Trong thời đại marketing ngày nay, truyền phát video hay hình thức livestream là kênh thông tin đang dần chiếm vị trí then chốt khi kích thích được lượng tương tác cao đối với người dùng. Các nhà tiếp thị, doanh nghiệp ngày nay trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng nhiều thì đang muốn tìm cách tăng lượng người xem livestream lên một mức độ lớn hơn, có thể tiếp cận nhiều người xem và lượng tương tác nhiều nhất. Vậy làm cách nào để đạt được điều này? Hãy cùng Levica tìm hiểu qua một số ý dưới đây nhé, chắc chắn sẽ giúp bạn nắm rõ hơn một số kỹ năng cũng như kiến thức cụ thể để tạo video truyền phát trực tiếp hiệu quả nhất!
Khi bạn đã tạo được nội dung, xác định địa điểm, bạn cần đảm bảo rằng mọi người sẽ bắt đầu xem và tương tác với video, đó chính là mục tiêu chính giúp tăng lượt xem livestream này. Các chuyên gia tiếp thị luôn tìm hiểu và nắm bắt điều này như theo Troy Evans tại Moz: “Hiện tại, chúng tôi biết rằng một chương trình được phát sóng trực tiếp, thường sẽ tạo ra sự gia tăng đáng kể về lượng người xem”. Ví dụ, bắt đầu từ năm 2014, Superbowl đã đạt được mức tăng trưởng 1000% trong phát trực tiếp video so với năm trước. Đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy khán giả đã dần hướng sang theo dõi các video livestream.
Tuy nhiên, việc truyền phát video chỉ là khởi đầu, còn cái mà mọi người cần là các công cụ và phương pháp bổ sung để cải thiện hơn lượng người xem livestream này.
Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả nhất:
1. Thông báo thông tin trước khi phát sóng
Trước khi bắt đầu livestream, bạn nên gửi hoặc đăng thông báo về hoạt động livestream sắp tới trên blog, phương tiện truyền thông xã hội hay các trang khác của bạn. Hãy thông báo cho bạn bè, đối tác của bạn và cả những “người lạ thân quen” khác. Như vậy, bạn có thể phần nào mở rộng quy mô, số lượng người xem nhiều hơn.
Bạn có thể khuyến khích mọi người đăng ký trước cho video livestream của mình như một cách để thu hút khách hàng tiềm năng, chiến lược này cũng có thể khuyến khích mọi người xuất hiện nhiều hơn. Bạn cũng có thể gửi lời nhắc trước khi bạn phát trực tiếp. Hầu hết mọi người đăng ký cho các sự kiện trực tiếp 1-2 tuần trước khi sự kiện bắt đầu, chọn một hashtag cho video của bạn. Điều này sẽ cho phép cả bạn và người xem tham gia vào các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông về video lần này.
2. Viết tiêu đề và mô tả hấp dẫn
Các tiêu đề và mô tả có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến video của bạn. Nó có thể giúp tăng lượng người xem nhưng ngược lại, nếu tiêu đề, mô tả không đủ hấp dẫn, nhiều người sẽ dễ dàng bỏ qua. Trước khi chọn một tiêu đề hay nhất, bạn cần đưa ra các ý tưởng mà bạn có thể nghĩ đến, phù hợp với nội dung livestream, sau đó chọn ra 5 ý tưởng ấn tượng nhất, bắt đầu rút ra những từ hoặc cụm từ mà bạn yêu thích rồi kết hợp lại thành tiêu đề hot nhất.
Bên cạnh đó, có một điểm bạn cần lưu ý, là chỉ có khoảng 50-60 ký tự của tiêu đề của bạn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, điều đó có nghĩa là, bạn cần phải nghĩ ra tiêu đề đặt trọng tâm ở những ký tự đầu tiên, để người xem dễ dàng nhìn thấy hơn. Phần mô tả thì bạn có thể đi vào chi tiết hơn một chút, bao gồm các từ khóa và cụm từ liên quan đến video livestream của bạn.
Mỗi mô tả video nên bao gồm một bản gồm 200-500 từ của nội dung chính. Điều này cho phép các công cụ tìm kiếm mục video và hướng nhiều người xem đến nội dung của bạn chứ không phải chỉ tập trung vào video. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện những điều sau, có thể tạo độ tin cậy hơn nữa, đó là:
– Kêu gọi hành động (chẳng hạn như đăng ký danh sách email)
– Một liên kết đến trang web của bạn
– Liên kết đến các kênh truyền thông xã hội khác của bạn
3. Nội dung “kích thích”
Một trong những cách tốt nhất để tăng lượng người xem livestream đó là tạo sự kích thích, hứng thú trong phần nội dung của bạn. Đó là lý do tại sao các chương trình truyền hình và phim ảnh đều sử dụng các lời nói đánh vào tâm lý khách hàng. Hãy tạo những nội dung thực sự có giá trị, thú vị, như thế mới có cơ hội truyền cảm hứng cao hơn.
4. Phần thưởng cho người xem livestream của bạn
Xét về video livestream thì theo một cách khác để có được lượng người xem nhiều hơn, đó là ngoài việc cung cấp những điều có giá trị đến người xem, bạn cũng nên đặt ra phần thưởng trong mỗi cuộc livestream. Vừa tăng sự hứng thú, vừa tạo ra các đối tượng khách hàng có tương tác ngày càng cao, điều này sẽ được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Ví dụ, một người nổi tiếng xã hội ở Nepal đã đề nghị gọi điện thoại cho một vài người hâm mộ được chọn ngẫu nhiên để nhận xét về video trực tiếp của anh ấy. Cuối cùng, ưu đãi này đã tạo ra hơn 1500 ý kiến. Mỗi phần thưởng sẽ khác nhau, đó có thể là phiếu giảm giá, quà hay phần thưởng có thể mang tính chất xã hội và giá trị từ thông tin quan trọng nào đó. Bởi việc có được phần thông tin có giá trị cũng được xem như một phần thưởng dành cho người xem.
Tóm lại, bí mật và mẹo chia sẻ là một cách tuyệt vời để tạo buzz, thu hút nhiều người là cách tăng lượng xem livestream hơn. Hãy luôn chắc chắn rằng nội dung của bạn có giá trị, kêu gọi hành động, giải quyết vấn đề hoặc tác động đến cảm xúc, vì vậy rất bạn đừng quên điểm này nhé!
5. Kéo dài thời lượng phát sóng trực tiếp của bạn
Thông thường, một lượt xem được tính là khi có ai đó đăng nhập vào livestream và chương trình phát cũng có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngay cả một người xem thoáng qua cũng có thể xem một phần đáng kể của video này. Mặc dù thời lượng cần tăng lên nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo nội dung không được tạo cảm giác dễ chán, hay không có chút thú vị, bởi điều này sẽ khẳng định giá trị của lượng xem video phát trực tiếp. Bạn cần phải trung hòa giữa thời lượng và nội dung không được phát đi phát lại chỉ có một ý. Thường thì, bạn không muốn bỏ qua tất cả nội dung có giá trị của mình trong 15 phút đầu tiên, vì vậy hãy xây dựng nội dung một cách ấn tượng và thời gian hợp lý nhé! Nói chung, bạn phát trực tiếp càng dài, mọi người sẽ càng có nhiều cơ hội tham gia vào video livestream. Bên cạnh đó, nhiều người xem tương đương với việc xuất hiện nhiều bình luận hơn, tham gia nhiều hơn, và gia tăng lưu lượng thành công hơn.
6. Hình thức quảng bá
Có thể nói một cách đơn giản về hình thức này, chính là bạn muốn sử dụng tất cả các kênh mạng xã hội của mình để quảng bá cuộc livestream này. Đẩy mạnh quá trình tìm đến nguồn chính phát video và việc chia sẻ các liên kết, bao gồm cả phần mô tả hấp dẫn, ấn tượng mà bạn đã viết. Và khi bắt đầu phát trực tiếp, bạn có thể kêu gọi ngay hành động tương tác với những câu nói khơi gợi sự hứng thú và mang đến giá trị thực cho người xem.
Với các lời khuyên và chiến lược kể trên, việc đưa mọi thứ của livestream lên mức cao hơn nữa về chất lượng là hoàn toàn có thể. Ví dụ, dịch vụ lưu trữ video chuyên nghiệp OVPs, còn được gọi là Nền tảng cho video trực tuyến, giúp bạn dễ dàng quản lý và thực hiện chiến lược video. Các dịch vụ này sẽ giúp kết hợp các gói công cụ lại với nhau thành một tổng thể toàn diện, điều này bao gồm phát video trực tiếp, lưu trữ video, phân tích, tải lên video, hạn chế bảo mật và truy cập, nhúng, v.v.
Ngoài ra, có sự kết hợp với dụng cụ hỗ trợ như máy ảnh, micro có thể làm cho chương trình livestream đó trở nên chuyên nghiệp hơn hẳn. Góp phần thúc đẩy lượt xem và tương tác nhiều hơn. Nói chung để các video livestream trở nên hiệu quả, nhiều người xem, thì cũng cần phải xây dựng nội dung và đánh giá đối tượng khách hàng để khoanh vùng và quan trọng chính là xây dựng nguồn khán giả đông đảo.
Để tăng lượng người xem livestream của bạn, thì bạn cần phải làm rất nhiều công việc như quảng bá, tạo nội dung tốt, sử dụng SEO để tạo lợi thế của bạn và hơn thế nữa. Mỗi một hành động đều mang mục đích, nội dung cụ thể, livestream cũng vậy thường bao hàm từ nội dung, các hoạt động chủ đạo trong video mà quan trọng chính là tạo ra sức hút lớn từ hoạt động này. Vì thế, để livestream trở nên thành công với hiệu quả cao, lượt xem tăng và tương tác cao thì hãy lưu ngay những kiến thức trên cho mình nhé!
Levica lược dịch từ dacast.com