Như những gì đã đề cập đến trong bài viết “To Blog or To Die”, blog đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành nào cần viết blog và cách viết như thế nào vẫn là câu hỏi được nhiều khách hàng đặt ra với Levica.
Bài viết dưới đây của Levica sẽ là lời giải đáp dành cho bạn.
1. Mô hình kinh doanh B2B
B2B (Business to Business) là mô hình kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Giao dịch có thể được thực hiện dưới hình thức thương mại điện tử hoặc diễn ra bên ngoài thực tế thông qua việc ký kết hợp đồng. Ví dụ, khách hàng của Levica (công ty) là công ty ASUS (công ty) có nhu cầu viết nội dung cho product guidebook được sản xuất hàng quý.
Theo Hubspot, các doanh nghiệp có blog chiếm được hơn 55% lượt truy cập các trang web. Và các công ty B2B có blog có lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn đến 67% so với những công ty không có blog. Xuất bản những bài viết hữu ích là cách nhanh chóng và hiệu quả để các khách hàng tiềm năng chú ý đến bạn và đẩy nhu cầu mong muốn mua hàng lên cao.
Viết blog như thế nào cho doanh nghiệp B2B?
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về loại nội dung mà doanh nghiệp B2B cần viết:
+ Viết về các cuộc nghiên cứu khảo sát:
Các bài viết nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp bạn trở nên “có giá” hơn trong mắt đối tác. Những thông tin này có thể đến từ kết quả nghiên cứu của chính công ty bạn hoặc dựa trên những báo cáo nghiên cứu chuyên sâu đến từ các tổ chức khác.
Blog dạng này vừa cung cấp một lượng lớn kiến thức chuyên môn cho người đọc vừa dễ dàng được chia sẻ qua các mạng xã hội.
Ví dụ:
Nếu là một ngân hàng, chuyên cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn thì bạn nên viết các bài blog về chủ đề như tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietnam và giải pháp, chiến lược tài chính dành cho các doanh nghiệp SME – nghiên cứu từ các công ty nhỏ trên toàn thế giới, v.v
+ Cập nhật các sự kiện HOT trong ngành:
Công ty B2B có thể viết các bài blog về những sự kiện nổi bật và kết nối chúng với các sản phẩm/dịch vụ kinh doanh của công ty mình. Ngành của bạn đã trải qua những nổi thay gì gần đây? Câu chuyện nào gây ảnh hưởng lớn đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Hãy viết về nó! Một bài viết thảo luận về các sự kiện quy mô lớn sẽ thu hút được người đọc và tăng lượng truy cập cho website của công ty.
Ví dụ:
Nếu là một công ty chuyên về lập trình web, bạn có thể tận dụng sự kiện “50 triệu tài khoản Facebook bị đánh cắp thông tin” để viết blog và đưa ra ý kiến, phân tích chuyên môn của chính mình.
+ Tài liệu hướng dẫn:
Các bài viết dạng hướng dẫn, cung cấp thông tin luôn là một chủ đề được yêu thích trên website của doanh nghiệp B2B. Hãy đưa ra các phương pháp tháo gỡ vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp đối tác. Điều này sẽ giúp uy tín công ty bạn tăng cao và trở thành nơi mà những khách hàng tiềm năng tìm đến khi có vấn đề rắc rối cần giải quyết.
Ví dụ:
Công ty cung cấp dịch vụ SEO có thể sản xuất các bài viết về thủ thuật SEO lên top, hướng dẫn cách tìm từ khóa phù hợp, cách viết bài SEO như thế nào,…
Công ty chuyên cung cấp các bữa ăn công nghiệp có thể sản xuất bài blog chia sẻ về cách tạo ra bữa ăn lành mạnh cho nhân viên.
+ Nội dung mang tính định hướng:
Khách hàng của bạn có thể đang gặp các khó khăn nhưng không nhận ra. Hãy viết các bài blog chỉ cho họ thấy những vấn đề và từ đó hướng họ đến việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Ví dụ:
Các doanh nghiệp nhỏ đã quen với việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên bằng tay hoặc nhập liệu trên excel. Tuy có nhiều bất tiện nhưng họ vẫn chấp nhận và không muốn thay đổi. Công ty cung cấp phần mềm đánh giá nhân sự muốn bán được sản phẩm cần viết các bài blog với nội dung như: những yếu điểm của phương pháp đánh giá bằng tay, bạn sẽ mất gì khi tiếp tục đánh giá theo kiểu thủ công,… Những bài blog như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được vấn đề mình đang gặp phải và quyết định thay đổi, chuyển sang dùng phần mềm đánh giá nhân sự.
+ Thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia:
Theo Hubspot, 96% khách hàng của doanh nghiệp B2B muốn đọc các bài blog với thông tin từ các chuyên gia đầu ngành.
Liên lạc với những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và phỏng vấn họ về tình hình của ngành. Đó có thể là các chuyên gia trung lập hoặc chính Giám đốc/lãnh đạo cấp cao của công ty bạn.
Ví dụ:
Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và có một dự án lớn muốn mở bán. Khách hàng bạn hướng đến là các công ty mô giới nhà đất nhỏ lẻ. Bạn có thể viết các dạng blog phỏng vấn chuyên gia hàng đầu để nhận được các đánh giá của họ về tình hình bất động sản tại khu vực bạn mở dự án.
2. Mô hình kinh doanh B2C
B2C (Business to Customer) là loại hình mua bán kinh doanh được thực hiện giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Giao dịch có thể được thực hiện thông qua phương tiện điện tử hoặc diễn ra trực tiếp ngoài đời thực.
Ví dụ:
KFC (doanh nghiệp) bán gà rán cho các khách hàng độ tuổi thanh thiếu niên (người tiêu dùng/khách hàng)
Viết blog như thế nào cho doanh nghiệp B2C?
Đối với công ty B2C, đối tượng độc giả mà bạn nhắm đến chính là những người tiêu dùng. Dưới đây là một số gợi ý nội dung phù hợp cho mô hình kinh doanh này:
+ Nội dung giáo dục, định hướng:
Loại nội dung này có thể được dùng cho các mô hình B2B và B2C với mục đích kích thích nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
Ví dụ:
Một công ty mỹ phẩm, ra mắt sản phẩm mỹ phẩm trang điểm chống mụn. Để khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, công ty có thể viết bài viết với thông tin sử dụng các sản phẩm trang điểm có thể gây bít lỗ chân lông dẫn đến nguy cơ bị mụn. Hoặc công ty có thể viết theo hướng mở rộng đối tượng sử dụng bằng cách kêu gọi mọi người “phòng mụn, còn hơn trị mụn” bằng loại sản phẩm của mình.
+ Nội dung hướng dẫn:
Cũng như doanh nghiệp B2B, nội dung mang tính hướng dẫn, cung cấp phương pháp để giải quyết vấn đề cũng là một chủ đề rất được các khách hàng của doanh nghiệp B2C ưa chuộng.
Ví dụ:
Một công ty bán laptop có thể sản xuất hàng loạt bài blog với nội dung chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn như: cách hiểu các thông số ghi trên máy tính để ra quyết định mua hàng, nên chọn máy cấu hình nào phù hợp, làm sao sử dụng laptop bền lâu,…
+ Viết về các sự kiện “Nóng bỏng tay”:
Cũng tận dụng các sự kiện hot mới diễn ra, nhưng khác với doanh nghiệp B2B, các sự kiện mà B2C có thể chọn để làm “bàn đạp” tăng lượng truy cập cho mình thường khá “bình dân” và liên quan nhiều đến đời sống xã hội hàng ngày. Điều này rất dễ hiểu. Đối với B2B, đối tượng khách hàng hướng đến là các doanh nghiệp nên kiến thức, thông tin cung cấp cho họ cần có chiều sâu, chuyên môn cao và ở tầm vĩ mô hơn. Trong khi đó, B2C có đối tượng khách hàng là các cá nhân người tiêu dùng nên bài viết mang tính “đại chúng” sẽ được hưởng ứng nồng nhiệt hơn.
Ví dụ:
Mới đây bộ phim “Những tháng năm rực rỡ” đã được công chiếu và đem đến thành công vang dội. Bối cảnh quay phim chính là ở Đà Lạt. Là một công ty du lịch, hãy tận dụng thông tin này để viết một bài blog giới thiệu Đà Lạt và từ đó thu hút các bạn trẻ book vé đi Đà Lạt.
+ Nội dung review, đánh giá:
Đây cũng là một nội dung blog khá phổ biến hiện nay. Kiểu blog này mang tính chất chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm nên được được đông đảo khách hàng hưởng ứng. Có rất nhiều ngành hàng đã tập trung sản xuất bài blog review, đánh giá như: ngành điện tử, công nghệ, mỹ phẩm,…
Ví dụ:
Khi có sản phẩm điện thoại mới ra mắt, công ty chuyên bán đồ công nghệ có thể viết các bài blog đánh giá, review tính năng của sản phẩm.
3. Mô hình kinh doanh C2C
C2C (Customer to Customer) là mô hình kinh doanh cá nhân bán cho cá nhân. Phần lớn giao dịch của mô hình kinh doanh này chỉ diễn ra trên mạng xã hội, forum và các sàn thương mại điện tử như chotot.vn, shopee, lazada, ebay,… Mục tiêu của C2C là cho phép người mua và người bán có thể “tìm thấy” và định vị lẫn nhau.
Một số ví dụ về mô hình kinh doanh C2C:
Một chuyên viên về Marketing mở khóa học đào tạo cho các học viên
Các hoạt động đấu giá trực tuyến trên Amazon
Cá nhân đăng tải và bán mặt hàng thời trang tại các group rao vặt trên Facebook
Blogger bán các sản phẩm mỹ phẩm cho khách hàng
Viết blog như thế nào cho mô hình C2C?
Về cơ bản, các nội dung blog của công ty B2C mà Levica nêu trên đều có thể được áp dụng cho mô hình kinh doanh C2C. Đặc biệt bạn cần đẩy mạnh sản xuất các dạng bài như review, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm để thể hiện bản thân là chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi.
Tóm lại, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà các mô hình kinh doanh B2B, B2C hoặc C2C cần có các nội dung blog khác nhau. Điểm chung của cách viết cho 3 mô hình kinh doanh là cung cấp những thông tin hữu ích, giá trị cho người đọc là đối tượng khách hàng muốn nhắm đến. Lời khuyên của Levica: các công ty nên có cách viết trung lập, không nên có những bài viết quảng cáo và thúc đẩy bán hàng khi người mua chưa sẵn sàng đến giai đoạn mua hàng.
Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy tìm đến Levica để được trợ giúp!