Màu sắc luôn “tiềm ẩn” trong mình những ý nghĩa khác nhau và được xem là linh hồn của mỗi thương hiệu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc có tác động rất lớn đối với tâm lý và hành vi của khách hàng. Do đó, việc lựa chọn màu sắc thương hiệu phù hợp sẽ giúp công ty bạn “ghi điểm” với các khách hàng mục tiêu.

1. Màu sắc tác động đến tâm lý khách hàng như thế nào?

Trước khi quyết định lựa chọn màu sắc phù hợp với ngành kinh doanh của mình, chúng ta cần hiểu được màu sắc ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những poster, hình ảnh quảng bá phù hợp với từng mục tiêu marketing cụ thể.

Màu xanh da trời

Khi nhắc đến màu này, người ta sẽ thường liên tưởng đến khung cảnh bao la của trời và biển. Nó tạo ra cảm giác yên bình, dễ chịu cho người xem. Nếu kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì nên sử dụng màu xanh để làm phông nền chủ đạo cho các chiến dịch marketing vì nó gợi nhắc sự ổn định và tin cậy.

Màu cam

Cam là một màu nóng, tạo cảm giác vui tưởi, cởi mở và ngập tràn sức sống. Theo nghiên cứu thì màu cam nhạt sẽ “hút hồn” được khách hàng tiềm năng ở nhóm dịch vụ/sản phẩm cao cấp ví dụ như: y tế, khách sạn, chăm sóc sắc đẹp v.v…

 Màu vàng

Màu vàng có vẻ hơi chói mắt nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng vì đây là biểu tượng của mặt trời. Sự lạc quan, ấm áp và tích cực là những cảm giác mà màu vàng đem lại cho người xem.

Vàng cũng là màu mà mắt ta dễ dàng nhận ra nhất. Do đó các sản phẩm có màu vàng thường khiến khách hàng chú ý nhiều hơn so với những sản phẩm khác. Nếu muốn đưa ra một chiến dịch giảm giá, khuyến mãi cho sản phẩm thì vàng là màu sắc cực tốt để làm phông nền cho các bảng thông báo sale off.

Màu xanh lá cây

Xanh lá cây thường khiến người ta liên tưởng đến thiên nhiên, sức khỏe và sự tươi mát. Do đó màu xanh lá thường được các nhãn hàng organic sử dụng để thể hiện rõ tiêu chí an toàn, nguồn gốc tự nhiên.

Màu tím

Tím là sự kết hợp của màu đỏ và xanh. Nó giúp kích thích, khơi gợi sự huyền bí và đôi khi có cả tâm linh. Bên cạnh đó, tím cũng là màu sắc “quý’s-tộc”, hoài cổ. Màu này thường được dùng cho những sản phẩm mang tính đột phá, sáng tạo cao vì nó có khả năng tạo nên những “cơn sóng cảm xúc” trong lòng khách hàng.

Màu đỏ

Đây là một màu khá thú vị. Nó giúp kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp tim và tạo nên sự hưng phấn. Phản ứng chung của cơ thể khi tiếp xúc với màu đỏ là trở nên năng nổ và mạnh mẽ hơn. Do đó những quán ăn nhanh như KFC thường sử dụng màu đỏ chủ đạo để kích thích khách hàng ăn nhiều hơn.

Bạn cũng nên biết rằng người châu Âu thường không mấy thích màu đỏ. Tuy nhiên châu Á lại xem đỏ là màu sắc của tinh thần quyết tâm cao độ và sự may mắn, tài lộc.

Màu hồng

Màu hồng đậm là biểu tượng của sự vui nhộn, sôi nổi. Trong khi đó, màu hồng nhạt lại gợi lên cảm giác dễ mến, đáng yêu và lãng mạn. Nếu có một chiến dịch marketing vào ngày 8/3 hoặc 20/10 thì bạn nên chọn màu hồng để thiết kế các hình ảnh quảng cáo. Hiệu quả bán hàng của bạn chắc chắn sẽ tăng cao vì hồng là màu được khá nhiều phụ nữ yêu thích.

Màu trắng

Trắng thể hiện sự sạch sẽ, thuần khiết, giản đơn và trong sáng. Để thu hút người dùng, các ngành hàng dành cho trẻ em hoặc liên quan đến dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe.

Màu đen

Đen được đánh giá là một màu sắc khá táo bạo, thể hiện sự quyền uy và có phần cổ điển. Tương tự như màu tím, nó cũng góp phần tạo nên sự huyền bí. Màu đen có thể được sử dụng để quảng bá hình ảnh cho các sản phẩm cao cấp tuy nhiên cũng cần lưu ý vì nó dễ gây ra cảm giác nặng nề cho người xem.

2. Màu sắc thương hiệu cho từng ngành kinh doanh

Để tạo nên “dấu ấn đẹp đẽ” trong lòng khách hàng, chúng ta cần xây dựng màu sắc phù hợp cho hệ thống nhận diện thương hiệu của mình dựa trên các tác động của màu sắc đối với tâm lý con người.

Dưới đây là một số ví dụ về lựa chọn màu sắc thương hiệu của những tên tuổi nổi tiếng thế giới hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng tham khảo nhé!

Mạng xã hội

Các trang mạng xã hội hiện nay thường dùng màu sắc chủ đạo là xanh da trời, điển hình như Facebook. Ý nghĩa ẩn đằng sau sự lựa chọn này đó là vì các công ty tin rằng màu xanh da trời thể hiện sự hòa nhã, thân thiện và dễ dàng gắn kết với người dùng.

Nước giải khát

Các nhãn hàng đước giải khát thường sử dụng tông màu đỏ làm chủ đạo để thể hiện nguồn năng lượng, sức sống tràn đầy và đam mê mãnh liệt. Logo của Coca Cola là một trong số rất nhiều công ty nước giải khát sử dụng tông màu đỏ.

Thức ăn nhanh

Các công ty, cửa hàng thức ăn nhanh thường dùng màu đỏ và vàng làm màu sắc chính cho logo hoặc thiết kế quán. Lý do rất đơn giản vì 2 màu sắc này kích thích cảm giác thèm ăn và đói bụng cho khách hàng. MC Donals, KFC và Pizzahut là những “minh chứng sống” cho sự lựa chọn này.

Sản phẩm cho bé gái

Màu hồng thường được dùng cho các công ty sản xuất ngành hàng dành cho trẻ em, đặc biệt là bé gái vì nó gợi cảm giác ngây thơ, vui tươi, nhẹ nhàng. Barbie là một thương hiệu búp bê nổi tiếng dành cho bé gái với hình ảnh logo màu hồng.

Doanh nghiệp thân thiện với môi trường

Xanh lá cây là màu sắc được sử dụng phổ biến nhất thường được các công ty này vì nó tạo cảm giác an toàn, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời, màu xanh còn có tác dụng làm dịu, tạo cảm giác tươi mát và đại diện cho sự tăng trưởng của công ty.

Yves Rocher là một công ty chuyên sản xuất mỹ phẩm có xuất xứ tự nhiên. Do đó, hãng đã chọn cho mình logo với màu xanh đặc trưng.

Các gợi ý về lựa chọn màu sắc cho thương hiệu trên đây có thể trở thành định hướng để giúp bạn quảng bá hình ảnh công ty thành công. Tuy nhiên, đừng nên chỉ biết rập khuôn, đi theo lối mòn đã định sẵn.

Xét về mặt bản chất thì các doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu mang tính “sứ mệnh” riêng. Do đó không nhất thiết bạn phải chọn màu sắc thương hiệu giống với những công ty khác trong ngành để nuông chiều theo thị giác khách hàng. Ví dụ các ngành hàng thức ăn nhanh thường chọn màu sắc thương hiệu là vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên nếu bạn muốn quảng bá mình là một doanh nghiệp thân thiện với môi trường thì vẫn có thể chọn màu xanh lá cây để thể hiện cho mục đích đó.

Chúc bạn thành công với những ý tưởng của riêng mình!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.