọi khách hàng thực hiện một hành động nào đó), nhưng thời điểm bạn thể hiện dòng thông điệp đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của video.
Như bạn có thể đoán được, có một mối tương quan trực tiếp giữa thời lượng video và khả năng tập trung của người xem:
Các video ngắn hơn sẽ có xu hướng tương tác tốt hơn:Nếu một video dưới 60 giây, hơn hai phần ba (68%) người xem sẽ tiếp tục xem cho đến khi kết thúc video.
- Nếu một video dài hơn 20 phút, chỉ 25% người xem sẽ xem hết.
Nói chung, các video dài 2-4 phút có hiệu quả tốt nhất và sẽ có nhiều người xem đến cuối hơn. Nhưng nếu video của bạn cực kỳ hấp dẫn thì thời gian lại không phải là yếu tố quan trọng.
Hãy nhớ rằng độ dài của video thường thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn marketing nào mà bạn đang tạo nội dung. Càng ở những giai đoạn sau của phễu marketing thì nội dung video càng dài (nhưng vẫn phải tập trung vào chủ đề chính nhé).
8) Hình Thành Sự Kết Nối Cá Nhân
Hướng dẫn cuối cùng để viết kịch bản video hiệu quả là tính minh bạch và xác thực.
Video marketing là một loại hình tiếp thị nội dung thật sự hiệu quả và mục tiêu cuối cùng của chiến dịch nên được chú trọng. Nói cách khác, bạn nên cho người xem thấy bạn là một chuyên gia và họ có thể đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn – không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn về mọi thứ khác.
Tính xác thực là một cách tuyệt vời để giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu và từ đây, những sự kết nối cá nhân bắt đầu được hình thành để góp phần rất quan trọng trong việc bán được hàng.
Video sau là một ví dụ tuyệt vời về cách mà Basecamp đã sử dụng các nội dung thân thiện, minh bạch, không quảng cáo trong nội dung video của họ:
9) Trực Quan Hóa Buổi Ghi Hình bằng Storyboard
Bảng phân cảnh (storyboard) là một chuỗi các phác thảo về tất cả các cảnh quay khác nhau của video mà bạn chuẩn bị quay và giúp mọi người trong dự án nắm rõ về kế hoạch làm việc.
Cũng tương tự như kịch bản video là thứ không thể thiếu ở bước tiền sản xuất, thì storyboard cũng là bước đi hiệu quả, giúp bạn hình dung được cảnh quay trước khi nó xảy ra. Tại sao vậy? Bởi vì storyboard giúp bạn trực quan hóa những hình ảnh tưởng tượng trong đầu và viết chúng ra trên giấy.
Storyboard cũng có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi như:
- Nên đặt đèn chiếu sáng góc nào?
- Trường quay cần có gì?
- Bạn đang tưởng tượng ra địa điểm gì trong đầu?
- Mỗi cảnh quay cần những công cụ gì để cho ra được những cảnh quay như đã phác thảo trong kịch bản?
Nhiều loại dụng cụ như ống kính, giá ba chân và thanh trượt có thể có hoặc không có sẵn cho buổi chụp, vì vậy, bạn cần biết trước những đồ gì mình cần chuẩn bị từ trước. Sử dụng các công cụ cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí, nên nếu bạn biết mình sẽ cần một cần cẩu giá đỡ cho máy quay và thêm nó vào phần chi phí thuê thì việc này rất có ích cho khâu tiền sản xuất.
10) Đừng Quên Lên Danh Sách các Cảnh Quay
Giống như storyboard dùng để phân tích theo từng cảnh của video thì danh sách các phân cảnh sẽ là bảng phân tích chi tiết cho từng phân cảnh một.
Danh sách cảnh quay bao gồm các chi tiết cụ thể – như vị trí đặt camera và hướng chiếu sáng – Có được danh sách này sẽ giúp cho khâu lên kế hoạch tiền sản xuất của bạn chỉnh chu hơn.
Hãy chắc chắn rằng đây là việc cần làm là trong danh sách hàng tá thứ cần chuẩn bị trước khi sản xuất (sau khi xong phần storyboard). Bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người sản xuất và người quay phim vì họ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian hơn trong quá trình sản xuất đấy.
Danh sách các phân cảnh thường bao gồm:
- Số cảnh
- Số phân cảnh
- Vị trí
- Mô tả cảnh quay
- Thông số khung hình
- Hành động / lời thoại
- Diễn viên tham gia
- Đạo cụ cần thiết
- Ghi chú thêm
11) Lên Lịch Trình Sản Xuất
Tới đây là bạn đã có được những bước chuẩn bị cơ bản, bạn đã có thời gian suy nghĩ về thời điểm và địa điểm sẽ quay video. Và sau đây là lịch trình sản xuất (hoặc lịch quay).
Bạn sẽ cần tài liệu này để thực hiện bất kỳ cuộc gọi kiểm tra, giám sát về tiến trình quay có đang theo kế hoạch hay không và để chắc chắn rằng mọi thứ đang đúng theo thời gian mà bạn và các bên liên quan đã thống nhất với nhau.
Lịch sản xuất video nên bao gồm các thông tin chính, chẳng hạn như:
- Vị trí
- Cảnh/phân cảnh
- Trang thiết bị
- Nhân sự
- Thông tin liên lạc
- Ngày và giờ
Lịch trình tham khảo tại ĐÂY.
12) Hãy Dự Trù Thời Gian Nhiều Hơn Thời Gian Bạn Thật Sự Cần
Theo nguyên tắc “ngón tay cái” (đặc biệt là khi có nhiều bên liên quan tham gia vào dự án), bạn nên hứa ít hơn những gì bạn thực sự sẽ làm được.
Một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm là đừng hứa những gì quá xa vời, đặc biệt là nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều với quy trình sản xuất video.
Dự trù sai thời gian sản xuất cũng tệ như đánh giá quá cao năng lực của bạn. Bạn không muốn chỉ vì không đủ thời gian mà phải quay đại một phân cảnh nào đó trong storyboard cho xong phải không – rồi có thể sau đó bạn lại tốn thời gian quay lại, đồng nghĩa với việc phải thuê lại trang thiết bị và diễn viên.
Vì vậy, nếu đây là lần đầu tiên bạn sản xuất video hoặc nếu cảm thấy mình vẫn chưa đủ kinh nghiệm thì hãy dành thêm thời gian cho việc lên kế hoạch, tránh những tình huống không lường trước được, làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch quay.
13) Chọn Đúng Địa Điểm
Có một vài quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới lịch trình sản xuất ví dụ như bạn muốn thực hiện cảnh quay ngay tại studio hay tại một địa điểm ngoại cảnh khác (ví dụ như bãi biển).
Mặc dù điều này trông có vẻ không quan trọng nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh phí. Thường thì ở studio sẽ có sẵn mọi trang thiết bị và tất cả những gì bạn cần làm là đưa các diễn viên đến đó.
Mặt khác, quay ngoại cảnh sẽ phải tính đến chí đi lại, di chuyển thiết bị và thời tiết. Bạn cần phải lên kế hoạch cho các chi phí này và bao gồm các chi phí chi tiết khác nữa có thể xảy ra tại địa điểm quay trong lịch trình sản xuất.
14) Hãy Đi Tiền Trạm Trước Khi Quay
Bạn nên đến địa điểm quay trước và ngay cả khi bạn quyết định quay trong studio thì bạn vẫn nên ghé thăm studio trước để biết đầy đủ về không gian nơi bạn sẽ làm việc.
Tại sao ư? Bởi vì một trong những cách tốt nhất để xây dựng lịch sản xuất chính xác là xác định địa điểm nào cần cân nhắc và chọn lịch quay thích hợp dựa trên một lịch trình sẵn có.
Chẳng hạn như quay ngoài trời cần được lên lịch dựa trên loại sáng bạn cần và nên linh hoạt trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt. Hoặc nếu bạn cần quay trong một văn phòng thực sự thì việc quay sẽ phải tiến hành sau giờ hành chính.
Đến thăm các địa điểm trước lúc quay cũng giúp bạn tưởng tượng được cảnh quay và cập nhật những gì cần vào danh sách các phân cảnh và storyboard bằng những hình ảnh thực tế và chính xác.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu như thế nào thì hãy tham khảo video phía dưới nhé.
Mời bạn xem thêm phần tiếp theo tại đây:
20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)
Levica lược dịch từ singlegrain.com