Tag: công cụ hỗ trợ

chi phí sản xuất video marketing
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Tất Tần Tật Về Chi Phí Sản Xuất Video

Câu hỏi đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến khi có ý định làm video chính là “Sẽ tốn bao nhiêu tiền?“ Và mọi người thường nghĩ rằng cách tốt nhất để tính chi phí sản xuất video chính là khi bạn sản xuất số lượng video nhiều hơn thì chi phí sẽ ít hơn. Thế nhưng, đây lại là suy nghĩ không đúng.

Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm video (như trang thiết bị, nhân sự, v.v) thì việc tiết kiệm tiền, bằng cách làm những video có nội dung kém chất lượng, không phải là giải pháp. Thay vào đó, bạn nên dùng cùng một nguồn kinh phí đó để làm ít video hơn nhưng đó nên là những video có chất lượng và mang lại hiệu quả. Làm ra hàng tá video chất lượng thấp có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Trong khi đầu tư vào chất lượng có thể làm ra được nội dung có tính trường tồn và tạo nên giá trị cho công ty.

Chất lượng hơn số lượng

Có hàng tỷ giờ nội dung video trên internet và hàng tỷ nữa đang được tải lên mỗi ngày nhưng đáng buồn là hầu hết video đó lại có chất lượng thấp. Vì vậy, với lượng lớn nội dung mà người dùng xem hàng ngày như vậy khiến cho việc để lại ấn tượng càng trở nên khó hơn.

Điều này có thể khiến bạn suy nghĩ là có nên đầu tư để sản xuất video hay không. Nhưng thật ra là có đấy – chỉ cần đó là video chất lượng tốt và nội dung có giá trị. Một video tốt luôn mang tính truyền đạt tốt hơn nhiều so với ngôn ngữ và hình ảnh. Cho dù bạn làm việc cho một công ty truyền thông hay một thương hiệu nào đó thì video là phương tiện quyền năng và quan trọng mà bạn nên đầu tư vào. Chỉ cần đầu tư kinh phí một cách sáng suốt, tập trung vào những nội dung nguyên bản, được sáng tạo bởi đội ngũ chuyên nghiệp và bằng các thiết bị chuyên dụng.

May mắn là chúng ta đang ở trong thời kỳ hoàng kim của video. Chi phí cho các trang thiết bị sản xuất video đang giảm dần trong khi số lượng những nhà làm phim tự do tài năng và các công ty sản xuất đang tăng lên. Và trong lúc này đây, ngày càng nhiều khách hàng và các nhà đầu tư ở các công ty B2B thay đổi thói quen mua sắm của mình thông qua việc xem các nội dung video. Theo khảo sát của Wyzowl, 79% người tiêu dùng thích tìm hiểu về sản phẩm thông qua video hơn là bài viết. Và 84% người tiêu dùng bị thuyết phục mua sản phẩm sau khi xem video. Điều này có nghĩa là bạn đã có thể thấy được lợi ích tích cực của việc đầu tư kinh phí vào sản xuất video rồi đấy.

Tất nhiên, trừ khi bạn muốn làm ra video chất lượng thấp để làm hỏng hình ảnh thương hiệu của mình thì cái đó không tính. Brightcove đã thu thập một số thống kê về việc sử dụng video chất lượng thấp sẽ có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Họ phát hiện ra rằng 62% người tiêu dùng có nhận thức không hay về thương hiệu sau khi trải nghiệm video chất lượng kém, trong khi 60% không muốn tương tác với thương hiệu và 23% ngần ngại khi mua hàng. Trên thực tế, việc sản xuất một video chất lượng thấp thực sự tồi tệ hơn là không sản xuất video nào cả. Một video rẻ tiền sẽ làm cho thương hiệu của bạn trông có vẻ rẻ tiền hơn.

Brightcove

Khi nói đến việc sản xuất video, bạn cần chú ý đến chất lượng, không phải số lượng hay diễn viên trong video. Một video là cả một sự đầu tư nhưng sản phẩm này mang tính chất trường tồn và có thể sinh được lợi nhuận cho bạn. Cho dù bạn đang làm video đồ hoạ ngắn, một phim tài liệu ngắn nói về thương hiệu, hoặc một mẫu tin thì mỗi video đều là một câu chuyện của riêng bạn. Và mỗi câu truyện này đều phải có hình ảnh, nhân vật, tính cách và lời thoại đặc sắc. Do đó, nó đòi hỏi kinh phí sản xuất cao. Nhưng nếu bạn nhận được lượng tương tác tốt từ những video này thì bạn có thể “lấy lại vốn” cho kinh phí sản xuất chỉ trong vòng vài tháng sau đó.

Ví dụ như thế này, nếu bạn bỏ ra 20.000 đô để làm một video tiếp thị trực tuyến thì nó có thể sử dụng được trong vòng 3 đến 5 năm. Điều đó có nghĩa là kinh phi cho video của bạn trung bình là khoảng 4.000 tới 7.000 đô một năm. Trong những năm đó, video tiếp thị này sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng tương tác với khách hàng, tăng sự tín nhiệm với khách hàng, cũng như tăng nhận diện thương hiệu. Những nghiên cứu cho thấy rằng việc nhúng video trên trang đích (landing page) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 80%. Đối với việc tiếp thị thông qua email, video có thể tăng tỷ lệ mở lên 19% và tỷ lệ nhấp lên 65%. Đính kèm video lên trang chủ của bạn cũng sẽ làm tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng của Google, và cũng sẽ giúp cho cho sản phẩm của bạn xuất hiện trên trang đầu khi người dùng tìm kiếm trên Google.

Tubular Insights đã lý giải về những video đồ họa ngắn dùng để tiếp thị như sau: “Khi bạn bỏ tiền ra để mua một video tiếp thị, bạn không chỉ bỏ tiền để mua một video, mà bạn còn mua cả một quá trình kỳ công phía sau. Có thể nói thằng ra là nếu bạn bỏ tiền ra thuê một công ty chỉ vì họ báo giá “rẻ”, thì không may vì bạn sẽ nhận được chính những gì mà bạn đã bỏ ra … một video trông rẻ tiền và không hề mang lại tỷ lệ chuyển đổi nào cả.”

Tuy vậy, chiến lược dùng video chất lượng cao không chỉ áp dụng cho video tiếp thị, mà còn cho nhiều loại khác nữa. Nếu bạn là công ty chuyên sản xuất video hay các nhãn hàng chú trọng về video thì bạn nên đầu tư kinh phí một cách hợp lý, như là thuê những nhà làm phim tự do, đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Đừng chi quá nhiều và cũng đừng quá tiết kiệm hay lãng phí tiền của vào những video chất lượng kém.

Vậy làm Một Video Tốn Bao Nhiêu Tiền?*

*Ghi chú: Mức phí tham khảo ở thị trường Mỹ.

Câu trả lời ngắn nhất là “tùy”. Tuy sản xuất video tốn kém hơn làm các nội dung truyền thông khác nhưng đây thường là cách hiệu quả nhất. Với video, bạn sẽ lấy lại những gì bạn đã đầu tư vào. Vậy nếu bạn muốn làm video quảng cáo chất lượng cao mà chỉ muốn bỏ ra 2.000 đô thì bạn sẽ không thể có được thứ mà bạn muốn đâu. Và nếu bạn muốn người dùng xem nhiều thì bạn phải tạo ra những video có chất lượng xứng đáng.

Có hàng tá các yếu tố trong việc định giá một video. Một quảng cáo được sản xuất bởi Apple có thể tiêu tốn lên tới 500.000 đô, hoặc một đoạn phim tài liệu ngắn giới thiệu thương hiệu có thể tốn 5.000 đô. Chi phí cho việc sản xuất video lệ thuộc vào loại video mà bạn cần, địa điểm, đội ngũ nhân sự, trang thiết bị, diễn viên, lượng công việc chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất, công việc chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, khâu chuẩn bị sau sản xuất, và nhiều thứ khác nữa. Cách tốt nhất để ước tính ngân sách hoặc nhận biết được báo giá như thế nào là chính xác từ một bên thứ ba là hãy viết ra cho được kịch bản của video đó. Đưa ra một bảng chi tiết ngắn gọn về thời điểm, địa điểm, cái gì cần, tại sao cần và cách để sản xuất ra video mà bạn muốn.

Một kịch bản tốt sẽ giúp bạn phác thảo được mục tiêu của video và xác định phạm vi của dự án đó. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm được cách tốt nhất để sản xuất theo ngân sách bạn đang có. Bạn có thể gửi kịch bản cho vài bên sản xuất video và so sánh bảng giá của họ. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì hãy chắc rằng công ty mà bạn chọn hợp tác phải làm ra được những mẩu video chất lượng cao và có kinh nghiệm trong việc làm ra được video như ý muốn.

Chi Tiết Chi Phí Sản Xuất Video và Cách Tiết Kiệm

Nếu bạn đang tìm câu trả lời chi tiết về chi phí sản xuất video thì bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

Loại Video:

Chi phí sản xuất video phụ thuộc vào loại video mà bạn muốn sản xuất. Một Video đồ hoạ giới thiệu về doanh nghiệp sẽ có yêu cầu về kỹ năng sản xuất khác với video quảng cáo theo kiểu điện ảnh với sự góp mặt của những diễn viên nổi tiếng. Bạn cần video có chất lượng càng cao, thì bạn càng phải chi nhiều tiền.

Thời Lượng:

Trừ khi ban muốn làm một bộ phim dài tập, còn đối với những video ngắn thì yếu tố thời lượng không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất. Cho dù bạn muốn làm một video dài chỉ 5 phút thì trang thiết bị và nhân lực cũng vẫn vậy, không thay đổi và điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến khâu hậu kỳ trừ khi video này cần phải cắt ghép nhiều.

Khâu chuẩn bị trước khi sản xuất:

Những khâu chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất như viết kịch bản, khảo sát địa điểm, xin giấy phép, lên lịch quay, có thể mất nhiều thời gian và cả tiền bạc. Và nếu có thay đổi trong kịch bản, thì kinh phí sản xuất cũng sẽ bị thay đổi theo. Khi đã có sẵn nguồn lực thì bạn nên tự chuẩn bị phần kịch bản rồi nếu được thì nhờ bên công ty sản xuất góp ý. Hoặc nếu bạn không có đội ngũ thì nhiều nhà sản xuất cũng đi kèm dịch vụ này trong gói sản xuất của họ.

Nếu cần phải đi khảo sát địa điểm để quay, bạn cũng phải chuẩn bị về thời gian và chi phí đi lại cho cả đoàn. Bạn có thể tiết kiệm được khoảng này nếu thuê những người địa phương, sống ở nơi mà bạn muốn quay, vì họ sẽ nắm rõ chỗ nào có thể quay được. Khâu chuẩn bị càng phức tạp chừng nào thì kinh phí sẽ càng tăng chừng đó.

Đoàn làm phim:

Chi phí của đoàn làm phim phụ thuộc vào khu vực, thị trường, trang thiết bị và kinh nghiệm của họ. Nếu bạn cần những chuyên viên kỹ thuật và những trang thiết bị đặc thù, như là máy quay 360 độ thì sẽ tốn kém hơn.

Mức lương cho những vị trí sáng tạo này khá đa dạng, nhưng sau đây là mức lương cơ bản cho những vị trí cơ bản:

· Documentary DP (Director of Photography): 400-1.200 đô

· Documentary DP (Director of Photography): 650-2.000 đô

· Trọn gói dịch vụ sản xuất phim: 1.500-300.000 đô (cố định)

· Drone Operator: 500-1.400 đô

· Commercial Video Editor: 400-1.000 đô

· Motion Graphics Editor: 600-30.000 đô (cố định)

· Kỹ thuật viên âm thanh: 300-700 đô

· Gaffer: 300-600 đô

Grip: 200-600 đô

Mức lương cho một drone operator căn bản là từ 500 – 1.400 đô

Việc thuê diễn viên, người dẫn chương trình sẽ tốn thêm và bạn nên thêm khoảng đó vào luôn trong kinh phí sản xuất. Nhưng đó là khi bạn quay quảng cáo phát trên TV, nếu không thì cũng không cần phải thuê những người ấy đâu. Đối với video dạng phim tài liệu về thương hiệu, video trải nghiệm sản phẩm mà chủ yếu là các cuộc phỏng vấn thì bạn nên sử dụng chính nhân viên hay khách hàng của mình.

Thời gian quay:

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến những chi phí hằng ngày. Chi phí hằng ngày này thường rất cao vì bao gồm những chi phí chuẩn bị trước sản xuất và cả trang thiết bị. Bên cạnh đó, hầu hết người làm video nhận trả công theo ngày nên nếu số ngày quay càng dài thì kinh phí sẽ tỉ lệ thuận. Theo bảng thống kê chi phí ở trên thì bạn có thể hình dung ra để quay trong 3 ngày có thể tốn từ 3.000-8.000 đô cho một nhóm gồm 2 người.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu thuê người quay phim trong nửa ngày thì chi phí họ đưa ra sẽ cao hơn nữa ngày công. Điều này để bù cho thời gian nửa ngày còn lại mà họ không thể làm thêm việc gì khác.

Chi Phí Đi Lại:

Có thể tiền chi cho cả đoàn làm phim di chuyển đến địa điểm quay cao bằng cả tiền sản xuất ra đoạn phim đấy. Ngoài chi phí cho các phương tiện đi lại, còn bao gồm cả tiền khách sạn và tiền ăn cho cả đoàn. Cách tốt nhất để tiết kiệm là bạn thuê những đoàn làm phim hoặc những người làm việc tự do ngay tại địa phương, nơi bạn muốn quay, để đỡ phần chi phí đi lại. Ngoài ra, nếu bạn thuê một công ty sản xuất không ở ngay nơi mà bạn muốn quay thì họ cũng sẽ tìm đến những người làm việc tự do vì bản thân họ cũng muốn tiết kiệm chi phí.

Trang Thiết Bị:

Ngay cả khi một người quay phim không cần phải đi thuê trang thiết bị thì họ vẫn bắt bạn phải trả tiền chi phí cho các trang thiết bị mà họ sẵn có. Thường nó sẽ bao gồm luôn trong phần lương hằng ngày, điều này giúp bảo vệ cho các trang thiết bị đắt tiền và cũng góp phần giúp họ lấy lại vốn mua.

Trong những dự án làm phim lớn hơn, đoàn làm phim có thể cần phải thuê thêm máy quay, thiết bị chiếu sáng, chân chống cùng những thiết bị làm phim khác. Hầu hết những công ty sản xuất phim cũng sẽ bắt bạn chi trả luôn cho những khoản này coi như chi phí. Nếu không, họ sẽ bao gồm luôn tiền thuê những trang thiết bị trong phần chi phí cứng. Bạn có thể tiết kiệm hơn nếu uyển chuyển được trong việc sử dụng máy quay và các trang thiết bị cần thiết.

Khâu Hậu kỳ:

Hầu hết những khâu quan trọng trong việc sản xuất ra một video chất lượng cao nằm ở khâu hậu kỳ, cho nên bạn cần chuẩn bị “hầu bao’ tốt một chút. Ở phần hậu kỳ, video của bạn sẽ đi qua các công đoạn chỉnh sửa về nội dung câu chuyện, thường là dựa trên những ý kiến phản hồi từ phía công ty cũng như là chỉnh sửa các phân đoạn và màu sắc. Thường thì những chuyên viên ở giai đoạn này sẽ chỉ chuyên về một mảng nhất định nào đó nên bạn cần thuê thêm một người để chỉnh sửa màu sắc hơn là để cho người chỉnh sửa nội dung làm luôn công việc đó. Đồ họa cho các chuyển động hoặc làm tiêu đề cũng là những chi phí khác nhau trong kinh phí sản xuất.

Nhà làm phim Ghinwa Daher, làm việc tự do ở vùng Sahel của Châu Phi.

Tiết kiệm hơn khi sử dụng những người làm việc tự do:

Nếu đội ngũ trong công ty có thể đảm nhận được các công đoạn sản xuất như viết kịch bản, khảo sát địa điểm và chỉnh sửa video, thì bạn có thể giả được đáng kể kinh phí cho sản xuất video. Rồi bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách thuê một nhóm những người làm việc tự do (vài người quay phim và kỹ thuật viên âm thanh) hơn là thuê một công ty dịch vụ trọn gói. Nếu không ai trong công ty có thể quản lý được dự án sản xuất video, thì bạn nên cân nhắc thuê bên thứ ba, chuyên sản xuất để họ lo hết những vấn đề chi tiết.


By D. Simone Kovacs, Editor

Levica lược dịch từ blog.storyhunter.com

ngôn ngữ marketing
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm thế nào (và tại sao) để cải thiện việc tổ chức ý tưởng Content Marketing

Là một nhà tiếp thị nội dung, bạn phải có khả năng triệu tập sự sáng tạo của mình tại bất kỳ thời điểm nào và nảy ra một cái gì đó tuyệt vời. Điều này không bao giờ dừng lại

Bạn phải học cách đưa ra ý tưởng mọi lúc – sống trong trạng thái ý tưởng, như tôi hay nói là “trả lời câu hỏi của khán giả và giải quyết vấn đề của họ hàng tuần”

Nhưng một khi bạn đưa ra những ý tưởng tuyệt vời này để làm cho độc giả choáng váng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng hoặc doanh số mới, bạn sẽ đặt chúng ở đâu?

Hầu hết các nhà làm Content Marketing sẽ xếp chúng lại để dùng cho lần sau (ý tưởng khủng khiếp) hoặc viết chúng xuống một tờ giấy dán (ý tưởng ít kinh khủng hơn).

Nhưng bạn có thể quên rằng ý tưởng đã được xếp trong năm phút sau đó, trong 30 ý tưởng ghi chú dán trên bàn làm việc thì 15 trong số đó sẽ bị mất hoặc vô tình vứt đi.

Vì vậy, bạn thực sự cần một hệ thống tốt hơn thế.

Khi bạn phải theo dõi các ý tưởng khác nhau cho blog, trang đích, phương tiện truyền thông xã hội, PR, v.v. – và gắn kết tất cả chúng lại với nhau bằng cách nào đó – bạn sắp xếp mọi thứ như thế nào?

Tại sao bạn nên theo dõi ý tưởng của mình một cách tỉ mỉ

Các nhà tiếp thị nội dung được tiếp xúc với rất nhiều nội dung và cũng nhận được rất nhiều ý tưởng từ nó.

Đừng nói rằng bạn chỉ có thể giữ một danh sách hoặc ghi nhớ tất cả chúng trong đầu.

Bạn không thể.

Hoặc ít nhất, bạn không nên làm vậy.

Tốt nhất là mỗi khi bạn nảy ra một ý tưởng, bạn sẽ viết ra:

  • Tiêu đề hoặc chủ đề
  • Mục tiêu của nội dung
  • Một mô tả ngắn gọn hoặc phác thảo về cấu trúc nội dung (ví dụ: tiêu đề và tiêu đề phụ của một bài đăng trên blog)
  • Bước tiếp theo của nội dung hoặc kêu gọi hành động

Trừ khi bạn có một trí nhớ eidetic  (là thuật ngữ nói về những người có trí nhớ tuyệt vời, có khả năng nhớ được cả âm thanh, hình ảnh hay các đồ vật với độ chính xác cực cao), bạn mới có thể giữ tất cả những thứ đó trong đầu – không phải khi nói đến vài chục ý tưởng. Đó là số lượng bạn cần nhớ cho một quý, hoặc thậm chí một tháng.

Và các ghi chú dán rải rác hoặc một danh sách dài sẽ trở nên cực kỳ rối mắt khi bạn ghi lại nhiều thông tin cho mỗi ý tưởng.

Ngoài việc có thể xử lý khối lượng lớn ý tưởng, có một vài lý do khác bạn cần tổ chức ý tưởng Content Marketing của mình:

  • Sử dụng một số loại công cụ tổ chức cho phép bạn cộng tác với những người khác trong nhóm tiếp thị nội dung của bạn.
  • Có rất nhiều tài liệu làm cho việc lên lịch dễ dàng hơn.
  • Điều đó đảm bảo bạn không quên hoặc ghi sai thông tin.

Để bắt đầu tiếp thị nội dung của bạn có tổ chức hơn trong thời đại này, trước tiên bạn cần chọn một hệ thống tổ chức. Sau đó quyết định một quy trình, và bắt đầu thực hiện và tổ chức chúng.

Xác định hệ thống tổ chức tốt nhất cho bạn

Bởi vì cuộc sống luôn luôn phức tạp đối với các nhà tiếp thị, nên không có giải pháp duy nhất nào cho mỗi nhóm Content Marketing.

Công cụ hoặc loại công cụ nào bạn nên sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào sở thích cá nhân, cũng như cách nhóm của bạn làm việc trong quá trình tạo nội dung.

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể giúp bạn quyết định khi chọn một công cụ:

Có bao nhiêu người cần tiếp cận và đóng góp vào danh sách ý tưởng?

Có một sự khác biệt lớn trong các công cụ phù hợp với quy trình của một người và một công cụ dành cho các đội lớn. Bạn có thể muốn chỉ định bài đăng cho một số thành viên trong nhóm hoặc cung cấp cho các thành viên khác nhau các cấp phép khác nhau. Rõ ràng là bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng công cụ của bạn cho phép làm điều đó.

Bao lâu bạn sẽ thêm ý tưởng vào danh sách của bạn?

Một lần nữa, quá trình của bạn có thể thay đổi rất nhiều ở đây. Một số người thêm vào “danh sách ý tưởng” của họ, trong khi những người khác tổ chức các buổi brainstorm lớn mỗi tháng một lần.

Tần suất bạn sẽ sử dụng một công cụ tổ chức là một phần quan trọng trong cách bạn sử dụng nó một cách tổng thể. Vì vậy, hãy suy nghĩ khi bạn sẽ sử dụng nó.

Bao nhiêu chi tiết bạn muốn ghi ra?

Nếu bạn chỉ muốn ghi lại một bài đăng trên blog hoặc tiêu đề email, một bảng tính đơn giản có thể có hiệu quả. Nhưng nếu bạn muốn viết tiêu đề, tính cách nhân vật, các chiến dịch liên quan, tác giả và một phác thảo ban đầu, điều đó có thể bắt đầu trở nên quá tải.

Càng nhiều thông tin bạn muốn thêm, càng có nhiều cấu trúc và sự chuyên môn hóa (trong tiếp thị nội dung) mà bạn muốn có một ứng dụng.

Nhóm của bạn sử dụng những công cụ nào khác?

Tôi là một người ủng hộ rất lớn trong việc giữ ngăn xếp của bạn nhỏ nhất có thể. Nếu một trong số những công cụ hiện tại của bạn đáp ứng nhu cầu, hãy sử dụng nó.

Tại sao nhóm của bạn nên học cách sử dụng và kiểm tra thêm một ứng dụng nữa trong khi có một ứng dụng đã được sử dụng và cũng hoạt động tốt? Đúng là ngớ ngẩn.

Vì vậy, hãy ghi nhớ những câu hỏi đó khi bạn xem qua danh sách các phương pháp tổ chức ý tưởng Content Marketing khác nhau, trực tiếp từ một người lập kế hoạch tốt:

Những cách tốt nhất tổ chức ý tưởng tiếp thị nội dung của bạn

1. Liệt kê trên bảng thông báo

Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản nhất. Một tấm bảng trắng. Hoặc một cái màu xám, nếu bạn có một bảng tập san.

Có rất nhiều điều tuyệt vời về bảng trắng – kích thước, độ đậm, tiếng rít mà phấn tạo ra khi bạn viết – và chúng là một dụng cụ văn phòng. Có lẽ bạn không cần phải bỏ ra nhiều công cụ mới khi bạn giữ ý tưởng của mình trên bảng trắng.

Và khi bạn giữ một danh sách, ý tưởng của bạn ở ngay trước mặt, buộc bạn phải suy nghĩ về chúng.

Nhưng bảng trắng cũng có một số nhược điểm – chúng có không gian hạn chế, và với dữ liệu được lưu trữ ngoại tuyến và trên định vị, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng truy cập với một nhóm lớn hơn.

Đưa ra những ưu và nhược điểm, giữ danh sách ý tưởng của bạn trên bảng trắng sẽ hoạt động tốt nhất cho các nhóm tiếp thị nội bộ và thống nhất. Nơi mà tất cả bạn có thể ngồi ở một nơi và suy nghĩ những điều mới để viết ra, và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tham khảo các ý tưởng bạn đã đưa ra.

Điều này là tốt nhất cho các nhà làm Content Marketing, những người chỉ muốn theo dõi thông tin quan trọng về từng ý tưởng hoặc nội dung. Rõ ràng, bạn chỉ có thể thấy phù hợp với những thông tin trên bảng trước khi bạn cần xóa và bắt đầu lại.

2. Bảng tính hoặc tài liệu văn bản

Sau bảng trắng, lựa chọn đơn giản thứ hai – và lựa chọn kỹ thuật số đơn giản nhất – là giữ một danh sách các ý tưởng bài đăng blog trong một bảng tính hoặc tài liệu văn bản.

Một lần nữa, điều này cũng tốt nhất để theo dõi thông tin quan trọng – có thể chỉ là ý tưởng bài đăng trên blog và ai sẽ viết nó, ví dụ.

Một danh sách đơn giản nghe có vẻ là một lựa chọn tuyệt vời, nhưng nó có thể bị lộn xộn và trở nên quá tải.

Ví dụ, càng nhiều thông tin bạn viết ra cho mỗi ý tưởng, bạn càng phải cuộn qua để thêm một ý tưởng mới. Và với rất nhiều dữ liệu trong tài liệu, thật khó để tìm ra những ý tưởng trùng lặp hoặc tương tự. Nên phân loại và lọc.

Vì vậy, loại nhật ký ý tưởng này là tốt nhất không chỉ khi bạn theo dõi một lượng nhỏ thông tin, mà còn có một nhóm nhỏ. Nếu có 10 người thêm các thứ vào danh sách hàng tuần, sự thiếu cấu trúc sẽ sớm vượt khỏi tầm kiểm soát.

3. Bảng Trello / Kanban

Bước tiếp theo từ một danh sách lớn là một vài danh sách nhỏ hơn. AKA, bảng Kanban, ứng dụng phổ biến nhất là Trello.

Kanban vẫn cho phép bạn giữ một danh sách ý tưởng tổng thể lớn, nhưng bạn có thể thêm một chút tổ chức vào đó. Ví dụ, trong Trello, một bảng có nhiều danh sách, cùng với nhãn, tìm kiếm, lịch, v.v.

Bạn có thể sử dụng nhiều danh sách để chia nhỏ ý tưởng nội dung của mình bằng kênh tiếp thị, chiến dịch hoặc giai đoạn hoàn thành. Bất cứ điều gì nhóm của bạn cần phải được tổ chức! Công cụ này rất linh hoạt, vì vậy hãy sử dụng nó theo ý muốn của bạn.

Nơi các ứng dụng Trello / Kanban cũng bắt đầu nâng cao hơn với các tính năng cộng tác. Bạn có thể chỉ định hoặc kêu gọi tiền trong một số dự án nhất định và theo dõi xem ai đang làm việc gì.

Và với tính năng lịch mà chúng tôi đã đề cập trước đó, bảng ý tưởng của bạn có thể tăng gấp đôi. Đây là một ví dụ từ ReadWrite (thông qua trang Cảm hứng Trello):

Bước tiếp theo từ một bảng Trello để theo dõi ý tưởng nội dung của bạn là một hệ thống quản lý nội dung đầy đủ. Đọc để biết thêm về các công cụ này.

4. Hệ thống quản lý nội dung

Bạn gần như chắc chắn phải sử dụng một hệ thống quản lý nội dung để tiếp thị nội dung của bạn. CMS (hệ quản trị nội dung trang web, có chức năng điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của website) phổ biến nhất trong số các nhà tiếp thị là WordPress. Một CMS nói chung nhằm mục đích làm cho xuất bản nội dung dễ dàng.

Chúng cũng có thể được sử dụng để lập kế hoạch và tạo nội dung. Ví dụ, rất nhiều tác giả bắt đầu dự thảo bài đăng cho ý tưởng bài đăng blog mới. Thậm chí nhiều người viết còn tạo nội dung mới trực tiếp trong CMS thay vì một cái gì đó đầu tiên như Google Drive.

Để thêm một chút tính tổ chức vào nó, bạn có thể sử dụng những thứ như plugin WordPress, danh mục nội dung và thẻ, v.v. Hầu hết CMS có thể điều chỉnh khá tốt với quy trình biên tập hiện tại của bạn.

Ví dụ, chúng tôi sử dụng CoSchedule và nó tự động tạo một bản nháp mới cho mỗi ý tưởng bài đăng mà chúng tôi đăng nhập vào đó. Bằng cách đó, chúng tôi cũng có thể theo dõi và thực hiện các ý tưởng trong WordPress:

5. Lịch tiếp thị nâng cao

Cuối cùng, một bước tiến từ một CMS đơn giản là một lịch tiếp thị nâng cao như CoSchedule hoặc những thứ được tích hợp sẵn với phần mềm tiếp thị tiên tiến như HubSpotMarketo.

Ngoài việc giúp bạn lên kế hoạch cho nội dung bằng văn bản và theo kế hoạch, họ cũng có thể giúp bạn quản lý những thứ vẫn còn trong công việc. Ví dụ: CoSchedule có các phần để đặt các ý tưởng nội dung đột xuất:

Khi bạn đang thực hiện các chiến dịch tiếp thị nội dung đa kênh thực sự, WordPress hoặc CMS chỉ xử lý một phần của yêu cầu. Nó có thể chăm sóc các trang blog và trang web, nhưng còn những gì về bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, chiến dịch tiếp thị qua email, v.v thì sao?

Bạn cần theo dõi các ý tưởng nội dung và tiến trình trên mọi kênh, không chỉ blog hay trang web. Bạn cũng cần các tính năng cộng tác hiệu quả. Những công cụ này đáp ứng được chúng.

Giống như hầu hết các công cụ quản lý, bạn có thể đi kèm với bộ công cụ tất cả trong một để tiếp thị nội dung của mình hoặc kết hợp một vài công cụ với nhau. Đối với lựa chọn đầu tiên, bạn sẽ sử dụng bộ lịch tích hợp đa năng. Sau này, bạn sẽ muốn có một công cụ tích hợp với tất cả các công cụ nội dung mà bạn sử dụng, như WordPress, Facebook và Twitter.

Những ý tưởng không được lưu trữ đều là vô ích

Bạn có thể có ý tưởng tuyệt vời nhất về cuộc sống của bạn và nó có thể vô dụng trong vòng năm phút.

Làm thế nào? Bằng cách không viết chúng xuống và quên nó đi.

Điều này xảy ra rất thường xuyên. Bạn sẽ không biết được ý tưởng tiếp theo của bạn là tuyệt vời cho đến khi bạn nghiền ngẫm về nó một chút. Nếu bạn không biết cách khơi gợi cho mọi ý tưởng, bạn sẽ không biết những cơ hội nào mà bạn đã từ bỏ đâu.

Càng có tổ chức càng tốt. Cần tham khảo các ghi chú và ý tưởng của bạn sau này một cách dễ dàng.

Sau tất cả, những ý tưởng tốt là tốt như thế nào, thực sự, nếu chúng không thể được đưa vào sử dụng?

 

Levica lược dịch từ mention.com

 

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Marketing ebook

Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất (P3)

Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất (P3)

Phần 3: Nhóm công cụ phân tích website, phân tích đối thủ

“Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Vì vậy “do thám” đối thủ cạnh tranh và tự nhìn nhận lại chính mình luôn là 2 điều cần thiết để giúp bạn cải thiện tình hình kinh doanh, đưa ra những đội dung, chiến lược marketing vượt trội. Nối tiếp Phần 1 & Phần 2 của Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất, trong bài viết hôm nay, Levica xin chia sẻ bộ công cụ giúp phân tích website và đối thủ cạnh tranh hiệu quả để bạn có thể áp dụng vào mô hình kinh quanh của công ty mình.

1. Phân tích hành vi người dùng

Kissmetrics

Kissmetrics là một công cụ đo lường và phân tích website nhưng không dựa vào các dữ liệu truyền thống như pageviews, bounce rate v.v… Thay vào đó nó lại tập trung xử lý thông tin về người dùng, các tương tác của học trên website. Kissmetrics sẽ giúp bạn biết được các số liệu về conversion rate, customers life-time value v.v…

Công cụ này khá phù hợp cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, giao diện thân thiện, đơn giản sẽ giúp những “tay ngang” về công nghệ kỹ thuật dễ dàng sử dụng.

kissmetrics

Qualaroo

Các dữ liệu được cung cấp từ Qualaroo sẽ giúp bạn “giải mã” tâm lý của các nhóm khách hàng mục tiêu. Bằng việc tập trung vào người dùng và thêm các ngữ cảnh phù hợp vào phân tích, công cụ này sẽ cho phép những nhà marketer tìm hiểu được “gốc rễ” vấn đề tại sao người dùng không mua hàng, tại sao website nhận được ít lượt tương tác v.v… Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cải thiện đáng kể.

Qualaroo

Woopra

Woopra là một công cụ thông minh giúp phân tích, tạo ra các profile người dùng thông qua hành vi của họ trên website. Qua đó, bạn sẽ thấu hiểu hơn về insight và có các content phù hợp “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng.

Woopra

2. Phân tích website đối thủ

SimilarWeb

Làm thế nào để biết được lượng traffic truy cập vào website đối thủ của bạn là bao nhiêu? Similarweb.com đã có mặt ở đây để giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Độ chính xác của công cụ này được đông đảo “cư dân” cộng đồng Webmaster công nhận.

Chỉ cần nhập địa chỉ website vào, Similarweb sẽ trả về cho bạn một kết quả dưới dạng đồ thị trực quan, bao gồm rất nhiều dữ liệu hữu ích như: thứ hạng trang web, lượng traffic hàng tháng, traffic sources, search traffic v.v…

Similarweb

SEMRush

Công cụ này tập trung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với cơ sở dữ liệu hơn 100 triệu từ khóa. Tuy nhiên để sử dụng Semrush bạn phải trả phí và mức giá của nó khá cao, khoảng từ 70 – 550 USD/tháng.

semrush

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ theo dõi website đối thủ sau đây:

http://alexa.com

https://www.spyfu.com/

Bài viết liên quan:

Làm sao để đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ

3. Kiểm tra backlink của đối thủ

Google rất coi trọng những website có backlink từ địa chỉ web được đánh giá cao và ngược lại. Do đó, bạn cần kiểm tra backlink của mình thường xuyên để tránh việc bị đối thủ “chơi bẩn”, chèn backlink ở những website có nội dung xấu. Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra, rà soát luôn backlink của đối thủ để tìm ra địa chỉ backink chất lượng cho trang của mình.

Dưới đây là các công cụ kiểm tra backlink miễn phí rất hiệu quả hiện nay:

Ahrefs

Đây là một công cụ kiểm tra backlink mạnh mẽ đã quá quen thuộc với cộng đồng SEO. Nhưng gói Free thì khá hạn chế còn mức phí cho phiên bản nâng cấp thì không hề rẻ chút nào.

ahrefs.com

Open site Explorer

Open site Explorer được cung cấp và phát triển bởi Moz. Công cụ này cũng có 2 phiên bản Pro và Free. Tuy nhiên gói miễn phí cũng đã cho ra kết quả khá đầy đủ rồi nên bạn không nhất thiết phải chi tiền cho bản nâng cấp nữa.

Open site Explorer

Một số công cụ khác:

http://www.backlinktest.com/

https://www.ranksignals.com/

https://monitorbacklinks.com/seo-tools/free-backlink-checker

http://www.backlinkwatch.com/

4. Phân tích quảng cáo của đối thủ

Mixrank

Xuất hiện như một “thám tử tư” chuyên nghiệp, Mixrank cho phép bạn “thăm dò” được các diễn về quảng cáo của đối thủ như: thực hiện quảng cáo trên kênh nào, trang thông tin nào đem đến nhiều đơn đặt hàng nhất v.v… Từ đó bạn sẽ đúc kết ra được những bài học hữu ích cho mình và vượt lên dẫn trước đối thủ.

mixrank

5. Phân tích, Buil Landing Page

Unbounce

Unbounce là công cụ hỗ trợ giúp đánh và xây dựng landing page phổ biến nhất hiện nay.  Dù không phải là dân IT “thứ thiệt” bạn vẫn có thể tạo ra trang đích và thử nghiệm tính hiệu quả của nó. Mức giá khởi điểm của công cụ này là 49 USD/tháng. Ngoài ra cũng có những phiên bản nâng cáp với mức giá cao hơn cho người dùng.

Unbounce

 

Ladipage

Tương tự như Unbounce, Landipage cũng giúp các nhà marketer phân tích, đánh giá và tự thiết kế trang đích nhờ các mẫu giao diện có sẵn. Ưu điểm lớn nhất của công cụ này đó là sử dụng tiếng Việt.

landipage

Hy vọng các công cụ phân tích website và đối thủ cạnh tranh trên đây sẽ giúp ích cho các bạn digital mareketer tạo nên những bức phá tuyệt vời trong chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Mời bạn đọc thêm bài viết:

Phần 1: Nhóm công cụ hỗ trợ làm nội dung

Phần 2: Nhóm công cụ hỗ trợ tối ưu quảng cáo

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Marketing ebook

Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất (P2)

Trọn bộ 50 công cụ hỗ trợ Digital và Content Marketing mới nhất

Phần 2: Nhóm công cụ hỗ trợ tối ưu quảng cáo

Muốn có một chiến lược tiếp thị hoàn hảo thì không những cần phải tạo ra nội dung “hay xuất sắc” mà còn phải biết cách quảng cáo thế nào cho hiệu quả. Tiếp nối “Phần 1: Nhóm công cụ hỗ trợ làm nội dung”, Levica xin thân tặng các bạn những công cụ hữu hiệu nhằm hỗ trợ tối ưu quảng cáo.

1. Tối ưu Ads

AdEspresso

AdEspresso là một thư viện sách trực tuyến khổng lồ với hàng ngàn mẫu quảng cáo Facebook được “khai quật” từ rất nhiều doanh nghiệp khác nhau trên toàn thế giới. Từ đây, bạn có thể tìm hiểu và lấy cảm hứng để “sáng tác” nên những kiệt tác quảng cáo cho riêng mình. Điều tuyệt vời nhất ở đây là công cụ này hoàn toàn miễn phí.

AdEspresso

Adglow

Adglow.com cũng là một địa chỉ website hữu ích, cung cấp cho các nhà marketer nguồn tư liệu quý giá về những mẫu quảng cáo thành công.

Adglow2. Tối ưu remarketing

AdRoll

Đây được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ remarketing hàng đầu, hoạt động trên 500 nền tảng quảng cáo khác nhau, trong đó có sự góp mặt của những “ông trùm” mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+ v.v…

AdRollAdRoll có những tính năng rất thú vị, giúp bạn truy cập nhanh chóng, lên lịch tự động đăng quảng cáo vào khung giờ đẹp, đồng thời theo dõi được hiệu quả của chiến dịch một cách đơn giản. Bên cạnh đó, thuật toán đấu giá theo thời gian thực BidIQ ™ của AdRoll sẽ giúp bạn giảm thiểu được chi phí quảng cáo.

Criteo

Tương tự như AdRoll, Criteo cũng là một website đóng vai trò trung gian mua bán quảng cáo remarketing. Công cụ này giúp phân tích hành vi, sở thích, nhu cầu người dùng thông qua thói quen truy cập website của họ, từ đó đưa ra những quảng cáo phù hợp theo hướng cá nhân hóa.

Criteo

3. Email miễn phí

Mailchimp

Các chiến dịch quảng cáo luôn cần phải song hành cùng email marketing nếu muốn đạt hiệu quả tối đa. Mailchimp.com chính là dịch vụ Email Marketing có hiệu quả hàng đầu hiện nay. Ngoài các tính năng chuyên nghiệp cần trả phí thì website này còn có những lựa chọn hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp, website, blog nhỏ sở hữu lượng email subcribers ít.

Mailchimp

4. Facebook Grapsearch

Facebook Search

Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập vào link bên dưới:

https://lookup-id.com/facebooksearch.html

Facebook grapsearch

Đây là công cụ giúp tìm kiếm các địa danh, bài post, đối tượng người dùng mục tiêu v.v… rất hiệu quả. sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần điền thông tin cần tìm kiếm và click vào nút tìm kiếm sẽ nhận được kết quả tương ứng mong muốn.

5. Công cụ theo dõi mạng xã hội

Social mention

Social Mention là công cụ theo dõi mạng xã hội miễn phí với giao diện trực quan, đơn giản. Bạn chỉ cần nhập từ khóa, công cụ sẽ trả về kết quả ngay trên một màn hình hiển thị. Thông tin thu thập được bao gồm: cảm xúc của người dùng dành cho thương hiệu (sentiment), top users, top keywords, độ mạnh của thương hiệu và nguồn của từ khóa. Tuy nhiên social metion không hỗ trợ tiếng Việt và biểu đồ khó so sánh.

Social Mention

Buzzmetrics

Buzzmetrics là công cụ theo dõi mạng xã hội giúp doanh nghiệp phân tích và nghiên cứu một cách toàn diện các xu hướng, hành vi, thói quen,… của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam. Từ đây, các nhà làm marketing sẽ thấu hiểu hơn về Insight của khách hàng và đưa ra được các chiến lược quảng cáo hợp lý.

BuzzmetricsNgoài ra, còn có một số công cụ th khác để bạn tham khảo dưới đây:

https://www.google.com/alerts
https://www.tracx.com/
http://en.socialone.us/
http://www.isentia.com.vn/
http://www.younetmedia.com/

6. Công cụ A/B Testing

A/B Testing được sử dụng để đo lường hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Ví dụ khi viết quảng cáo cho cùng 1 nhóm từ khóa, bạn nên cho chạy đồng thời 2 mẫu quảng cáo khác nhau để biết được mẫu nào đạt hiệu quả cao hơn. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo thường xuyên và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Google analytics

Công cụ miễn phí này hẳn đã “nhẵn mặt” với rất nhiều người vì độ phổ biến của nó. Được phát triển bởi Google, Google analytics cung cấp cho người dùng một lượng thông tin khổng lồ mà hầu như không có một công cụ miễn phí nào khác làm được. Đặc biệt, Google analytics còn cho phép thiết lập A/B Testing nhờ tính năng Content Experiment.

Bên cạnh phiên bản Free, bạn cũng có thể lựa chọn các tính năng trả phí với mức giá 150,000 USD/năm.

Google analytics

ClickTale

ClickTale cũng là một công cụ phân tích với 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Các thông số của ClickTale được hiển thị dưới dạng biểu đồ trực quan giúp người dùng dễ dàng nhận biết điểm cần chú ý. Tính năng heatmap sẽ giúp các nhà marketer thấy được đâu là “điểm nóng” trên website, từ đó cải thiện được diện mạo trang web của mình. Những phân tích mà công cụ này mang lại sẽ đặc biệt hữu ích trong việc thực hiện A/B Testing.

ClickTale

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm các công cụ dưới đây:

https://vwo.com/
https://www.optimizely.com/
https://unbounce.com/

7. Kiểm tra tỷ lệ % Text cho Facebook Ads

Facebook có một quy luật “bất di bất dịch” khi chạy quảng cáo bằng hình ảnh đó là “Text không được vượt quá 20%”. Vậy làm sao để biết bức ảnh của bạn không “phạm luật”? Rất đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra độ phủ văn bản trên hình ảnh bằng cách truy cập vào link sau:

https://www.facebook.com/ads/tools/text_overlay

Sau đó, tải hình ảnh lên để công cụ này phân tích và chờ đợi kết quả.

20 phan tran text Facebook adsĐến đây vẫn chưa kết thúc đâu nhé! Nếu thấy hữu ích hãy lưu bài viết này lại và xem tiếp: Phần 3: Nhóm công cụ hỗ trợ phân tích website đối thủ trên website Levica để  đưa ra các chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả hơn.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar