Phần 1, chúng ta đã cùng điểm qua 5 xu hướng content marketing 2018 siêu hot của ngành thời trang. Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình với những xu hướng còn lại.

6. Các thương hiệu thời trang cao cấp hòa nhập vào kỷ nguyên số

Trong nhiều năm trước đây, một số thương hiệu quần áo cao cấp đã từ chối gia nhập vào Thế giới Thương mại điện tử vì họ tin rằng việc bán các sản phẩm trực tuyến sẽ làm hỏng ý thức về sự độc quyền của mình.

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều thương hiệu đã bắt đầu thay đổi. Năm 2015, tổng doanh số bán online của sản phẩm thời trang cao cấp dành cho nữ trên thế giới chỉ đạt mức 3%. Nhưng trong năm 2018 này, con số này sẽ lên đến 17%, tương đương với mức tăng toàn cầu hơn 8 tỷ Bảng Anh.

7. Thương mại di động (M commerce) tăng trưởng mạnh mẽ

Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng việc mua sắm trên điện thoại di động đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và không có dấu hiệu sẽ dừng lại. Chỉ tính riêng khoảng thời gian từ 2014 đến 2015, doanh thu mua sắm trên điện thoại của Anh đã tăng từ 14,61 tỷ Bảng Anh lên đến 20,09 tỷ Bảng Anh.

Thương mại di động (M commerce) chính là một xu hướng tất yếu hiện nay. Lợi điểm đáng chú ý nhất mà các doanh nghiệp nhận được từ M commerce đó là cho phép định vị địa điểm và định danh người dùng chính xác. Tức là doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin người dùng “chuẩn không cần chỉnh” chỉ trong nháy mắt.

Các nhà digital marketer đã dự đoán rằng năm 2019, doanh số bán hàng qua M commerce tại Anh sẽ tăng lên 38,4 tỷ Bảng Anh, chiếm 43,7% tổng doanh thu Thương mại điện tử tại nước này. Và ngành thời trang chính là tiêu điểm xu hướng M commerce này. Sự tăng trưởng  “như vũ bão” của M commerce sẽ tạo ra một tiềm lực rất lớn giúp nâng cao doanh số bán của mặt hàng thời trang trong tương lai.

8. Thời trang trực tuyến cho nam trên đà phát triển

Từ trước đến nay, thời trang nữ luôn chiếm ưu thế hơn so với thời trang nam. Trong suốt một khoảng thời gian dài đằng đẵng, quần áo dành cho nữ đã thống trị trên toàn bộ thị trường thời trang trực tuyến. Tuy nhiên, theo IMRG, tại Anh, từ 1/2011 đến 12/2014, doanh số bán quần áo cho nam đã tăng 264%, trong khi đó quần áo nữ chỉ tăng 87%. Và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2018 này. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và những app mua sắm thời trang cho nam như hiện nay thì sự tăng trưởng này không có gì đáng ngạc nhiên.

9. Bán lẻ đa kênh (Omni Channel) tiếp tục được các thương hiệu bán lẻ thời trang đầu tư

Omni  Channel được hiểu là hàng loạt các phương thức doanh nghiệp tạo ra để cung cấp một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, bất kể ở kênh hay thiết bị nào đi chăng nữa.

Môi trường công nghệ ngày càng phát triển. Người dùng ngày càng “mê mẩn” với việc online và mua sắm nhiều mặt hàng thời trang trên smartphone. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ không dành thời gian để duyệt web trên desktop, laptop hay máy tính bảng. Theo một nghiên cứu của DigitalsLBi thì năm 2014, người dùng sử dụng trung bình 2,8 thiết bị trong quá trình mua hàng, đến năm 2016, con số này đã tăng lên đến 5 thiết bị.

Do đó, việc đầu tư vào bán hàng đa kênh (Omni Channel) chính là xu hướng cấp thiết của các thương hiệu thời trang bán lẻ hiện nay. Với Omni Channel, khách hàng có thể “nghía qua” sản phẩm trên website và sau đó kết thúc việc mua hàng trên app của điện thoại di động hoặc mạng xã hội. Từ đó, doanh số bán hàng của thương hiệu cũng được nâng cao rõ rệt.

Sau khi biết về 9 xu hướng “gây sóng, tạo gió” trong ngành thời trang năm 2018, bạn có cảm thấy phấn khích không? Nếu đã “ngộ” ra được hướng đi mới cho công ty/shop thời trang của mình thì hãy lên kế hoạch ngay bây giờ để chào đón một năm mới nhiều khởi sắc và thành công.

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết thú vị về digital marketing lần sau!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Related Post