Black Friday là mùa mua sắm lớn nhất trong năm được tất cả người tiêu dùng và các nhãn hàng chờ đợi. Theo báo cáo của công ty Adobe thì Black Friday năm 2016 ở Mỹ đã mang về cho các nhà bán lẻ như Walmart, Amazon, eBay,… mức doanh thu khổng lồ lên đến 3,05 tỷ USD. Có thể thấy khả năng “oanh tạc” của “Thứ 6 đen tối” đối với các ngành hàng là vô cùng khủng khiếp.

Điều gì “ẩn giấu” đằng sau đại lễ mua sắm này? Người tiêu dùng thực sự cảm thấy thế nào về Black Friday và những nhà tiếp thị nên làm gì để xây dựng các chiến lược marketing, bán hàng hiệu quả trong bối cảnh các dịp lễ tết quan trọng đang gần kề?

Sự thật số 1: Black Friday không chỉ là một ngày lễ

Black Friday là một sự kiện diễn ra sau ngày lễ Tạ Ơn (ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11). Trong dịp Black Friday, người tiêu dùng ồ ạt rủ nhau đi mua sắm nhằm chuẩn bị đón Giáng Sinh và năm mới, từ đó thúc đẩy doanh số bán của các nhà bán lẻ.

Lúc đầu Black Friday chỉ diễn ra ở Mỹ và một số nước châu Âu nhưng ngày nay nó đã trở thành một “lễ hội mua sắm” của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong năm 2017 này, Black Friday rơi vào ngày thứ 6 (24/11).

Tuy nhiên đứng từ góc độ của các nhà marketer, bạn cần hiểu rằng “cơn lốc” mua sắm mang tên “Thứ 6 đen tối” không chỉ là sự kiện chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất mà nó có thể kéo dài đến 1 tháng.

Năm 2016, chỉ có 44% lượng hàng hóa được mua vào đúng ngày Black Friday, trong khi phần lớn các giao dịch còn lại được thực hiện dàn trải trong suốt mùa lễ Tạ Ơn.

Timbuk2.com đã mở rộng Black Friday ra thành nhiều hoạt động khuyến mãi giảm giá, xúc tiến bán hàng thông minh khác dựa trên màu sắc của sản phẩm như White Wednesday (Thứ tư trắng), Grey Thursday (Thứ năm xám), Black Friday (Thứ sáu đen).

black friday1

Timbuk2 với chiến dịch Black Friday

Bài học: Với kỳ mua sắm càng mở rộng, các nhà bán lẻ càng có nhiều cơ hội để quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán thông qua các chiến lược giảm giá sâu, các ý tưởng marketing độc quyền.

Bất kể đang kinh doanh mặt hàng nào, bạn cũng cần xây dựng chiến lược marketing và thúc đẩy bán hàng dài hơi, không nên chỉ giới hạn tổ chức sự kiện cho một ngày duy nhất. Hãy đánh vào tâm lý FOMO (fear of missing out) của khách hàng bằng phương pháp đếm ngược với đồng hồ kỹ thuật số ngay trên website của mình. Điều này cũng có thể được áp dụng cho các ngày lễ khác như: Giáng Sinh, Giao Thừa, Valentine,…

Sự thật số 2: Mọi người yêu KHUYẾN MÃI GIẢM GIÁ

Theo một nghiên cứu của Cahners Advertising Research Report thì có đến 98,7% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi giá khi quyết định mua một sản phẩm nào đó. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi GIẢM GIÁ chính là động lực to lớn thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng vào Black Friday.

Thậm chí việc khuyến mãi giảm giá còn được chứng minh là có hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với “By one get one free”. Đa số mọi người đều muốn thấy giá trị thực tế mình nhận được bằng tiền chứ không phải là một “hiện vật” tặng kèm.

black friday2Bài học: Hãy khuyến mãi giảm giá nhưng cần khôn ngoan!

Có rất nhiều chiêu thức khuyến mãi giảm giá được áp dụng hiện nay như: càng mua nhiều sản phẩm thì % chiết khấu càng cao; tặng mã giảm giá bí mật thông qua email; bốc thăm phiếu khuyến mãi giảm giá v.v…

Việc thiết lập giá bán của sản phẩm đòi hỏi sự phân tích, tính toán logic dựa trên dữ liệu bán hàng thực tế của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về cách ấn định giá dành cho bạn:

  • Hầu hết nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm có giá tận cùng là số lẻ sẽ cho doanh số cao hơn các sản phẩm có giá tận cùng là số chẵn. Trong đó, giá kết thúc bằng 5 hoặc 9 chiếm đến 80% số sản phẩm trên thị trường.
  • Các khuyến mãi giảm giá 30%, 50%,80%,… sẽ được lòng khách hàng hơn so với các khuyến mãi kết thúc bằng số lẻ như: 15%, 25%, 75%,…
  • Nếu đưa ra thông tin khuyến mãi mua 4 lon nước ngọt giá 4 đô la thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc quảng cáo “mua 1 lon với giá 1 đô”.

Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật này để ấn định lại giá bán trong các mùa lễ hội và thực hiện giảm giá mạnh vào ngày cuối cùng của kỳ mua sắm để thúc đẩy mua hàng lần cuối.

Sự thật số 3: Black Friday đang trở nên “trực tuyến” hóa

Đặc trưng dễ nhận thấy trong các Black Friday từ xưa đến nay đó là “sự cuồng loạn” của đám đông. Cảnh tượng hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, tranh giành nhau vì những món hàng giảm giá tại các cửa hàng bán lẻ như Walmart, Target,.. đã trở thành một điều khá quen thuộc trong “Ngày thứ 6 đen tối”. Điều này khiến người mua mất dần hứng thú đối với phương pháp mua hàng truyền thống. Thay vào đó, họ bắt đầu chuyển sang mua hàng online, đặc biệt là trên các thiết bị di động.

Sự nổi lên của những gã khổng lồ như Amazon, eBay,… đã làm thay đổi hoàn toàn “trò chơi bán lẻ”. Năm 2015, 905 triệu đô la doanh thu vào “đại lễ mua sắm” Black Friday đến từ smartphone và tablet. Dự đoán Black Friday năm 2020 sẽ có nhiều người mua hàng online hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng/siêu thị.

black friday3

Bài học: Hoạt động bán lẻ vẫn sẽ diễn ra như một sự kiện lớn trong ngày hội Black Friday. Tuy nhiên khách hàng đang có xu hướng chuyển dần sang mua sắm online.

Do đó hãy quan tâm hơn nữa đến các chiến dịch về digital marketing, tiếp thị qua email, mạng xã hội và đề ra những chương trình khuyến mãi cho khách mua hàng online. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng trang web thân thiện với thiết bị di động để người dùng có thể xem mọi lúc, mọi nơi.

Theo thống kê từ IBM thì ban ngày mọi người hay sử dụng smartphone để check các thông tin về sản phẩm, giá, chương trình khuyến mãi,… và dùng tablet hoặc máy tính đề đặt hàng vào ban đêm. Do đó, bạn nên chia sẻ những thông tin hữu ích, ngắn gọn về sản phẩm trên mạng xã hội vào ban ngày và đưa ra các bài viết quảng cáo mua hàng, chốt sale vào buổi tối.

Nếu vẫn chưa có được các ý tưởng marketing phù hợp cho dịp lễ tết tới đây, bạn có thể liên hệ với Levica hoặc comment bên dưới để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được chiến lược tiếp thị phù hợp cho nhãn hàng của mình. Chúc bạn một mùa lễ nhiều điều tốt lành và thành công!

 

 

Related Post