Tag: nội dung viral

nội dung viral
Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Điều gì làm nên hiệu ứng viral? Tâm lý của sự lan truyền

Internet là một sân chơi khó nếu bạn không biết các quy tắc của nó. Có ai muốn bị chìm trong sự lãng quên không? Levica đoán là không. Hầu hết những người tạo nội dung đều nỗ lực rất nhiều nhưng chỉ một số ít nội dung có thể đạt được mức độ gây sốt và lan truyền, điều mà tất cả chúng ta đều khao khát. Ai lại không muốn bài hát của mình trở thành Gangnam Style hoặc Despacito tiếp theo? Ai lại không muốn meme của mình được hàng trăm trang trên Facebook chia sẻ? Ai lại không muốn trở thành Justin Bieber tiếp theo? Chà… trong trường hợp này, có lẽ không phải ai cũng vậy. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự thật rằng anh ấy là một ngôi sao lớn và anh ấy bắt đầu sự nghiệp của mình với YouTube và độ nổi tiếng của anh ấy đã tăng vọt khi số lượt xem video tăng vọt.

Ngày nay, mọi người trên internet đều muốn nội dung của họ trở nên lan truyền. Nhưng nó có nghĩa gì? Quan trọng hơn, là LÀM THẾ NÀO để bạn khiến điều gì đó lan truyền? Đó không phải là ma thuật. Nếu các chuyên gia về tính lan truyền được tin tưởng, thì có một phương pháp dẫn đến sự điên rồ đó, mà Levica gọi là khoa học về tính lan truyền.

Các chuyên gia về sự lan truyền nói gì?

Khoa học về tính lan truyền đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng các sản phẩm có tính lan truyền. Không chỉ một hoặc hai, mà là nhiều. Vì vậy, nếu bạn muốn biết những “bí mật” này, thì hãy đọc tiếp.

Kevin Allocca

nguồn: theconference.se

Kevin Allocca, Giám đốc Văn hóa và Xu hướng của YouTube tại Google, có những hiểu biết sâu sắc về điều khiến video lan truyền. Theo Allocca, mặc dù tỷ lệ video có tính lan truyền hoặc đạt hơn một triệu lượt xem là không nhiều, nhưng những video đó có 3 điểm chung: người tạo vị giác, có cộng đồng tham gia và / hoặc tạo được sự bất ngờ. Người tạo vị giác là những người có tầm ảnh hưởng, họ giới thiệu những điều thú vị đến công chúng và giúp đẩy điều thú vị đó lên một tầm cao mới. Khi một người tạo vị hoặc một nhóm người tạo vị bắt đầu chia sẻ “hiện tượng” gì đó trên internet, họ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lan truyền và các cộng đồng bắt đầu được hình thành xung quanh “hiện tượng” này. Các cộng đồng này có trách nhiệm truyền bá nội dung đi nhanh hơn và thậm chí là bổ sung thêm cho nội dung đó. Trong một thế giới internet tràn ngập nội dung thì chỉ những sáng tạo độc đáo và bất ngờ mới có thể lan truyền được. Những thứ nổi bật sẽ nhận được sự chú ý cần thiết để tạo lên sự lan truyền.

Emerson Spartz

Nguồn: Youtube

Emerson Spartz, người sáng lập các trang web như MuggleNet, Dose và OMGFacts và là một chuyên gia về tính lan truyền, nói rằng nội dung phải kết nối được với mọi người, thông qua cảm xúc, nỗi nhớ hoặc sự hài hước, để họ chia sẻ với người khác. Những thứ không kết nối với mọi người về mặt cảm xúc sẽ không lan truyền. Việc vêu cầu mọi người tìm hiểu về điều gì đó cũng giúp nhận được rất nhiều lượt chia sẻ.

Theo Spartz, tính lan truyền phụ thuộc vào Hệ số lan truyền (số lượng người nhận được nội dung sẻ) và Thời gian chu kỳ (mất bao lâu để một người chia sẻ nội dung với người khác). Hệ số lan truyền càng cao và thời gian chu kỳ càng ngắn thì độ lan truyền càng nhanh. Thời gian chu kỳ sẽ được rút ngắn khi bạn cho người xem cảm giác là họ sẽ tuyệt vời hơn khi chia sẻ nội dung nào đó trong mặt người khác. Mỗi khi ai chia sẻ điều gì đó trên internet thì điều đó chính là yếu tố luôn đè nặng trong tâm trí anh ta. Tính lan truyền cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ liên quan hoặc mức độ phổ biến của chủ đề nội dung tại thời điểm cụ thể đó.

Spartz cũng lập luận rằng tính độc đáo là không cần thiết đối với tính lan truyền, thay vào đó, quan trọng là tìm ra được những gì có khả năng lan truyền và sau đó lan truyền nó ra các nơi mà nội dung đó chưa hiện hữu. Từ nghiên cứu của mình, ông cho rằng nội dung được trình bài theo dạng danh sách, đoạn văn ngắn, hội thoại ngắn và hình ảnh sẽ là kiểu nội dung tốt nhất nếu bạn có ý định làm cho nội dung đó lan truyền.

Jonah Berger

Nguồn: Fast Company

Nếu bạn lùng sục trên Internet về khoa học lan truyền, bạn sẽ tìm thấy tên của giáo sư marketing Wharton và tác giả của cuốn sách Contagious: Why Things Catch On, Jonah Berger. Anh ấy là người có kinh nghiệm về tính lan truyền và đã nêu 6 lý do chính dẫn đến sự thành công của viral video mà anh ấy viết tắt thành STEPPS.

1. Social Currency (Sự công nhận của xã hội) – Mọi người chia sẻ những nội dung khiến họ trông đẹp hoặc ngầu hơn trong mặt người khác. Rốt cuộc, nói gì đi chăng nữa thì tất cả chúng ta đều quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.

2. Triggers (Kích hoạt) – Kích hoạt là một sự kích thích khiến cho mọi người chia sẻ nội dung. Ví dụ: bạn có thể cảm thấy đói khi chia sẻ video về đồ ăn. Cơn đói chính là nguyên nhân.

3. Emotion (Cảm xúc) – “Khi chúng ta quan tâm, chúng ta chia sẻ”. Mọi người có xu hướng chia sẻ những thứ kích thích cảm xúc. Nội dung có cảm xúc tích cực được chia sẻ nhiều hơn nội dung có cảm xúc tiêu cực.

4. Public (Công khai) – Nếu một cái gì đó đã phổ biến sẵn, rất có thể nó sẽ được chia sẻ thêm. Nếu được tham gia vào điều đó có thể được công khai, thì nó thậm chí mang lại kết quả tốt hơn. Ví dụ: Nếu bạn không chắc cảm nhận của mình về người Thị trưởng như thế nào hoặc hiệu suất làm việc của ông ấy ra sao nhưng có sẵn một ý kiến rất ​​phổ biến về ông ấy thì rất có thể bạn sẽ chia sẻ ý kiến ​​đó. Tất cả chúng ta đều muốn trở thành một phần của cộng đồng và cảm thấy được công nhận.

5. Practical Value (Giá trị thực tế) – Nội dung hữu ích, thiết thực được chia sẻ ngay lập tức. Đó là lý do tại sao các video theo chủ đề “Cách thực hiện” hoạt động rất hiệu quả.

6. Stories (Những câu chuyện) – Mọi người thích những câu chuyện, đặc biệt nếu chúng khơi dậy cảm xúc. Nếu bạn có thể kể một câu chuyện hấp dẫn thông qua nội dung của mình thì mọi người sẽ nhận ra và chia sẻ nó.

Berger cho biết tất cả nội dung lan truyền sẽ có năm đặc điểm chung: Ngạc nhiên, Thú vị, Dữ dội, Tích cực và Có thể hành động. Nội dung có thể chia sẻ nhiều nhất sẽ khơi gợi cảm xúc tích cực mạnh mẽ và đưa ra lời khuyên thiết thực, có thể hành động. Nói về mặt khác của cảm xúc thì sợ hãi cũng là nội dung được chia sẻ nhiều nhất. Mặc dù tức giận và lo lắng cũng có tác dụng nhưng sợ hãi là một cảm xúc dễ chia sẻ hơn.

Matthew Inman

Nguồn: Outside Magazine

Người sáng lập webcomic The Oatmeal, Matthew Inman, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tạo nội dung lan truyền. Theo ông, nội dung dễ hiểu và dễ tiếp thu là yếu tố cơ sở cho sự lan truyền. Hãy sử dụng hình thức trực quan, hữu ích cho người xem, ngắn gọn và hay nhất để có một sản phẩm chiến thắng!

Seth Godin

Nguồn: CreativeLive Blog

Theo tác giả và doanh nhân / nhà tiếp thị người Mỹ Seth Godin, chỉ những ý tưởng “đáng chú ý” mới có thể lan truyền. Chúng có thể đáng chú ý về diện mạo, giá trị, tiếp thị, v.v. nhưng chúng cần phải nổi bật so với những gì đã có trước đó. Thay vì tạo ra các sản phẩm trung bình cho người mua bình thường, thì những người theo Godin đã trở thành chuyên gia phớt lờ các quảng cáo ném vào họ, các công ty nên nhắm mục tiêu vào những người thích đổi mới và những người sớm chấp nhận. Anh ấy gọi họ là Otaku hoặc những người có niềm đam mê điên cuồng với các sản phẩm mà họ yêu thích. Otakus có thể lái xe hàng dặm để có được ly cà phê họ yêu thích hoặc đứng xếp hàng đợi hàng giờ đồng hồ để là người đầu tiên được đặt tay lên chiếc điện thoại yêu thích. Đây là những người không chỉ trở thành khách hàng mà còn trở thành người quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm mà họ thực sự yêu thích. Họ là những người giúp mọi thứ trở nên lan truyền.

Đại học Elon

Trong khi một nghiên cứu của Đại học Elon cho biết không có công thức kỳ diệu nào cho video lan truyền, nhưng những video có tính lan truyền cao nhất lại có một số đặc điểm nhất định như thời lượng ngắn, tiêu đề ngắn, yếu tố bất ngờ, mỉa mai hoặc gây cười và chất lượng âm nhạc.

Upworthy

Upworthy, với tư cách là một công ty và trang web, chuyên về nghệ thuật lan truyền. Công ty này đã cố gắng đạt được cùng một số lượng người theo dõi trong khoảng thời gian chỉ vài tháng mà các đối thủ của họ đã phải mất nhiều năm để gầy dựng. Vì vậy, chúng ta nên nghiên cứu những gì họ đã nghĩ và đã làm để mang lại thành công như vậy. Theo những người làm việc tại Upworthy, đó là cách tạo khung nội dung hoàn hảo giúp mọi người nhấp chuột. Nội dung thực sự có tính lan truyền sẽ có lượt chia sẻ cao trên mỗi lượt xem và lượt nhấp chuột vào xem cao trên mỗi lượt chia sẻ. Nền tảng tốt nhất để chia sẻ nội dung để được lan truyền là Facebook, do đó bất kỳ nội dung nào trên web cũng nên có chức năng chia sẻ lại trên Facebook.

Nếu một người không thể tạo ra nội dung tuyệt vời, người ta sẽ tìm nó và chia sẻ nó. Điều gì tạo nên nội dung tuyệt vời? Nội dung tuyệt vời sẽ có một câu chuyện đầy cảm xúc và một thông điệp ý nghĩa đầy cảm hứng. Người ta thích chuyện người tốt chiến thắng kẻ xấu. Mọi người thích một video được đầu tư chỉnh chu nhưng một câu chuyện hay còn tuyệt vời hơn thế nữa. Mọi người thích sự bất ngờ. Mọi người thích những khoảnh khắc sống động, chân thực. Nói chuyện với khán giả theo cách con người nhất có thể và sau đó đóng khung nội dung bằng dòng tiêu đề có khoảng trống gây tò mò. Bây giờ bạn có hiểu tại sao bạn thấy các tiêu đề như “2 người gặp nhau ở quán bar. Bạn sẽ không tin điều gì xảy ra tiếp theo đâu”? Mặc dù bạn biết thừa những thứ này chỉ là mồi nhấp chuột, nhưng cuối cùng những người sáng tạo ra nó vẫn nhận được hàng nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt chia sẻ và vui vẻ đếm tiền chạy về túi. Nhưng nội dung của bạn không cần phải là sự bịa đặt. Bạn thực sự có thể giúp mọi người tìm hiểu những điều mới mẻ.

Josh Elman

Nguồn: squarespace.com

Josh Elman tin rằng mức độ lan truyền có nhiều loại khác nhau và có các phương pháp lan truyền khác nhau cho các sản phẩm hoặc ý tưởng khác nhau. Mọi sản phẩm không thể được tiếp cận theo cùng một cách. Nếu bạn muốn làm cho mọi thứ trở nên lan truyền, bạn phải biết nó thuộc thể loại nào để thiết kế các tính năng của nó theo cách đó.

1. Tính truyền miệng – Khi sản phẩm của bạn tốt đến mức mọi người tự nói về nó với những người khác và làm cho nó lan truyền. Đối với những sản phẩm như vậy, hãy mô tả các tính năng của sản phẩm.

2. Khuyến khích tính truyền miệng – Tương tự như truyền miệng nhưng bạn “tặng” thêm một chút quà xem như khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè và gia đình. Cách này là đôi bên cùng có lợi. Bạn có được khách hàng mới và khách hàng mới được giảm giá hoặc ưu đãi.

3. Lan truyền sự mô phỏng – Khi bạn sử dụng sản phẩm / dịch vụ nào đó thì bạn sẽ “khoe” nó lên mạng xã hội. Các sản phẩm như Instagram, Pinterest và thậm chí cả Uber đã được hưởng lợi từ điều này.

4. Lan truyền lây nhiễm – Tính lan truyền này hoạt động khi bạn có thêm nhiều người sử dụng sản phẩm, họ có thể xây dựng một cộng đồng người sử dụng sản phẩm đó. Đây cũng là kiểu đôi bên cùng có lợi. Nó tương tự như truyền miệng nhưng ở đây bạn giới thiệu sản phẩm vì lợi ích của bạn. Bạn lan truyền sản phẩm thông qua những lời chào mời. Đó là cách hầu hết các mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn đã sử dụng trong những ngày đầu tiên của họ.

5. Lan truyền bùng phát – Có một số điều thú vị đến mức chúng phải được chia sẻ với người tiếp theo ngay lập tức. Đó là cách họ đạt được mức độ lan truyền cực nhanh. Đó là lý do tại sao các meme trở nên lan truyền, các video về mấy chú mèo dễ thương được lan truyền và đó cũng là cách Pokemon Go được lan truyền.

Feedough phải nói gì

Chúng tôi nghĩ, nghe có vẻ sáo rỗng nhưng nội dung chính là vua. Khi bạn tạo ra nội dung đặc biệt, cả thế giới sẽ chú ý đến nó. Nội dung tuyệt vời tạo được cảm xúc như khán giả mong muốn và khiến họ chia sẻ nội dung đó đến những người khác.

Những gì có tác dụng

1. Cảm xúc tích cực (hài hước, kinh ngạc, ngạc nhiên) – Những cảm xúc tiêu cực như tức giận có tác dụng cực kỳ tốt đối với tính lan truyền nhưng điều gì đó khiến chúng ta bật cười hoặc há hốc mồm kinh ngạc thì cơ hội được chia sẻ thậm chí còn cao hơn.

2. Tính độc đáo hoặc tính kỳ quặc – Để nội dung của bạn nổi bật. Đôi khi, ngay cả nội dung xấu quá mức cũng trở nên lan truyền, nhờ vào mức độ tệ hại của nó.

3. Yếu tố bất ngờ – Gây sốc cho họ, làm họ ngạc nhiên, khiến họ tỉnh ngủ vì có quá nhiều thứ bình thường và nhàm chán trên internet.

4. Xu hướng hiện tại – Các chủ đề hiện tại, đang được thịnh hành sẽ được chia sẻ nhiều hơn nội dung cũ. Mọi người liên tục tìm kiếm các xu hướng mới nhất trên internet. Vì vậy, bạn nên đặt mục tiêu đến những tìm kiếm đó.

5. Hình ảnh trực quan (thật nhiều vào) – Hình ảnh càng trực quan, càng ít chữ càng tốt.

6. Danh sách – Tất nhiên có tác dụng. Tất cả chúng ta đều yêu thích top 10 và top 20. Đếm ngược còn nhiều hơn nữa. Các kênh YouTube như Watchmojo đã xây dựng dựa trên các video kiểu danh sách như thế này.

7. Memes (Chúng ta THÍCH chúng) – Memes lan truyền như cháy rừng vậy. Vâng, có quá nhiều menes trên internet nhưng quan trọng là hàng tháng, sẽ có một xu hướng meme mới, nó mới hơi, kỳ quặc hơn và sẽ được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội. Với rất nhiều blog, trang và nhóm chia sẻ chúng, bạn có thể có nhiều chu kỳ nội dung được lan truyền và khả năng tiếp cận rất hiệu quả với nhiều người hơn bao giờ hết.

Những gì KHÔNG có tác dụng

1. Đoạn văn dài – Hầu hết chúng ta có khoảng thời gian chú ý như một đứa trẻ 5 tuổi. Chúng ta cần nói thêm không?

2. Không có trái tim – Cảm xúc thúc đẩy sự lan truyền. Làm cho mọi người có cảm hứng, hạnh phúc, ngạc nhiên hoặc thậm chí tức giận nhưng không mang nó được vào nội dung thì không ai quan tâm đâu. Nếu khán giả của bạn thốt lên “có vậy thôi sao!” Đó là dấu hiệu không vui rồi.

3. Nội dung gây mê – Hãy giúp mọi người giải trí. Càng có nhiều niềm vui, họ sẽ chia sẻ càng nhiều.

4. Tự quảng cáo bất tận – Trừ khi bạn là Kardashian, hãy kiềm chế việc tự quảng cáo quá mức. Mọi người thích khi nội dung của bạn giải quyết được các vấn đề của họ.

5. Phức tạp – Hãy cứ đơn giản và ngớ ngẩn! Nội dung được chia sẻ nhiều nhất nên dễ hiểu, ngay cả khi đang di chuyển người xem có thể hiểu mà không tốn quá nhiều chất xám. Tất nhiên, đôi khi, nội dung phức tạp cũng có thể khiến nó lan truyền nếu bạn có thể tạo ra đủ sự kinh ngạc. Trong những trường hợp như vậy, mặc dù chủ đề có thể phức tạp nhưng cách diễn đạt thông tin của bạn thì không nên phức tạp.

Đối với một nhà tiếp thị sản phẩm, thách thức chính là có được nhiều người sử dụng sản phẩm hơn. Việc khách lựa bất kỳ sản phẩm nào phụ thuộc vào mức độ hiệu quả mà sản phẩm đó giải quyết được vấn đề cho khách. Trong trường hợp nội dung trực tuyến thì vấn đề đó chính là việc làm cách nào khiến người chia sẻ trở nên nổi bật so với người khác. Mục tiêu của bạn với tư cách là nhà tiếp thị hoặc người tạo nội dung phải là phát triển được nội dung có khả năng làm được điều đó và khiến nội dung của bạn trở nên nổi bật trên mạng. Một vấn đề khác mà các nhà tiếp thị luôn phải suy nghĩ là sự phát triển, thay đổi liên tục của những gì tác động lên tính lan truyền và những gì không. Các nhà viralog liên tục chỉ ra điều kiện khiến nội dung trở nên nổi tiếng và lan truyền, nhưng rất ít người có thể làm được như vậy. Mọi người luôn cố gắng áp dụng các phương pháp hay nhất về tính lan truyền nhưng cuối cùng lại thu được kết quả không như ý. Đó là vì khi tất cả mọi người đều áp dụng các quy tắc giống nhau, mà khi xài những chiêu giống nhau rồi thì sự độc đáo và ngạc nhiên sẽ biến mất. Như Levica đã đề cập ở đầu bài, không có công thức kỳ diệu nào để làm cho một thứ gì đó trở nên lan truyền. Hành vi và cảm xúc của con người rất khó hiểu. Miễn là nội dung của bạn có thể khiến bạn thực sự kết nối với người khác, bất kể điều đó xảy ra như thế nào, bạn sẽ có cơ hội làm cho nó lan truyền.

Hãy tiếp tục và cho Levica biết suy nghĩ của bạn nhé!

Levica bỏ lỡ điều gì không nhỉ? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn về lý do tại sao bạn nghĩ một cái gì đó lại lan truyền trong phần nhận xét bên dưới nhé.

Levica lược dịch từ feedough.com

nội dung viral trên instagram
Content Marketing, Kinh nghiệm marketing

10 lời khuyên giúp đạt Viral trên Instagram dễ dàng (P1)

Hãy nói về cách để được viral trên Instagram! Đúng đấy, Levica biết rằng “thuật toán” Instagram có thể là một điều khó để chinh phục. Nhưng đó là lý do tại sao hôm nay Levica muốn cung cấp cho bạn 10 lời khuyên tốt nhất giúp bạn tiếp cận gần hơn với hàng ngàn người trên Instagram. Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Vòng Viral (Viral Cycle)

Để được Viral có rất nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố lớn nhất là được “đưa lên” (featured) trên trang Khám phá (Explore Page) của Instagram. Vì vậy, nếu bạn vào ứng dụng và nhấp vào vòng lặp (loop) – thì đó là trang Khám phá của Instagram.

Trang Khám phá về cơ bản là một bản tóm tắt tất cả các sở thích của bạn dựa trên các bài đăng có lượt thích của bạn, cộng với các bài đăng được yêu thích từ những người bạn theo dõi. Do đó, nếu bạn yêu thích những chú cún hoặc bạn theo dõi một ai đó cũng yêu chúng, và bạn/họ thường thích những bài viết về cún con thì có khả năng cao sẽ có một số bức ảnh chú cún trên trang Khám phá của bạn đấy.

Đó về cơ bản là nhận thức của Instagram với những gì bạn quan tâm nhất. Và hãy nhớ mục tiêu của Instagram là khiến bạn sử dụng ứng dụng càng lâu càng tốt.

Giờ đây, trang Khám phá đã tiếp cận hàng trăm nghìn người và bạn có thể tưởng tượng khi bạn được “đưa lên” (featured) trên đó, bài đăng của bạn sẽ nhận được nhiều hơn lượng tiếp cận với rất nhiều lượt thích và bình luận cho nó.

Bạn có thể thấy càng nhiều lượt thích có được từ mọi người thì bạn càng xuất hiện nhiều hơn trên trang Khám phá của những người theo dõi này. Những người này cũng thích và bình luận lại bài đăng này. Đó là lý do tại sao Levica gọi đây là chu kỳ Vòng Viral. Nhiều lượt thích và bình luận dẫn đến cơ hội tiếp cận nhiều hơn, dẫn đến nhiều lượt thích và bình luận hơn nữa. Thật tuyệt phải không?

Vậy, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn cách để để được Viral trên Instagram với 10 mẹo đơn giản này!

1. Tìm và tạo nội dung Viral

Trước hết, chúng ta cần thực hiện một số nghiên cứu về những gì khán giả và người dùng Instagram yêu thích và tương tác. Nội dung nào đã được lan truyền và làm thế nào chúng ta có thể sử dụng thông tin này để tái tạo nội dung tương tự hiệu quả cho chúng ta.

Dưới đây là 4 cách bạn có thể tìm kiếm nội dung viral:

a) Khám phá các bảng tin (Feed)

Đi đến bảng tin của riêng bạn và cuộn qua các bài đăng. Điều gì làm cho những bài đăng này đặc biệt hấp dẫn. Đó có phải là hình ảnh tuyệt vời, video, trích dẫn, chú thích hài hước, hoặc một hình ảnh chú cún con dễ thương? Đây có phải là điều gì đó sẽ hiệu quả trong ngành/lĩnh vực bạn? Hãy làm theo nội dung tương tự vậy.

b) Sử dụng Viralfindr.com

Viralfindr.com là một công cụ tuyệt vời để được viral trên Instagram. Bạn chỉ cần sử dụng công cụ để:

#1. Tìm nội dung được đăng tải hay nhất đã có trên Instagram,

#2. Tìm nguồn cảm hứng hoặc

#3. Sử dụng các bài đăng để đăng lại trên tài khoản của chính bạn.

Hãy xem qua công cụ này tại đây: viralfindr.com

c) Phân tích của Instagram (Instagram Analytics)

Hãy xem tài khoản và bài đăng của riêng bạn trong các phân tích Instagram của bạn. Bạn có thể sử dụng các phân tích riêng của Instagram nếu bạn chuyển sang tài khoản doanh nghiệp hoặc bạn có thể sử dụng công cụ như Tailwind để xác định nội dung được lan truyền của riêng bạn. Khi biết được nội dung nào mà người theo dõi của bạn yêu thích nhất, chỉ cần tiếp tục và đăng thêm nội dung tương tự.

d) Nghiên cứu các nền tảng khác

Truy cập các nền tảng Pinterest, Facebook, Buzzfeed, Huffington Post hoặc Google để tìm nội dung mà mọi người đang “phát cuồng” về nó. Mục đích là biết được những gì mọi người thực sự quan tâm ngay bây giờ và mọi người đang nói về. Hãy nhớ chúng ta đang nói về việc tìm kiếm các xu hướng trong các nền tảng này!

nội dung viral trên instagram

 

2. Tăng cường lượng tương tác càng sớm càng tốt sau khi đăng bài (quy tắc 1 giờ)

Thời điểm là một yếu tố quan trọng khác trong cách được viral trên Instagram. Một khi biết những gì bạn muốn đăng, bạn cần suy nghĩ về “KHUNG GIỜ VÀNG” để đăng.

Bây giờ, thời điểm là rất quan trọng vì bạn muốn có nhiều người tương tác trong giờ đầu tiên khi bài đăng được đăng tải. Quy tắc 1 giờ đang được đề cập đến ở đây. Quy tắc này cho rằng Instagram cần xác định xem bài đăng của bạn là tốt hay xấu. Bằng cách chọn một thời điểm nhất định sau khi bài đăng được tải lên để phân tích thành công của nó. Không ai biết chính xác đây là 1 giờ hay 30 phút nhưng điều này không quan trọng.

Vấn đề là, thời gian sau khi bạn đăng nội dung mới là rất quan trọng để “hạ cánh” trên trang Khám phá. Bạn càng nhận được nhiều lượt tương tác (lượt thích và bình luận), bài đăng của bạn sẽ được hiển thị rộng hơn. Điều này giúp bạn tăng cơ hội đạt được điểm bí mật để xuất hiện trên trang Khám phá, và tham gia vào Vòng Viral.

Mẹo hay:

  • Sử dụng các phân tích trên Instagram hoặc các dịch vụ của bên thứ 3 như Tailwind hoặc Iconosquare để xác định khi nào người xem của bạn trực tuyến.
  • Bắt đầu thích và bình luận về những bài đăng của người khác khoảng 10-15 phút trước khi bạn đăng nội dung mới của mình.
  • Khi bài đăng của bạn vừa được đăng tải, hãy tiếp tục thích những bài đăng của người khác và trả lời ngay lập tức các nhận xét về bài đăng mới của bạn.
  • Tạo một Câu chuyện (Story) mới hiển thị một cái nhìn lướt qua về các bài đăng mới của bạn.
  • Quảng cáo bài đăng của bạn trong các nhóm tin nhắn trực tiếp (DM groups) và các nhóm tương tác (Engagement groups) (Xem thêm trong mục 3)

3. Nhóm tương tác và Nhóm tin nhắn trực tiếp

Cho dù bạn có nghe nói về các nhóm tương tác và nhóm tin nhắn trực tiếp hay không thì đó là cách mà rất nhiều chuyên gia Instagram thích dạy về cách được lan truyền trên Instagram. Cá nhân Levica chưa chắc về điều đó, nhưng để được viral phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của bạn đối với tài khoản và thương hiệu của mình. Hãy cùng tìm hiểu liệu chiến lược này có phù hợp với bạn không nhé.

Nhóm tin nhắn trực tiếp (DM) trên Instagram là gì?

Nhóm DM trên Instagram hay đôi khi còn được gọi là Instagram Pods là những nhóm Instagram riêng tư mà bạn có thể tham gia để đáp lại lượt thích và bình luận với các thành viên khác trong nhóm. Ý tưởng là ai đó đăng một bài đăng mới, để lại một bình luận trong nhóm rằng họ có một bài đăng mới và các thành viên trong nhóm sẽ để lại lượt thích và bình luận về bài đăng này để tăng sự tương tác.

Các nhóm DM thường có 10-15 thành viên và bạn có thể tham gia nhiều nhóm khi bạn tìm thấy trên Instagram. Các nhóm sẽ có các quy tắc riêng bạn cần tuân theo, nhưng chiến lược này rất đơn giản. Nếu bạn muốn tham gia nhóm DM, hãy thử nhập vào, ví dụ: #instapod trong chức năng tìm kiếm trên Instagram để tìm một bài đăng có hashtag tương ứng. Sau đó gửi tin nhắn trực tiếp đến người đã đăng và hỏi xem họ có Nhóm DM mở nào bạn có thể tham gia không.

Nhóm tương tác trên Instagram là gì?

Một nhóm tương tác (Engagement Group) trên Instagram về cơ bản là nhóm lớn hơn của nhóm DM. Chúng được tổ chức trên các ứng dụng thứ khác như Telegram (tương tự WhatsApp). So với các nhóm DM có hàng trăm đến hàng ngàn người trong nhóm này và Levica chắc chắn bạn có thể tìm thấy tiềm năng tương tác của nhiều người vào bài đăng của bạn.

Một lợi thế khác của nhóm Tương tác trên Telegram so với nhóm DM là thời gian cụ thể. Bạn và các thành viên khác trong nhóm cam kết một thời gian cụ thể bạn sẽ trực tuyến để tương tác với một bài đăng. Bây giờ bạn biết rằng thời gian là cực kỳ quan trọng với cách được viral trên Instagram.

Vậy so với các nhóm DM nơi bạn không thể bắt buộc mọi người trực tuyến và thích bài đăng của bạn một khi đăng tải vào thời điểm cụ thể, còn trong nhóm Tương tác, bạn cần cam kết trực tuyến vào thời gian cụ thể nào đó.

Các lý do không sử dụng Chiến lược này

Levica nhận thấy một số người dùng từng tham gia một vài Nhóm DM nhưng đã dừng lại vì có rất nhiều công việc để theo dõi và tương tác với các bài đăng. Bạn có thể thích sử dụng Instagram nhưng bạn không bao giờ có thể theo kịp các quy tắc và bài đăng, hay cũng không sẵn lòng để luôn thích và bình luận mọi lúc. Đây chính xác là cách bạn bị kiệt sức, choáng ngợp và nó có thể không phù hợp với bạn.

Một lý do khác đến từ Jenna Kutcher và cô ấy thực sự có một tập podcast siêu thú vị về: Lý do tại sao các nhóm tăng tương tác (pods) trên Instagram có thể không tốt cho bạn.

Những ý chính của cô ấy mà Levica đồng ý là:

  • Bạn liên tục so sánh bài đăng của bản thân với người khác thay vì tập trung vào sự độc đáo của riêng bạn
  • Nó không thực tế
  • Bạn đang theo dõi và nhận được lượt thích bởi đối thủ cạnh tranh thay vì khách hàng lý tưởng của bạn.

Vậy, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo nhanh hơn:

4. Tạo thêm nội dung Video

Instagram chắc chắn đang tập trung nhiều hơn vào Video (tương tự như Facebook sở hữu Instagram). Với việc giới thiệu Instagram Stories, Instagram Live cũng như IGTV, họ đang cạnh tranh trực tiếp với YouTube.

Instagram muốn bạn tạo ra nhiều nội dung video hơn. Do đó sẽ thích nội dung video của bạn hơn nội dung hình ảnh. Điều này cho bạn cơ hội cao hơn để được viral bằng cách sử dụng các bài đăng video.

Mời bạn xem tiếp Phần 2 của bài viết tại đây:

10 lời khuyên giúp đạt Viral trên Instagram dễ dàng (P2)

Levica lược dịch từ whatskatieupto.com

Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

11 cách để tiếp thị nội dung trở nên viral

Làm thế nào để bạn nghĩ ra một nội dung viral?

Nội dung viral là bất kỳ phần nào của phương tiện truyền thông trở nên cực kỳ phổ biến chỉ sau một đêm.

Đó có thể là YouTube video, bài đăng trên Facebook, tweet hoặc gần như bất kỳ nội dung truyền thông xã hội nào được chia sẻ hàng nghìn lần.

Nội dung viral hiệu quả tự động, khi thương hiệu của bạn được tiếp xúc với một đối tượng hoàn toàn mới mà bạn không thể tiếp cận theo một cách tự nhiên.

Bạn có thể nghĩ rằng việc đưa nội dung trở nên viral cũng giống như bạn trúng xổ số, nhưng điều đó hoàn toàn không chính xác. Nếu bạn đang tìm cách tạo tiếng vang cho doanh nghiệp của mình hoặc nếu bạn chỉ muốn 15 phút nổi tiếng, hãy tiếp tục đọc.

Tip: Hãy sử dụng SEMush để nghiên cứu các ý tưởng nội dung SEO đã được tối ưu hóa, tạo những nội dung hiệu quả và theo dõi quá trình thực hiện.

Levica đã tổng hợp 11 cách để làm cho tiếp thị nội dung trở nên viral  (và không có cách nào trong số đó liên quan đến việc mua vé số!)

 

1. Lập kế hoạch cho sự thống trị trên công cụ tìm kiếm

Không nghi ngờ gì nữa, các công cụ tìm kiếm cung cấp lưu lượng truy cập lâu dài và bền vững nhất cho các trang web. Vì vậy, để làm cho tiếp thị nội dung trở nên viral, hãy xác định các cụm từ khóa có khả năng lan truyền và cạnh tranh thấp, sau đó tối ưu hóa nội dung của bạn cho những từ này.

Nếu bạn muốn một cách để đơn giản hóa quá trình này thì SEMrush’s Keyword Tool sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Công cụ này sẽ:

  • Khai thác hơn 2 triệu ý tưởng cho từ khóa
  • Cho phép bạn phân loại từ khóa thành các nhóm
  • Chọn ra những từ khóa tốt nhất dựa vào việc bạn có xếp hạng cho các từ khóa đó hay không

2. Mọi người muốn trông có vẻ thông minh (vì vậy hãy để họ cảm thấy điều đó)

Khi mọi người nghĩ về việc chia sẻ nội dung, họ xem xét về khía cạnh xã hội. Nếu nó làm cho họ trông khôn khéo hoặc thông minh, họ càng có nhiều khả năng truyền nó cho bạn bè và những người theo dõi họ.

Vào tháng 2 năm 2012, LinkedIn đã gửi email đến các thành viên được chọn là một phần của 5% hồ sơ được xem nhiều nhất trong năm trước.

Hàng ngàn người đổ về Facebook và Twitter để lan truyền tin vui. Người hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc này là LinkedIn vì nó đã nâng cấp hồ sơ của mình và có thể có hàng ngàn thành viên mới.

3. Đảm bảo nội dung ngắn gọn

Phần lớn nội dung viral là ngắn. Video có xu hướng dao động từ khoảng 30 giây đến một phút. Bất cứ điều gì lâu hơn cũng có thể làm mất sự kiểm soát của bạn.

Tip: Sử dụng các công cụ như InVideo để tạo nên các video chuyên nghiệp và tuyệt đẹp chỉ trong vài phút với các mẫu đã được tạo sẵn.

Đối với các blog cũng vậy. Mọi người sẽ có những khoảng chú ý ngắn, do đó hãy làm cho mọi việc dễ dàng hơn nhờ vào những nội dung “scannable” (dễ đọc lướt) như hình ảnh, điểm chấm hay tiêu đề phụ.

4. Hiểu được tâm lý con người

Có lẽ bạn đã tìm thấy đồ uống hoàn hảo trong kỷ niệm ngày cưới của bạn? Có lẽ bạn muốn chia sẻ một số đặc điểm của sếp mà bạn ghét, và bạn cho rằng hầu hết mọi người đều quan tâm đến điều đó?

Nếu mọi người quan tâm và áp dụng nó vào cuộc sống của họ, họ có nhiều khả năng chia sẻ hơn.

5. Làm cho nó trở nên chân thật

Hầu hết mọi người không tìm kiếm các video hoặc blog có vẻ được sản xuất công phu hoặc cường điệu quá mức. Nó phải mang lại một cảm giác chân thật.

Một hướng dẫn “how to” là một ví dụ điển hình, và những video đằng sau hậu trường của một sự kiện thú vị cũng là một ví dụ tuyệt vời.

6. Hướng đến tương tác

Bạn có kiến ​​thức chuyên môn về một chủ đề thú vị?

Mọi người muốn và mong đợi một nội dung mà họ có thể thảo luận, và điều này càng đúng thì nội dung của bạn sẽ càng được chia sẻ nhiều hơn.

Nội dung tương tác ví dụ như câu đố là một cách tuyệt vời để làm điều này.

7. Hãy để độc giả bình luận

Nếu bạn là một blogger, bạn cần một hệ thống phần bình luận tốt, chẳng hạn như Disqus, nếu bạn muốn có cơ hội được trở nên lan truyền hơn.

Nếu bạn nhận được một bình luận tốt hoặc một bình luận gây tranh cãi, hãy trả lời nó. Một cộng đồng những người bình luận sẽ luôn làm tăng cơ hội cho bạn về tính viral.

8. Sử dụng  các danh sách và hình ảnh

Mọi người thích danh sách và hình ảnh.

Nếu bạn viết blog 1 danh sách, cơ hội để nội dung trở nên viral là rất cao. Nếu sau đó bạn làm danh sách đó thành một số hình ảnh sáng tạo, bạn sẽ tăng cơ hội lan truyền hơn nữa.

9. Tạo một tiêu đề hấp dẫn

Với rất nhiều nội dung hiện nay, bạn phải tạo ấn tượng đầu tiên trở nên mạnh mẽ, nếu không bạn sẽ nhường cơ hội này cho người khác.

Làm cho tiêu đề của bạn trở nên hấp dẫn, hướng đến lợi ích và gây tò mò

Để kiểm tra, hãy hỏi;

“Tôi có nên nhấp vào tiêu đề đó không?”

10. Đừng làm cho bất cứ ai cảm thấy ngu ngốc

                                                            Nguồn ảnh: Pixabay

Khi mọi người chia sẻ nội dung, họ thực sự đặt uy tín của mình cho mọi người thấy. Vì vậy, hãy cẩn thận để không phải nhường các nhóm khán giả của bạn cho người khác.

Mặt khác, các nhân vật của công chúng thường là trò chơi công bằng. Chẳng hạn, cuộc tranh cử tổng thống của Donald Trump là một chủ đề gây tranh cãi. Nếu bạn ủng hộ ông ta hay không thì cũng phải có đủ thông tin để hỗ trợ cho cả hai nhóm người xem, và bạn chắc chắn sẽ nhận được phản ứng từ những người ở cả hai phía.

11. Làm cho bài viết trở nên thích hợp

Nếu bạn định đăng lên Facebook, hãy đảm bảo bạn sử dụng đúng ngữ pháp và định dạng để làm cho nội dung của bạn có thể đọc được. Không có gì khó chịu hơn một đoạn văn lớn và dài dòng.

Nếu bạn định Tweet, đừng sử dụng tất cả 140 ký tự. Hãy chắc chắn để lại ít nhất 10 đến 12 khoảng trắng (điều này khuyến khích các tweet lại).

Làm cho tiếp thị nội dung trở nên viral không phải là một môn khoa học chính xác. Nhưng nếu bạn làm theo các hướng dẫn đã được chứng minh này, bạn chắc chắn có thể tăng cơ hội có một blog, Tweet hoặc chia sẻ viral, giúp bạn có được sự tiếp cận mà bạn muốn.

Chúc may mắn!

 

Levica lược dịch từ jeffbullas.com

 

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

INFOGRAPHIC: 5 lý do khiến cho nội dung của bạn không viral

Sản xuất nội dung viral là điều ai cũng mong muốn nhưng không phải người nào cũng làm được. Có rất nhiều sai lầm dẫn đến việc nội dung không thể lan truyền. Việc tìm ra gốc rễ vấn đề sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình hình và khiến nội dung trở nên thu hút hơn. Infographic bên dưới sẽ chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp khiến cho khán giả quay lưng với nội dung của bạn và cách khắc phục tương ứng.

Sau đây là 1 vài nguyên nhân sơ bộ:

  • Thiếu cảm xúc hấp dẫn
  • Không đáng để chia sẻ
  • Không đúng lúc
  • Thiết kế kém
  • Phân phối kém

Hãy xem thông tin chi tiết trong Infographic để biết thêm chi tiết.

 

5 lý do khiến nội dung không viral

 

Nếu vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar