Cách làm chủ nội dung tiếp thị trên LinkedIn
Có một vài cách khác nhau để chia sẻ thông tin trên LinkedIn, nhưng cách nào là tốt nhất? Và nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư vào quảng cáo trả phí thì sao? Hẳn phải có một lựa chọn khác, phải không?
Tin tốt là có một lựa chọn khác. Trên thực tế, các nhà tiếp thị có thể dùng một số cách để tận dụng nền tảng LinkedIn nhằm phân phối nội dung mà không phải trả tiền.
Bạn đang tìm cách để tạo ra một nội dung ngắn, dễ hiểu? Hãy thử bằng cách đăng dòng trạng thái (status).
Hay bạn đang muốn nói về một cái gì đó khá dài và sâu sắc? Hãy đăng một bài viết.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi và cách thực hiện một chiến lược tiếp thị nội dung trên LinkedIn, hãy tiếp tục xem bài lược dịch dưới đây của Levica. Levica đã trình bày mọi thứ bạn cần biết từ những mẹo về nội dung bạn nên (hay không nên) chia sẻ đến cách để xác định tần suất đăng bài một cách phù hợp.
Cách phân phối nội dung của bạn trên LinkedIn
1. Đăng dòng trạng thái
Một trong những tính năng ít được sử dụng nhất của LinkedIn là “LinkedIn Status Update” – “Cập nhật trạng thái” (còn được gọi là “Network Update” – “Cập nhật mạng lưới”) trong Hồ sơ LinkedIn. Đây là một trong những cách tốt nhất để đối tượng mục tiêu luôn thấy bạn trên một nền tảng nhất quán. Và khi tính năng này được sử dụng đúng cách thì nhiều thông điệp nhỏ này tập hợp lại sẽ tạo thành một cú hích lớn.
Khung cập nhật trạng thái là khung hộp màu trắng ngay bên dưới bức hình trên trang cá nhân của bạn. Bất cứ khi nào bạn chia sẻ một bài viết, thông điệp của bạn sẽ được truyền tải đến tất cả những người kết nối trong mạng lưới của bạn.
Bạn cũng có thể kiểm soát quyền riêng tư cho những bài đăng của mình trước khi chia sẻ. Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn bài đăng nào bạn muốn chia sẻ với mọi người, bài đăng nào bạn chỉ muốn chia sẻ với những người bạn kết nối hoặc chia sẻ với tất cả mọi người và trên trang Twitter của bạn.
Bên cạnh đó, việc thêm liên kết đến một bài đăng trên blog hay các trang web thú vị khác sẽ mang đến cho người xem một nguồn thông tin chuyên sâu hơn.
4 mẹo chia sẻ bài viết trên LinkedIn
1. Chia sẻ liên kết đến các bài viết, trang web và các video thú vị. Sử dụng từ ngữ thu hút người đọc và khuyến khích họ nhấp vào liên kết.
2. Đính kèm một tài liệu vào dòng trạng thái. Người xem có thể sẽ đánh giá cao nếu nhận được tài liệu, dự thảo văn bản chính phủ hay các bài nghiên cứu khoa học nào đó. Những người đang tìm kiếm việc làm sẽ là đối tượng tuyệt vời cho chiến lược này.
3. Đề cập đến người hoặc tình huống có thể giúp ích cho người khác. Ví dụ như “Tôi vừa gặp @AlexPirouz từ @Linkfluencer và phát hiện ra rằng họ đã thắng Giải bình chọn của độc giả trên tờ Anthill Magazine.” Kí tự “@” trước một tên cá nhân hoặc công ty cho phép người đọc nhấp vào để xem hồ sơ LinkedIn của người được nhắc tới hoặc đến trang của công ty đó.
4. Nói về một sự kiện bạn đang tham dự hoặc đã tham dự. Điều này có thể khuyến khích sự tham gia và/hoặc những câu hỏi về những gì bạn đã học được ở đó.
5 điều bạn nên tránh khi chia sẻ bài viết trên LinkedIn
1. Nói về bữa sáng hay mèo của bạn. LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp. Trước khi bạn đăng một điều gì đó, hãy đảm bảo rằng thứ được bạn chia sẻ có liên quan đến người xem và mang lại giá trị cho họ. Mặc dù chiếc bánh sáng nay bạn ăn rất ngon, nhưng đây không phải là nơi để bạn đăng nó.
2. Là một người gửi thư rác. Trong khi bạn được phép đăng 20 lần mỗi ngày trên Twitter thì ở LinkedIn có một sự khác biệt nhỏ. Để tránh trở thành một người gửi thư rác, bạn chỉ nên đăng bài không quá vài lần mỗi ngày.
3. Nói về các chủ đề nhạy cảm. Bạn quá xấu hổ để nghĩ về điều đó, hãy để chế độ chia sẻ một mình, một số các mục bạn thấy sẽ được đăng dưới dạng cập nhật trạng thái. Nếu mẹ của bạn không muốn bạn nói về nó, đừng đăng nó lên.
4. Tiếp tục quảng bá các sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ làm mọi người có cảm giác như trở lại thời của những quảng cáo trên báo và các thông điệp trên các đài phát thanh radio. Đây không phải là mục đích của truyền thông xã hội, đặc biệt là LinkedIn.
5. Đừng bận tâm đến việc đăng bài khi không có ai tìm kiếm chúng. Khi bạn đăng tải bài viết lúc 11:30 tối Thứ sáu thì có thể bài viết của bạn sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Hãy cố gắng sắp xếp lịch đăng bài của bạn vào các khung giờ mà những người làm trong ngành của bạn làm việc. Và tất nhiên là điều này sẽ không còn đúng nữa nếu như người xem của bạn ở khắp nơi trên thế giới.
2. Đăng và chia sẻ một bài viết trên LinkedIn
Cách tuyệt vời khác để xây dựng nội dung trên LinkedIn là thông qua nền tảng đăng bài. Với lượng lớn người dùng nền tảng thì đây là một cơ hội rất tốt để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn theo một cách nghiêm túc.
Lần đầu tiên tác giả biết đến tính năng này là khi một người bạn của ông ấy đăng một bài viết lên Facebook. Bài viết này đề cập đến cách mà bài đăng trên LinkedIn của anh ấy đạt được hơn 6000 lượt xem và hơn 500 lượt chia sẻ chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ. Tác giả đã bị thu hút bởi điều đó, vì vậy ông ấy đã quyết định sẽ tiến hành một cuộc điều tra.
Tác giả quyết định kiểm tra bằng cách đăng tải một trong những bài viết của ông với tiêu đề “5 Things All Great Leaders Have in Common” – 5 điểm chung của những nhà lãnh đạo vĩ đại lên LinkedIn. Đây là bài đăng đầu tiên của tác giả trên nền tảng này và ông ấy không biết nên mong đợi điều gì. Tuy nhiên, tất cả những điều xảy ra sau đó đã làm cho tác giả cực kì ấn tượng…
Chỉ trong vài vài phút, ông ấy đã nhận được những lời mời và tin nhắn trên LinkedIn từ các thành viên, những người đã xem qua bài viết của ông ấy.
Chỉ vài giờ sau, bài đăng này đã trở thành một hiện tượng, đạt hơn 70 nghìn lượt xem, hơn 11 nghìn lượt chia sẻ và gần 500 lượt bình luận. Suốt nhiều năm, tác giả đã viết hàng trăm bài báo về kinh doanh, nhưng không có bài nào trong số chúng đạt được sự tiếp nhận và tương tác như bài viết này đã làm.
Ngoài việc tiếp cận, tác giả cũng cố gắng đưa ra một vài cam kết bằng lời nói và một cơ hội để tư vấn cho khách hàng về công ty tư vấn kinh doanh của ông.
Và trong khi bài đăng tiếp tục thu hút được sự chú ý , tác giả thực sự cảm thấy điều này quá tuyệt vời và thực sự quá khó tin. Không thể rũ bỏ suy nghĩ này, tác giả quyết định đăng thêm một vài bài viết vào các tuần tiếp theo. Mặc dù không có bài viết nào trong số chúng đạt được sự tiếp nhận nhiều như bài viết đầu tiên thì trung bình mỗi bài đăng vẫn nhận về hơn 10 nghìn lượt xem, hơn 1 nghìn lượt chia sẻ và hơn 100 lượt bình luận.
Nếu như câu chuyện về sự thành công của ông không đủ để cho bạn thấy giá trị của nền tảng này thì có thể những lợi ích dưới đây sẽ làm được.
3 lợi ích chính của việc đăng tải các bài viết dài
- 1. Nhắm mục tiêu người xem. Nếu phần lớn những người kết nối với bạn đều là những chuyên gia có cùng cách suy nghĩ, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn chủ đề tạo được tiếng vang. Kiểu cùng chung lĩnh vực sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội để tạo ra sự tương tác hai chiều, nơi mà mọi người chia sẻ chuyên môn và cùng cố các mối quan hệ của họ.
2. Quảng cáo nhiều hơn. Mỗi bài bạn viết và đăng sẽ được thông báo đến những người kết nối với bạn. Đây là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện suy nghĩ của mình như một người lãnh đạo trong chủ đề mà bạn chọn và bổ sung thêm kiến thức cho những người trong mạng lưới của bạn.
3. Tăng lượng theo dõi. Nếu những người kết nối của bạn thích những nội dung bạn đăng tải và chia sẻ nó, thì điều này có thể mở những cánh cửa đến những đối tượng hoàn toàn mới. Và nếu những người có kết nối với bạn của bạn thấy được bài viết được chia sẻ và hiểu được giá trị của chúng thì đây sẽ là một cơ hội để họ theo dõi bạn và giúp tăng lượt theo dõi cho bạn.
4 bước để đăng bài trên LinkedIn
- 1. Xác định mục đích của bạn. Kết quả bạn mong muốn là gì khi đăng tải nội dung trên LinkedIn? Ai là đối tượng chính bạn nhắm tới khi viết nội dung? Những thách thức chính họ phải đối mặt ở vai trò của họ và trong ngành của họ là gì?
- 2. Các chủ đề cần phải động não. Một khi bạn hiểu rõ vì sao bạn viết nội dung đó và người đọc mà bạn nhắm tới là ai, thì hãy thử đưa ra một số tiêu đề hiệu quả dựa trên những thách thức mà người đọc của bạn gặp phải.
- 3. Thu hẹp trọng tâm. Một khi bạn có một kho ý tưởng, thì đã đến lúc để bạn tập trung vào một cái duy nhất. Hãy chọn ra một ý tưởng mà bạn nghĩ là phù hợp nhất với người đọc và bắt tay vào viết bài. Nếu bạn cần hướng dẫn, hãy tham khảo nguồn tài liệu từ LinkedIn về các mẹo làm thế nào để viết nội dung hiệu quả.
- 4. Chọn một hình ảnh. Hãy chọn một ảnh hấp dẫn để đi kèm với bài đăng của bạn. Nếu bạn bối rối trong việc chọn một hình ảnh, hãy tham khảo kho hình ảnh miễn phí này.
3. Đăng tải video
Nếu bạn là một video marketer, bạn có thể đăng tải các video được quay trước hoặc trực tiếp trên nền tảng của LinkedIn. Để tải lên video, tất cả mọi thứ bạn cần làm là đi đến khung trạng thái và tải lên một tệp mà bạn đã tạo ra. Nếu bạn thích làm một thứ gì đó mang tính tương tác hơn, ví dụ như một buổi Q&A (Hỏi và Trả lời) hay một buổi livestream (phát trực tiếp) thì giờ đây, bạn có thể sử dụng LinkedIn Live.
Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời về một video được đăng tải gần đây trên nền tảng xã hội:
4 lợi ích chính khi đăng tải video trên LinkedIn
- 1. Đối tượng được nhắm đến: Tương tự như cập nhật trạng thái và đăng tải bài biết dài, bạn có thể cung cấp nội dung cho những người đọc đang theo dõi thương hiệu hoặc tài khoản của bạn.
- 2. Tăng tương tác: Cũng như các nền tảng khác, thuật toán của LinkedIn có mục đích hiển thị cho người dùng một bảng tin có nội dung đa dạng đến từ những người dùng khác trong mạng lưới kết nối của họ. Khi bạn phát một video trên LinkedIn Live, những người theo dõi bạn có thể sẽ được thông báo hoặc nhìn thấy nó trên bảng tin của họ. Tương tự, khi bạn đăng tải một video, nó sẽ thu hút ánh mắt của người dùng nhiều hơn là một bài đăng viết bằng chữ.
- 3. Tăng lượng theo dõi: Tương tự như các chiến lược nội dung khác, những người thích video của bạn sẽ chia sẻ, bình luận hoặc tương tác với chúng. Những hành động này sẽ làm cho những người theo dõi hay những người bạn của họ nhìn thấy nội dung của bạn.
- 4. Cơ hội hợp tác thương hiệu: Bạn muốn hợp tác với một người có tầm ảnh hưởng hay với một thương hiệu khác không cạnh tranh trong ngành của bạn? Video sẽ là một cơ hội tuyệt vời để làm điều đó. Khi bạn giới thiệu một video Q&A với một chuyên gia hay một bộ phim đồng sản xuất trên LinkedIn, sau đó gắn thẻ những người có ảnh hưởng hoặc các thương hiệu bạn hợp tác, thì những người kết nối trong mạng lưới của họ cũng sẽ thấy video của bạn. Chưa kể đến, những người liên quan đến video cũng có thể sẽ chia sẻ nó để đảm bảo video có sự hiện diện của họ được chú ý.
3 bước để đăng tải video trên LinkedIn
- 1. Những ý tưởng hay: Trước khi bạn bắt đầu sản xuất một thứ gì đó, bạn nên làm việc với nhóm của mình để xây dựng một ý tưởng cho video. Ý tưởng này cần phải thu hút được sự chú ý của khán giả, cung cấp những thông tin giá trị và phù hợp với ngân sách của bạn.
- 2. Tạo ra môi trường để ghi hình: Một khi bạn đã có ý tưởng, hãy tạo ra một nơi mà bạn có thể tiến hành quay phim. Đồng thời hãy đầu tư vào những thiết bị mà bạn có thể cần đến như camera hay ánh sáng.
- 3. Phát trực tiếp trên LinkedIn hay quay trước video: Để phát trực tiếp hoặc quay video trực tiếp trên LinkedIn, hãy truy cập vào ứng dụng và nhấp vào nút camera trong thanh trạng thái. Từ đó, một màn hình camera sẽ mở ra và bạn có thể bắt đầu ghi hình. Để đăng tải video đã quay trước đó, bạn chỉ cần chuyển đến thanh trạng thái trên ứng dụng hoặc trang web trên máy tính để bàn và nhấp vào biểu tượng ảnh để thêm video.
Cách thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung trên LinkedIn
Bây giờ, chúng ta đã thảo luận xong về hai chiến lược chính mà bạn có thể sử dụng để xây dựng nội dung của mình trên LinkedIn. Tiếp theo, hãy nói về cách tốt nhất để thực hiện các nội dung đó trên thực tế. Mặc dù mỗi ngành đều khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng tần số phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt.
Bước 1: Lên kế hoạch trước cho nội dung
Để đạt được kết quả tối ưu, bạn cần lên kế hoạch cho những nội dung mà bạn muốn chia sẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả hơn:
1. Bắt đầu bằng cách dành chút thời gian để tìm các bài viết bạn muốn chia sẻ, các cập nhật trạng thái bạn muốn đăng hay các infographic phù hợp với ngành của bạn.
2. Sắp xếp nội dung theo lịch và quyết định khi nào bạn muốn chia sẻ chúng.
3. Tận dụng các phần mềm như HubSpot’s Social Publishing App để lên lịch trước cho nội dung của bạn.
Khi có kế hoạch, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn có thể tập trung nguồn lực của mình cho việc tìm kiếm các nội dung phù hợp với người xem.
Bước 2: Xác định chiến lược tần suất đăng bài
Khi chia sẻ nội dung, mục tiêu là xác định tần suất đăng bài cho phép bạn giữ vị trí hàng đầu mà không làm phiền người xem của bạn. Để giúp bạn đạt được sự cân bằng này, dưới đây là hướng dẫn đăng mà mà Levica đề xuất cho bạn:
- Cập nhật trạng thái: 2-3 lần mỗi ngày
- Bài viết dài: 1-2 lần mỗi tuần
Hãy nhớ rằng mỗi ngành đều khác nhau. Trong khi những điều ở trên sẽ hiệu quả đối với Levica, thì có thể bạn sẽ cần điều chỉnh lại tần suất đăng bài sao cho phù hợp với bản thân của bạn.
Bước 3: Theo dõi hoạt động
Nếu các nỗ lực trong việc tiếp thị nội dung của bạn hiệu quả, bạn sẽ nhận thấy sự tăng trưởng đột biến trong hoạt động của mình. Nó có thể là bất cứ điều gì, từ tăng lượt xem, yêu cầu kết nối hoặc thậm chí là các tin nhắn trực tiếp đến từ những người xem.
Với những gì đã đề cập, bây giờ là thời gian để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nếu mọi người đang xem hồ sơ LinkedIn của bạn hoặc yêu cầu kết nối, hãy xem xét đến việc trò chuyện với họ. Bằng cách tìm hiểu những điều họ quan tâm về hồ sơ của bạn, bạn có thể có thêm những cơ hội tiềm năng để hợp tác.
Levica lược dịch từ blog.hubspot.com