Trong phần 2 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các xu hướng truyền thông xã hội năm 2020 và 2021.

Bạn có thể xem đầy đủ 4 phần của bài viết tại đây:

Phần 1: Xu hướng tìm kiếm trực tuyến mới nhất và những dự đoán

Phần 2: Dự đoán và xu hướng truyền thông xã hội mới nhất

Phần 3: Các dự đoán và xu hướng phát triển web mới nhất

Phần 4: Các dự đoán và xu hướng tiếp thị Internet đang diễn ra mới nhất

—–

Phần 2: Dự đoán và xu hướng truyền thông xã hội mới nhất

1. Nội dung tương tác

2. Tính năng mua hàng ngay tại bài đăng trên mạng xã hội

3. Ứng dụng nhắn tin trên mạng xã hội

4. Mục Stories trên mạng xã hội

5. Các cuộc thi trên mạng xã hội

6. Sự tham gia của nhân viên

7. Tiếp thị bằng người có sức ảnh hưởng

1. Nội dung tương tác

Việc thêm các phần tương tác vào web của bạn là một cách tuyệt vời để cung cấp giá trị cho khách truy cập, khiến họ tương tác với web và tìm hiểu thêm về họ.

Giả sử bạn là một nhà môi giới và đã thêm một máy tính ảo vào trang web của mình. Đó là bạn đang cung cấp giá trị cho khách truy cập đồng thời tìm hiểu thêm về họ dựa trên dữ liệu được nhập vào máy tính của bạn.

Ví dụ về tiếp thị tương tác bao gồm:

  • Đánh giá bằng câu hỏi ngắn
  • Thăm dò ý kiến và khảo sát
  • Máy tính
  • Các cuộc thi

2. Tính năng mua hàng ngay tại bài đăng trên mạng xã hội

Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử, thì việc liên kết nó tới mục “tiểu sử” hoặc tới một sản phẩm cụ thể nào đó trên Instagram Story của bạn đều là điều nên làm – đặc biệt là nếu tài khoản của đã được xác minh hoặc có hơn 10.000 người theo dõi. Nhưng người mua sắm ngày nay muốn bỏ qua càng nhiều bước càng tốt và không muốn bị quảng cáo làm gián đoạn. Với tính năng mua hàng ngay tại bài đăng trên Instagram thì bạn có thể vừa giới thiệu hoặc gắn thẻ sản phẩm để người dùng xem vừa để họ đặt mua ngay và luôn mà không cần phải bị điều hướng khỏi bài đăng đó.

Các nền tảng này đã lưu ý rằng mọi người đang sử dụng chúng để mua sắm và chúng đã giúp người bán bán hàng qua mạng xã hội dễ dàng hơn. Trong vài năm qua, Instagram, Pinterest và Facebook đều đã giới thiệu các cách để các cửa hàng thương mại điện tử tạo các bài đăng có thể mua được. Bằng cách sử dụng tích hợp gốc, họ giúp việc gắn thẻ dễ dàng hơn và người dùng mua sắm sản phẩm trực tiếp trong bài đăng của bạn. Đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, đây là một cách tuyệt vời để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào các trang sản phẩm.

Hãy xem ví dụ này từ Free People trên Instagram:

Ảnh này trên Instagram của nhãn hàng và khi bạn nhấn vào ảnh, tên và giá của trang phục sẽ xuất hiện. Nhấn vào giá và bạn sẽ được đưa đến màn hình có thêm thông tin và tùy chọn để xem mặt hàng trên trang web Free People. Từ màn hình này, bạn cũng có thể cuộn và xem nhiều sản phẩm hơn.

Bằng cách sử dụng thương mại xã hội, bạn đang tiếp cận khách hàng mới, giảm các rào cản đối với việc mua hàng và rút ngắn đáng kể hành trình bán hàng.

Rất dễ để thiết lập tài khoản doanh nghiệp trên Instagram mua sắm và đó là một cách tuyệt vời để cải thiện trải nghiệm người dùng và của những người theo dõi bạn. Trước khi tạo các bài đăng kiểu này, tài khoản của bạn phải được chuyển thành tài khoản doanh nghiệp. Bạn sẽ cần liên kết nó với trang Facebook có kết nối vào danh mục sản phẩm.

Một khi bạn dùng tính năng mua hàng ngay tại bài đăng trên Instagram thì bạn sẽ kích hoạt được tính năng tương tự trên Facebook. Để sử dụng được tính năng này trên Facebook, trước tiên bạn cần thêm Shop Tab trên Facebook và nhập hàng vào bằng Catalog Manager. Khi Facebook đã phê duyệt mọi thứ, bạn có thể bắt đầu gắn thẻ sản phẩm để giúp chuyển đổi doanh số bán hàng trên mạng xã hội dễ dàng hơn.

3. Ứng dụng nhắn tin trên mạng xã hội

Mỗi tháng, có 1.3 tỷ người dùng hoạt động trên Facebook Messenger và khoảng 10 tỷ tin nhắn được gửi giữa mọi người và doanh nghiệp thông qua ứng dụng nhắn tin này. Mọi người thích sự thuận tiện của việc mua sắm và nhận dịch vụ tại nhà, nhưng họ vẫn muốn có dịch vụ nhanh chóng đi kèm với sự tương tác trực tiếp tại các doanh nghiệp truyền thống. Các ứng dụng nhắn tin thông qua mạng xã hội có thể cung cấp dịch vụ nhanh chóng đó.

WhatsApp, Facebook Messenger và WeChat đều cung cấp cho các doanh nghiệp cách rẻ tiền và dễ dàng để trao đổi trực tiếp với khách, nó giúp cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm khách hàng của họ. Hãy thử các mẹo sau để tăng lòng trung thành từ khách hàng bằng cách làm cho việc nhắn tin và liên lạc trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn:

  • Cài đặt widget hoặc plugin trên web của bạn để khách hàng có thể kết nối trực tiếp với bạn khi họ đang mua sắm.
  • Chỉ bật trò chuyện khi bạn biết ai đó sẵn sàng trả lời.
  • Nếu không có ai để trả lời, hãy đặt một thông báo cho khách hàng của bạn biết khi nào bạn sẽ liên hệ lại với họ và hướng họ đến một hình thức liên hệ thay thế

4. Mục Stories trên mạng xã hội

Mục Stories trên mạng xã hội rất dễ sử dụng và là một cách hay để giới thiệu sản phẩm, sự kiện và thậm chí là cảnh hậu trường. Khi bạn biết một phần ba Instagram Stories có lượng lượt xem cao nhất đến từ các doanh nghiệp, thì khó có thể bỏ qua Instagram Stories và Stories trên các nền tảng khác vì chúng là hình thức tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả.

Chính tính chất thú vị, thoáng qua của phương tiện này đã làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Người tiêu dùng phải thường xuyên theo dõi Stories của những nhãn hàng họ thích nếu họ không muốn bỏ lỡ các cơ hội hoặc thông tin đặc biệt nào. Sau khi bạn nhá hình hậu trường, mã giảm giá hoặc sản phẩm phiên bản giới hạn thông qua stories thì những người theo dõi sẽ nắm bắt được ngay khi bạn gửi nó đi.

Một số ý tưởng dễ dàng để tăng giá trị cho các Stories trên mạng xã hội của bạn là:

  • Tìm kiếm những nội dung khách hàng viết về doanh nghiệp của bạn và bạn được gắn thẻ vào rồi đăng chúng lại trên Stories của bạn
  • Tải video phát trực tiếp lên cho những người không xem trực tiếp
  • Sử dụng các cuộc thăm dò, hỏi đáp và câu đố để thu hút người xem đến với thương hiệu và khuyến khích họ tham gia vào nội dung của bạn
  • Tạo ảnh đơn giản và video ngắn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

5. Các cuộc thi trên mạng xã hội

Các cuộc thi trên mạng xã hội có thể là một cách hiệu quả để thu hút khán giả và khuyến khích khách mua hàng. Hãy nghĩ về khẩu súng bắn áo thun trong một trận đấu bóng chày. Linh vật chạy xung quanh sân, khiến đám đông hào hứng để có được một chiếc áo thun miễn phí. Và nó rất hiệu quả vì tất cả mọi người đều sẵn sàng để giành lấy giải thưởng. Rốt cuộc, họ đã ở đó, rất hào hứng và ai lại không thích những thứ miễn phí cơ chứ?

Bạn có thể áp dụng nguyên tắc này với các cuộc thi dành cho cộng đồng trực tuyến của mình – khán giả đã ở đó, họ muốn cổ vũ cho bạn và họ chỉ cần một động lực nhỏ và một vài cái vẫy tay để tạo sự phấn khích và khuấy động không khí.

Khi tổ chức một cuộc thi trên mạng xã hội, hãy nhớ suy nghĩ kỹ về toàn bộ quá trình. Có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm:

1. Bạn hy vọng đạt được mục tiêu nào?

2. Cuộc thi này sẽ chạy trên nền tảng nào, và cuộc thi sẽ kéo dài trong bao lâu?

3. Ưu đãi của bạn là gì, và nó sẽ có giá bao nhiêu?

4. Bạn yêu cầu người dự thi làm gì, và bạn sẽ quản lý bài dự thi của họ như thế nào?

5. Tiêu chí lựa chọn người chiến thắng là gì, và bạn sẽ gửi giải thưởng đến cho họ bằng cách nào?

6. Bạn định làm gì với thông tin bạn thu thập được từ cuộc thi?

Hãy luôn nhớ trung thực và tin cậy khi điều hành một cuộc thi trên mạng xã hội. Mọi người đều yêu thích những thứ miễn phí và hầu hết mọi người sẵn sàng bỏ một chút thời gian hoặc thông tin cá nhân để nhận được quà từ các thương hiệu mà họ tin tưởng.

6. Sự tham gia của nhân viên

Nếu bạn có một doanh nghiệp với nhiều nhân viên tận tâm, gắn bó và hào hứng với công việc họ làm, đây có thể là một tài sản to lớn không chỉ cho công ty của bạn nói chung mà còn cho danh tiếng trực tuyến của bạn.

Khi nhân viên yêu thích công việc của họ và công ty mà họ làm việc thì họ có xu hướng nói về nó. Và họ nên được khuyến khích chia sẻ về điều đó lên mạng kèm với việc gắn thẻ hoặc đề cập đến tên công ty khi kể về những câu chuyện thú vị.

Sự tham gia của nhân viên sẽ giúp xây dựng cộng đồng trực tuyến theo cách tự nhiên và dễ hiểu. LinkedIn là một ví dụ tuyệt vời làm điều này. Bạn có thể tạo một trang trên Linkedin để đăng các sự kiện và chia sẻ bài viết, nhưng để nhận được nhiều lưu lượng truy cập và tương tác hơn, hãy yêu cầu nhân viên của bạn chia sẻ và bình luận những bài đăng này.

Thuật toán LinkedIn coi trọng các kết nối cá nhân, do đó, điều này giúp lan truyền tin tức đến nhiều người hơn, báo hiệu cho LinkedIn rằng công ty của bạn đang nhận được tương tác tốt. Bạn cũng có thể cân nhắc đặt mục tiêu và thưởng cho những nhân viên thường chia sẻ nội dung của công ty; bằng cách đó, những người làm việc cho bạn thậm chí còn hào hứng hơn khi chia sẻ tin tức của công ty với mạng lưới của họ.

Trước khi kêu gọi những nhân viên tận tụy làm người cầm đuốc hoặc đại sứ cho công ty của mình thì điều quan trọng là phải xem trang cá nhân và hồ sơ của họ để xác nhận họ có phù hợp với các tiêu chuẩn của công ty không. Kiểm tra xem họ đã được xác minh chưa, đã điền đầy đủ hồ sơ và nội dung đăng tải hiện tại cũng như trước đây của họ có hỗ trợ quan điểm chung của doanh nghiệp bạn hay không.

7. Tiếp thị bằng người có sức ảnh hưởng

Người có ảnh hưởng là người mà mọi người tin tưởng trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như vận động viên chuyên nghiệp, nhà khoa học và thậm chí là những người huấn luyện chó thành công. Những người này có lượng người theo dõi trực tuyến để quảng bá doanh nghiệp, dịch vụ hoặc thông điệp của họ và những cộng đồng này thường lớn, rất trung thành với những người mà họ theo dõi. Ví dụ như trả tiền cho một đầu bếp địa phương để đăng về cách sử dụng sản phẩm từ nông trại hữu cơ của bạn hoặc gửi đôi giày thể thao mới cho một cầu thủ bóng rổ để chúng xuất hiện trong các bức ảnh họ đăng.

Để có hiệu quả, bạn không cần nhất thiết phải làm việc với một ngôi sao lớn hoặc người nổi tiếng tại địa phương. Hãy tìm kiếm những người có lượng khán giả ngày càng tăng trên các nền tảng mới và để ý cách họ tương tác với những người theo dõi mình. Có một lượng khán giả nhỏ nhưng tận tâm sẽ có lợi cho mục đích tiếp thị hơn là có một lượng lớn khán giả nhưng bị ngắt kết nối. Điều quan trọng nữa là giá trị của bạn phải phù hợp với giá trị của người có tầm ảnh hưởng để thông điệp và sứ mệnh của bạn được truyền đạt một cách thích hợp và bạn có thể tự tin rằng cả hai đang làm việc cùng nhau để đạt được cùng một mục tiêu.

Đây là loại hình tiếp thị nổi tiếng nhưng đi kèm với nhiều quy tắc và quy định. Ví dụ: bắt buộc phải tiết lộ mối quan hệ tài chính, vì vậy những người có ảnh hưởng sử dụng thẻ bắt đầu bằng #ad hoặc nhãn sticker trên các bài đăng trên mạng xã hội. Hãy nhớ nghiên cứu kỹ các quy tắc tại đất nước của bạn và thực thi các quy tắc đó để khán giả biết rằng họ đang được tiếp thị và không bị vi phạm luật.

Levica lược dịch từ theedigital.com

Related Post