Báo cáo nghiên cứu của HubSpot năm 2017 cho thấy 54% người tham gia khảo sát thích xem các video của các doanh nghiệp hay thương hiệu họ ủng hộ. Đó là một trong những lý do vì sao video marketing nằm trong danh sách những việc cần làm (list to-do) của những người làm quảng cáo (marketers) hiện nay.

Rõ ràng, video marketing là một kênh đầu tư có giá trị giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện video marketing cần cân nhắc nhiều yếu tố: cần chuẩn bị những gì? làm sao để tìm kiếm các tài năng, cách viết kịch bản video như thế nào?…

Về cốt lõi, video marketing là một chiến lược tiếp thị hiện đại nhằm giới thiệu nội dung theo hình thức kể chuyện, qua đó truyền tải thông điệp kinh doanh và tăng nhận thức của khách hàng.  Bất kể định dạng, thời lượng hay kiểu video nào cũng được coi là video marketing nếu mục đích cuối cùng là đưa thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến đối tượng mục tiêu.

Nói cách khác, video marketing rất linh hoạt và tuỳ thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp, bạn có thể (và nên) sử dụng không gian sáng tạo đó để ứng dụng sao cho phù hợp. Bạn có thể bắt đầu với những video về các vấn đề xã hội, nghiên cứu tình huống (case study) hoặc video hướng dẫn cách đăng bài trên blog.

Bài viết này tập hợp các video hướng dẫn, mẫu (template) và các tài liệu liên quan để hỗ trợ bạn trong việc thực hiện một chiến lược video marketing, được chia làm 3 giai đoạn: tiền sản xuất, sản xuất và hậu sản xuất.


PHẦN I: TIỀN SẢN XUẤT

Hãy xem tiền sản xuất như giai đoạn lập kế hoạch của bạn. Trước khi “toả sáng” và đạt kỷ lục marketing mới, bạn cần dành thời gian suy nghĩ về vai trò của video trong chiến lược marketing tổng thể của mình. Điều này là bởi nền tảng của một nội dung video có giá trị thường bắt đầu từ một kế hoạch được tính toán và hoạch định chu đáo.

Làm thế nào đ to ra mt video tht thu hút

Trước khi bắt đầu đưa ra các ý tưởng cho video marketing, bạn phải xác định mục tiêu tổng thể của video là gì. Để làm điều này, bạn có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân :

1. Mong muốn video này truyền cảm hứng cho người xem với mục đích gì? (mua sản phẩm, gọi điện tư vấn, tham dự sự kiện, đọc bài đăng trên blog, …)

2. Các nguồn lực nào hiện có để sáng tạo video?( ngôi sao ,nhà biên tập video, nhà thiết kế hoạt hình, thiết bị,…)

Một khi trả lời được những câu hỏi này bạn sẽ thu hẹp sự tập trung để sáng tạo video một cách hiệu quả hơn. Ví dụ: giả sử bạn xác định bạn mong muốn:

  • Hướng độc giả theo đọc một bài viết bạn vừa đăng trên blog
  • Bạn có 1 nhân viên làm hậu kỳ cho video nhưng không có nguồn lực để quay cho 1 video hoàn chỉnh

Sử dụng thông tin này làm “bệ phóng” cho video của bạn. Hướng tới các ý tưởng và sử dụng video hoạt hình (animation video) hoặc sử dụng lại nội dung cũ nhưng khiến nó mới lạ và độc đáo hơn (repurpose content) để thu hút người xem.

Kết quả là bạn có thể tạo ra một sản phẩm như thế này:

Một cách khác để làm cho quá trình sáng tạo video trở nên hiệu quả hơn là hiểu rõ quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng (buyer’s journey). Buyer’s journey là quá trình người mua trải qua để nhận biết, đánh giá và quyết định lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Quá trình này gồm ba giai đoạn

  • Giai đoạn nhận thức: người mua đang trải nghiệm và nhận ra vấn đề/cơ hội của họ
  • Giai đoạn xem xét: người mua định nghĩa vấn đề của họ và nghiên cứu các phương án để giải quyết vấn đề đó.
  • Giai đoạn quyết định: người mua quyết định chiến lược và lựa chọn giải pháp.

Trong quá trình sáng tạo nội dung video, buyer’s journey giúp bạn hiểu rõ hành vi tiêu dùng, nhu cầu thông tin và các vấn đề của khách hàng để từ đó xác định và lựa chọn chủ đề video hiệu quả.

Để hiểu rõ cách sử dụng buyer’s journey trong việc brainstorm cho video như thế nào, cùng tham khảo video sau:

Hãy nhớ rằng, chìa khoá để sáng tạo một video thu hút là xác định mục tiêu và nguồn lực của bạn. Bạn càng hiểu rõ lý do, cách tiếp cận sản xuất và nguồn lực bạn đang có thì nội dung sẽ càng chi tiết và bao quát.

Cách viết kch bn video

Khi đã có ý tưởng, bạn sẽ dễ dàng nhảy vào viết kịch bản ngay. Có lẽ viết kịch bản là phần quen thuộc nhất trong quá trình sản xuất video. Tuy nhiên, một lời khuyên là bạn nên bắt đầu bằng cách viết một bản tóm tắt sơ lược để trả lời các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu của video này là gì? Tại sao chúng ta cần tạo ra video?
  • Ai là khán giả của video này?
  • Chủ đề video là gì?
  • Các ý tưởng chính của video? Khán giả sẽ nhận thức/biết được điều gì khi xem nó?
  • Call-to-action là gì? Mong muốn khán giả làm gì khi xem sau video?

Với một bản tóm tắt ngắn gọn, bạn có thể bắt đầu soạn thảo kịch bản. Hãy xem mẫu kịch bản video này để hiểu rõ hơn:

FREE TEMPLATE: CLICK TO DOWNLOAD

Một số lưu ý quan trọng khi soạn thảo kịch bản:

  • Viết theo cách trò chuyn: viết kịch bản theo cách bạn muốn nhân vật/chủ thể video muốn nói. Cố gắng viết câu chữ ngắn gọn và sắc nét.
  • Ni dung rõ ràng: Kịch bản không chỉ bao gồm câu đối thoạ Nếu video yêu cầu nhiều cảnh quay, góc hình hay tính cách, hãy thêm các chi tiết này vào kịch bản một cách chi tiết và rõ ràng.
  • Viết cho khán gi và các nn tng kết ni: Đối tượng khán giả của bạn là các bạn trẻ thanh niên, chuyên gia trung niên hay người hưu trí? Video được đăng trên Instagram, YouTube hay website của bạn? Hãy chắc chắn rằng video được kết nối tốt với đối tượng khán giả mục tiêu và các yếu tố truyền tải thông điệp như : sự hài hước, giọng văn, chuyển ngữ có phù hợp hay không.
  • Phân bit câu chuyn chính t B-Roll, ph đ kèm theo và lng tiếng bng cách s dng các đnh dng hoc chú thích khác nhau. Nếu bạn muốn video chuyển từ chủ đề trò chuyện sang giới thiệu cận cảnh sản phẩm có kèm phụ đề thì bạn cần viết rõ những điều này trong kịch bản để bất cứ ai đọc vào cũng hiểu đầy đủ thông tin nào cần hiển thị. Điều này sẽ giúp bạn đỡ mất công sức và thời gian chỉnh sửa trong quá trình biên tập video.
  • Viết kch bn tht chi tiết: Nếu thông điệp của bạn không được viết đầy đủ trong kịch bản thì sẽ thật khó để truyền đạt nó một cách rõ ràng và chính xác nhất có thể. Bạn nên viết kịch bản chi tiết từng từ một để dễ dàng hơn khi thực hiện video và tiết kiệm thời gian cho bạn sau này.
  • Ngn gn, súc tích: Khi nói đến marketing, video ngắn thường hấp dẫn hơn video dài và để tạo ra video ngắn thì bạn cần một kịch bản ngắn gọn, súc tích . Đừng viết một kịch bản dài hơn hai trang. Nếu có thể hãy viết một trang giấy hoặc thậm chí ngắn hơn.

PHẦN II: SẢN XUẤT

Để đảm bảo rằng các cộng sự thoải mái trước ống kính máy quay, hãy khiến họ cảm thấy sẵn sàng, ví dụ như chuẩn bị trang phục chu đáo từ trước đó. Sau đây là video hướng dẫn những việc nên và không nên trong quá trình chuẩn bị mà bạn có thể tham khảo:

Bạn có thể gửi video trên và các “bí quyết” dưới đây cho các cộng sự của mình trước vài ngày quay phim để họ có sự chuẩn bị tương tự.

FREE TIPS SHEET: CLICK TO DOWNLOAD

Hãy nhớ rằng: Việc giúp đỡ cộng sự của bạn có hình ảnh tốt nhất trước máy quay sẽ “kích hoạt” khả năng cảm nhận và diễn xuất của họ tốt hơn. Vì thế, đừng bỏ qua bước quan trọng này nhé!

Levica lược dịch từ Hubspot

Xem thêm Phần 2 tại Website Levica!

Related Post