Bạn mang trong mình ý tưởng lớn lao nhưng lại chỉ có một “đôi cánh” nhỏ bé? Ngân sách không cho phép bạn xây dựng những chiến lược tiếp thị nội dung vĩ đại? Đây là tình trạng chung của hầu hết các công ty quy mô nhỏ hoặc mới khởi nghiệp. Nhưng đừng vội chấp nhận “đầu hàng số phận”. Một số gợi ý về chiến thuật marketing sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách nhưng vẫn mang đến hiệu quả tuyệt vời.
1. Influencer marketing
Bạn còn nhớ các xu hướng gây bão mà Levica đã từng nhắc đến trong “Xu hướng content marketing gây bão năm 2018” không? Influencer marketing chính là một trong số đó. Và đến năm 2020 thì việc sử dụng Influencer marketing vẫn tỏ ra vô cùng hiệu quả.
Những Influencer sẽ đứng trên vai trò là khách hàng để sử dụng và đưa ra đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Do đó độ tin cậy của họ sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với quảng cáo thông thường. Họ biết cách để thu hút các fan của mình chỉ bằng một lượng nhỏ kinh phí và điều kiện trang thiết bị hạn chế.
Các Influencer tại Việt Nam
Không cần phải tìm một Influencer có tầm ảnh hưởng rộng khắp tất cả các mạng xã hội khi nhóm khách hàng bạn nhắm đến chủ yếu chỉ dùng Facebook. Hãy tìm kiếm những người ảnh hưởng nhỏ hoặc siêu nhỏ (có khoảng 10,000- 50,000 người theo dõi trên Facebook hoặc Instagram) và có suy nghĩ tương đồng với định hướng công ty. Như vậy bạn sẽ giảm bớt được gánh nặng về chi phí.
Website của Hiip
Chính thức ra mắt vào tháng 4-2016, Hiip là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ “Influencer marketing”, giúp doanh nghiệp kết nối với hơn 1.000 người ảnh hưởng. Bằng việc phân tích và chọn lựa dựa trên dữ liệu mạng xã hội, Hiip đã hỗ trợ Galaxy Distribution quảng bá thành công bộ phim Kỷ băng hà 5 tại Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào trang theo địa chỉ website: hiip.asia để tìm các Influencer phù hợp với thương hiệu của mình. Influencer marketing sẽ là một chiến lược hợp lý đối với công ty nhỏ.
Có 4 tiêu chí để bạn phân tích và lựa chọn Influencer trên mạng xã hội, đó là:
Reach (độ phủ):
Được đo lường bằng lượng follower, lượng fan của Influencer trên mạng xã hội.
Relevance (Sự liên quan):
Mức độ liên kết, sự tương đồng giữa Influencer và thương hiệu. Relevance thường sẽ biểu hiện qua các yếu tố:
- Personal image: các phát ngôn về quan điểm sống, xu hướng thời trang, sở thích
- Demographic: giới tính, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, độ tuổi,…
- Type of post: văn phong, nội dung Influencer thường sử dụng
Resonance (sức ảnh hưởng đến người dùng):
Được xác định bằng mức độ tương tác của các fan (lượt chia sẻ, like, comment,…) với content mà Influencer tạo ra.
Sentiment (chỉ số cảm xúc):
Hình ảnh của Influencer sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận cộng đồng mục tiêu đối với nhãn hàng. Hãy tìm hiểu kỹ những vấn đề cá nhân của Influencer để chắc rằng nhãn hàng của mình không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những scandal từ họ.
2. “Nhờ vả” các công cụ hỗ trợ
Hiệu suất là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Thật may mắn khi hiện nay có rất nhiều công cụ giúp các nhà marketer hợp lý hóa những nỗ lực tiếp thị nội dung của mình. Bạn có thể tham khảo danh sách các công cụ hỗ trợ dưới đây:
Lên kế hoạch nội dung: Evernote hoặc Trello
Phát triển nội dung: Contently hoặc Skyword
Phân phối xã hội: HootSuite hoặc Buffer
Tiếp thị qua email: Mailchimp hoặc ConstantContact
Bài viết liên quan: “5 công cụ giúp bạn sáng tạo nội dung”
3. Sử dụng Visual content
Thay vì chỉ chăm chăm vào văn bản và từ khóa, các nhà tiếp thị nên tạo ra những nội dung kích thích thị giác (visual content) để hấp dẫn được người đọc. Hầu hết mọi người đều thích tương tác nhiều hơn với các visual content. Nội dung bằng hình ảnh sẽ tạo ra lượt xem nhiều hơn 94% so với một văn bản không có bất cứ hình ảnh nào.
Một cuộc khảo sát từ các marketer của MarketingSherpa đã chứng minh rằng hình ảnh là phương pháp sản xuất nội dung đơn giản nhất. Bạn có thể tìm kiếm các dữ liệu có sẵn và tạo ra một Infographic thông qua các tool như: canva, piktochart, easel.ly, venngage,…
4. Blog video
Video luôn có một sức hút kỳ lạ đối với tất cả mọi người. Trong một khảo sát có 76% người dùng khẳng định họ xem video trực tuyến hàng tuần và 55% nói rằng họ xem mỗi ngày.
Bạn nên tạo ra một blog video với thời lượng ngắn (dưới 5 phút) bằng camera hoặc điện thoại cá nhân. Phương pháp này vừa ít tốn kém lại vừa giúp người dùng dễ dàng “cảm thụ” được nội dung. Hãy đăng tải video đồng thời lên blog, website, Youtube, Fanpage v.v. Điều này sẽ giúp tăng mức độ nhận biết thương hiệu cho công ty bạn.
5. Tận dụng mạng xã hội
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì chi phí là vấn đề nan giải nhất khi muốn thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung. Vậy tại sao không tận dụng kênh truyền thông miễn phí như mạng xã hội?
Hãy xây dựng một mạng lưới mạng xã hội và chăm chỉ upload các thông tin hữu ích cho người dùng, tương tác với những đối tượng mục tiêu của mình. Đôi khi bạn cũng nên chia sẻ một vài tin tức ngoài lề. Dù không trực tiếp ảnh hưởng đến thương hiệu nhưng nó sẽ giúp tăng tương tác hiệu quả.
Để bắt đầu bạn tốt nhất chỉ nên tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu tại 1 đến 2 kênh nhất định sau đó phát triển dần sang các mạng xã hội khác khi đã “đủ lông đủ cánh”.
Đừng quên chia sẻ nội dung như đăng trong các cộng đồng, group thích hợp và quảng cáo. Không nên nghĩ rằng nội dung chỉ có thể “sử dụng một lần”. Trên thực tế, khi chia sẻ càng nhiều thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao. Bạn nên chia sẻ nội dung nhiều lần, theo nhiều cách và trên nhiều kênh trong một khoảng thời gian dài. Như vậy content sẽ viral tốt hơn.
Bài viết liên quan:
Tổng hợp thủ thuật quảng cáo facebook hiệu quả
Làm sao để lên kế hoạch nội dung tiếp thị 1 năm trên facebook
Trên thị trường có rất nhiều đối thủ mạnh cả về quy mô lẫn tiềm lực kinh tế. Những doanh nghiệp nhỏ nếu muốn “tồn tại” được thì cần biết tận dụng những kênh truyền thông miễn phí, đa dạng hóa chiến thuật và sáng tạo nội dung tiếp thị. Với các ý tưởng về cách xây dựng chiến thuật tiếp thị nội dung trên đây, Levica hy vọng bạn đã trang bị được những kiến thức cần thiết để “xung trận”. Chúc bạn bức phá được mọi giới hạn và thành công!