PHẦN III: HẬU SẢN XUẤT
Hậu sản xuất là giai đoạn thực sự của quá trình sáng tạo video với các kỹ thuật như: biên tập, hiệu ứng, hoàn thiện… Ngoài việc chỉnh sửa, bạn cần sự dự đoán và đánh giá kết quả ở giai đoạn này. Đừng quá lo lắng! hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng:
Cách chỉnh sửa nội dung video
Đầu tiên, hãy cài đặt một phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính. Nếu là hệ điều hành Window thì bạn có thể cài Windows Movie Maker, còn Mac thì phần mền iMovie. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kỹ năng và yêu cầu kỹ thuật, bạn có thể tìm kiếm các công cụ khác phù hợp hơn.
Tin vui dành cho bạn: Một số phần mềm chỉnh sửa video có thể tải miễn phí từ cấp độ cơ bản đến Hollywood, ví dụ như: Machete Video Editor Lite (Windows), Avidemux (Windows / Mac / Linux) và WeVideo (cloud-base)
Nếu bạn chịu đầu tư hơn, hãy tìm hiểu các phần mềm Adobe Premiere Pro CC, Final Cut Pro hoặc Wondershare Filmora.
Bất kể lựa chọn của bạn là gì, phần mềm chỉnh sửa sẽ cung cấp phương tiện để cắt cảnh, xóa lỗi, chèn chuyển tiếp và trang trình bày tiêu đề,… Ngoài những chỉnh sửa cơ bản này, bạn cũng cần lập kế hoạch cho việc lồng tiếng và nhạc nền.
Ghi âm lồng tiếng
Lồng tiếng (voiceover) là một công cụ hiệu quả có thể giúp nội dung dễ hiểu, cảm xúc và mượt mà hơn. Âm thanh cũng quan trọng như hình ảnh, do đó để tự ghi âm giọng nói có chất lượng tốt, hãy xem các “mẹo” trong video bên dưới:
Chọn nhạc nền phù hợp
Mặc dù là một chi tiết nhỏ nhưng nhạc nền đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cảm xúc và giai điệu của video. Nếu nhạc nền được chọn lựa chu đáo, nó sẽ thu hút sự chú ý của người xem, gợi cảm xúc và định hình phong cách chỉnh sửa video tổng thể của bạn.
Ý nghĩa của việc lựa chọn âm nhạc là gì? Hãy xem video dưới đây nhé:
Các kênh lưu trữ video
Bạn cần có kế hoạch lữu trữ nội dung video của mình. Dưới đây là một số kênh lưu trữ video phổ biến:
#1. YouTube
YouTube là kênh lưu trữ video lớn nhất, công cụ tìm kiếm lớn thứ hai sau Google và là trang web được truy cập nhiều thứ ba trên thế giới.
Tại sao chọn YouTube?
- Hoàn toàn miễn phí
- Các video trên YouTube được lưu trữ trên các kênh riêng biệt và có thể phân loại đối tượng theo dõi kênh kênh của bạ Người theo dõi kênh thường thích xem thêm những video bạn đã đăng tải trước đó.
- YouTube là mạng xã hội cho phép người dùng tương tác với video bằng cách nhấn nút “thích” (like) và bình luận (comment). Do đó, bạn có cơ hội tương tác trực tiếp với khán giả của mình.
- YouTube cung cấp nhiều tùy chọn quảng cáo khác nhau để nhắm vào đối tượng mục tiêu một cách tinh vi.
#2. Vimeo
Được thành lập vào năm 2004, Vimeo đóng vai trò như một kênh chất lượng cao để đăng tải, chia sẻ và xem video.
Tại sao chọn Vimeo?
- Giao diện đơn giản, sạch sẽ giúp dễ dàng sử dụ
- Giới hạn quảng cáo vì quảng cáo làm giảm trải nghiệm của người xem
- Video có chất lượng cao, khán giả chuyên nghiệp và “gu” thưởng thức tố
- Có nhiều thể loại tài khoản phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệ
#3. Wistia
Wistia cung cấp cho các doanh nghiệp phần mềm video đơn giản để thiết lập, quản lý và chia sẻ nội dung video.
Tại sao Chọn Wistia?
- Đó là một kênh video được xây dựng đặc biệt cho các doanh nghiệ
- Nó có sự tùy chỉnh cao, cho phép bạn điều chỉnh nội dung để phù hợp với bản sắc thương hiệu của bạ
- Dữ liệu và phân tích chuyên sâu được sử dụng để cải thiện và hợp lý hóa video của bạ
- Nút kêu gọi hành động (CTA: Call –to –action) có thể tùy chỉnh để thu thập khách hàng tiềm năng.
Phân tích hiệu quả của video
Khi video của bạn xuất hiện trực tuyến, dữ liệu sẽ bắt đầu được thực hiện. Việc xử lý dữ liệu là tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên có thói quen đánh giá nội dung video sau khi được công bố.
Tham khảo video dưới đây để hiểu thêm các phân tích hiệu quả video:
Qua video trên, bạn có thể biết được đối tượng khán giả nào đang xem video của bạn, họ xem trong bao lâu và có bao nhiêu người chuyển đổi thành CTA.
Tuy nhiên, một bản báo cáo và phân tích sẽ phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là vài chỉ số mà bạn cần xem xét:
- Lượt xem: Số lần video của bạn đã được xem hay còn gọi là phạm vi tiếp cậ Chỉ số này rất quan trọng để theo dõi nếu mục tiêu của bạn là tăng nhận biết thương hiệu và giúp nhiều người xem nội dung của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là các kênh lưu trữ video sẽ có cách đo lường lượt xem khác nhau. Ví dụ: lượt xem trên YouTube là 30 giây trong khi lượt xem trên Facebook chỉ là 3 giây. Hãy nhớ đọc kỹ điều lệ trước khi báo cáo về số lần xem video của bạn.
- Tỷ lệ phát: Tỷ lệ phát là phần trăm số người đã phát video của bạn chia cho số lần hiển thị nhận đượ Số liệu này giúp xác định mức độ phù hợp hoặc hấp dẫn của video đối với khán giả của bạn. Nếu hàng nghìn người nhìn thấy video nhưng chỉ một số ít người xem video đó thì bạn cần tối ưu hóa nội dung hơn nữa.
- Chia sẻ và nhận xét trên mạng xã hội: Chia sẻ (share) và nhận xét (comment) trên mạng xã hội là những chỉ số rất tốt về mức độ liên quan của nội dung với đối tượng mục tiêu của bạ Nếu khán giả xem video và dành thời gian để share trên mạng xã hội thì có nghĩa rằng bạn đã tạo ra một nội dung tuyệt vời. Lượt share trên mạng xã hội cũng rất quan trọng vì số lần video của bạn được chia sẻ càng nhiều, video càng được xem nhiều. Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận nhiều người, lượt share trên mạng xã hội là số liệu tốt để theo dõi.
- Số lượt xem hoàn chỉnh video: Khi sáng tạo video, bạn mong muốn khán giả xem hết toàn bộ nội dung. Do đó, số lượt xem hoàn chỉnh là chỉ số đáng tin cậy hơn so với chỉ số lượt xem trong việc đánh giá sự thành công của video.
- Tỷ lệ hoàn thành: Tỷ lệ hoàn thành là số lượt xem hoàn chỉnh chia cho số lượt xem video đó. Tỷ lệ hoàn thành là cách tuyệt vời để đánh giá phản ứng của người xem đối với video của bạ Tỷ lệ hoàn thành của bạn có thấp không? Mọi người có dừng lại tại một thời điểm nhất định không? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nội dung video của bạn không “cộng hưởng” với đối tượng mục tiêu của bạn.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi là số khách truy cập đã hoàn thành hành động bạn mong muốn chia cho số lần nhấp vào CTA. Ví dụ, mục tiêu của bạn là để người xem hoàn thành hành động đăng ký bản dùng thử miễn phí, hãy thêm video vào trang đích đến (landing page) để kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi có tăng hay không nhé.
- Tỷ lệ thoát và thời gian trên trang: Bạn có khi nào nghĩ đến việc thêm video vào web không? Lưu ý tỷ lệ thoát trang và thời gian khách hàng truy cập trên web trước và sau khi thêm video nhé. Hãy kiểm tra các số liệu sau khi bạn đăng mới video để xem có sự thay đổi nào trong việc khách hàng tương tác với các nội dung khác hay không nhé.
Một chiến lược video marketing thành công sẽ không thể hiện thực chỉ trong một đêm. Video cũng giống như các nội dung khác có mục đích như một công cụ để thăm dò và khảo sát, nghĩa là bạn cần tạo ra một video cực ổn trước khi đạt được những bước tiến xa hơn.
Trước khi bắt đầu định hướng chiến lược, hãy tham khảo quy trình trước, trong và sau khi sản xuất trong tài liệu này để có sự sắp xếp cụ thể hơn.
Bắt tay vào công việc thôi, khán giả đang chờ xem video của bạn đấy!
Levica lược dịch từ Hubspot
Xem thêm Phần 1 tại Website Levica!
0 comments
Write a comment