Marketing psychology

Trong Phần 1, chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguyên tắc đối ứng và lý thuyết lỗ hổng thông tin. Ở phần tiếp theo này, Levica sẽ giới thiệu đến bạn 3 nguyên tắc tâm lý marketing phổ biến khác. Hãy cùng xem đó là những nguyên tắc gì nhé!

2.3. Tiếp thị về sự khan hiếm

Các nhà tâm lý học tin rằng những thứ khó có được luôn đáng giá. Theo Shahram Heshmat, chúng ta có thể nghĩ về sự khan hiếm theo một cách tích cực bởi vì nó “định hướng tâm trí một cách tự động và mạnh mẽ trước những nhu cầu chưa được đáp ứng”. Tiếp thị khan hiếm là nơi người tiêu dùng lo sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ những món hàng đang được chào mời, do đó họ mất đi quyền tự do lựa chọn của bản thân.

Một số cách các marketer đã sử dụng ý tưởng này:

  • Giảm giá cho Ngày thứ 6 đen tối (Black Friday sales). Ban đầu, Black Friday là tên được đặt cho thời gian bán hàng diễn ra vào ngày sau Lễ Tạ ơn. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở thành một xu hướng toàn cầu, thu hút các thợ săn hàng giảm giá trên toàn thế giới. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà bán lẻ đã cố gắng tạo ra cảm giác khan hiếm xung quanh các sản phẩm phổ biến được giảm giá cao bằng cách trưng các kệ hàng trống, đặc biệt là trong mùa mua sắm.

  • Sản phẩm có hạn. Bạn đã bao giờ đi săn vé máy bay giá rẻ, và rồi nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn lại 3 vé”? Khi thấy rằng chỉ còn một vài vé, bạn có thể sẽ đưa ra quyết định giao dịch nhanh hơn so với việc hãng bay nói còn 300 vé cùng giá bán.
  • Sử dụng độc quyền. Khi nói đến việc nâng hạng thành viên, các thương hiệu sẽ làm cho sản phẩm của họ mang lại cảm giác cao cấp và độc quyền hơn. Dù đó là quyền ưu tiên dành cho VIP vào một dịch vụ đặc biệt hoặc được thêm các gói tặng kèm độc quyền thì việc cho người dùng cảm giác họ có đặc quyền hơn với một thứ gì đó mà không phải ai cũng có được thì sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ đang sở hữu thứ gì đó khan hiếm, và tạo nên sự đặc biệt cho họ.

2.4. Tiếp thị qua những chứng thực xã hội

Giáo sư tâm lý học và tiếp thị, đồng thời là tác giả của Influence: The Psychology of Persuasion (tạm dịch: Ảnh hưởng: Tâm lý thuyết phục), Robert Cialdini, tin rằng khi con người không chắc chắn điều mình làm và họ hay tìm đến những người xung quanh để được tư vấn về những gì nên làm.

Tiếp thị bằng chứng thực xã hội đã đi một bước xa hơn là việc truyền miệng thông thường. Thay vào đó, đó là sức mạnh thuyết phục từ các chuyên gia, người nổi tiếng và đánh giá của người dùng để tăng niềm tin cho khách hàng tiềm năng vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Và trong thời đại kỹ thuật số phát triển thì sức mạnh của tiếp thị bằng chứng thực xã hội lại càng được khuếch đại và vươn lên một tầm cao mới.

Dưới đây là các loại chứng thực xã hội khác mà bạn có thể thử:

  • Mời chuyên gia. Các chuyên gia đã giành vô số thời gian để hoàn thiện sản phẩm và trở thành người có tiếng nói trong lĩnh vực cụ thể của họ. Và vì vậy, khi họ quảng bá hoặc có tham gia vào một sản phẩm nào đó thì có nhiều khả năng khách hàng tiềm năng sẽ lắng nghe khuyến nghị từ các chuyên gia. Một ví dụ về hình thức này là tổ chức buổi hỏi đáp trực tiếp với các chuyên gia trên trang facebook hoặc nhờ chuyên gia đó viết bài trên blog của bạn.
  • Mời người nổi tiếng chứng thực sản phẩm của bạn. Khi nói đến việc chứng thực sản phẩm hoặc dịch vụ thì những người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng (influencer) sẽ có tác động rất lớn. Một ví dụ về sự chứng thực mà nhiều thương hiệu đã và đang sử dụng là mời những ngôi sao hạng A tham gia chiến dịch, hoặc đơn giản là tặng sản phẩm cho các influencer để họ đánh giá sản phẩm với cộng đồng người theo dõi.
  • Để người dùng của bạn lên tiếng. Thông thường, cách tốt nhất để tiếp thị là nói chuyện trực tiếp với nhau. Cho dù Google được đánh giá 5 sao trên app store đi chăng nữa thì luôn có một sự thật là những người dùng trong tương lai sẽ đọc các bình luận để hiểu về cách vận hành thực tế của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy 91% người thường xuyên hoặc thỉnh thoảng vẫn đọc những đánh giá trực tuyến, và có 84% tin vào những đánh giá trực tuyến cũng như là những lời gợi ý của người dùng khác.

Khi nói đến việc làm nổi bật lên các đánh giá tích cực, nhiều thương hiệu có các trang dành riêng cho việc đánh giá trên website hoặc họ sẽ sử dụng những đánh giá này trong tiếp thị truyền thông xã hội.

Trong ví dụ chứng thực này của Gaurav Saini thông qua Dribbble, chúng ta có thể thấy cách thiết kế sáng sủa kèm lời chứng thực của khách hàng được sử dụng trên website hoặc nền tảng truyền thông xã hội để giúp khách hàng tiềm năng đánh giá xem có nên đầu tư hay không.

  • Chứng nhận. Cho dù đó là một xếp hạng về sức khỏe, xếp hạng trên Trustpilot hay dấu stick xanh nổi tiếng trên Instagram thì việc được công nhận là cách dễ nhất để mang đến sự an tâm cho khách hàng lần đầu tiếp xúc với thương hiệu của bạn.

2.5. Tiếp thị dựa trên nỗi lo mất mát

Hai nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel là Daniel Kahneman và Amos Tversky đã phát hiện phương pháp này trong quá trình nghiên cứu về “Lý thuyết triển vọng” của họ. Nói ngắn hơn, Daniel và Amos thấy rằng mọi người dường như coi trọng việc tránh thua lỗ hơn là tìm cách có được một khoản lời lãi tương đương.

Các nhà tiếp thị sử dụng hình thức Loss Aversion Marketing thường xuyên, bạn hãy thử ngẫm nghĩ về việc tại sao bạn nhận được nhiều email với nội dung cho bạn cảm giác là “còn được bao nhiêu cơ hội để mua” sản phẩm này nữa?

Mặc dù điều này có thể chứng tỏ đây là một chiến lược hiệu quả nhưng trên internet có quá nhiều người dùng cũng bị ngập trong mấy kiểu tiếp thị dạng này nên nếu không được thực hiện đúng cách, nó có thể phản tác dụng.

Chiến lược marketing dựa trên nỗi lo mất mát bao gồm:

Dùng thử miễn phí. Nghiên cứu cho biết rằng chúng ta coi trọng những thứ chúng ta sở hữu nhiều hơn những thứ chúng ta không sở hữu. Và do đó, bằng cách cho khách hàng dùng thử, dù chỉ là tạm thời, thì bạn đang dần cho họ cảm giác mất mát khi không còn được sử dụng tiếp nữa.

Trong quảng cáo này trên trang Squarespace, người dùng được cung cấp một ví dụ rõ ràng về việc xây dựng trang web và sau đó được chào mời cho một trang web miễn phí, với ưu đãi trong thời gian giới hạn.

  • Tạo một nguồn sản phẩm hạn chế. Một cách để lôi kéo khách mua hàng là cho họ về sự khan hiếm của sản phẩm đó. Chiêu thức này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại điện tử, các thương hiệu này thường cho thấy lượng hàng còn lại và thậm chí còn “la lớn hơn” để khách hàng biết nếu chỉ còn vài sản phẩm trong kho.
  • Tặng quà khi mua hàng. Đó có thể là giao hàng miễn phí, mã giảm giá khi khách hàng chi tiêu ở một số tiền nhất định hoặc gói quà miễn phí thì cảm giác mất đi quà tặng miễn phí thường có thể đóng vai trò như là một động lực mạnh mẽ để thuyết phục khách hàng đang lưỡng lự mua hàng.

Để có một chiến lược hoàn hảo, hãy tạo ra những thiết kế bắt mắt để quảng cáo cho đợt khuyến mãi tiếp theo của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội nhé.

Làm thế nào để kết hợp tâm lý học vào chiến lược tiếp thị của bạn

Mặc dù có thể sẽ rất hấp dẫn để thử và sử dụng tất cả các chiến lược tiếp thị được liệt kê ở trên nhưng khi đánh giá liệu bạn có thể áp dụng tâm lý tiếp thị vào chiến lược quảng cáo của mình hay không thì trước tiên bạn nên nghĩ về thương hiệu bạn đang phụ trách để tìm ra cách nào là phù hợp nhất với chiến lược hiện tại và cũng nên dựa vào dữ liệu khách hàng bạn đang có để trả lời cho câu hỏi họ là ai.

Tóm lại, vận dụng tâm lý học vào chiến lược tiếp thị là một cách tuyệt vời để khiến thương hiệu của bạn được nổi bật hơn trong thị trường với nhiều đối thủ cạnh tranh. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định được đâu là cách hấp dẫn nhất để giao tiếp với khách hàng của bạn.

Levica lược dịch từ canva.com

Related Post