Tag: covid-19

marketing hiệu quả thời covid 19
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách điều chỉnh hoạt động tiếp thị trong thời kỳ Coronavirus

Cũng đã một khoảng thời gian rồi kể từ khi Covid-19 bắt đầu làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta.

Từ việc phải thực hiện cách ly xã hội, phải làm quen với cuộc sống không ra ngoài đến việc phải liên tục rửa tay, đeo khẩu trang, nhìn thấy những người thân yêu và bạn bè bị bệnh, Covid-19 là điều không ai trong chúng ta mong đợi.

Ngay cả các doanh nghiệp cũng đang chịu nhiều tác động. Chỉ cần nhìn vào số liệu thống kê về tiếp thị trong giai đoạn Covid-19 thì kết quả đã rất xấu.

Tuy nhiên, rất nhiều thay đổi này lại trở thành những cơ hội mới xuất hiện, có liên quan đến các hoạt động tiếp thị và kinh doanh trực tuyến.

Cơ hội thứ 1: Hãy giúp đỡ người khác một cách vị tha

Có thể bạn đã mất rất nhiều, nhưng hãy đủ tỉnh táo để nhìn thấy xu hướng mới trong những gì đang xảy ra.

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy một cái gì đó thú vị.

Biểu đồ trên phân tích số lượng đăng ký dùng thử miễn phí của một loại phần mềm đã nhận được trong suốt tháng 3 vừa qua.

Hãy nhớ rằng, khách hàng mới có nghĩa là họ đang dùng thử miễn phí phần mềm và một phần lớn người dùng dùng thử bản miễn phí sẽ không chuyển đổi thành khách hàng trả tiền, tuy nhiên, về lý thuyết thì khi một phần mềm được nhiều người dùng thử thì đến cuối cùng, phần mềm đó sẽ có được nhiều khách hàng chịu trả tiền hơn.

Như bạn có thể thấy, biểu đồ đang giảm dần. Đó là vì phần mềm này đã chuyển các tính năng trả phí qua cho khách sử dụng miễn phí.

Khi biết được có nhiều tính năng được mở miễn phí hơn thì nhiều người dùng đã quyết định mua gói trả phí.

Phần mềm này đã nhận được hàng tá email cảm ơn từ cộng đồng người làm tiếp thị và cho biết họ đánh giá cao điều mà doanh nghiệp phần mềm này đang làm VÀ quyết định ủng hộ bằng cách mua các gói trả tiền để giúp doanh nghiệp phần mềm này.

Bây giờ là một câu chuyện khác, nói chung là lượng đăng ký mới bị giảm đi, nhưng đó là điều sẽ xảy ra khi bạn quyết định cho đi nhiều hơn. Doanh nghiệp phần mềm này không làm điều đó vì họ đang cố gắng tận dụng Covid-19 mà thay vào đó, họ chỉ cố gắng giúp đỡ mọi người và doanh nghiệp này đã rất may mắn khi có được nhiều người giúp đỡ trong lúc cần thiết.

Nhưng đây mới là điều thú vị, lượng truy cập vào website phần mềm này bắt đầu tăng lên ngay khi họ thông báo rằng họ sẽ tặng thêm nhiều tính năng miễn phí nữa.

Và đương nhiên, doanh nghiệp phần mềm này không phải là doanh nghiệp duy nhất trải nghiệm điều này.

Eric Siu đã quyết định tặng một khóa học dạy mọi người cách thành lập một công ty tiếp thị miễn phí (thông thường người ta phải trả $ 1.497) và hơn 250 người đã nhận lời đề nghị của Eric.

Điều này đã khiến Eric có được nhiều người hâm mộ trên mạng xã hội hơn và nó đã cho anh cơ hội làm một hội thảo trực tuyến về sản phẩm / dịch vụ của mình cho một nhóm đối tượng mới gồm 50.000 người.

Tương tự như doanh nghiệp phần mềm kia, Eric không cố gắng làm điều này để đạt được bất cứ điều gì, anh ta chỉ cố gắng giúp đỡ mọi người.

Levica cũng biết còn có nhiều người khác thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng đã làm điều gì đó tương tự.

Tất cả họ đều thấy những lợi ích gián tiếp của việc giúp đỡ mọi người.

Trong tất cả các trường hợp mà Levica đã thấy thì kết quả là lượng truy cập tăng hơn rất nhiều.

Nên hãy xem doanh nghiệp của bạn có những gì mà bạn có thể cho đi miễn phí hay không. Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giúp mọi người đều được đánh giá cao, đặc biệt là trong thời gian khó khăn này. Bạn cũng sẽ thấy rằng điều này giúp thu hút nhiều khách truy cập website hơn, đó là một lợi ích gián tiếp tốt đẹp.

Cơ hội thứ 2: Quảng cáo trả tiền thực sự, thực sự rất rẻ

Xu hướng mới nhất mà chúng ta đang thấy là quảng cáo trả tiền đang trở nên rẻ hơn.

Điều này có ý nghĩa bởi vì cách mà các mạng quảng cáo lớn kiếm tiền là thông qua một hệ thống đấu giá. Họ cần các doanh nghiệp nhỏ để tăng chi phí cho mỗi lần nhấp (CPC), từ đó tăng giá trị quảng cáo và chính vì thế mà các tập đoàn tỷ đô phải chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo.

Nếu không có nhiều doanh nghiệp nhỏ chạy quảng cáo thì dẫn tới không có nhiều cạnh tranh và do đó mà chi phí cho mỗi lần nhấp chuột sẽ giảm xuống.

Nhưng virus đã khiến chúng ta dành nhiều thời gian hơn trên không gian mạng, đến nỗi các công ty như Netflix đã phải giảm chất lượng phát trực tuyến để đảm bảo băng thông ổn định.

Nói cách khác, lượng truy cập web tăng lên và có ít nhà quảng cáo hơn. Điều này có nghĩa là giá quảng cáo rẻ hơn.

Bây giờ chúng ta cũng đang thấy tỷ lệ chuyển đổi giảm trong một số ngành nhất định, nhưng không nơi nào có cùng tỷ lệ giảm như CPC.

Khi tính trung bình theo ngành và theo toàn cầu, chúng ta sẽ thấy quảng cáo trả tiền tạo ra ROI cao hơn nhiều so với trước khi Covid-19 xuất hiện. Chỉ cần nhìn vào biểu đồ dưới đây.

Khách hàng của doanh nghiệp phần mềm nói trên, nhìn chung đã thấy ROI tăng từ 31% đến 53%. Tăng 71% ROI.

Nếu bạn chưa thử quảng cáo trả tiền thì nên xem xét nó và cần tính toán lại lượng hàng tồn kho vì có thể bạn sẽ cần nhiều hơn so với những năm trước.

Cơ hội thứ 3:Tỷ lệ chuyển đổi đang giảm, nhưng có một giải pháp

Đối với nhiều ngành thì tỷ lệ chuyển đổi đang giảm. Dưới đây là một cái nhìn tổng quát về những gì đã xảy ra sau đợt bùng phát đầu tiên ở Hoa Kỳ.

Kể từ đó, mọi thứ đã thay đổi. Đối với một số ngành thì có hồi phục được đôi chút, nhưng đối với những ngành khác như du lịch thì vẫn đang rất khó khăn và sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa. Delta Airlines hiện đốt 60 triệu đô la mỗi ngày.

Nhưng Levica đã tìm thấy một giải pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trung bình lên 12%.

Nếu bạn là một cửa hàng bán một thứ gì đó trực tuyến, hãy xem xét việc cung cấp các gói thanh toán thông qua các dịch vụ như Affirm.

Đây là một dạng kế hoạch thanh toán, giúp giảm gánh nặng tài chính mà khách hàng đang phải đối mặt trong thời gian ngắn hạn.

Và bạn không cần phải là một công ty thương mại điện tử để thúc đẩy các kế hoạch thanh toán. Nếu bạn đang bán dịch vụ tư vấn thì bạn có thể chấp nhận khách hàng trả tiền trong khoảng thời gian một năm.

Nếu bạn đang bán sách điện tử hoặc các khóa học trực tuyến thì cũng có thể có kế hoạch cho khách trả góp hàng tháng.

Ví dụ một doanh nghiệp bán các sản phẩm kỹ thuật số trực tuyến thì có khoảng 19% số người mua chọn hình thức thanh toán trả góp.

Đây là một cách dễ dàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt là trong thời gian mà nhiều người đang tìm cách giảm chi tiêu tiền mặt trong ngắn hạn.

Cơ hội thứ 4: Cung cấp các khóa học

Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội tốt, hãy xem xét việc bán các khóa học cho nhóm khách hàng của mình.

Với con số thất nghiệp đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhiều người đang tìm kiếm những cơ hội mới.

Nhiều cơ hội trong số đó là trong các lĩnh vực như công nghệ cao mà không phải ai cũng có kinh nghiệm.

Và, tất nhiên, trở lại trường học có thể tốn kém và tốn thời gian. Thay vào đó, hãy đối mặt với nó, bạn có thể học được nhiều kiến thức thực tế trên YouTube hơn là ngồi trong một lớp đại học trong 4 năm (ít nhất là đối với hầu hết các ngành nghề).

Vậy, mọi người học ở đâu? Họ sẽ tìm đến bất kỳ trang web học trực tuyến nào cung cấp môn học cụ thể và có sự tư vấn thích hợp cho từng khóa học.

Bạn có thể bán khóa học trên Udemy hay tự có nền tảng riêng thì mọi người vẫn đang tìm kiếm chúng.

Cơ hội thứ 5: Đa dạng hóa vị trí địa lý

Covid-19 là một vấn đề toàn cầu. Nhưng nó đang ảnh hưởng đến một số quốc gia tồi tệ hơn những nước khác.

Ví dụ, Hàn Quốc đã may mắn trong việc kiểm soát sự lây lan của virus so với nhiều quốc gia khác

Và các quốc gia như Hoa Kỳ và Ý vẫn ghi nhận nhiều ca mắc mới hàng ngày.

Với hơn 84.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và vẫn còn tăng nhanh, sự lây lan hoặc chậm lại của virus có thể ảnh hưởng mạnh đến lượng khách truy cập của bạn.

Vì lý do đó, bạn nên xem xét đa dạng hóa các khu vực mà bạn có thể có được lượng truy cập.

Thông qua SEO quốc tế, bạn có thể nhanh chóng đạt được nhiều lượng truy cập hơn và ít phụ thuộc hơn vào nền kinh tế của một quốc gia nhất định.

Ví dụ: đây là lưu lượng truy cập theo SEO của một trang web ở Hoa Kỳ trong vài tháng qua.

Lưu lượng truy cập tại Mỹ đang dần bắt đầu trở lại. Nó vẫn chưa trở lại vị trí cao nhất nhưng cũng không quá thấp như khi Covid-19 lần đầu tấn công Hoa Kỳ.

Mặt khác, lượng truy cập của doanh nghiệp phần mềm mà Levica đề cập ban đầu, tại Brazil đang tăng một cách chóng mặt.

Theo quan sát thì họ không hề thay đổi chiến lược gì, nó cũng không liên quan đến thuật toán … họ cũng không tạo ra nhiều nội dung hơn bình thường… nhưng vẫn thấy được sự gia tăng.

Và cũng bắt đầu thấy sự hồi phục nhẹ ở Ấn Độ.

Bằng cách dịch nội dung ra nhiều thứ tiếng, nhắm vào các khu vực khác nhau và tận dụng SEO quốc tế thì bạn có thể nhanh chóng tăng lượng truy cập lên.

Chắc chắn, có thể mất 6 tháng đến một năm để bắt đầu thấy kết quả ở quốc gia vốn là thị trường chính của bạn, nhưng đó không phải là vấn đề đối với các khu vực khác, nơi mà bạn không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Nếu bạn muốn đạt được kết quả tương tự thì hãy nghiên cứu chiến lược SEO toàn cầu. Nó sẽ phát huy tác dụng… chỉ cần nhìn vào những hình ảnh trên bạn sẽ hiểu.

Kết Luận

Đáng buồn thay, vài tháng tới có thể vẫn còn tồi tệ hơn. Số lượng nạn nhân mới của Covid-19 đang tăng lên.

Từ quan điểm cá nhân, tất cả những gì bạn có thể làm khi dịch đến là ở trong nhà và thực hiện cách ly xã hội.

Nhưng từ quan điểm tiếp thị, kinh doanh và nghề nghiệp, bạn có thể tạo ra một sự thay đổi.

Bây giờ bạn đang có nhiều thời gian hơn (cũng buồn vì điều này), vì vậy hãy tận dụng nó. Hãy nỗ lực hơn nữa để bạn có thể phát triển và có như vậy thì khi thoát khỏi Covid-19, bạn sẽ mạnh mẽ hơn.

Vậy, bạn sẽ thực hiện cơ hội nào trong những cơ hội nêu trên?

Levica lược dịch từ neilpatel.com

hanh vi khach hang sau covid 19
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Hành vi tiêu dùng sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch?

Ba dự đoán về những gì sẽ thay đổi và, quan trọng hơn, những gì sẽ không thay đổi.

“Có vẻ như chúng ta dần phải tập sống quen với kiểu tiêu thụ nơi cách ly, chúng ta sẽ tập cách làm sao vẫn cảm thấy hạnh phúc chỉ với một chiếc váy đơn giản, khám phá lại những yêu thích xưa cũ, đọc một cuốn sách đã bị lãng quên và nấu ăn để giúp cuộc sống tươi đẹp hơn.” – Trend Forecaster Li Edelkoort.

Trong mỗi hoàn cảnh khó khăn, các chuyên gia bắt đầu tiên lượng về mọi thứ sẽ thay đổi mãi mãi như thế nào. Sau cuộc đại suy thoái, nhiều chuyên gia dự đoán rằng các thương hiệu xa xỉ sẽ chết và mua sắm những thứ xa xỉ sẽ trở thành điều cấm kỵ.

Chúng ta đang ở giữa đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Cảm giác như không có hồi kết. Đây là một thời điểm rủi ro nhưng vẫn có những cơ hội để đưa ra dự đoán sau đại dịch. Chúng ta rất muốn biết những gì sẽ xảy ra với chúng ta. Bài viết này sẽ dự đoán về hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch.

Dự đoán cho giai đoạn còn lại của 2020

Chúng tôi đã nhận ra các dấu hiệu về hành vi mua sẽ như thế nào trong giai đoạn còn lại của năm nay khi các đợt bùng phát COVID-19 liên tục tái diễn trong khoảng thời gian cách ly. Ít người sẽ đi du lịch để giải trí hoặc làm việc. Người tiêu dùng sẽ hạn chế đi siêu thị,và chuyển việc mua hàng sang các kênh trực tuyến. Nhiều người Mỹ lớn tuổi sẽ chấp nhận mua sắm trực tuyến (đây có thể là lần đầu tiên họ mua sắm trực tuyến). Những thay đổi thói quen tiêu dùng khác cho năm 2020 so với năm 2019 gồm: ít đi ăn nhà hàng, mua sắm tạp hóa nhiều hơn, ít đi mát-xa, spa hơn, chơi video game nhiều hơn, ít đi xem phim ở rạp hơn, nhiều video được phát trực tiếp trên mạng hơn và không còn những buổi hòa nhạc mà người xem đến tận nơi để thưởng thức. Người Mỹ sẽ quen dần với việc sống cách ly và trở nên đạm bạc hơn vì họ cảm thấy cần thiết phải như thế hoặc đối với một số khác thì nó xuất phát từ sự lựa chọn cá nhân. Nghịch lý là tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng lên vì suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Dự đoán cho năm 2021 và sau đó

Về lâu dài, một trong hai điều sẽ xảy ra. Vắc-xin sẽ được sản xuất và được sử dụng rộng rãi (giống như vắc-xin cúm) hoặc trước đó, chúng ta có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng đối với chủng COVID-19 hiện nay. Dưới đây là ba dự đoán cho hành vi của người tiêu dùng trong thời kỳ hậu COVID-19:

1) Hầu như tất cả các hành vi mua hàng sẽ trở lại mô hình như trước đại dịch đối với hầu hết mọi người.

Chưa có sự kiện nào trong ký ức của tôi lại tạo ra sự thay đổi đột ngột và quyết liệt lên hành vi người tiêu dùng như đại dịch COVID-19. Doanh số của các mặt hàng như nước khử trùng tay, thuốc nhuộm tóc và Netflix đã tăng lên bất ngờ, trong khi những thứ khác như xe hơi, đi công tác, vé xem phim và giày thể thao đã giảm mạnh. Những thay đổi này một phần là kết quả của các hiện tượng tâm lý xã hội như xa cách xã hội, tự cách ly và mua sắm hoảng loạn cùng với các quy tắc mới về thế nào là sạch sẽ và vệ sinh. Họ cũng bị đẩy đi bởi những lo ngại về sự an toàn, mất thu nhập, hóa đơn hàng tháng và không biết còn gì tại mấy cửa hàng hay không.

Rõ ràng là chúng ta hiện không thể mua nước khử trùng tay với số lượng lớn nhưng hậu COVID-19 chúng ta có thể. Chúng ta cũng sẽ dần quên những khoảnh khắc buồn chán, thất vọng và sợ hãi trong những tuần tự cô lập. Nhưng liệu chúng ta vẫn chấp nhận sự đạm bạc và mua sắm ít hơn như Li Edelkoort dự đoán khi công việc và thu nhập sẽ trở lại đều đặn?

Tiên lượng về việc cắt giảm chi tiêu sẽ rất dễ hiểu sau mỗi sự kiện khủng hoảng kinh tế. Ví dụ, sau cuộc đại suy thoái, nhiều chuyên gia dự đoán rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển qua mua các nhãn hiệu quốc dân, tiết kiệm nhiều tiền hơn và theo đuổi lối sống tối giản, thanh đạm.

Dự đoán như vậy thường không đúng. Sau đại dịch, tôi dự đoán rằng hầu hết chúng ta sẽ trở lại trạng thái bình thường nhanh nhất có thể. Người mua sắm ở Mỹ sẽ mua nhiều thứ hơn họ cần, dành nhiều tiền lương hơn cho những thứ họ cho là cần có hơn là những thứ nên có, chính vì vậy mà họ không thể tiết kiệm đủ tiền cho tương lai. Đó là những thói quen khó bị phá vỡ; một khi các điều kiện kinh tế và xã hội phát triển mạnh trở lại, các thói quen cũng sẽ y như vậy.

2) Đại dịch sẽ thay đổi cuộc sống của một nhóm nhỏ. Hành vi tiêu dùng của họ sẽ thay đổi vĩnh viễn khi họ sống với thế giới quan và lối sống mới

Sau ngày 9-11, nhiều thanh thiếu niên thường không nhập ngũ, gia nhập quân đội và thay đổi cuộc sống của họ. Đối với những người khác, khi nỗi sợ khủng bố và căng thẳng kinh tế lắng xuống, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Sau cuộc suy thoái kinh tế lớn năm 2008, dưới sự kích cầu từ các khoản vay sinh viên khổng lồ và triển vọng công việc không mấy sáng sủa thì phong trào FIRE (Nghỉ hưu độc lập tài chính sớm) đã trở thành xu hướng của thế hệ millennials tại Mỹ. Nhiều tín đồ FIRE sống bằng ngân sách eo hẹp, tiết kiệm 50% hoặc hơn thu nhập của họ trong nhiều năm và thực hiện kế hoạch nghỉ hưu ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, hầu hết các millennials đều đi theo con đường kết hôn – mua nhà – trở thành cha mẹ của thế hệ Gen-X và Baby Boomer. Đối với họ, cuộc suy thoái năm 2008 không để lại dấu ấn lâu dài.

Điều tương tự sẽ xảy ra vào năm 2021 và sau đó. Các biến thể của các nhóm văn hóa như FIRE, đơn giản và tối giản, sẽ chú trọng hơn tới việc tiết kiệm tiền. Lần này, giảm tiêu thụ để bảo vệ môi trường sẽ là động lực chính bởi vì chúng ta đã thấy thiên nhiên đã phục hồi như thế nào khi con người thực hiện cách ly xã hội, hạn chế sản xuất. Nhiều người tiêu dùng sẽ muốn trải nghiệm lối sống này, đặc biệt là khi cuộc suy thoái này kéo dài. Ít người có thể tuân thủ và chuyển hoàn toàn qua lối sống này lâu dài. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch sẽ có nhiều khả năng áp dụng lối sống mới và thế giới quan mới. Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng của những người này mãi mãi.

3) Đại dịch sẽ là chất xúc tác cho những cách mua sắm và tiêu dùng hoàn toàn mới

Thay đổi liên tục xuất hiện, theo những cách bất ngờ và sự thay đổi này là một trong những yếu tố của xã hội, công nghệ và chính trị. Các sự kiện kiểu như COVID-19 sẽ trở thành chất xúc tác để thay đổi, tăng tốc và đẩy thế thới đi theo một hướng nhất định nào đó. Sự kiện 9-11 đã làm nở rộ nhu cầu kết nối trực tiếp với người khác, thậm chí là với người lạ và dẫn đến sự phổ biến rầm rộ của các trang mạng xã hội như Friendster, Myspace và cuối cùng là Facebook. Nó thay đổi các tiêu chuẩn của chúng tôi về tình bạn, chia sẻ thông tin, quyền riêng tư và thương mại. Cuộc suy thoái lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi về quyền sở hữu. Nó dẫn đến việc chấp nhận cho các chia sẻ hàng loạt, hay còn gọi là tiêu dùng hợp tác. Kết quả là sự thống trị của các công ty với mô hình chia sẻ phương tiện di chuyển như Uber và Lyft, và các công ty dịch vụ lưu trú như Airbnb. Những thay đổi này làm cho thế giới trở thành một nơi nhỏ hơn.

Lần này, sự thay đổi sẽ theo hướng ngược lại, từ toàn cầu sẽ thu xuống địa phương. Đại dịch COVID-19 đã làm tăng khả năng tự túc, cảnh giác và trách nhiệm xã hội của từng cá nhân. Những quá trình tâm lý này sẽ là chất xúc tác cho vòng thay đổi tiếp theo. Các vấn đề khác như biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi và tăng trưởng dân số, tất cả đều có tiềm năng đóng góp cho sự thay đổi mới này. Các hành vi của người tiêu dùng sẽ hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương như dùng sản phẩm từ các trang trại địa phương, các khu sản xuất lân cận, ăn tại nhà hàng gần nhà. Điều này sẽ trở nên phổ biến và thậm chí trở thành xu hướng chính. Các tập đoàn lớn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm hoặc cung cấp dịch vụ được sẽ được tiêu chuẩn hóa nhưng họ sẽ không có được lòng tin hoặc lòng trung thành của người tiêu dùng một cách dễ dàng như trước. Hàng hóa và thương hiệu nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và được coi là lựa chọn thứ hai trong nhiều danh mục. Thế giới hậu COVID-19 sẽ là một nơi rộng lớn và hướng nội nhiều hơn.

Lược dịch từ bài viết của tác giả Tiến sĩ Utpal Dholakia.

Levica lược dịch từ psychologytoday.com

cách marketing mùa corona hiệu quả
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

9 tip để xây dựng chiến dịch marketing thời Covid 19 hiệu quả (P1)

Trong bài viết “Marketing mùa dịch Corona – Nên duy trì hay từ bỏ”, Levica đã lý giải cho bạn nguyên nhân cần duy trì marketing trong suốt thời kỳ dịch bệnh. Vậy một câu hỏi lớn đặt ra cho doanh nghiệp lúc này là: “Duy trì tiếp thị như thế nào để đạt hiệu quả?”. Bài viết sau sẽ đưa ra những phương án cụ thể giúp bạn trả lời thắc mắc này.

Để biết lý do tại sao nên duy trì hoạt động marketing trong thời kỳ dịch bệnh, mời bạn đọc thêm bài viết:

Marketing trong mùa dịch Corona – Duy trì hay từ bỏ?

1. Đẩy mạnh hoạt động digital marketing

Nỗi sợ hãi dịch bệnh khiến người dân hạn chế ra đường và có xu hướng sử dụng internet nhiều hơn để mua sắm online, giải trí, xem video/tin tức,… 

Một báo cáo từ Trung Quốc (nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19) thì trong khoảng thời gian dịch lây lan dữ dội, từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, 574 tài khoản phổ biến trên hai nền tảng video nổi tiếng là Douyin (phiên bản Trung Quốc của Tik Tok) và Kuaishou (một ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc, được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ Kuaishou) đã đạt được 100k-500k follower mới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các trang thương mại điện tử đã tăng hơn 20% so với những tháng cuối năm 2019. Đặc biệt, một số trang mua sắm trực tuyến có mức tăng trưởng lên đến 150% so với ngày thường. Ngoài ra, trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến khác như Youtube, Facebook,… cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của người dùng.

Với thực tế như vậy, doanh nghiệp cần biết điều chỉnh, kết hợp các kênh truyền thông một cách khéo léo để tiếp cận được lượng khách hàng tối đa. Dentsu Aegis Network (một công ty truyền thông tiếp thị kỹ thuật số và truyền thông đa quốc gia có trụ sở tại London, là công ty con thuộc Tập đoàn Dentsu Inc. – Nhật Bản) đã đưa ra đề xuất kế hoạch marketing trong thời điểm hiện tại như sau:

  • Giảm thiểu/cắt bỏ các hoạt động quảng cáo ngoài nhà (Outdoor Advertising hay OOH – Out Of Home) tại trung tâm thương mại, sân bay, ga tàu, trên đường phố,…
  • Đẩy mạnh các hoạt động digital marketing như: sản xuất video ngắn trên Tik Tok, tăng cường nội dung trên website, mạng xã hội, email marketing, thực hiện chiến lược SEO địa phương,…
  • Duy trì hoạt động trên các ứng dụng OTT (ứng dụng cung cấp các dịch vụ gia tăng như âm thanh, tin nhắn, video,… trên nền tảng internet do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện mà không phải do các nhà cung cấp Internet (ISP) trực tiếp đưa đến) để kết nối, cung cấp tin tức cho người dùng.

Một ví dụ điển hình về việc thay đổi kênh truyền thông, bán hàng hiệu quả là công ty mỹ phẩm Lin Qingxuan ở Trung Quốc. Trong đại dịch, công ty này buộc phải đóng cửa 40% các cửa hàng. Nhưng sau đó, Lin Qingxuan đã nhanh chóng đưa cố vấn làm đẹp từ các cửa hàng trở thành hot blogger hoặc vlogger. Ngoài ra, công ty còn tận dụng các mạng xã hội như WeChat để thu hút phần lớn khách hàng trực tuyến. Kết quả, Lin Qingxuan vẫn đạt mức tăng trưởng 200% so với cùng kỳ năm trước.

2. Truyền thông nội bộ tốt để nâng cao sức mạnh thương hiệu

Việc truyền thông nội bộ (internal communications) tốt trong thời điểm hiện tại sẽ giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã có những hoạt động đối nội rất tốt như Apple. Vào ngày 29/01 vừa qua, khi dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc và có dấu hiệu lan rộng ra thế giới, hãng đã phát đi thông báo tiến hành kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày cho nhân viên của họ. Đây được coi là một động thái tích cực, thể hiện thái độ trân trọng nhân viên nên được dư luận đánh giá rất cao.

Dưới đây là một số hoạt động truyền thông nội bộ mà các thương hiệu đã thực hiện. Bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe nhân viên và nâng cao danh tiếng:

  • Phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí, đo thân nhiệt mỗi ngày cho nhân viên
  • Thường xuyên vệ sinh và diệt khuẩn, đặc biệt đối với các bề mặt tiếp xúc.
  • Dán các bảng thông báo, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19.
  • Thiết lập các vách ngăn giữa nhân viên để đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh.
  • Xây dựng các khóa học dinh dưỡng và sức khỏe cho nhân viên.
  • Tổ chức các cuộc thi nâng cao sức khỏe mùa dịch.

3. Thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động từ thiện

Bên cạnh truyền thông nội bộ, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là phương án marketing hiệu quả trong thời điểm hiện tại.

Dẫn đầu danh sách hoạt động vì xã hội trong mùa dịch có rất nhiều tên tuổi lớn đáng để chúng ta học hỏi như: Alibaba đã ra mắt một nền tảng tìm nguồn cung ứng B2B toàn cầu để kết nối trực tiếp các nhà cung cấp hàng hóa y tế với nhân viên y tế tuyến đầu; Hema thuê hơn 2000 nhân viên thất nghiệp từ các nhà hàng bị đóng cửa; Vingroup tài trợ 20 tỷ VND để chính phủ nghiên cứu và điều chế vaccine Covid-19;….

Dù không có tiềm lực kinh tế mạnh như những ông lớn kể trên, bạn cũng có thể thực hiện chiến dịch CSR theo những cách đơn giản và tiết kiệm hơn như: phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí; trích lợi nhuận bán hàng để ủng hộ cho công tác phòng chống Covid-19; tặng suất ăn miễn phí cho nhân viên y tế tuyến đầu;…. Các hoạt động như vậy sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của bạn được cộng đồng đánh giá tích cực hơn.

4. Xây dựng content marketing trung thực và nhân văn

Về bản chất, content marketing muốn hiệu quả cần tạo ra những nội dung giá trị và hữu ích cho người đọc. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng vì dịch bệnh như hiện nay thì tiếp thị nội dung càng phát huy rõ thế mạnh của mình.

Ở giai đoạn nhạy cảm này, bạn nên xây dựng content theo hướng sau:

  • Chia sẻ những thông tin chính thống và hướng dẫn từ Bộ Y tế, chính phủ về dịch bệnh Corona. Từ những văn bản hướng dẫn này, bạn có thể biến tấu, khiến chúng trở nên sinh động hơn thông qua hình ảnh, video, âm nhạc,… để người xem dễ tiếp cận và tăng tính viral cho content.
  • Tạo ra các nội dung vui vẻ, tích cực, mang tính cổ động, nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
  • Xây dựng nội dung về những hoạt động người dùng có thể thực hiện khi cách ly xã hội. Các hoạt động này nên liên quan đến ngành nghề mà bạn kinh doanh (ví dụ: nếu bán sách, bạn có thể viết bài blog về những cuốn sách hay, độc giả nên đọc khi ở nhà).
  • Content trên mạng xã hội nên dùng các hashtag liên quan đến dịch bệnh để mở rộng phạm vi tiếp cận, ví dụ như: #coronavirus, #covid19, #stayhome, #socialdistance,…

cách marketing mùa corona hiệu quả

cách marketing mùa corona hiệu quả

cách marketing mùa corona hiệu quả

Host (mạng lưới của các bartender và nhà pha chế 5 sao) đã tạo ra email với nội dung hài hước, giúp người đọc cảm thấy tích cực và thoải mái hơn khi thực hiện cách ly xã hội vì dịch bệnh

 

————————————–

 

 

cách marketing mùa corona hiệu quả

Google đăng tải trên Instagram infographic về các bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ người Hungary, Tiến sĩ Ignaz Semmelweis (người đầu tiên khám phá ra lợi ích y tế của việc rửa tay)

 

Lưu ý, cần cẩn trọng khi đưa ra thông điệp trong các nội dung tiếp thị. Nên tránh sử dụng những cụm từ nhạy cảm, cường điệu quá đà vì có thể gây hoang mang dư luận và thậm chí vi phạm chính sách của nhà nước. 

Ví dụ, dịch vụ giao hàng online Be mới đây đã mắc một lỗi cực kỳ nghiêm trọng khi gửi tin nhắn quảng cáo với nội dung “Thành phố thất thủ, hàng vẫn giao vù vù”. Đây là một thông điệp khá nhạy cảm trong tình hình hiện tại. Sau khi tin nhắn được gửi đi, Be đã phải chính thức đăng thông báo xin lỗi trên trang chủ của mình.

Ở thời điểm khủng hoảng hiện tại, content cần phải đặt sự chuẩn xác và an toàn lên hàng đầu. Khi đã đạt được hai yếu tố này thì mới nên nghĩ đến việc sáng tạo.

cách marketing mùa corona hiệu quả

Be đã mắc sai lầm trong thông báo quảng cáo của mình

——-

Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết để biết thêm các cách marketing hiệu quả thời dịch bệnh Covid-19:

9 tip để xây dựng chiến dịch marketing thời Corona hiệu quả (P2)

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

có nên marketing trong mùa dịch corona không
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Marketing mùa dịch Covid 19 – Duy trì hay từ bỏ?

Dịch bệnh Corona đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Trường học đóng cửa, các sự kiện bị hủy bỏ, nhiều hoạt động từ sản xuất đến dịch vụ bị đình trệ,… 

Vậy giữa tâm bão khủng hoảng đó, doanh nghiệp nên đóng băng toàn bộ hoạt động để “bảo toàn ngân sách” hay tiếp tục duy trì các kế hoạch marketing? Điều gì sẽ tốt hơn trong thời điểm nhạy cảm này? Để biết được chính xác câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Levica.

Người tiêu dùng nghĩ gì về hoạt động marketing trong thời kỳ Corona?

Bất kể hoạt động marketing nào muốn đạt được thành công đều cần đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm. Vậy trong thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay, bạn có biết người tiêu dùng đang suy nghĩ gì về các hoạt động tiếp thị hay không? Họ có muốn nhìn thấy quảng cáo từ doanh nghiệp không?

Trong một cuộc khảo sát với hơn 35.000 người tiêu dùng trên toàn cầu của Kantar (một công ty con của WPP plc hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn và tầm nhìn thị trường, có trụ sở tại London), chỉ 8% số người được hỏi nghĩ rằng các thương hiệu nên ngừng quảng cáo do sự bùng phát của Covid-19. 

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra một số insight nổi bật của người tiêu dùng đối với chiến dịch marketing trong thời kỳ này:

  • 78% người tiêu dùng hy vọng các thương hiệu sẽ đưa ra nội dung, thông tin giúp ích cho cuộc sống hằng ngày của họ.
  • 75% nói rằng các thương hiệu nên thông báo cho mọi người biết về những gì mà công ty đang làm.
  • Hầu hết người tiêu dùng cho rằng các công ty nên sử dụng giọng điệu trấn an và đưa ra một viễn cảnh tích cực khi truyền đạt giá trị thương hiệu.
  • Người tiêu dùng cũng mong muốn nhìn thấy bằng chứng rõ ràng chứng minh các thương hiệu đang hỗ trợ tốt cho nhân viên, chính phủ và khách hàng. Gần 80% cho rằng sức khỏe của nhân viên nên là ưu tiên chính của các công ty trong thời điểm hiện tại.
  • Khoảng 45% người tiêu dùng muốn thấy các công ty đưa ra kế hoạch đảm bảo nguồn cung ứng dịch vụ/sản phẩm.
  • Hơn 40% muốn thấy các công ty quyên góp sản phẩm hữu ích (như nước khử trùng, khẩu trang,…) cho cộng đồng.
  • Chỉ 30% muốn thấy thương hiệu cung cấp giảm giá, khuyến mãi và 19% muốn các công ty thiết lập trung tâm hỗ trợ để trả lời các truy vấn của khách hàng (Con số này cho thấy hầu hết người tiêu dùng hiểu được hoàn cảnh khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay).

Như vậy, từ số liệu này có thể kết luận rằng đa số người tiêu dùng vẫn muốn được nhìn thấy quảng cáo/chiến dịch marketing từ các công ty trong thời gian dịch bệnh. Và điều mà họ mong chờ thương hiệu thực hiện đó là: truyền tải các giá trị tích cực, hữu ích cho cuộc sống, đồng thời thể hiện sự quan tâm/trách nhiệm đối với nhân viên, xã hội trong tình hình dịch bệnh.

Marketing trong mùa dịch – Có thật sự cần thiết hay không?

có nên marketing trong mùa dịch corona không

Chúng ta đã hiểu được những gì người tiêu dùng mong muốn trong thời điểm hiện tại. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Với tình hình kinh doanh bị đình trệ, ngân sách eo hẹp thì việc duy trì các hoạt động marketing có thật sự cần thiết?”

Câu trả lời là có. Và đây là lý do:

Theo dữ liệu từ Kantar, việc ngừng hoàn toàn hoạt động tiếp thị có thể gây bất lợi lâu dài cho thương hiệu. Nhóm nghiên cứu của Kantar đã làm cuộc thử nghiệm đối với một thương hiệu bia (giấu tên) trên thực tế. Kết quả cho thấy nếu thương hiệu cắt giảm tất cả chi phí quảng cáo trong cuộc khủng hoảng thì điều này sẽ tác động đến 13% doanh số về lâu dài và khiến thị phần khó hồi phục. Tuy nhiên, nếu cắt giảm 50% ngân sách quảng cáo thì công ty chỉ giảm 1% doanh số.

Dữ liệu từ BrandZ (một cơ sở dữ liệu được quản lý bởi công ty tiếp thị Millward Brown, chứa thông tin của hơn 650.000 người tiêu dùng, chuyên gia trên 31 quốc gia và hơn 23.000 thương hiệu) cho thấy sau vụ khủng hoảng tài chính 09/2008, các công ty xây dựng thương hiệu mạnh hơn đã phục hồi nhanh hơn gấp 9 lần so với những hãng khác trên thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, theo nhận định của Jane Ostler – chuyên gia truyền thông toàn cầu của Kantar Insights: “Sức khỏe của thương hiệu sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn khi các công ty ngừng quảng cáo, marketing. Nếu công ty dừng hoạt động tiếp thị lâu hơn 6 tháng, họ sẽ phá vỡ sức mạnh thương hiệu cả trong ngắn hạn và dài hạn.”

Thay vì đóng băng tất cả các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, Jane Ostler khuyên các thương hiệu nên biến chuyển phương thức truyền thông, đổi mới các điểm chạm khách hàng (Customer Touchpoints – điểm tương tác giữa thương hiệu và khách hàng) để đảm bảo người tiêu dùng có được thông tin mà họ quan tâm một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Cơ hội marketing trong đại dịch

Không chỉ cần thiết, marketing trong thời dịch bệnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển. Tiến sĩ Clāra Ly-Le, Giám đốc điều hành của EloQ Communications cho rằng bên cạnh các thách thức, dịch bệnh Covid-19 cũng mang lại nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể “tự lăng xê”, tạo ra các giá trị tuyệt vời cho thương hiệu của mình. 

Bạn có thể mong đợi gì từ những nỗ lực tiếp thị của mình trong khoảng thời gian này? Hãy cùng xem nào:

  • Nâng cao sức mạnh thương hiệu lên gấp nhiều lần

Đại dịch Covid-19 đã hằn sâu trong tâm thức (top of mind) của rất nhiều người và dẫn đầu các kết quả tìm kiếm thông tin ở thời điểm hiện tại (Google hiển thị 614.000.000 kết quả tìm kiếm liên quan đến Corona chỉ trong 0,48 giây). Do đó, nếu doanh nghiệp đưa hoạt động của mình theo dòng sự kiện này thì sẽ nhận được sự được quan tâm, khuếch đại (amplify) lên nhiều lần so với thông thường.

  • Dẫn trước các đối thủ cạnh tranh

Bất cứ điều gì bạn làm bây giờ mà đối thủ cạnh tranh không làm đều giúp bạn vượt lên phía trước. Hãy nghĩ về nó như một cuộc đua. Ngay cả khi cắt giảm ngân sách cho marketing và quyết định chạy chậm lại thì bạn vẫn có thể chiến thắng những ai đang đứng yên một chỗ.

  • Khai thác lượng khách hàng sẵn sàng mua ngay, chuyển đổi doanh thu nhanh chóng

Nhiều doanh nghiệp đang tạm thời đóng cửa do Covid-19. Điều này làm thu hẹp các lựa chọn của người tiêu dùng về nơi họ có thể mua hàng hóa/dịch vụ. Vì vậy, nếu bạn đang mở cửa, hãy cho mọi người biết! 

Tiếp tục hoạt động marketing trong thời gian diễn ra dịch bệnh corona đơn giản là một hành động thông báo cho khách hàng có nhu cầu biết rằng: Bạn vẫn đang ở đây và sẵn sàng cung cấp sản phẩm/dịch vụ như bình thường. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao doanh số và tưới nước cho dòng tiền đang khô cạn của mình.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các chiến dịch marketing hiệu quả trong mùa dịch bệnh, mời bạn đọc thêm bài viết:

9 tip để xây dựng chiến dịch marketing thời Corona hiệu quả (P1)

9 tip để xây dựng chiến dịch marketing thời Corona hiệu quả (P2)

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar