Tag: nội dung tiếp thị

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 Sai lầm trong tiếp thị nội dung mà bạn dễ mắc phải

Xây dựng nội dung tốt chính là khoản đầu tư hiệu quả nhất mà một công ty có thể thực hiện. Nội dung hay không chỉ mang lại lượng truy cập ổn định mà còn giúp doanh nghiệp có thêm được nhiều khách hàng tiềm năng. Một khảo sát trên Content Marketing Institute cho thấy có đến 92% các marketer xem nội dung là tài sản kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tiếp thị nội dung là một thị trường cạnh tranh và rất nhiều thách thức cho các nhà marketer, buộc họ phải không được để xảy ra các sai lầm để đạt được kết quả tốt nhất. Sau đây là 5 sai lầm trong tiếp thị nội dung mà bạn dễ mắc phải và cách phòng tránh chúng.

1. Không tạo nội dung có thể sử dụng lại

Tạo ra các nội dung tiếp cận một lần không phải là ý tưởng hay khi sáng tạo và tiếp thị nội dung. Có một số nội dung chất lượng đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực, vì vậy thật phí phạm khi chúng chỉ được sử dụng một lần. Các Marketer có thể nghĩ cách tối đa hóa hiệu quả bằng cách tạo ra các nội dung có thể đăng lại trên các kênh truyền khác nhau ở những thời điểm khác nhau.

Ví dụ: Các Marketer có thể tái sử dụng một bài đăng trên blog thành một hình thức khác trực quan hơn như infographic hoặc video. Nội dung chính đã có, vấn đề của bạn chỉ là làm lại theo một cách khách và đưa lên một phương tiện khác

2. Không tạo nội dung cho các kênh còn lại trong quá trình mua hàng bên cạnh bước truyền thông

Có rất nhiều giai đoạn trong quy trình mua hàng của người dùng. Nhưng các Marketer đa số lại tập trung quá nhiều vào việc sản xuất và tiếp thị nội dung truyền thông mà bỏ qua các giai đoạn khác. Ví dụ như việc đa số các marketer tập trung nội dung vào giai đoạn nhận thức mà bỏ lỡ việc nuôi dưỡng người mua trong giai đoạn mua hàng. Bạn có thể xem thêm bài viết Làm sao xây dựng content thu hút cho từng giai đoạn mua hàng? của Levica để xem cách tạo nội dung cho tất cả các giai đoạn trong quá trình mua hàng nhé.

3. Không chú ý đến các nội dung đến từ khách hàng

Nội dung do người dùng tạo ra bao gồm tất cả mọi thứ từ hình ảnh, video cho đến đánh giá hoặc các bài viết trên blog. Theo một nghiên cứu từ Reevoo, 70% mọi người tin tưởng hơn vào các hình ảnh đến từ những người dùng như mình, thay vì hình ảnh được thương hiệu tạo ra. Các nhà chỉ tập trung tiếp thị nội dung mà mình sản xuất và thường bỏ qua nội dung do người dùng tạo ra giống như đang bỏ lỡ một cơ hội lớn để tạo niềm tin đến người tiêu dùng. Còn chưa kể đến, việc sử các nội dung này giúp các marketer tiết kiệm thời gian và nguồn lực của mình

Bạn có thể bắt đầu kết hợp nội dung do người dùng tạo bằng các tìm hiểu điều gì sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng để tham gia tạo nội dung với công ty của mình. Hãy sử dụng các kênh truyền thông như Facebook và Instagram để thực hiện chiến dịch nội dung do người dung tạo

4. Chỉ tập trung sản quảng bá nội dung mà không đầu tư vào sản xuất nội dung chất lượng

Các nhà quảng cáo hiện nay luôn chỉ quan tâm đến làm thế nào để nội dung của mình chạm đến nhiều người nhất nhưng lại không tập trung vào sản xuất nội dung thật thu hút người đọc. Đặc biệt, trong thời đại mà mọi nội dung đều có sẵn trên Internet, thay vì sản xuất nội dung mới, các nhà quảng cáo đã lựa chọn “xào nấu” lại các nội dung cũ, hoặc tệ hơn là lấy nội dung của người khác. Có rất nhiều cách để sản xuất nội dung hay, hấp dẫn người dùng như:

  • Thay đổi cách đăng nội dung, sử dụng các hình thức trực quan hơn như hình ảnh, video, infographic
  • Tìm kiếm các nội dung mới lạ ở nước ngoài và biên dịch lại
  • Đưa ra các báo cáo bằng cách phân tích và tổng hợp nhiều nguồn thông tin
  • Tạo nội dung từ các phản hồi của khách hàng

5. Không theo dõi lại hiệu suất của các nội dung đã xuất bản

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các marketer thường mắc phải đó là không dành thời gian để xem xét hiệu suất của nội dung mà họ nỗ lực tạo ra. Việc theo dõi hiệu suất của nội dung giúp các marketers biết được nội dung nào đang hoạt động tốt, nội dung nào không. Đối với nội dung tốt, họ có thể tái sử dụng lại chúng hoặc tập trung hơn vào một chiến dịch đó. Còn với nội dung không hoạt động tốt, các marketer có thể rút được kinh nghiệm và tập trung vào các nội dung khác. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên theo dõi nội dung ít nhất hằng tháng để lên các chiến dịch hiệu quả hơn vào lần sau. Các dữ liệu mà bạn có thể theo dõi từ nội dung của mình như số lượt xem trang, số chia sẻ lên các mạng xã hội, thời gian khách hàng ở trên trang để xem các nội dung đó. Các thông số này có thể được xem bằng cách sử dụng Google Analytic cho website của bạn.

Nếu bạn có một kế hoạch cẩn thận từ lúc lên kế hoạch tạo nội dung bao trùm toàn bộ kênh bán hàng cho đến khi quảng bá chúng trên các kênh truyền thông khác, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được một số thành công nhất định cho thị trường tiếp thị nội dung đầy khắc nghiệt này. Đừng quên theo dõi Levica để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về Content Marketing nhé!

(Dịch và trích lược nội dung từ Social Media Today)

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

World Cup 2018 – Cách tạo ra nội dung Marketing hiệu quả từ bóng đá

Tại Việt Nam, Bóng đá là môn “Thể thao vua”, thu hút sự quan tâm với số lượng người hâm mộ nhiều nhất so với các môn thể thao khác. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, các thảo luận về bóng đá ngày càng tạo ra nhiều tương tác hơn bao giờ hết và “Bóng đá” cũng trở thành một Brand communication platform lớn trên mạng xã hội cho nhiều thương hiệu cùng khai thác.

Năm nay, với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới – World Cup,  thời điểm tháng 6&7 chính là Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.

Đối với các mùa cao điểm theo mối quan tâm khác, biến động lượng thảo luận trên mạng xã hội (Buzztrend) sẽ có xu hướng tăng liên lục, sau đó giảm dần trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, với mùa cao điểm Bóng đá, biến động thảo luận sẽ thay đổi liên tục trên từng trận đấu. Mỗi trận đấu sẽ là một sự kiện/ sự kiện nóng để góp phần tạo nên Buzztrend cho cả mùa cao điểm Bóng đá. Vì thế, khi nghiên cứu mùa cao điểm của Bóng đá, cần thiết phải hiểu về Bối cảnh và Insight của người tiêu dùng ở từng trận đấu riêng lẻ.

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Dữ liệu được thu thập từ 30 trận đấu trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1) mùa giải 2017/2018 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 4/2018. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng kết quả này để thực hiện các hoạt động Marketing mùa World Cup sắp tới

 1. Cơ hội áp dụng Bóng đá trong cho hoạt động Marketing của các thương hiệu

Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là những người quan tâm nhiều nhất đến “Bóng đá”.

Nếu đây chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu của bạn, thì Bóng đá sẽ là một platform đáng cân nhắc. Hơn thế nữa, World Cup cùng với mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” trong năm nay dự báo sẽ kéo dài khoảng 1.5-2 tháng – là khoảng thời gian đủ dài để thương hiệu muốn xây dựng một câu chuyện hay có đủ thời gian để thay đổi một nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng đã có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong 1 thời gian ngắn. Từ đó, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh

Marketing mùa world cup - demographic

 

Hơn 73,7% lượng thảo luận của người dùng tập trung vào các Trang cộng đồng và nhóm (Facebook group) liên quan đến bóng đá nhiều hơn so với chỉ 26,3% lượng thảo luận do người dùng tự tạo ra trên trang cá nhân.

Bên cạnh các Page riêng của người hâm mộ các CLB, các cộng đồng về bóng đá trên mạng xã hội có thể kể đến hiện nay như: Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng đá, Trên đường Pitch, Thức khuya xem bóng đá, kenhthethao.vn.

Vì thế, nếu thương hiệu muốn thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup lần này, ngoài việc tận dụng được loại nội dung phù hợp và thời điểm chính xác, các thương hiệu có thể tận dụng việc liên kết hoặc hợp tác với các Cộng đồng về bóng đá lớn và các Fanpage của các CLB nổi tiếng tại Việt Nam để tạo ra nội dung hoặc kết hợp tổ chức cái MinigameEvent liên quan.

Marketing mùa World cup - source

 

2. Làm cách nào để kết nối với nhóm người xem mục tiêu của Bóng đá vào đúng thời điểm với đúng loại nội dung thảo luận?

A. Những trận đấu đặc biệt tạo lượng thảo luận đột biến

Trung bình, mỗi trận đấu tạo ra trung bình 15,500 lượng thảo luận (buzz volume).

Đặc biệt, những trận đấu lớn có thể tạo ra hơn 135,000 thảo luận. Những trận đấu lớn hoàn toàn có khả năng  trở thành một sự kiện nóng (Hot topic) hoặc thâm chí một Fad topic.

Vì thế, điều cần thiết là thương hiệu có thể Dự đoán trước các trận bóng có khả năng trở thành Sự kiện nóng để có kế hoạch tiếp cận và tận dụng phù hợp. Theo quan sát của Buzzmetrics trong giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1), những trận đấu có lượng thảo luận lớn thường có các đặc điểm:

  • Đội bóng tham dự vào trận đấu đó có lượng người hâm mộ và danh tiếng lớn
  • Có sự tham gia của các cầu thủ nổi tiếng
  • 2 đội bóng có bề dày lịch sử tại giải đấu hoặc đã vô địch những mùa giải trước đó
  • Tính chất quan trọng của trận đấu, kết quả trận đấu có ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện của giải đấu

Dĩ nhiên, không chỉ riêng các trận đấu  lớn, các thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các trận đấu để tận dụng được hết lợi ích và có được sự gắn kết tối đa trong suốt mùa Bóng đá.

B. Lựa chọn đúng thời điểm

Trung bình, các thảo luận được bắt đầu từ 3-5 ngày trước khi trận đấu diễn ra và kéo dài từ 7-8 ngày sau khi trận đấu kết thúc.

Tổng lượng thảo luận cao nhất trong khoảng thời gian Trước trận đấu 1 ngày đến Sau trận đấu 3 ngày. Đây là khoảng thời gian vàng, tập trung hơn 70% lượng thảo luận của người tiêu dùng.

 

Cụ thể hơn, thời điểm sau trận đấu, thảo luận tăng mạnh trong thời gian từ 7 – 9 tiếng tiếp theo. (Tương ứng với các trận đấu bóng đá có thời gian bắt đầu vào lúc 1h45 sáng hoặc 2h45 sáng) 

Thông thường, đối với các Sự kiện nóng, khoảng thời gian diễn ra sự kiện sẽ là lúc lượng thảo luận lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với các trận đấu bóng đá, thời điểm sau trận đấu mới là khoảng thời gian vàng cho các thương hiệu tận dụng. Theo thống kê của Buzzmetrics, thảo luận ở thời điểm sau trận đấu có tổng lượng thảo luận trung bình lớn gấp đôi so với thời điểm trước trận đấu và trong trận đấu.

C. Chọn đúng loại nội dung mà người dùng quan tâm 

  • Trước trận đấu:

Vào thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm thảo luận những loại nội dung như:

  • Đoán chiến thuật, tình huống trong chận đấu
  • Dự đoán tỷ số ( Minigame/Event)
  • Nhận định phong độ cầu thủ

Các thương hiệu có thể sử dụng các loại nội dung để gây chú ý, tạo thảo luận và kết nối sớm với người tiêu dùng.

marketing mùa world cup - trước trận đấu

 

  • Trong trận đấu:

Ngoài ra, mặc dù lượng thảo luận trong thời gian diễn ra trận đấu không cao, nhưng các thương hiệu vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để cùng với người xem Cập nhật diễn biến trận đấu (tỷ số, tình huống trong trận đấu, các pha ghi bàn nổi bật…).

marketing mùa world cup - trong trận đấu

 

  • Sau trận đấu:

Ở thời điểm sau khi trận đấu, lượng thảo luận tăng mạnh. Các loại nội dung thảo luận xoay quanh Các kết quả của trận đấu, những tình huống nổi bật tạo nên tính chất đặc biệt của trận bóng cũng như nhắc đến những cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện trận đấu và ngược lại chính là những cầu thủ với màn trình diễn nhạt nhòa.

marketing mùa world cup - sau trận đấu

 

Nếu mục tiêu của thương hiệu là muốn tăng độ nhận diện, tương tác và độ viral, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng chia sẻ (share) bằng cách cung cấp các loại nội dung như:

  • Bài viết (post) có nội dung có liên quan đến diễn biếnkết quả của các trận đấu vừa diễn ra hoặc là các trận đấu trước đó, hoặc về cầu thủ, quan điểm về cầu thủ hoặc đội bóng trong mùa giải.
  • Video chế hoặc tổng hợp các kết quả của các trận đấu vừa kết thúc hoặc của các mùa giải trước.

Marketing mùa World cup - Nội dung chia sẻ

 

D. Các loại nội dung khác bên cạnh thảo luận về Trận đấu

  • Thảo luận về cầu thủ và đội bóng

Mỗi đội bóng, cầu thủ sẽ có một lượng người hâm mộ và người quan tâm nhất định. Vì thế, ngoài cách thu hút những người hâm mộ bóng đá nói chung, thương hiệu có thể kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng bằng cách thu hút fan của các đội bóng lớn hoặc các cầu thủ nổi tiếng.

  • Về cầu thủ

Chủ đề đánh giá hoặc so sánh các cầu thủ luôn là nội dung thu hút thảo luận của nhiều người hâm mộ. Theo thống kê, 2 cầu thủ được người dùng nhắc đến nhiều trên social media ở thời điểm hiện tại là Cristiano Ronaldo và Leo Messi – hiện tại đang là 2 cầu thủ thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.

Marketing mùa World cup - cầu thủ

 

  • Về đội bóng

Về đội bóng, các loại nội dung được người dùng thảo luận nhiều, đó là:

  • Các kết quả các trận đấu gần nhất của CLB.
  • Đội hình trong mùa giải.
  • Thành tích.

Real Madrid và Barcelona là các đội bóng được nhắc đến nhiều trong mua giải C1 17/18 năm nay. Ngoài ra, JuventusChelsea và Manchester United cũng được nhắc đến.

Các đội bóng được nhắc đến nhiều đa số là những đội bóng nổi tiếng, lượng fan hâm mộ đông và có bề dày lịch sử. Người dùng sẽ quan tâm đến nội dung phân tích đánh giá các đội bóng này. Ngoài ra, nếu đội bóng tạo được bất ngờ hoặc gây thất vọng lớn cũng sẽ tạo được nhiều sự chú ý.

Marketing mùa World cup - ĐỘI BÓNG

3. Tóm lại

Từ cơn sốt U23 và case study của các thương hiệu thành công sau Fad Topic U23, có thể thấy Bóng đá thực sự là một Platform đầy tiềm năng, hoàn toàn đủ khả năng để ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên mạng xã hội.

Mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” sắp đến, để có sự chuẩn bị từ trước và thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup, các thương hiệu cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Hiểu về bóng đá: Nếu thương hiệu chỉ thực hiện các hoạt động chung chung (khuyến mãi, giảm giá, tặng quà…), thiếu sự đồng điệu và gắn kết chặt chẽ với mối quan tâm chung của người tiêu dùng, thì chắc hẳn thương hiệu cũng chỉ tạo được hình ảnh nhạt nhòa, không ấn tượng với người tiêu dùng. Điều này làm thương hiệu rất khó chiếm được Brand-communication platform bóng đá một cách trọn vẹn và thành công. Việc nắm rõ được các thông tin liên quan đến mùa giải, chuẩn bị các kế hoạch cần thiết và dự đoán được đâu là những nội dung/ cầu thủ/ đội bóng/ trận đấu được quan tâm là vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu tránh trường hợp đăng tải những nội dung thảo luận không kém hấp dẫn, kém liên quan tới mối quan tâm chung của người tiêu dùng.
  • Xác định trận đấu đặc biệt: Việc xác định được các yêu tố đặc biệt ở các trận đấu nổi bật sẽ giúp thương hiệu dự đoán trước đâu sẽ là trận cao điểm, thu hút nhiều sự chú ý và xác định được loại nội dung phù hợp nhất cho các trận đấu.
  • Tận dụng đúng thời điểm và nội dung phù hợp: trước, trong và sau trận đấu đều có những thời điểm nhạy cảm cùng với những nội dung được quan tâm khác nhau. Thương hiệu đừng nên bỏ qua thời điểm đầy tiềm năng này để tạo và lựa chọn loại nội dung thảo luận phù hợp.
  • Lựa chọn liên kết với các Cộng đồng bóng đá lớn: việc liên kết với các Cộng đồng về bóng đá lớn trên Social media hoặc với các Fanpage của CLB lớn và nổi tiếng tại Việt Nam cũng là một cách để thương hiệu có thể dễ dàng thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ bóng đá, truyền tải được nội dung cũng như triển khai các hoạt động Minigame/Event của mình một cách hấp dẫn nhất.

Nguồn: Buzzmetric

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

phan tich doi thu canh tranh
Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao để đánh giá nội dung tiếp thị của đối thủ

Làm sao để có nội dung thu hút và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh? Để trả lời được câu hỏi này việc đầu tiên bạn cần làm là biết được đối thủ đang sản xuất nội dung gì, chất lượng ra sao, tần suất như thế nào. Hoàn tất bản phân tích nội dung tiếp thị của đối thủ giúp bạn có 1 bước tiến xa hơn trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Để thực hiện phân tích nội dung đối thủ cạnh tranh, bạn cần thực hiện các bước sau: (hiển nhiên là bạn đã có trong tay 1-3 đối thủ cần phải theo dõi)

  • Tìm kiếm các nguồn nội dung của đối thủ
  • Đánh giá chất lượng và số lượng của nguồn nội dung này
  • Phân loại và phân tích chủ đề của mỗi nội dung

Bước 1:  Kiểm kê nội dung của đối thủ cạnh tranh

Lập danh sách loại nội dung và kênh phân phối nội dung. Nói cách khác, bạn tổng hợp mọi thứ từ các bài viết trên site cho đến video trong và ngoài website của đối thủ. Mỗi một loại content sẽ cho bạn biết cấp độ đầu tư của đối thủ, loại content mà độc giả ưa chuộng và sắp xếp theo chủ đề, từ khóa quan trọng. Các loại content bao gồm:

  • Bài viết blog: Dạng content này sẽ cho bạn biết mức độ thường xuyên, nhóm content và keyword quan trọng đối thủ đang hướng đến.
  • Podcast/audio hay webinar*: Audio tương tự như radio truyền thống nhưng được thưc hiện trực tuyến. Còn webinar là 1 dạng seminar nhưng cũng theo hình thức online. Những nội dung này sẽ cho bạn thông tin chi tiết về 1 chủ đề mà độc giả đối thủ quan tâm
  • Ebook và whitepaper: Đây là những content được viết tổng hợp nhằm thu thập email của khách hàng tiềm năng bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp email khi download ebook hay các ấn bản sách chuyên sâu như whitepaper.
  • Video: Nội dung bằng hình ảnh trực quan có thể cho bạn cái nhìn tổng thể về thương hiệu và văn phong của đối thủ
  • Presentation: Các dạng trình bày như powerpoint trên slideshare cung cấp những thông tin về kiến thức chuyên môn hoặc sản phẩm
  • E-newsletter: Email tiết lộ về dạng content mà đối thủ thấy giá trị nhất để gửi đến cho người dùng hoặc khách hàng tiềm năng.
  • Social network (Facebook hoặc linkedin): Những bài post chia sẻ nội dung trên mạng xã hội sẽ giúp bạn biết được đối thủ đang muốn tăng lượng tương tác với người dùng như thế nào.

Bước 2: Đánh giá chất lượng và số lượng content

Giờ là lúc bạn phân tích sau khi đã kiểm kê nội dung của đối thủ. Việc hiểu được mức độ đầu tư mỗi loại content của đối thủ và người tiêu dùng cảm nhận nó như thế nào rất quan trọng. Hãy liệt kê số lượng kênh truyền thông đối thủ đang tận dụng và mức độ thường xuyên cập nhật trên mỗi kênh. Bạn cũng sẽ cần phải phân tích xu hướng phát triển của tỷ lệ tương tác thông qua lượt share, bình luận để biết các content này hiệu quả như thế nào.

Sau đó, hãy tạo bảng phân tích chất lượng và số lượng content để có bức tranh tổng quan về chiến lược nội dung tiếp thị của đối thủ như bên dưới:

Company Channel Quantity Frequency Quality Quality detail
Competitor A Blog 200 posts 3 posts/week Medium 500 words/post

< 5 comments

20+ share

Competitor A Ebooks 15 ebooks 1 ebook/month Medium 20+ pages
Competitor B Webinars 15 webinars 1 event/month High Deep topics expert speakers
Competitor B Facebook 30 post 1 post/day Low No relevant topic

Bước 3: Gắn nhãn và phân tích nội dung chủ đề

Bước tiếp theo của việc phân tích này là bạn phải đi vào chi tiết hơn – đào sâu mỗi một nội dung của đối thủ. Việc gắn nhãn và phân tích chủ đề của mỗi một content sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗ hổng nội dung tiếp thị của đối thủ hoặc của chính mình khi so sánh nội dung của đối thủ với nội dung của công ty/thương hiệu bạn đang chịu trách nhiệm.

Khi xem xét các nội dung chi tiết, ghi chú tiêu đề nội dung và mô tả, hãy cố gắng “thẩm thấu” càng nhiều nội dung càng tốt. Nếu đối thủ có quá nhiều nội dung, bạn có thể bắt đầu bằng những bài viết trên các kênh phổ biến hoặc những nội dung mới cập nhật. Sau đó hãy gắn nhãn chủ đề cho mỗi nhóm nội dung khác nhau.

Cứ thế bạn sẽ có được 1 cái nhìn tổng quan về chiến lược tiếp thị nội dung của đối thủ.

Hãy làm 1 bảng phân tích nội dung tiếp thị tương tự như vậy cho thương hiệu của bạn.

Sau đó, so sánh nội dung tiếp thị của đối thủ với chính bạn và với nội dung thông tin mà khách hàng, người dùng tiềm năng đang tìm kiếm để nhận ra:

  • Có lỗ hổng nào trong nội dung tiếp thị người tiêu dùng cần nhưng đối thủ chưa cung cấp để bạn có thể lấp vào nội dung đó
  • Có nội dung nào đối thủ đã cung cấp mà bạn chưa có để sản xuất thêm
  • Có nội dung nào đối thủ đã cung cấp nhưng chưa tốt và bạn có thể cải thiện hiệu quả

competitor

Source: contentmarketinginstitute.com

Hoàn tất bản phân tích nội dung tiếp thị là bước quan trọng trong việc tạo ra nội dung khác biệt nhưng chưa đủ. Cũng giống như bạn, đối thủ của bạn sẽ thường xuyên cập nhật nội dung, học hỏi kinh nghiệm viết nội dung trong quá khứ và tối ưu hóa chiến lược của họ. Để đảm bảo nội dung của mình khác biệt, bạn phải xây dựng thói quen tìm kiếm và tận dụng chiến lược nội dung của đối thủ để học hỏi thường xuyên.

Phân tích nội dung tiếp thị có thể tốn nhiều thời gian nhưng là bước quan trọng để tạo ra những nội dung khác biệt và tạo được tiếng vang, viral. Thay vì sản xuất hàng loạt nội dung 1 cách mù quáng, hãy chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu đâu mới thật sự là cơ hội để tạo ra những nguồn thông tin quý giá cho khách hàng.

– Dịch và trích lược nội dung từ contentmarketinginstitute.com –

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar