Tag: marketing

tiếp thị trên linkedIn
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách làm chủ nội dung tiếp thị trên LinkedIn

Có một vài cách khác nhau để chia sẻ thông tin trên LinkedIn, nhưng cách nào là tốt nhất? Và nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư vào quảng cáo trả phí thì sao? Hẳn phải có một lựa chọn khác, phải không?

Tin tốt là có một lựa chọn khác. Trên thực tế, các nhà tiếp thị có thể dùng một số cách để tận dụng nền tảng LinkedIn nhằm phân phối nội dung mà không phải trả tiền.

Bạn đang tìm cách để tạo ra một nội dung ngắn, dễ hiểu? Hãy thử bằng cách đăng dòng trạng thái (status).

Hay bạn đang muốn nói về một cái gì đó khá dài và sâu sắc? Hãy đăng một bài viết.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi và cách thực hiện một chiến lược tiếp thị nội dung trên LinkedIn, hãy tiếp tục xem bài lược dịch dưới đây của Levica. Levica đã trình bày mọi thứ bạn cần biết từ những mẹo về nội dung bạn nên (hay không nên) chia sẻ đến cách để xác định tần suất đăng bài một cách phù hợp.

Cách phân phối nội dung của bạn trên LinkedIn

1. Đăng dòng trạng thái

Một trong những tính năng ít được sử dụng nhất của LinkedIn là “LinkedIn Status Update” – “Cập nhật trạng thái” (còn được gọi là “Network Update” – “Cập nhật mạng lưới”) trong Hồ sơ LinkedIn. Đây là một trong những cách tốt nhất để đối tượng mục tiêu luôn thấy bạn trên một nền tảng nhất quán. Và khi tính năng này được sử dụng đúng cách thì nhiều thông điệp nhỏ này tập hợp lại sẽ tạo thành một cú hích lớn.

Khung cập nhật trạng thái là khung hộp màu trắng ngay bên dưới bức hình trên trang cá nhân của bạn. Bất cứ khi nào bạn chia sẻ một bài viết, thông điệp của bạn sẽ được truyền tải đến tất cả những người kết nối trong mạng lưới của bạn.

Bạn cũng có thể kiểm soát quyền riêng tư cho những bài đăng của mình trước khi chia sẻ. Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn bài đăng nào bạn muốn chia sẻ với mọi người, bài đăng nào bạn chỉ muốn chia sẻ với những người bạn kết nối hoặc chia sẻ với tất cả mọi người và trên trang Twitter của bạn.

Bên cạnh đó, việc thêm liên kết đến một bài đăng trên blog hay các trang web thú vị khác sẽ mang đến cho người xem một nguồn thông tin chuyên sâu hơn.

4 mẹo chia sẻ bài viết trên LinkedIn

1. Chia sẻ liên kết đến các bài viết, trang web và các video thú vị. Sử dụng từ ngữ thu hút người đọc và khuyến khích họ nhấp vào liên kết.

2. Đính kèm một tài liệu vào dòng trạng thái. Người xem có thể sẽ đánh giá cao nếu nhận được tài liệu, dự thảo văn bản chính phủ hay các bài nghiên cứu khoa học nào đó. Những người đang tìm kiếm việc làm sẽ là đối tượng tuyệt vời cho chiến lược này.

3. Đề cập đến người hoặc tình huống có thể giúp ích cho người khác. Ví dụ như “Tôi vừa gặp @AlexPirouz từ @Linkfluencer và phát hiện ra rằng họ đã thắng Giải bình chọn của độc giả trên tờ Anthill Magazine.” Kí tự “@” trước một tên cá nhân hoặc công ty cho phép người đọc nhấp vào để xem hồ sơ LinkedIn của người được nhắc tới hoặc đến trang của công ty đó.

4. Nói về một sự kiện bạn đang tham dự hoặc đã tham dự. Điều này có thể khuyến khích sự tham gia và/hoặc những câu hỏi về những gì bạn đã học được ở đó.

5 điều bạn nên tránh khi chia sẻ bài viết trên LinkedIn

1. Nói về bữa sáng hay mèo của bạn. LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp. Trước khi bạn đăng một điều gì đó, hãy đảm bảo rằng thứ được bạn chia sẻ có liên quan đến người xem và mang lại giá trị cho họ. Mặc dù chiếc bánh sáng nay bạn ăn rất ngon, nhưng đây không phải là nơi để bạn đăng nó.

2. Là một người gửi thư rác. Trong khi bạn được phép đăng 20 lần mỗi ngày trên Twitter thì ở LinkedIn có một sự khác biệt nhỏ. Để tránh trở thành một người gửi thư rác, bạn chỉ nên đăng bài không quá vài lần mỗi ngày.

3. Nói về các chủ đề nhạy cảm. Bạn quá xấu hổ để nghĩ về điều đó, hãy để chế độ chia sẻ một mình, một số các mục bạn thấy sẽ được đăng dưới dạng cập nhật trạng thái. Nếu mẹ của bạn không muốn bạn nói về nó, đừng đăng nó lên.

4. Tiếp tục quảng bá các sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ làm mọi người có cảm giác như trở lại thời của những quảng cáo trên báo và các thông điệp trên các đài phát thanh radio. Đây không phải là mục đích của truyền thông xã hội, đặc biệt là LinkedIn.

5. Đừng bận tâm đến việc đăng bài khi không có ai tìm kiếm chúng. Khi bạn đăng tải bài viết lúc 11:30 tối Thứ sáu thì có thể bài viết của bạn sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm. Hãy cố gắng sắp xếp lịch đăng bài của bạn vào các khung giờ mà những người làm trong ngành của bạn làm việc. Và tất nhiên là điều này sẽ không còn đúng nữa nếu như người xem của bạn ở khắp nơi trên thế giới.

2. Đăng và chia sẻ một bài viết trên LinkedIn

Cách tuyệt vời khác để xây dựng nội dung trên LinkedIn là thông qua nền tảng đăng bài. Với lượng lớn người dùng nền tảng thì đây là một cơ hội rất tốt để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn theo một cách nghiêm túc.

Lần đầu tiên tác giả biết đến tính năng này là khi một người bạn của ông ấy đăng một bài viết lên Facebook. Bài viết này đề cập đến cách mà bài đăng trên LinkedIn của anh ấy đạt được hơn 6000 lượt xem và hơn 500 lượt chia sẻ chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ. Tác giả đã bị thu hút bởi điều đó, vì vậy ông ấy đã quyết định sẽ tiến hành một cuộc điều tra.

Tác giả quyết định kiểm tra bằng cách đăng tải một trong những bài viết của ông với tiêu đề “5 Things All Great Leaders Have in Common” – 5 điểm chung của những nhà lãnh đạo vĩ đại lên LinkedIn. Đây là bài đăng đầu tiên của tác giả trên nền tảng này và ông ấy không biết nên mong đợi điều gì. Tuy nhiên, tất cả những điều xảy ra sau đó đã làm cho tác giả cực kì ấn tượng…

Chỉ trong vài vài phút, ông ấy đã nhận được những lời mời và tin nhắn trên LinkedIn từ các thành viên, những người đã xem qua bài viết của ông ấy.

Chỉ vài giờ sau, bài đăng này đã trở thành một hiện tượng, đạt hơn 70 nghìn lượt xem, hơn 11 nghìn lượt chia sẻ và gần 500 lượt bình luận. Suốt nhiều năm, tác giả đã viết hàng trăm bài báo về kinh doanh, nhưng không có bài nào trong số chúng đạt được sự tiếp nhận và tương tác như bài viết này đã làm.

Ngoài việc tiếp cận, tác giả cũng cố gắng đưa ra một vài cam kết bằng lời nói và một cơ hội để tư vấn cho khách hàng về công ty tư vấn kinh doanh của ông.

