Nguyên tắc là để một người làm marketing làm tốt công việc của họ thì trước tiên họ cần phải hiểu khách hàng của họ là ai, khách hàng muốn gì và điều gì khiến khách hàng mua hàng. Nếu bạn nghĩ nó hơi giống với tâm lý học, thì đó là vì những chiến lược này được xây dựng trên các lý thuyết tâm lý và thường được gọi là tâm lý học tiếp thị.
Dù người làm marketing chẳng phải là nhà tâm lý học nhưng họ sử dụng một số quan sát dựa trên tâm lý về hành vi con người để có cách truyền thông hiệu quả với khách hàng tiềm năng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi hàng ngày.
Trong bài viết dưới đây, Levica sẽ cùng bạn tìm hiểu về tâm lý học tiếp thị là gì, 5 nguyên tắc tâm lý học tiếp thị thường được sử dụng và cách sử dụng chúng như thế nào nhé.
1. Tâm lý học tiếp thị là gì?
Tâm lý học tiếp thị được định nghĩa một cách “cho dễ hiểu” là “sự kết hợp một loạt các nguyên tắc tâm lý để đưa vào nội dung, marketing và chiến lược bán hàng”. Xa hơn, bạn cũng có thể nghĩ về tâm lý học tiếp thị như một cách để hiểu những thói quen của con người và đánh giá xem điều này liên quan đến quyết định mua hàng của họ như thế nào.
5 nguyên tắc tâm lý học tiếp thị thường được sử dụng:
- Nguyên tắc đối ứng (có đi có lại). Nguyên tắc này dựa trên ý tưởng rằng nếu một thương hiệu làm điều gì đó tốt cho khách hàng thì khách hàng có nhiều khả năng sẽ đáp lại thương hiệu ấy cũng bằng sự ưu ái và sự gắn kết trong tương lai.
- Lý thuyết lỗ hổng thông tin. Lý thuyết này nhận định rằng khi ai đó có lỗ hổng kiến thức về một chủ đề mà họ quan tâm thì họ sẽ hành động để tìm hiểu sâu vào những gì họ muốn biết.
- Lý thuyết khan hiếm. Ý tưởng này cho thấy rằng con người đặt nhiều giá trị hơn vào những thứ mà họ tin là hiếm, và đặt giá trị ít hơn vào những gì dễ dàng có được.
- Lý thuyết về bằng chứng xã hội. Lý thuyết này liên quan đến một thực tế là con người tin tưởng sản phẩm hơn khi họ biết những người khác đã xác minh giá trị của sản phẩm đó.
- Tiếp thị dựa trên nỗi lo mất mát. lý thuyết này chỉ ra rằng hầu hết mọi người muốn tránh sự thua lỗ hơn khi so với việc đạt được lợi nhuận.
2. Giải thích về nguyên tắc tâm lý học tiếp thị
2.1. Nguyên tắc đối ứng (Có đi có lại)
Nói một cách đơn giản, ý tưởng xung quanh Nguyên tắc đối ứng là để nhận được doanh số tốt thì bạn phải làm cho khách hàng hài lòng trước. Các nhà tâm lý học tin rằng con người có nhiều khả năng đáp lại bằng sự ưu ái hoặc tăng mức độ hợp tác nếu ai đó (hoặc trong trường hợp này là một thương hiệu) đã làm điều gì đó tốt cho họ trước.
Vì vậy, bằng cách cung cấp thêm giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại được cho những người đang theo dõi hoặc khách hàng mới thì bạn đã mở ra cánh cửa hướng tới một mối quan hệ mới với họ.
Digital Decluttered là một nền tảng trực tuyến giải thích việc kinh doanh, tiếp thị và sáng tạo nội dung theo cách đơn giản. Tại đây, người sáng lập, Jillian Bowen, đã đưa lại một số lời khuyên của mình lên Instagram mà những người theo dõi cô có thể sử dụng và lưu lại cho các chiến lược nội dung của riêng họ.
Làm thế nào bạn có thể sử dụng Nguyên tắc đối ứng
Trong một thế giới mà nhiều thương hiệu đã đầu tư rất nhiều vào digital marketing thì ở một mức độ nào đó, rất có thể bạn đã sử dụng đến nguyên đối ứng này. Ví dụ như cung cấp nội dung miễn phí trên blog, đăng lên Instagram những câu trích dẫn truyền cảm hứng hoặc gây sự chú ý cho khách hàng thông qua các newsletter hàng tháng, các dịch vụ này cung cấp giá trị cho khách hàng, vượt xa cả những thứ cơ bản mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.
2.2. Lý thuyết lỗ hổng thông tin
Nguồn Ảnh: Glossier, Create và Barrel and French Connection trên Medium
Được phát triển đầu tiên bởi George Loewenstein vào đầu những năm 90, ông tin rằng sự tò mò được sinh ra khi mọi người cảm thấy như có một khoảng cách giữa những gì họ biết và những gì họ muốn biết.
Cách sử dụng Nguyên tắc lỗ hổng Thông tin
Những marketer thường sử dụng Lý thuyết lỗ hổng thông tin này trong tiếp thị truyền thông xã hội và nội dung. Bạn có thể thấy nó thể hiện qua cách mà họ viết tiêu đề dưới dạng câu hỏi. Rất có thể bạn đã thấy các tiêu đề bắt đầu bằng các cụm từ như: “Cách làm …” hoặc “Bí quyết để…” hoặc thậm chí, “Cách tốt nhất để vượt qua…” Những tiêu đề này được sử dụng để khơi gợi trí tò mò của chúng ta và để lấp đầy lỗ hổng kiến thức đó, chúng ta phải nhấp vào tiêu đề để đọc tiếp.
Ghi chú: Đáng ngại là xu hướng này đã đi quá xa và có thể được gọi là mồi nhử cho những cú nhấp chuột, và nhiều nhãn hàng đang cố gắng né các tiêu đề gây thông tin sai lệch, không phù hợp với mục đích bài viết.
Với mạng xã hội, các thương hiệu thường cố gắng hướng người theo dõi về trang chủ của họ để tăng lưu lượng truy cập. Dù các nhãn hàng muốn thu hút người theo dõi hướng mắt về sản phẩm mới nhất hoặc tin tức mới nhất hay không thì bạn sẽ thấy các nhãn hàng này hay sử dụng các điểm nổi bật để bán hàng (selling point) mơ hồ trên Instagram Stories với một câu kêu gọi đại loại như “vuốt lên” (Swipe Up) để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hoặc những ưu đãi độc quyền.
Mời bạn xem phần tiếp theo tại đây:
Định nghĩa tâm lý học tiếp thị và cách sử dụng (P2)
Levica lược dịch từ canva.com