Năm 2018 được dự đoán là thời điểm đánh dấu sự tăng trưởng thần tốc của ngành thời trang. Do đó, chiến lược tiếp thị nội dung thời trang của bạn cũng cần phải có sự thích ứng kịp thời. Hãy cùng Levica điểm qua những xu hướng fashion content marketing được trông đợi nhất trong năm 2018 nhé!

1. AI (trí tuệ nhân tạo) dẫn đầu xu hướng

Theo thống kê thì năm 2016, đã có 10% Google Engneers ứng dụng AI trong công việc. Trong khi đó, có 25% Facebook Engineers đã và đang sử dụng AI vào năm 2017. Dự đoán 3-5 năm tới, AI sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống phần mềm nào.

Trí tuệ nhân tạo không chỉ được áp dụng rộng rãi cho xe hơi hay các trò chơi điện tử mà còn tràn ngập trong lĩnh vực thời trang. Có thể nói, trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi toàn diện bộ mặt của ngành thời trang, đặc biệt là trong mảng chăm sóc khách hàng.

xu huong thoi trang_01

AI giúp khách hàng hài lòng hơn nhờ khả năng thấu hiểu hành vi hoàn hảo. Bằng cách xem xét lịch sử duyệt web, quá trình mua hàng trước đó, trí tuệ nhân tạo có thể “nhìn thấu tâm can” của người dùng. Qua đó, nó biết chính xác những mảnh ghép nào mà công ty thời trang của bạn vẫn còn thiếu sót.

Dựa vào khối lượng dữ liệu khổng lồ thu thập được từ các sàn giao dịch thương mại điện tử, AI cũng có thể giúp công ty bạn nắm bắt được các xu hướng thời trang đang chuẩn bị bùng nổ trong thời gian sắp tới.

Đồng thời, trí tuệ nhân tạo còn góp phần theo dõi lượng tồn kho của công ty. Từ đó thương hiệu chỉ giữ lại những mẫu trang phục thật sự cần thiết mà không cần phải đau đầu phỏng đoán. Trong dài hạn, điều này sẽ tránh được sự lãng phí không cần thiết và hỗ trợ công ty tối đa hóa doanh thu.

2. Chăm sóc khách hàng qua Social media và chatbot

Vào năm 2016, 87% khách hàng cho rằng nhân viên bán hàng có ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến vẫn còn kém phát triển.

Việc ứng dụng chatbot trong lĩnh vực bán hàng thời trang trực tuyến sẽ giúp khách hàng được trò chuyện, tư vấn ngay lập tức mà không cần phải “mỏi mòn chờ đợi”. Hãy nghĩ về một sự thay thế hoàn hảo cho những nhân viên bán hàng trực tiếp trong tương lai. Thay vì phải đến tận cửa hàng và hỏi người bán xem bạn nên mặc loại quần áo gì, sản phẩm bạn mong muốn có còn trong kho không,… hãy hỏi chatbot và nó sẽ trả lời cho bạn tất cả.

Bên cạnh đó, các công cụ truyền thông xã hội (social media) cũng tiếp tục được sử dụng và phát triển hơn nữa để chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trực tuyến. Các thương hiệu thời trang có thể dùng social media như một công cụ hữu hiệu để cá nhân hóa dịch vụ của mình.

xu huong thoi trang_02

Warby Parker là một ví dụ tuyệt vời trong việc chăm sóc khách hàng thông qua social media. Hãng này đưa ra dịch vụ dùng thử miễn phí mắt kính trong vòng 5 ngày. Sau khi nhận sản phẩm, khách hàng được khuyến khích sử dụng hashtag #HomeTryOn để nhận ý kiến đánh giá từ các nhân viên chăm sóc khách hàng của Warby Parker. Điều này đem đến cùng lúc 2 lợi ích “nhất tiễn song điêu”: Đối với khách hàng, họ cảm thấy dịch vụ được cá nhân hóa. Trong khi đó, công ty lại có cơ hội để upsell.

3. Làm chủ khoảnh khắc mang tính quyết định (Micro moments)

Micro moments là một định nghĩa được “phát minh” bởi Google để chỉ những khoảnh khắc chớp nhoáng, khi người dùng phát sinh nhu cầu muốn thực hiện một hành vi nào đó (mua sắm, đi chơi, tìm kiếm thông tin,…).

xu huong thoi trang_03

Micro moments chính là cơ hội “ngàn năm có một” để các thương hiệu thời trang tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Vào thời điểm này, khách hàng dễ “xúc động” nhất nên khả năng gật đầu đồng ý mua là rất cao.

Để tận dụng được Micro moments hiệu quả, bạn phải nhanh chóng đưa khách hàng đến đúng mục, đúng thông tin mà khách hàng muốn và vào đúng thời điểm họ cần. Thương hiệu nên phân loại nhóm khách hàng thông qua hành vi, thói quen duyệt web và đưa họ đến các chỉ mục phù hợp.

Lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu Insight khách hàng thật tốt trước khi đưa ra các chiến dịch marketing Micro moments cho mình.

Xem thêm bài viết:

Top 6 công cụ thấu hiểu Customer Insight

4. Nội dung mua sắm (shoppable content) lên ngôi

Hãy suy nghĩ về điều này!

Khách hàng lướt qua tạp chí thời trang và trong một khoảnh khắc Micro moments bị “trúng tiếng sét ái tình” với một bộ quần áo siêu hot. Nhưng để có được nó họ phải làm rất nhiều việc như: tìm địa chỉ shop, liên hệ, check thông tin sản phẩm, đặt hàng,… Điều này nghe thật phức tạp. Và nó chính là lý do “ngán đường”, ngăn cản người dùng mua hàng.

Các định dạng nội dung truyền thống không có khả năng “nuông chiều” sự lười biếng này của khách hàng. Shoppable content xuất hiện chính là để tận dụng tối đa khoảnh khắc Micro moments. Nó giúp thỏa mãn nhu cầu mua sắm trực tiếp của người dùng ngay khi thoáng thấy một sản phẩm “vừa mắt”. Bạn thích cái gì? Bạn nhấp vào nó và nó là của bạn!

xu huong thoi trang_04

Các nền tảng như Instagram, Facebook, snapchat đều bổ sung các tùy chọn click-to-buy. Các blog tương tác, ebook cũng đã cho phép người dùng mua hàng trực tiếp trên trang bằng cách click vào hình ảnh sản phẩm hoặc liên kết kèm theo.

Một số thương hiệu thời trang đã sử dụng loại nội dung này và khá thành công. ASOS – một thương hiệu thời trang online – đã khéo léo kết hợp nội dung do người dùng tạo ra với shoppable content. Người dùng có thể gắn thẻ #AsSeenOnMe lên các bức ảnh của mình và nhận được những danh mục gợi ý sản phẩm riêng trên website. Nếu khách hàng thích, có thể bỏ chúng vào giỏ hàng của mình.

5. Đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng ở cả 2 kênh Online & Offline

Có một sự thật là ngay cả khi đang check-in tại cửa hàng thời trang, khách hàng vẫn sử dụng thiết bị di động để xem các review về sản phẩm và tìm kiếm size, mẫu áo quần phù hợp. Nắm bắt được điều này, nhà bán lẻ thời trang Rebecca Minkoff đã bố trí một màn hình cảm ứng lớn ngay tại cửa hàng. Màn hình này cho phép khách hàng lưu lại các sản phẩm họ thích trong thời gian thử quần áo và sau đó có thể dễ dàng đặt mẫu trang phục này từ thiết bị di động của mình (thông qua trang web thương mại điện tử hoặc gọi điện trực tiếp).

 

Kết quả của việc đồng bộ dữ liệu khách hàng giữa các kênh online, offline đã đem đến cho Rebecca Minkoff một sự đột phá ấn tượng về doanh thu: chỉ trong vòng 5-6 tháng, doanh số bán hàng đã tăng 6-7 lần.

Đón xem tiếp Ngành thời trang: 9 xu hướng content marketing tạo sóng năm 2018 (P2) trên website Levica.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

 

 

Related Post