Tag: video content

mẹo sản xuất video
Content Marketing, Digital Marketing

20 mẹo tiền sản xuất của những video thành công 2020 (P3)

Trong phần cuối này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các mẹo cuối cùng để hoàn tất phần tiền sản xuất video nhé!

Mời bạn xem đầy đủ các phần của bài viết tại đây:

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P1)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P2)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)

15) Xác Định Nhu Cầu Trang Thiết Bị Cần Thiết

Biết chính xác những thiết bị bạn sẽ cần cho mỗi lần quay và thêm chúng vào danh sách các phân cảnh là điều bạn phải xác định được từ rất lâu.

Việc hiểu những điều cơ bản từ kịch bản, storyboard, danh sách phân cảnh đến thậm chí là lịch trình sản xuất có thể dễ dàng, nhưng việc hiểu tại sao máy quay ổn định với ống kính góc rộng Canon 5D lại là lựa chọn tốt nhất để quay các cảnh 3 giây cực ngắn thì không phải là điều mà ai cũng có thể nắm được.

Lý tưởng nhất là hãy để các nhu cầu về thiết bị này được quản lý trực tiếp bởi người quản lý sản xuất, người sẽ điều phối việc thuê thiết bị từ danh sách phân cảnh. Tuy nhiên, đối với các dự án nhỏ hơn thì người quay phim nên là người trực tiếp làm việc này.

Điều này phụ thuộc vào loại video, phạm vi nội dung, ngân sách của bạn, v.v.

mẹo tiền sản xuất video

16) Kiểm Lại các Thiết Bị Sẵn Có

Khi bạn làm việc với nhà sản xuất để liệt kê các thiết bị sẽ cần cho tất cả các cảnh quay thì hãy dành chút thời gian để kiểm tra lại những thiết bị nào bạn đã có sẵn (vì nhà sản xuất chắc chắn không thể biết được hết bạn đã có những gì).

Các công ty lớn hơn với nhiều phòng ban có thể có các thiết bị mà bạn dùng được và họ cất chúng đâu đó trong kho chẳng hạn. Đó có thể là một loại micro chuyên dụng mà nhân sự hay dùng để thu âm cho các video tuyển dụng hoặc một máy ảnh kỹ thuật số nằm ở đâu đó trong bộ phận phụ trách chụp hình sản phẩm.

Hãy nhớ kiểm tra trước khi đặt mua các thiết bị mới vì cách này có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn đô tiền thuê máy đấy!

17) Chọn Diễn Viên Trong Kinh Phí Cho Phép

Thông thường, người dẫn chuyện trong các video thương mại có quy mô lớn sẽ thuộc bộ C (Bộ C hay cấp C là một biệt ngữ được sử dụng rộng rãi mô tả một cụm các giám đốc điều hành cấp cao quan trọng nhất của một tập đoàn). Nhưng nếu bạn muốn ai đó có thể tiện làm việc hơn, nhanh hơn và xây dựng được mối quan hệ mạnh mẽ hơn với người xem  hơn thì bạn có thể thuê một diễn viên chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn tiết kiệm một chút ngân sách và cần một người có thể tham gia dài hạn vào các video (đặc biệt là nếu bạn muốn bắt đầu làm một kênh vlog cho công ty), thì hãy chọn ngay trong bộ phận nhân sự, bán hàng hoặc tiếp thị của của công ty vì họ hoàn toàn có thể tỏa sáng.

Để tìm thấy những nhân vật tiềm năng này, hãy gửi email cho toàn công ty mời những người quan tâm tham gia một cuộc phỏng vấn nhanh hoặc thậm chí thử giọng với kịch bản mà bạn đã viết. Mỗi công ty đều có những nhân vật thú vị và một trong số họ có thể là ứng cử viên hoàn hảo cho video của bạn đấy!

Kể cả khi một diễn viên hoặc ai đó được thuê đã cố gắng nghiên cứu kỹ kịch bản và diễn tốt nhưng vẫn không thể so sánh được với nhân viên công ty, người sống và thực hiện thông điệp thương hiệu công ty mỗi ngày.

18) Tạo Bảng Gọi Vai (Call Sheet)

Bất kể bạn quyết định chọn diễn viên chuyên nghiệp hay nhân viên nội bộ thì một trong những phần cuối cùng mà bạn cần chuẩn bị là Call Sheet.

Bảng này sẽ luôn đi kèm với lịch trình sản xuất bao gồm thông tin liên lạc của mọi thành viên trong đoàn làm phim và các diễn viên.

Một Call Sheet tốt sẽ trả lời được cho tất cả câu hỏi liên quan đến nhân sự như “người nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao” trong nháy mắt, và thực tế là vô cùng quan trọng khi vì nó giúp giữ mọi thứ theo tổ chức, giải quyết vấn đề và quản lý được kết quả quay.

Call Sheet được sử dụng thường xuyên hơn bạn nghĩ: từ danh sách kiểm tra công việc hàng ngày, gọi vai, đến danh sách liên lạc khẩn cấp khi bạn thiếu nhân vật quan trọng nào đó trong buổi quay.

Nếu bạn bối rối về cách soạn một Call Sheet làm sao cho chuẩn thì bạn có thể tải xuống các mẫu miễn phí từ How To Film School hoặc Set Hero để soạn Call Sheet dễ dàng hơn nhé.Khi bạn đã có kịch bản, storyboard, danh sách phân cảnh, lịch sản xuất và call sheet thì bạn gần như đã sẵn sàng rồi đấy.

mẹo tiền sản xuất video

19) Diễn tập, Diễn tập, Diễn tập

Bây giờ, đã đến lúc đưa diễn viên lên phim trường!

Bất kỳ diễn viên nào cũng sẽ nói với bạn rằng việc đọc lời thoại và diễn thử là rất cần thiết. Đó là cách hay để giúp diễn viên quen với địa điểm quay, trang phục, yêu cầu diễn xuất, v.v. trước khi bấm máy thực sự – và bạn – sẽ biết những gì có thể mong đợi.

Nếu bạn đã phát hiện một trong những diễn viên mà bạn chọn không phù hợp với vai diễn như mong đợi thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để chọn lại nếu cần thiết.

20) Hãy nhớ rằng: Video Marketing là điều Bắt Buộc cho 2020

Nếu bạn đã đọc đến đây và đang đặt câu hỏi liệu video mà bạn đang lên kế hoạch có xứng đáng để nỗ lực làm hay không thì đừng mất niềm tin – và hãy nhớ rằng video marketing xứng đáng để đầu tư!

mẹo tiền sản xuất video

Các số liệu thống kê không nói dối:

  • 97% người làm marketing nói rằng video đã giúp tăng sự hiểu biết của người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ
  • 76% nói rằng video đã giúp họ tăng doanh số
  • 47% nói rằng video đã giúp họ giảm lượng các câu hỏi thường gặp
  • 76% nói rằng video đã giúp họ tăng lưu lượng truy cập
  • 80% nói rằng video giúp tăng thời gian lưu lại trên trang web của họ

Hãy bắt tay vào làm những Video Xuất Sắc!

Như bạn có thể thấy, có rất nhiều điều cần xem xét trước khi quay video cho một chiến dịch video marketing. Luôn đảm bảo rằng bạn chuẩn bị thật đầy đủ mọi thứ từ những điều cơ bản, mục đích làm video và các trang thiết bị cần thiết để có một khởi đầu vững chắc khi bấm máy.

Nếu bạn vẫn chưa thêm video marketing vào chiến lượng của mình thì bây giờ là chính là lúc! Hãy cho khách hàng tiềm năng của bạn sự lựa chọn tuyệt vời hơn để tương tác với thương hiệu, từ đó giúp họ thấy được bạn không chỉ là một công ty – và điều này sẽ giúp tăng nhận thức tích cực về thương hiệu, tăng lượng tương tác và quan trọng hơn là bán được nhiều hàng hơn!

Levica lược dịch từ singlegrain.com

mẹo sản xuất video
Content Marketing, Digital Marketing

20 mẹo tiền sản xuất của những video thành công 2020 (P2)

Trong phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách tạo kịch bản video theo chân dung khách hàng, tạo thông điệp phù hợp và xây dựng ngân sách thực tế. Ở phần tiếp theo này, Levica sẽ chia sẻ với bạn những mẹo làm video tuyệt vời khác liên quan đến việc xây dựng thông điệp và tạo kết nối cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mời bạn xem đầy đủ các phần của bài viết tại đây:

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P1)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P2)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)

7) Chọn Đúng Thời Gian Cho Từng Thông Điệp

Tuy phần trăm khách hàng được thuyết phục dùng sản phẩm, dịch vụ không nên là yếu tố ảnh hưởng đến thời lượng của video (gợi ý: thông điệp đưa ra buộc phải là thông điệp kêu gọi khách hàng thực hiện một hành động nào đó), nhưng thời điểm bạn thể hiện dòng thông điệp đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của video.

Như bạn có thể đoán được, có một mối tương quan trực tiếp giữa thời lượng video và khả năng tập trung của người xem:

mẹo tiền sản xuất video

Các video ngắn hơn sẽ có xu hướng tương tác tốt hơn:Nếu một video dưới 60 giây, hơn hai phần ba (68%) người xem sẽ tiếp tục xem cho đến khi kết thúc video.

  • Nếu một video dài hơn 20 phút, chỉ 25% người xem sẽ xem hết.

Nói chung, các video dài 2-4 phút có hiệu quả tốt nhất và sẽ có nhiều người xem đến cuối hơn. Nhưng nếu video của bạn cực kỳ hấp dẫn thì thời gian lại không phải là yếu tố quan trọng.

Hãy nhớ rằng độ dài của video thường thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn marketing nào mà bạn đang tạo nội dung. Càng ở những giai đoạn sau của phễu marketing thì nội dung video càng dài (nhưng vẫn phải tập trung vào chủ đề chính nhé).

mẹo tiền sản xuất video

8) Hình Thành Sự Kết Nối Cá Nhân

Hướng dẫn cuối cùng để viết kịch bản video hiệu quả là tính minh bạch và xác thực.

Video marketing là một loại hình tiếp thị nội dung thật sự hiệu quả và mục tiêu cuối cùng của chiến dịch nên được chú trọng. Nói cách khác, bạn nên cho người xem thấy bạn là một chuyên gia và họ có thể đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn – không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn về mọi thứ khác.

Tính xác thực là một cách tuyệt vời để giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu và từ đây, những sự kết nối cá nhân bắt đầu được hình thành để góp phần rất quan trọng trong việc bán được hàng.

Video sau là một ví dụ tuyệt vời về cách mà Basecamp đã sử dụng các nội dung thân thiện, minh bạch, không quảng cáo trong nội dung video của họ:

9) Trực Quan Hóa Buổi Ghi Hình bằng Storyboard

Bảng phân cảnh (storyboard) là một chuỗi các phác thảo về tất cả các cảnh quay khác nhau của video mà bạn chuẩn bị quay và giúp mọi người trong dự án nắm rõ về kế hoạch làm việc.

Cũng tương tự như kịch bản video là thứ không thể thiếu ở bước tiền sản xuất, thì storyboard cũng là bước đi hiệu quả, giúp bạn hình dung được cảnh quay trước khi nó xảy ra. Tại sao vậy? Bởi vì storyboard giúp bạn trực quan hóa những hình ảnh tưởng tượng trong đầu và viết chúng ra trên giấy.

Storyboard cũng có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Nên đặt đèn chiếu sáng góc nào?
  • Trường quay cần có gì?
  • Bạn đang tưởng tượng ra địa điểm gì trong đầu?
  • Mỗi cảnh quay cần những công cụ gì để cho ra được những cảnh quay như đã phác thảo trong kịch bản?

Nhiều loại dụng cụ như ống kính, giá ba chân và thanh trượt có thể có hoặc không có sẵn cho buổi chụp, vì vậy, bạn cần biết trước những đồ gì mình cần chuẩn bị từ trước. Sử dụng các công cụ cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí, nên nếu bạn biết mình sẽ cần một cần cẩu giá đỡ cho máy quay và thêm nó vào phần chi phí thuê thì việc này rất có ích cho khâu tiền sản xuất.

mẹo tiền sản xuất video

10) Đừng Quên Lên Danh Sách các Cảnh Quay

Giống như storyboard dùng để phân tích theo từng cảnh của video thì danh sách các phân cảnh sẽ là bảng phân tích chi tiết cho từng phân cảnh một.

Danh sách cảnh quay bao gồm các chi tiết cụ thể – như vị trí đặt camera và hướng chiếu sáng – Có được danh sách này sẽ giúp cho khâu lên kế hoạch tiền sản xuất của bạn chỉnh chu hơn.

Hãy chắc chắn rằng đây là việc cần làm là trong danh sách hàng tá thứ cần chuẩn bị trước khi sản xuất (sau khi xong phần storyboard). Bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người sản xuất và người quay phim vì họ sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian hơn trong quá trình sản xuất đấy.

Danh sách các phân cảnh thường bao gồm:

  • Số cảnh
  • Số phân cảnh
  • Vị trí
  • Mô tả cảnh quay
  • Thông số khung hình
  • Hành động / lời thoại
  • Diễn viên tham gia
  • Đạo cụ cần thiết
  • Ghi chú thêm

mẹo tiền sản xuất video

11) Lên Lịch Trình Sản Xuất

Tới đây là bạn đã có được những bước chuẩn bị cơ bản, bạn đã có thời gian suy nghĩ về thời điểm và địa điểm sẽ quay video. Và sau đây là lịch trình sản xuất (hoặc lịch quay).

Bạn sẽ cần tài liệu này để thực hiện bất kỳ cuộc gọi kiểm tra, giám sát về tiến trình quay có đang theo kế hoạch hay không và để chắc chắn rằng mọi thứ đang đúng theo thời gian mà bạn và các bên liên quan đã thống nhất với nhau.

Lịch sản xuất video nên bao gồm các thông tin chính, chẳng hạn như:

  • Vị trí
  • Cảnh/phân cảnh
  • Trang thiết bị
  • Nhân sự
  • Thông tin liên lạc
  • Ngày và giờ

Lịch trình tham khảo tại ĐÂY.

12) Hãy Dự Trù Thời Gian Nhiều Hơn Thời Gian Bạn Thật Sự Cần

Theo nguyên tắc “ngón tay cái” (đặc biệt là khi có nhiều bên liên quan tham gia vào dự án), bạn nên hứa ít hơn những gì bạn thực sự sẽ làm được.

Một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm là đừng hứa những gì quá xa vời, đặc biệt là nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều với quy trình sản xuất video.

Dự trù sai thời gian sản xuất cũng tệ như đánh giá quá cao năng lực của bạn. Bạn không muốn chỉ vì không đủ thời gian mà phải quay đại một phân cảnh nào đó trong storyboard cho xong phải không – rồi có thể sau đó bạn lại tốn thời gian quay lại, đồng nghĩa với việc phải thuê lại trang thiết bị và diễn viên.

Vì vậy, nếu đây là lần đầu tiên bạn sản xuất video hoặc nếu cảm thấy mình vẫn chưa đủ kinh nghiệm thì hãy dành thêm thời gian cho việc lên kế hoạch, tránh những tình huống không lường trước được, làm ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch quay.

13) Chọn Đúng Địa Điểm

Có một vài quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới lịch trình sản xuất ví dụ như bạn muốn thực hiện cảnh quay ngay tại studio hay tại một địa điểm ngoại cảnh khác (ví dụ như bãi biển).

Mặc dù điều này trông có vẻ không quan trọng nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh phí. Thường thì ở studio sẽ có sẵn mọi trang thiết bị và tất cả những gì bạn cần làm là đưa các diễn viên đến đó.

Mặt khác, quay ngoại cảnh sẽ phải tính đến chí đi lại, di chuyển thiết bị và thời tiết. Bạn cần phải lên kế hoạch cho các chi phí này và bao gồm các chi phí chi tiết khác nữa có thể xảy ra tại địa điểm quay trong lịch trình sản xuất.

14) Hãy Đi Tiền Trạm Trước Khi Quay

Bạn nên đến địa điểm quay trước và ngay cả khi bạn quyết định quay trong studio thì bạn vẫn nên ghé thăm studio trước để biết đầy đủ về không gian nơi bạn sẽ làm việc.

Tại sao ư? Bởi vì một trong những cách tốt nhất để xây dựng lịch sản xuất chính xác là xác định địa điểm nào cần cân nhắc và chọn lịch quay thích hợp dựa trên một lịch trình sẵn có.

Chẳng hạn như quay ngoài trời cần được lên lịch dựa trên loại sáng bạn cần và nên linh hoạt trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt. Hoặc nếu bạn cần quay trong một văn phòng thực sự thì việc quay sẽ phải tiến hành sau giờ hành chính.

Đến thăm các địa điểm trước lúc quay cũng giúp bạn tưởng tượng được cảnh quay và cập nhật những gì cần vào danh sách các phân cảnh và storyboard bằng những hình ảnh thực tế và chính xác.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu như thế nào thì hãy tham khảo video phía dưới nhé.

Mời bạn xem thêm phần tiếp theo tại đây:

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)

Levica lược dịch từ singlegrain.com

mẹo sản xuất video
Content Marketing, Digital Marketing

20 mẹo tiền sản xuất của những video thành công 2020 (P1)

Nếu bạn là người có kinh nghiệm về digital marketing thì bạn sẽ hiểu ngay khi Levica nói về tầm quan trọng của nội dung số và việc sử dụng video ngày càng phổ biến. Dù là trên Youtube, Instagram, Facebook nói riêng hay các phương tiện truyền thông xã hội khác nói chung thì người dùng rất thích xem video. Tỉ lệ mở email cũng tăng lên 7% nếu như trong tiêu đề có chữ ”video”.

Cho nên bây giờ mà bạn vẫn chưa bắt đầu làm video thì có lẽ bạn đã tụt hậu rồi đấy. Nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy xem những thống kê về video dưới đây nhé:

  • 78% người xem video trên mạng hàng tuần, và 55% xem video trên mạng hằng ngày.
  • Trước 2020, video trực tuyến sẽ chiếm hơn 82% băng thông internet của tất cả người dùng.
  • Youtube hiện là trang có lượng truy cập cao thứ hai, chỉ sau Google.
  • 81% doanh nghiệp sử dụng video trong chiến dịch marketing của họ, tăng 63% so với năm ngoái.
  • Thời gian người dùng lưu lại trên website có video lâu hơn 88% so với website không có video.
  • 97% người làm marketing nhận định rằng video giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của họ và cũng như giúp tăng doanh thu bán hàng.

Vậy Tại Sao Trước Giờ Mọi Người Không Làm Video ?

Vì việc sản xuất video không hề đơn giản hoặc rẻ như mọi người nghĩ. Có rất nhiều nhóm đưa ra kế hoạch thêm video vào chiến dịch marketing mà không có một khái niệm rõ ràng nào về việc sẽ tốn bao nhiêu tiền cho video và các công đoạn để làm ra nó như thế nào, nhất là ở khâu chuẩn bị.

Sự thật là những phần quan trọng nhất trong việc sản xuất video lại diễn ra trước khi bấm máy.

Khâu chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất, hoặc khâu lên kế hoạch và cân đối các hạng mục như vận chuyển của một dự án video là lúc diễn ra những phép màu – Sự chuẩn bị phải được thực hiện từ trước khi bạn bấm máy rất lâu.

Cũng giống như những việc khác, bạn không thể làm ra một tuyệt phẩm video nếu bỏ qua bước lên kế hoạch về quy trình làm như thế nào. Ngay cả khi trong đội ngũ sản xuất của bạn có thành viên chuyên về việc lên ý tưởng thì thành viên đó cũng có thể không hiểu được tầm nhìn hoặc mong muốn của bạn. Chính vì vậy mà khâu chuẩn bị sẽ giúp bạn gắn kết ý tưởng của mọi người lại với nhau. Bỏ ra thời gian lên kế hoạch cho video không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi sản xuất mà còn tiết kiệm được chi phí.

May mắn thay, có rất nhiều người làm marketing và nhà quản lý sản xuất đã thực hiện những bước này và rút được kinh nghiệm thông qua những lầm của họ. Sau đây là danh sách 20 mẹo cho khâu chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất để giúp bạn tránh khỏi nhiều bất cập.

Khi bạn đã có ý tưởng cho một video tuyệt vời rồi thì sau đây là những điều mà bạn cần làm.

Mời bạn xem đầy đủ các phần của bài viết tại đây:

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P1)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P2)

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P3)

1) Hình Dung Ra Khán Giả Của Bạn

Dù bạn muốn video có lượng tương tác tốt trên quảng cáo của Google hoặc video được nhiều người tìm kiếm thì việc hình dung và hiểu được người xem là bước đầu tiên trong quá trình sáng tạo ra một nội dung nào đó. Nhưng đừng rơi vào cái bẫy mà cho rằng mọi người xem đều thích xem cùng một nội dung.

Hiểu được người xem là một quá trình phức tạp, bao gồm việc xây dựng tính cách mua sắm của từng người. Đây là bảng mô tả chi tiết về đối tượng khách hàng lý tưởng và nên được viết ra chi tiết như thể họ đang đứng trước mặt bạn vậy.

Sau cùng, bạn sẽ nhận ra lượng người xem sẽ nhiều hơn một người với một sở thích nào đó. Một nhóm người xem mà bạn đang nhắm tới có thể có các sở thích chồng chéo mà bạn có thể khai thác khi lập kế hoạch nội dung cho các video của mình.

Mỗi doanh nghiệp, bất kể họ nhắm đến khách hàng nào thì cũng nên có một tài liệu phân tích về người mua trông giống như thế này:

mẹo tiền sản xuất video

Việc thu hẹp người xem video thành một người mua cụ thể – chứ không phải là đối tượng chung chung nào đó – sẽ giúp bạn tạo được một video hiệu quả và nhắm đúng mục tiêu hơn.

Lý do cho việc này rất đơn giản: Viết về một người cụ thể trong tâm trí của bạn sẽ giúp bạn kể một câu chuyện riêng biệt và dễ hiểu.

Thường thì, các chiến dịch marketing được xây dựng để nhắm đến tất cả mọi đối tượng nhưng kết quả là không một ai cảm thấy thú vị cả.

Hoặc, như nhà thơ John Lydgate đã viết:

“Bạn có thể làm hài lòng một số người mọi lúc, bạn có thể làm hài lòng tất cả mọi người một vài lúc, nhưng bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người mọi lúc.”

Thay vào đó, hãy tạo thông điệp video dựa trên thói quen mua sắm của khách hàng: những gì họ thấy thích hoặc thú vị và cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp đỡ họ.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này trong thực tế, hãy xem hai sản phẩm nội dung video hoàn toàn khác nhau (nhưng rất hiệu quả) phục vụ cho những khách hàng “đặc trưng” của họ. Trên giấy tờ, khái niệm cho cả hai video là như nhau – bằng lòng với chính bản thân bạn, bất kể bạn trông như thế nào – nhưng khi đặt vào hai nhóm mục tiêu riêng biệt (phụ nữ và nam giới), bạn sẽ ra được hai video khác nhau.

Dove

Dollar Shave Club

2) Làm Rõ Thông Điệp Của Bạn

Mặc dù tầm quan trọng của việc thấu hiểu khách hàng, thu hẹp thị trường mục tiêu là rất rõ ràng. Song, việc xác định rõ thông điệp của bạn cũng không kém phần quan trọng. Nói cách khác, đừng cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào một video tiếp thị trực tuyến.

Doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm khác nhau, vì vậy bạn sẽ cần nhiều video khác nhau cho mỗi loại. Ví dụ: bạn có thể cần:

  • Một video mô tả sản phẩm dành cho các khách hàng cơ bản.

  • Một video mô tả sản phẩm phức tạp hơn dành cho quản lý cấp cao hoặc khách hàng B2B.

  • Hay một video có thông điệp mạnh mẽ và sâu sắc như kiểu TED Talk từ chính CEO của công ty.

Đừng cố gắng vừa giải thích việc bán hàng, vừa đưa ra một nghiên cứu điển hình nào đó trong cùng một video. Mỗi video nên chỉ truyền tải một thông điệp cụ thể và một mục tiêu cụ thể, như vậy thì về lâu về dài sẽ có hiệu quả hơn.

3)  Đề Ra Ngân Sách Thực Tế

Khi đã xác định được người xem và thông điệp muốn truyền tải, bạn cần đề ra ngân sách. Không tính toán được các chi phí tài chính trong quá trình tiền sản xuất sẽ khiến bạn vô tình chi vượt ngân sách. Thêm vào đó, sự mơ hồ đồng nghĩa với việc không đạt được kỳ vọng của bạn.

Khi sản xuất video, sẽ có phần này tốn kém hơn khác, điều này có thể dẫn đến việc bạn hứa hẹn quá nhiều nhưng không đủ khả năng thực hiện được – đặc biệt là khi muốn “làm màu” cho nội dung video bằng cách lồng tiếng lại vào hay phỏng vấn thêm bên thứ ba.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cắt giảm chi phí bằng cách quay đại video trên điện thoại thông minh rồi dùng chính nhân viên của mình làm diễn viên và kiêm luôn đoàn làm phim thì hãy lưu ý rằng khi nói đến nhận thức thương hiệu, một video chất lượng kém còn tệ hơn việc không có video nào cả:

mẹo tiền sản xuất video

Lợi ích của việc hợp tác với một công ty sản xuất chuyên nghiệp là họ sẽ có trách nhiệm vì mỗi video họ làm ra, họ sẽ dùng để “khoe” trong danh mục sản phẩm và khả năng cao là họ cũng sẽ dùng nó để đi quảng cáo. Hãy cho bên sản xuất biết ngân sách bạn có trước khi ký hợp đồng để họ tìm cách làm ra được nội dung chất lượng tốt nhất trong phạm vi tài chính mà bạn đã đề ra.

4)  Viết Kịch Bản, Chỉnh Sửa và Chỉnh Sửa Lại Lần Nữa

Soạn kịch bản là công đoạn quan trọng trong quá trình tiền sản xuất mà thường ít ai chú ý đến.

Trái với điều mà mọi người thường nghĩ, đó là không phải ai cũng có thể viết được một kịch bản hay. Thông thường, một ai đó trong nhóm sẽ bỏ qua việc kiểm tra kịch bản và cho rằng kịch bản đã ổn, có thể tiến hành quay mà không cần nhiều vòng góp ý và sửa đổi. Điều quan trọng là có được sự góp ý vào từ các thành viên khác trong đội ngũ, nhất là từ người đã từng trao đổi riêng với khách hàng.

Hãy lấy Video tiếp thị của Zendesk ra làm ví dụ. Mặc dù bản thân video rất đơn giản, nhưng kịch bản video (đoạn hội thoại) chiếm vị trí trung tâm – và đó là điều khiến cho quá trình sản xuất trở nên chuyên nghiệp.

Đừng lo lắng nếu kịch bản video phải tốn nhiều bản nháp trước thời điểm bạn sẵn sàng quay. Ngay cả Martin Scorsese cũng phải chỉnh sửa lại kịch bản của mình nhiều lần. Việc có một nền tảng vững chắc sẽ giúp bạn tự tin hơn cho giai đoạn sản xuất và hậu kỳ.

5) Tạo Các Yếu Tố Xây Dựng Thương Hiệu Video Của Bạn

Quảng cáo trên truyền hình với những lời kêu gọi mua hàng quá mức gần như đã được thay thế bằng những cách thông minh hơn, tinh tế hơn khi sử dụng các video có tính chất thương mại.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn quên mất vị thế “bán hàng” của mình. Khúc dạo đầu và đoạn kết luôn là những phần quan trọng trong các mẹo của tiền sản xuất video bởi vì thông qua việc quảng cáo một cách tinh tế, doanh nghiệp vẫn có thể thúc đẩy người xem thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn.

Mặt khác, bạn cũng đừng nên quảng cáo tinh tế quá vì người xem có thể không thể hiểu nỗi. “Nụ hôn đầu tiên” thực sự là một quảng cáo dành cho Wren Studio, một công ty kinh doanh quần áo, nhưng bạn khó nắm được thông điệp sau cùng mà video này muốn truyền tải:

Video thú vị và hấp dẫn về mặt cảm xúc này thực chất đã được lan truyền rộng rãi (41 triệu lượt xem trên YouTube chỉ trong ba ngày và 143 triệu tính đến nay), nhưng tiếc là không có lời kêu gọi hành động (CTA) nào hoặc muốn chuyển hướng khách hàng đi đâu, nó đã mất đà – và mất luôn một khoảng doanh số tiềm năng.

Vậy làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa quảng cáo tinh tế và quảng cáo quá mức?

Câu trả lời rất đơn giản: Lập kế hoạch cho video như bình thường, không đề cập đến bất kỳ lời kêu gọi hành động nào lúc đầu. Sau đó, khi nội dung sắp kết thúc, hãy kêu gọi người xem thực hiện hành động nào đó như truy cập vào trang web, nhấp vào liên kết hoặc mua hàng.

6) 8 Giây Đầu Phải Tuyệt Nhất

Nhờ vào các dạng tin nhắn siêu ngắn và hội chứng ADHD (Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn) do điện thoại thông minh gây ra mà khiến khoảng thời gian tập trung chú ý trung bình của một người chỉ còn vỏn vẹn 8 giây. Điều đó có nghĩa là hầu hết người xem sẽ nhấp đi chỗ khác nếu video của bạn không gây được sự chú ý.

Nhưng may mắn cho các nhà sản xuất video và biên kịch rằng đây không hẳn là một tin xấu. 8 giây đầu tiên của video là khoảng thời gian hợp lý hoàn hảo để thu hút sự chú ý của người xem và cho họ biết những gì họ có thể mong đợi ở phần còn lại của video.

Hãy xem 8 giây đầu tiên của video này và nó không có gì khiến bạn muốn xem tiếp phải không?

Đừng đánh giá thấp người xem và nghĩ rằng bạn cần giải thích video bằng một phần giới thiệu lan man. Nhiều biên tập đề cập đến thuật ngữ “mid res”, viết tắt của “in medias res”, nghĩa là “lưng chững một điều gì đó”. Bắt đầu câu chuyện ở đoạn giữa sẽ khiến người xem rơi thích thú và sẽ khiến họ xem tiếp đủ lâu để nghe lý do tại sao bạn làm video này.

Các lý do tại sao bạn làm video chính là những lợi ích mà người xem sẽ có được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn (hay còn gọi là phần trọng tâm nhất). Nói cách khác, đó là vấn đề mà công ty của bạn có thể giải quyết cho khách hàng (vào cuối video).

Ví dụ đối với một công ty chuyên về phần mềm kế toán SMB. Đối tượng khách hàng mục tiêu của SMB có thể không nhận ra rằng họ đã dành quá nhiều thời gian để tập hợp giấy tờ, scan và điền biên lai cho đến khi những công việc này xuất hiện trong một video quảng cáo – và tất nhiên, khách hàng nhanh chóng được thuyết phục để sử dụng dịch vụ của SMB.

Mời bạn xem tiếp Phần 2 tại đây:

20 Mẹo Tiền Sản Xuất Của Những Video Thành Công 2020 (P2)

Levica lược dịch từ singlegrain.com

Skip to toolbar