Và trong khi bài đăng tiếp tục thu hút được sự chú ý , tác giả thực sự cảm thấy điều này quá tuyệt vời và thực sự quá khó tin. Không thể rũ bỏ suy nghĩ này, tác giả quyết định đăng thêm một vài bài viết vào các tuần tiếp theo. Mặc dù không có bài viết nào trong số chúng đạt được sự tiếp nhận nhiều như bài viết đầu tiên thì trung bình mỗi bài đăng vẫn nhận về hơn 10 nghìn lượt xem, hơn 1 nghìn lượt chia sẻ và hơn 100 lượt bình luận.

Nếu như câu chuyện về sự thành công của ông không đủ để cho bạn thấy giá trị của nền tảng này thì có thể những lợi ích dưới đây sẽ làm được.

3 lợi ích chính của việc đăng tải các bài viết dài

  • 1. Nhắm mục tiêu người xem. Nếu phần lớn những người kết nối với bạn đều là những chuyên gia có cùng cách suy nghĩ, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn chủ đề tạo được tiếng vang. Kiểu cùng chung lĩnh vực sẽ cung cấp cho bạn một cơ hội để tạo ra sự tương tác hai chiều, nơi mà mọi người chia sẻ chuyên môn và cùng cố các mối quan hệ của họ.

2. Quảng cáo nhiều hơn. Mỗi bài bạn viết và đăng sẽ được thông báo đến những người kết nối với bạn. Đây là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện suy nghĩ của mình như một người lãnh đạo trong chủ đề mà bạn chọn và bổ sung thêm kiến thức cho những người trong mạng lưới của bạn.

3. Tăng lượng theo dõi. Nếu những người kết nối của bạn thích những nội dung bạn đăng tải và chia sẻ nó, thì điều này có thể mở những cánh cửa đến những đối tượng hoàn toàn mới. Và nếu những người có kết nối với bạn của bạn thấy được bài viết được chia sẻ và hiểu được giá trị của chúng thì đây sẽ là một cơ hội để họ theo dõi bạn và giúp tăng lượt theo dõi cho bạn.

4 bước để đăng bài trên LinkedIn

  • 1. Xác định mục đích của bạn. Kết quả bạn mong muốn là gì khi đăng tải nội dung trên LinkedIn? Ai là đối tượng chính bạn nhắm tới khi viết nội dung? Những thách thức chính họ phải đối mặt ở vai trò của họ và trong ngành của họ là gì?
  • 2. Các chủ đề cần phải động não. Một khi bạn hiểu rõ vì sao bạn viết nội dung đó và người đọc mà bạn nhắm tới là ai, thì hãy thử đưa ra một số tiêu đề hiệu quả dựa trên những thách thức mà người đọc của bạn gặp phải.
  • 3. Thu hẹp trọng tâm. Một khi bạn có một kho ý tưởng, thì đã đến lúc để bạn tập trung vào một cái duy nhất. Hãy chọn ra một ý tưởng mà bạn nghĩ là phù hợp nhất với người đọc và bắt tay vào viết bài. Nếu bạn cần hướng dẫn, hãy tham khảo nguồn tài liệu từ LinkedIn về các mẹo làm thế nào để viết nội dung hiệu quả.
  • 4. Chọn một hình ảnh. Hãy chọn một ảnh hấp dẫn để đi kèm với bài đăng của bạn. Nếu bạn bối rối trong việc chọn một hình ảnh, hãy tham khảo kho hình ảnh miễn phí này.

3. Đăng tải video

Nếu bạn là một video marketer, bạn có thể đăng tải các video được quay trước hoặc trực tiếp trên nền tảng của LinkedIn. Để tải lên video, tất cả mọi thứ bạn cần làm là đi đến khung trạng thái và tải lên một tệp mà bạn đã tạo ra. Nếu bạn thích làm một thứ gì đó mang tính tương tác hơn, ví dụ như một buổi Q&A (Hỏi và Trả lời) hay một buổi livestream (phát trực tiếp) thì giờ đây, bạn có thể sử dụng LinkedIn Live.

Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời về một video được đăng tải gần đây trên nền tảng xã hội:

4 lợi ích chính khi đăng tải video trên LinkedIn

  • 1. Đối tượng được nhắm đến: Tương tự như cập nhật trạng thái và đăng tải bài biết dài, bạn có thể cung cấp nội dung cho những người đọc đang theo dõi thương hiệu hoặc tài khoản của bạn.
  • 2. Tăng tương tác: Cũng như các nền tảng khác, thuật toán của LinkedIn có mục đích hiển thị cho người dùng một bảng tin có nội dung đa dạng đến từ những người dùng khác trong mạng lưới kết nối của họ. Khi bạn phát một video trên LinkedIn Live, những người theo dõi bạn có thể sẽ được thông báo hoặc nhìn thấy nó trên bảng tin của họ. Tương tự, khi bạn đăng tải một video, nó sẽ thu hút ánh mắt của người dùng nhiều hơn là một bài đăng viết bằng chữ.
  • 3. Tăng lượng theo dõi: Tương tự như các chiến lược nội dung khác, những người thích video của bạn sẽ chia sẻ, bình luận hoặc tương tác với chúng. Những hành động này sẽ làm cho những người theo dõi hay những người bạn của họ nhìn thấy nội dung của bạn.
  • 4. Cơ hội hợp tác thương hiệu: Bạn muốn hợp tác với một người có tầm ảnh hưởng hay với một thương hiệu khác không cạnh tranh trong ngành của bạn? Video sẽ là một cơ hội tuyệt vời để làm điều đó. Khi bạn giới thiệu một video Q&A với một chuyên gia hay một bộ phim đồng sản xuất trên LinkedIn, sau đó gắn thẻ những người có ảnh hưởng hoặc các thương hiệu bạn hợp tác, thì những người kết nối trong mạng lưới của họ cũng sẽ thấy video của bạn. Chưa kể đến, những người liên quan đến video cũng có thể sẽ chia sẻ nó để đảm bảo video có sự hiện diện của họ được chú ý.

3 bước để đăng tải video trên LinkedIn

  • 1. Những ý tưởng hay: Trước khi bạn bắt đầu sản xuất một thứ gì đó, bạn nên làm việc với nhóm của mình để xây dựng một ý tưởng cho video. Ý tưởng này cần phải thu hút được sự chú ý của khán giả, cung cấp những thông tin giá trị và phù hợp với ngân sách của bạn.
  • 2. Tạo ra môi trường để ghi hình: Một khi bạn đã có ý tưởng, hãy tạo ra một nơi mà bạn có thể tiến hành quay phim. Đồng thời hãy đầu tư vào những thiết bị mà bạn có thể cần đến như camera hay ánh sáng.
  • 3. Phát trực tiếp trên LinkedIn hay quay trước video: Để phát trực tiếp hoặc quay video trực tiếp trên LinkedIn, hãy truy cập vào ứng dụng và nhấp vào nút camera trong thanh trạng thái. Từ đó, một màn hình camera sẽ mở ra và bạn có thể bắt đầu ghi hình. Để đăng tải video đã quay trước đó, bạn chỉ cần chuyển đến thanh trạng thái trên ứng dụng hoặc trang web trên máy tính để bàn và nhấp vào biểu tượng ảnh để thêm video.

Cách thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung trên LinkedIn

Bây giờ, chúng ta đã thảo luận xong về hai chiến lược chính mà bạn có thể sử dụng để xây dựng nội dung của mình trên LinkedIn. Tiếp theo, hãy nói về cách tốt nhất để thực hiện các nội dung đó trên thực tế. Mặc dù mỗi ngành đều khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng tần số phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt.

Bước 1: Lên kế hoạch trước cho nội dung

Để đạt được kết quả tối ưu, bạn cần lên kế hoạch cho những nội dung mà bạn muốn chia sẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn lên kế hoạch hiệu quả hơn:

1. Bắt đầu bằng cách dành chút thời gian để tìm các bài viết bạn muốn chia sẻ, các cập nhật trạng thái bạn muốn đăng hay các infographic phù hợp với ngành của bạn.

2. Sắp xếp nội dung theo lịch và quyết định khi nào bạn muốn chia sẻ chúng.

3. Tận dụng các phần mềm như HubSpot’s Social Publishing App để lên lịch trước cho nội dung của bạn.

Khi có kế hoạch, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn có thể tập trung nguồn lực của mình cho việc tìm kiếm các nội dung phù hợp với người xem.

Bước 2: Xác định chiến lược tần suất đăng bài

Khi chia sẻ nội dung, mục tiêu là xác định tần suất đăng bài cho phép bạn giữ vị trí hàng đầu mà không làm phiền người xem của bạn. Để giúp bạn đạt được sự cân bằng này, dưới đây là hướng dẫn đăng mà mà Levica đề xuất cho bạn:

  • Cập nhật trạng thái: 2-3 lần mỗi ngày
  • Bài viết dài: 1-2 lần mỗi tuần

Hãy nhớ rằng mỗi ngành đều khác nhau. Trong khi những điều ở trên sẽ hiệu quả đối với Levica, thì có thể bạn sẽ cần điều chỉnh lại tần suất đăng bài sao cho phù hợp với bản thân của bạn.

Bước 3: Theo dõi hoạt động

Nếu các nỗ lực trong việc tiếp thị nội dung của bạn hiệu quả, bạn sẽ nhận thấy sự tăng trưởng đột biến trong hoạt động của mình. Nó có thể là bất cứ điều gì, từ tăng lượt xem, yêu cầu kết nối hoặc thậm chí là các tin nhắn trực tiếp đến từ những người xem.

Với những gì đã đề cập, bây giờ là thời gian để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nếu mọi người đang xem hồ sơ LinkedIn của bạn hoặc yêu cầu kết nối, hãy xem xét đến việc trò chuyện với họ. Bằng cách tìm hiểu những điều họ quan tâm về hồ sơ của bạn, bạn có thể có thêm những cơ hội tiềm năng để hợp tác.

Levica lược dịch từ blog.hubspot.com

hiện tượng tâm lý và marketing
Tâm lý Marketing

4 hiện tượng tâm lý làm thay đổi hiệu quả marketing

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến marketing là tâm lý học. Trong ngành tâm lý học, “định kiến nhận thức” (cognitive bias) là một hiện tượng tâm lý phổ biến, được định nghĩa là một loại “lỗi” trong quá trình xử lý và giải nghĩa các thông tin mà bộ não con người tiếp nhận.

Về cơ bản, có 4 hiện tượng “định kiến nhận thức” có ảnh hưởng quan trọng nhất đến marketing là:

  • Nỗi lo mất mát: Khiến khách hàng kiên trì giữ lấy những gì họ đang có
  • Hiệu ứng “neo” tâm lý: Khiến khách hàng chỉ tập trung vào thông tin đầu tiên họ tiếp nhận.
  • Hiệu ứng thiên vị trong lựa chọn: Khách hàng chỉ cảm thấy thoải mái với những lựa chọn quen thuộc và bỏ qua những thông tin trái chiều.
  • Hiệu ứng diễn đạt: Quyết định tính tích cực hay tiêu cực của một sản phẩm, dịch vụ hay một sự việc.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về các hiện tượng tâm lý kể trên và những ứng dụng trong marketing giúp các marketer thực hiện các chiến dịch tiếp thị một cách thành công.

1. Nỗi lo mất mát

Mọi người có xu hướng tránh rủi ro, mất mát hơn là cố gắng để đạt được một điều gì đó. Ví dụ, khi mất 200.000 đồng, một người sẽ có cảm xúc mãnh liệt hơn là việc nhận được số tiền tương đương. Hiện tượng tâm lý này cùng các hệ quả của nó là định kiến về trạng thái hiện tại (the status quo bias) và hiệu ứng của sự sở hữu (endowment effect), khiến chúng ta thích những thứ mình đang sở hữu hơn.

Trong marketing, người bán nên cho khách hàng thấy họ sẽ mất gì nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ, từ đó gợi nên một cảm xúc mạnh mẽ thúc giục họ hành động. Sau đó hãy quảng bá những thông điệp này trên các landing page, hoặc website công ty, từ đó có thể biến những người sử dụng internet thông thường thành khách hàng của công ty.

2. Hiệu ứng “neo” tâm lý

Con người thường có xu hướng lấy những thông tin đầu tiên họ nghe hoặc nhìn thấy làm tiêu chuẩn để đánh giá các thông tin họ tiếp nhận sau đó. Ví dụ, khi bạn đi qua một cửa hàng thời trang và nhìn thấy giá của một chiếc áo len là 500.000 đồng, sau đó tiếp tục đi sang cửa hàng bên cạnh và thấy chiếc áo len cùng loại với giá chỉ một nửa, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ chiếc áo thứ hai có giá hời. Lúc này, quyết định của bạn đã bị ảnh hưởng bởi giá của chiếc áo đầu tiên.

Hiệu ứng “neo” tâm lý có ảnh hưởng lớn hơn nhận thức về giá cả của một món đồ. Khi tâm trí đã bị “neo” vào một thông tin nào đó, nó sẽ không thể sáng suốt nhìn nhận những yếu tố khác quan trọng hơn. Ví dụ, một khách hàng mua xe hơi khi đã tập trung vào chất liệu da của ghế ngồi thì sẽ chỉ để tâm đến nội thất trong xe mà quên đi những yếu tố khác như động cơ, đồng hồ cây số hay bộ tiết kiệm xăng.

Các marketer có thể áp dụng định kiến nhận thức này của khách hàng để thực hiện một số thủ thuật giúp gia tăng khả năng mua hàng như: giảm giá hàng tồn kho, giới hạn số lượng bán, hay các cách làm khác nhằm tập trung sự chú ý của khách hàng vào những yếu tố đầu tiên mà họ để tâm.

3. Thiên vị trong lựa chọn

Tất cả chúng ta đều có những sự ưu tiên không rõ lý do, ví như thích một loại kem, dòng điện thoại, hay quan điểm về một vấn đề xã hội… Theo đó, chúng ta chỉ tập trung vào mặt tích cực của chúng và không để tâm quá nhiều đến mặt tiêu cực.

Ví dụ, khi là một fan hâm mộ của một đội bóng, ta thường có xu hướng giảm nhẹ những tình tiết xấu như những trận thua, những cầu thủ kém, hoặc đội ngũ quản lý có vấn đề. Thay vào đó, ta thường ca ngợi những ngôi sao trong đội, những cú cản phá đẹp, hay ngưỡng mộ lịch sử hình thành của đội bóng. Đây là một ví dụ đơn giản và điển hình cho hiệu ứng thiên vị trong lựa chọn.

Định kiến này ảnh hưởng đến hiệu quả marketing theo các cách sau:

  • Khách hàng có xu hướng mua sản phẩm/dịch vụ họ thấy quen thuộc.
  • Khách hàng có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ lựa chọn của họ.
  • Khách hàng có xu hướng quên đi những thông tin chống lại quan điểm của họ.

Hiệu ứng thiên vị này đặc biệt phát huy tác dụng khi khách hàng đã mua sản phẩm. Bằng cách sử dụng email marketing, công ty có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu qua việc chia sẻ những lời nhận xét (testimonials), bằng chứng về chất lượng, và nhắc nhớ về lý do lựa chọn sản phẩm.

Các marketer cũng có thể tạo nên hiệu ứng thiên vị này trước cả khi khách hàng mua sản phẩm bằng phương thức email opt-in (hình thức gửi email sau khi được khách hàng cho phép), like trên mạng xã hội, từ đó khiến họ quyết định một cách vô thức và nhanh chóng trở thành khách hàng.

4. Hiệu ứng diễn đạt

Hiệu ứng diễn đạt là một trong những hiệu ứng tâm lý phổ biến nhất trong marketing. Theo đó, quyết định của mỗi người sẽ phụ thuộc vào việc những lựa chọn được đưa ra được diễn đạt như thế nào.

Một thí nghiệm về hiệu ứng diễn đạt được thực hiện bởi hai nhà tâm lý kinh tế học Kahneman và Tversky đã nêu lên một vấn đề với hai lựa chọn:

  • Lựa chọn 1: có 33% cơ hội cứu sống 600 người, nhưng có 66% cơ hội không ai được cứu. Kết quả: 200 người được cứu sống.
  • Lựa chọn 2: có 33% cơ hội không ai phải chết, nhưng có 66% cơ hội tất cả mọi người đều phải chết. Kết quả: 400 người sẽ chết.

Hai lựa chọn có kết quả giống hệt nhau, nhưng được diễn đạt theo hai cách khác hẳn nhau, một bên tích cực, còn một bên tiêu cực. Đa phần những người tham gia khảo sát đã chọn cách diễn đạt tích cực.

Có thể thấy, những thay đổi về câu từ có thể mang lại những sự khác biệt lớn, ví dụ:

  • Sự nóng lên toàn cầu – Sự biến đổi khí hậu
  • Tiết kiệm 50% – Giảm một nửa
  • Anh đã thắng – Cô ta đã thua
  • Đầy 30% – Rỗng 70%
  • Không có kinh nghiệm quân sự – Kinh nghiệm chính trị sâu rộng
  • 90% cơ hội sống sót – 10% rủi ro tử vong.

Sự thật vẫn luôn là sự thật, nhưng cách diễn đạt sự thật đó sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người phản ứng với nó. Hiệu ứng thú vị này được sử dụng rộng rãi bởi các chính trị gia, doanh nhân, các bậc cha mẹ, và tất cả những ai đứng ở vị trí trung gian có vai trò định hình sự phản ứng của mọi người với thông tin.

Những định kiến nhận thức nêu trên hiện hữu ở mọi khách hàng, ở những mức độ khác nhau. Bạn chỉ cần phát hiện và áp dụng chúng đúng cách, từ đó sáng tạo nên những cấu trúc tâm lý giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác.

Nguồn: Brandvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing hơn tại Levica.vn

 

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

5 ý tưởng Marketing “đắt giá” cho ngành mỹ phẩm

Theo số liệu thống kê cho thấy, ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp tại Anh hiện trị giá khoảng 4 tỷ bảng, với doanh số mỹ phẩm tăng 55 triệu bảng trong năm 2017.

Tại Mỹ, nhu cầu làm đẹp thậm chí còn lớn hơn với sự tăng trưởng từ 80 tỷ đô la lên đến 90 tỷ đô la vào năm 2020.

Giữa hàng triệu nhãn hàng mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, làm sao để bạn ghi dấu trong trái tim của khách hàng và được biết đến rộng rãi? Cuộc chiến về Marketing chắc chắn là một điều tất yếu mà bất cứ ai cũng phải trải qua để đạt được thành công.

Dưới đây, Levica sẽ đem đến một vài ý tưởng Marketing “đắt giá” cho ngành mỹ phẩm. Biết đâu bất ngờ bạn sẽ khai phá ra điều gì đó hay ho sau khi đọc xong bài viết này!

1. Xây dựng các dạng content mang tính giáo dục, định hướng

Đối với các sản phẩm như thức ăn, quần áo,… quyết định mua có thể xảy ra tức thời ngay khi người tiêu dùng nảy sinh nhu cầu. Nhưng với mặt hàng mỹ phẩm, khách hàng thường phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng trước khi đi đến hành động mua. Do đó, nhà marketer cần đặc biệt chú trọng xây dựng những dạng nội dung mang tính hướng dẫn, giáo dục định hướng và truyền cảm hứng.

Những nội dung như vậy sẽ thúc đẩy sự tương tác sâu sắc hơn giữa khách hàng với thương hiệu. Bạn có thể thực hiện các blog hướng dẫn cách chăm sóc da, review sản phẩm,… để cung cấp cho người đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về làm đẹp. Hoặc nếu đủ khả năng, bạn cũng có thể tạo những video hướng dẫn trang điểm và chia sẻ trên youtube, Facebook, Instagram,…

Birchbox đã rất thành công trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung  với trọng tâm là giáo dục và truyền cảm hứng. Tạp chí trực tuyến của thương hiệu này cung cấp liên tục các hướng dẫn, bài viết hữu ích liên quan đến DIY nhằm mục đích gia tăng giá trị cho những người đăng ký hiện tại đồng thời kích thích nhu cầu về sản phẩm của khách hàng.

2. Makeover – Lột xác nhan sắc

Những màn thay đổi nhan sắc ấn tượng luôn khiến người xem phải kinh ngạc và sẽ bàn tán về nó rất lâu sau đó. Hãy tự tạo các clip thể hiện sự thay đổi diện mạo giữa trước và sau khi dùng mỹ phẩm, sau đó chia sẻ trên các kênh mạng xã hội. Hoặc cũng có thể xây dựng hẳn một sự kiện tại trung tâm mua sắm để tư vấn cho khách hàng về cách làm đẹp, chăm sóc da và trang điểm miễn phí. Trong sự kiện Makeover này, cũng nên trưng bày thêm nhiều sản phẩm để quảng bá hình ảnh thương hiệu đồng thời tạo ra cơ hội bán hàng cho công ty. Hãy kết hợp với những chuyên gia trang điểm để chắc chắn rằng các khách hàng sẽ hài lòng với màn “lột xác” mà thương hiệu của bạn thực hiện. Sau sự kiện, có thể tặng người tham gia mẫu sản phẩm mang về và khuyến khích họ chia sẻ mẫu thửa với bạn bè, gia đình.

3. Tặng sản phẩm – Giveaways

Đây là chiêu thức marketing được rất nhiều cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm áp dụng trên cả 2 “chiến trường” online & offline. Nó thường được dùng để quảng bá cho sản phẩm mỹ phẩm mới hoặc trong những dịp lễ mua sắm lớn. Việc gửi cho các khách sản phẩm miễn phí có thể được thực hiện thông qua các hình thức như: bốc thăm trúng thưởng, mini game trên mạng xã hội,… Hãy đề nghị khách hàng thực hiện một số hành động nhất định ví dụ như: like fanpage, share bài viết, cung cấp thông tin email,… để nhận được sản phẩm miễn phí.

4. Tổ chức cuộc thi trang điểm

NYX – công ty mỹ phẩm thuộc sở hữu của L’Oreal NYX đã tổ chức một cuộc thi mang tên “The Face Awards”. Đây là cuộc thi trang điểm trực tuyến dành cho tất cả những ai yêu thích làm đẹp, nơi mọi người có thể tham gia bằng cách tạo video make up của mình. Những người vào chung kết và dành chiến thắng chung cuộc được quyết định bởi khán giả, người dùng mạng xã hội. Không chỉ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu, thông qua cuộc thi này, NYX còn tạo ra một số lượng người theo dõi đông đảo trong một vài năm trở lại đây.

Bạn cũng có thể nghĩ đến điều tương tự để giúp thương hiệu mỹ phẩm của mình nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

5. Influencer Marketing

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với ngành mỹ phẩm. Bạn không cần phải chọn những gương mặt quá nổi tiếng, yếu tố then chốt để thành công là hãy hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng nhỏ hoặc siêu nhỏ  (có khoảng 10,000- 50,000 người theo dõi trên Facebook hoặc Instagram) để mọi thứ trông đáng tin cậy hơn. Lưu ý cần chọn những người đang hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm như beauty blogger, chuyên gia trang điểm,…

Để lựa chọn được Influencer phù hợp, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Hé lộ bức màn bí mật về chiến thuật marketing hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ

Hy vọng 5 ý tưởng trên đây sẽ “kích thích” được óc tư duy và giúp bạn khai phá ra những chiến lược marketing sáng tạo cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar