Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất (P3)
Phần 3: Nhóm công cụ phân tích website, phân tích đối thủ
“Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy “do thám” đối thủ cạnh tranh và tự nhìn nhận lại chính mình luôn là 2 điều cần thiết để giúp bạn cải thiện tình hình kinh doanh, đưa ra những đội dung, chiến lược marketing vượt trội. Nối tiếp Phần 1 & Phần 2 của Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất, trong bài viết hôm nay, Levica xin chia sẻ bộ công cụ giúp phân tích website và đối thủ cạnh tranh hiệu quả để bạn có thể áp dụng vào mô hình kinh quanh của công ty mình.
1. Phân tích hành vi người dùng
Kissmetrics là một công cụ đo lường và phân tích website nhưng không dựa vào các dữ liệu truyền thống như pageviews, bounce rate v.v… Thay vào đó nó lại tập trung xử lý thông tin về người dùng, các tương tác của học trên website. Kissmetrics sẽ giúp bạn biết được các số liệu về conversion rate, customers life-time value v.v…
Công cụ này khá phù hợp cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, giao diện thân thiện, đơn giản sẽ giúp những “tay ngang” về công nghệ kỹ thuật dễ dàng sử dụng.
Các dữ liệu được cung cấp từ Qualaroo sẽ giúp bạn “giải mã” tâm lý của các nhóm khách hàng mục tiêu. Bằng việc tập trung vào người dùng và thêm các ngữ cảnh phù hợp vào phân tích, công cụ này sẽ cho phép những nhà marketer tìm hiểu được “gốc rễ” vấn đề tại sao người dùng không mua hàng, tại sao website nhận được ít lượt tương tác v.v… Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cải thiện đáng kể.
Woopra là một công cụ thông minh giúp phân tích, tạo ra các profile người dùng thông qua hành vi của họ trên website. Qua đó, bạn sẽ thấu hiểu hơn về insight và có các content phù hợp “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng.
2. Phân tích website đối thủ
Làm thế nào để biết được lượng traffic truy cập vào website đối thủ của bạn là bao nhiêu? Similarweb.com đã có mặt ở đây để giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Độ chính xác của công cụ này được đông đảo “cư dân” cộng đồng Webmaster công nhận.
Chỉ cần nhập địa chỉ website vào, Similarweb sẽ trả về cho bạn một kết quả dưới dạng đồ thị trực quan, bao gồm rất nhiều dữ liệu hữu ích như: thứ hạng trang web, lượng traffic hàng tháng, traffic sources, search traffic v.v…
Công cụ này tập trung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với cơ sở dữ liệu hơn 100 triệu từ khóa. Tuy nhiên để sử dụng Semrush bạn phải trả phí và mức giá của nó khá cao, khoảng từ 70 – 550 USD/tháng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ theo dõi website đối thủ sau đây:
Bài viết liên quan:
Làm sao để đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ
3. Kiểm tra backlink của đối thủ
Google rất coi trọng những website có backlink từ địa chỉ web được đánh giá cao và ngược lại. Do đó, bạn cần kiểm tra backlink của mình thường xuyên để tránh việc bị đối thủ “chơi bẩn”, chèn backlink ở những website có nội dung xấu. Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra, rà soát luôn backlink của đối thủ để tìm ra địa chỉ backink chất lượng cho trang của mình.
Dưới đây là các công cụ kiểm tra backlink miễn phí rất hiệu quả hiện nay:
Đây là một công cụ kiểm tra backlink mạnh mẽ đã quá quen thuộc với cộng đồng SEO. Nhưng gói Free thì khá hạn chế còn mức phí cho phiên bản nâng cấp thì không hề rẻ chút nào.
Open site Explorer được cung cấp và phát triển bởi Moz. Công cụ này cũng có 2 phiên bản Pro và Free. Tuy nhiên gói miễn phí cũng đã cho ra kết quả khá đầy đủ rồi nên bạn không nhất thiết phải chi tiền cho bản nâng cấp nữa.
Một số công cụ khác:
https://monitorbacklinks.com/seo-tools/free-backlink-checker
4. Phân tích quảng cáo của đối thủ
Xuất hiện như một “thám tử tư” chuyên nghiệp, Mixrank cho phép bạn “thăm dò” được các diễn về quảng cáo của đối thủ như: thực hiện quảng cáo trên kênh nào, trang thông tin nào đem đến nhiều đơn đặt hàng nhất v.v… Từ đó bạn sẽ đúc kết ra được những bài học hữu ích cho mình và vượt lên dẫn trước đối thủ.
5. Phân tích, Buil Landing Page
Unbounce là công cụ hỗ trợ giúp đánh và xây dựng landing page phổ biến nhất hiện nay. Dù không phải là dân IT “thứ thiệt” bạn vẫn có thể tạo ra trang đích và thử nghiệm tính hiệu quả của nó. Mức giá khởi điểm của công cụ này là 49 USD/tháng. Ngoài ra cũng có những phiên bản nâng cáp với mức giá cao hơn cho người dùng.
Tương tự như Unbounce, Landipage cũng giúp các nhà marketer phân tích, đánh giá và tự thiết kế trang đích nhờ các mẫu giao diện có sẵn. Ưu điểm lớn nhất của công cụ này đó là sử dụng tiếng Việt.
Hy vọng các công cụ phân tích website và đối thủ cạnh tranh trên đây sẽ giúp ích cho các bạn digital mareketer tạo nên những bức phá tuyệt vời trong chiến lược tiếp thị nội dung của mình.
Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.
Mời bạn đọc thêm bài viết: