Fresh from the Press

tiếp thị hoài niệm
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

7 tip giúp xây dựng chiến dịch nostalgia marketing thành công

Nostalgia marketing là một xu hướng tiếp thị đang được rất nhiều nhãn hàng yêu thích sử dụng trong thời gian gần đây. Nhưng làm sao để tận dụng được xu hướng này một cách hiệu quả nhất? Sau đây, Levica xin chia sẻ một số bí quyết nhỏ để giúp bạn tạo dựng chiến dịch nostalgia marketing thành công.

Để hiểu thêm nostalgia marketing là gì và nó có vai trò như thế nào trong tiếp thị, bạn có thể đọc thêm bài viết:

Nostalgia marketing – Sức mạnh của hoài niệm trong tiếp thị

1. Biết rõ mục đích của chiến lược tiếp thị

Một chiến lược tiếp thị tốt luôn cần có mục đích xác đáng. Với nostalgia marketing cũng vậy. Nếu muốn sử dụng các ý tưởng hoài cổ một cách hiệu quả, bạn cần tự đặt ra câu hỏi: “Mục đích của chiến dịch nostalgia marketing này là gì? Tại sao nó lại giúp ích cho thương hiệu của tôi? Làm sao để kích hoạt nỗi nhớ, phục vụ cho mục đích đó?”. Sau khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết nên sử dụng nỗi nhớ nào để khiến khán giả chú ý.

Dưới đây là một số lý do để sử dụng nỗi nhớ trong marketing:

  • Hồi sinh một sản phẩm hoặc dịch vụ đã bị ngưng trong quá khứ.
  • Kỷ niệm một mốc thời gian quan trọng hoặc chúc mừng ngày thành lập công ty.
  • Tạo ra cho thương hiệu một hình ảnh mới mẻ để tái định vị bản thân trong lòng khán giả/khách hàng.
  • Làm nổi bật sự thay đổi của công ty. Chẳng hạn như khi hợp tác với một đối tác mới, tập trung vào một mục tiêu kinh doanh mới hoặc quyết định thay đổi tên/logo công ty.

Hãy chắc chắn rằng có một lý do mạnh mẽ và đủ thuyết phục đằng sau chiến dịch nostalgia marketing của bạn trước khi bắt đầu thực hiện các bước tiếp thị!

2. Nghiên cứu kỹ đối tượng mục tiêu

Chìa khóa cho bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào là hiểu được nhu cầu và sở thích của khán giả. Do đó, trước khi bắt đầu thực hiện một chiến lược tiếp thị hoài niệm, bạn cần đảm bảo rằng mình xây dựng hình ảnh và ý tưởng phù hợp với thế hệ khách hàng đang nhắm đến. Hãy nghiên cứu kỹ về độ tuổi, sở thích, tính cách của đối tượng mục tiêu ở cả 2 thời điểm xưa và nay. Một chiến dịch tiếp thị nỗi nhớ thành công cần phải vừa nêu bật được những ký ức tươi đẹp trong quá khứ, vừa phù hợp với thị hiếu của khán giả ở thời điểm hiện tại.

3. Sử dụng âm nhạc làm chất dẫn cảm xúc

tiếp thị hoài niệm

 

Nhiều khảo sát của Spotify (công ty cung cấp âm nhạc kỹ thuật số từ các hãng thu âm như Sony, EMI, Warner Music Group và Universal) đã chỉ ra rằng âm nhạc chính là tác nhân kích hoạt cảm xúc hoài niệm hàng đầu. Mọi người thường sẽ tìm kiếm những bài hát quen thuộc để gợi nhắc về kỷ niệm trong quá khứ.

Tiến sỹ Marisa M. Silveri, Giám đốc Phòng thí nghiệm phát triển thần kinh về chứng nghiện và sức khỏe tinh thần tại bệnh viện McLean cũng đồng ý với nhận định này. Theo Marisa, âm nhạc kích thích cảm xúc mạnh mẽ hơn so với các yếu tố khác như xúc giác, hình ảnh (điều này đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu về khoa học thần kinh). Trong khi đó, ký ức lại có nền tảng từ cảm xúc. Những ký ức gây cảm xúc mạnh sẽ khắc sâu vào tâm trí con người hơn so với ký ức không cảm xúc. Vì vậy, âm nhạc đóng vai trò rất lớn trong việc lưu trữ ký ức của chúng ta.

Để xây dựng chiến dịch nostalgia marketing thành công, phần âm nhạc là vô cùng quan trọng. Thường thì chúng ta có cảm giác hoài niệm nhất khi được nghe lại những bài hát nằm ở giữa hoặc cuối giai đoạn tuổi thiếu niên của mình. Sau 35 tuổi, mọi người sẽ không còn quá nhạy cảm với sự thay đổi nữa, thay vì nghe nhạc “thời đại” thì họ lựa chọn tiếp tục nghe nhạc trong “thời niên thiếu của chính mình”. Do đó, bạn nên đưa vào clip quảng cáo các bài hát quen thuộc, gắn liền với thời niên thiếu của đối tượng mục tiêu để khơi gợi cảm giác hoài niệm trong lòng họ.

4. Lan tỏa nỗi nhớ trên social media

Nếu nỗi nhớ là mồi cho chiến dịch tiếp thị của bạn thì phương tiện truyền thông xã hội chính là cần câu. Social media là một nơi lý tưởng để bạn “gieo rắc” nỗi nhớ. Hoài niệm là một cảm xúc vốn có, ẩn sâu trong mỗi người. Khi được kích hoạt thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng domino vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta không chỉ tận hưởng những ký ức thông qua các hình ảnh hay âm thanh hoài cổ mà còn muốn kết nối với bạn bè, các thành viên trong gia đình để chia sẻ những kỷ niệm. Khi nhắc lại một điều đã xưa cũ, mọi người thường có xu hướng hỏi bạn bè của mình: “Này, bạn có nhớ điều này giống tôi không?”. Và social media chính là môi trường hoàn hảo để người dùng chia sẻ, lan truyền hồi ức theo cách như vậy. 

Bằng cách đưa trải nghiệm quá khứ lên phương tiện truyền thông xã hội, bạn có thể tăng tác động của chiến dịch nostalgia marketing ngay lập tức thông qua các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên giữa người dùng với nhau.

Sử dụng các hashtag như #FBF (Flashback Friday), #ngày_này_năm_xưa, #10yearschallenge là một cách hữu hiệu để các thương hiệu đánh thức ký ức của người dùng trên mạng xã hội.

5. Kết hợp quá khứ và hiện đại

Tuy sự hoài niệm mang lại cảm giác dễ chịu cho chúng ta nhưng không ai thích những thứ đã quá lỗi thời. Vì vậy, đừng tạo ra một chiến dịch chỉ ngập tràn những thứ hoài cổ. Thay vào đó, hãy đảm bảo là bạn biết kết hợp giữa “chuyện xưa tích cũ” với “đời sống hiện đại” để tạo ra một cái gì đó tươi mới hơn trong chiến dịch nostalgia marketing của mình. Sự kết hợp này sẽ giúp đem đến trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn cho khách hàng của bạn.

Ví dụ như trong chiến dịch “Archive Reissue – Logo Remix”, GAP đã khiến mọi người bất ngờ và thích thú khi định nghĩa lại về biểu tượng của mình sau 50 năm. Âm nhạc cũng đóng vai trò rất lớn trong chiến dịch này. Các nghệ sĩ Metro Boomin và SZA đã tạo ra các bản phối mới cho những ca khúc đình đám trong quá khứ như “Hold Me Now” để tạo nên sự hiện đại nhưng vẫn giữ được nét “hoài cổ”.

Ngoài ra, cần lưu ý, dù việc kết hợp giữa hoài cổ và hiện đại là điều tốt nhưng phải đảm bảo rằng bạn có thể làm nổi bật những chi tiết quan trọng thuộc về quá khứ (ví dụ như sử dụng một bài nhạc thập niên 80 chạy xuyên suốt quảng cáo). Hãy nhớ việc khơi gợi cảm giác hoài niệm vẫn là yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho chiến dịch nostalgia marketing.

6. Kết hợp nhiều yếu tố kích thích cảm xúc

tiếp thị hoài cổ

 

Bạn cần vận dụng tối đa các yếu tố kích thích cảm xúc khác nhau để tạo ra sự hoài niệm theo đúng nghĩa. Tất cả các giác quan đều góp phần khơi gợi ký ức cho người xem. Do đó, hãy kể câu chuyện nostalgia thông qua hình ảnh, âm thanh, chuyển động và thậm chí có thể là mùi thơm, hương vị.

7. Nhấn mạnh vào lịch sử thương hiệu

Nếu công ty đã thành lập được một thời gian dài, trải qua nhiều cột mốc đáng nhớ, bạn có thể tận dụng các tài nguyên có sẵn (print ads, quảng cáo truyền hình,… trước đó của công ty) để đưa vào trong chiến dịch tiếp thị nỗi nhớ của mình. Hãy tạo dựng nội dung dựa trên những kỷ niệm đã có giữa thương hiệu với người dùng. Điều này giúp sợi dây gắn kết tình cảm giữa bạn và người tiêu dùng trở nên bền chặt hơn.

Tóm lại, nếu biết chọn đúng “khoảnh khắc lịch sử”, khai thác cảm xúc của đối tượng mục tiêu về ký ức một cách khéo léo, chiến lược marketing đánh vào lòng hoài niệm (nostalgia marketing) sẽ là một bước đi thông minh, tạo ra khác biệt cho thương hiệu.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Levica, bạn đã có thêm cảm hứng để tự thực hiện chiến dịch nostalgia marketing cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

nostalgia marketing
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Nostalgia marketing – Sức mạnh của hoài niệm trong tiếp thị

Bạn có biết giữa “đại dương đỏ” của những quảng cáo hướng về tương lai, công nghệ, vẫn tồn tại một chiến lược marketing “hoài cổ” đánh vào lòng hoài niệm con người? Đó là Nostalgia Marketing.

Vậy nostalgia là gì? Nostalgia marketing có thật sự hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Levica nhé!

1. Nostalgia Marketing là gì?

Nostalgia là gì?

Theo Wikipedia, nostalgia được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1688 bởi chuyên gia y khoa Johannes Hofer người Thụy Sỹ. Cụm từ “Nostalgia” xuất phát từ tiếng Hy Lạp (nostos nghĩa là trở về với bản quán, còn algos là nỗi đau, niềm khao khát).

Nostalgia (hoài niệm) là thuật ngữ đa nghĩa, dùng để chỉ một trạng thái cảm xúc, hoặc một dấu hiệu bệnh tâm lý liên quan đến sự khao khát những gì thuộc về quá khứ. Thường thì nostalgia sẽ gắn liền với sự luyến tiếc ký ức thời thơ ấu, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương,…

Nostalgia marketing là gì?

Nostalgia marketing là chiến lược đánh vào cảm xúc hoài niệm, ký ức thanh xuân đẹp đẽ của mỗi người. Nền tảng của nostalgia marketing được xây dựng dựa trên một insight khá thú vị, đó là: “Càng trưởng thành, con người càng nảy sinh lòng hoài niệm về quá khứ, về tuổi trẻ. Chúng ta thường sẽ cảm thấy tuyệt vời khi được sống lại trong những ký ức của hôm qua.”

Với hình thức tiếp thị này, các marketer sẽ sử dụng những hình ảnh, âm thanh, thậm chí là mùi hương để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ hiện tại. Điều này giúp khơi gợi cho khách hàng cảm giác được trở về quá khứ, khiến họ bị thôi thúc mua hàng.

Đối tượng mục tiêu của nostalgia marketing

Theo các nhà tiếp thị thì chiến dịch nostalgia marketing sẽ cực kỳ hiệu quả đối với millennials, đặc biệt là 8x, 9x đời đầu. Đây là thế hệ có sự cảm nhận sâu sắc về thời thơ ấu giản đơn, ít lệ thuộc vào công nghệ. Đồng thời, millennials cũng trưởng thành và nhận ra sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, khoa học kỹ thuật. Sự biến chuyển nhanh chóng này khiến millennials cảm thấy rất nhớ về thời thơ ấu yên bình đã qua.

Ngoài ra, millennials cũng là đối tượng chiếm số lượng đông đảo và là khách hàng tiềm năng cho rất nhiều sản phẩm/dịch vụ hiện nay. Do đó, chiến lược tiếp thị nỗi nhớ nên tập trung đánh vào millennials để đạt được thành công.

2. Tại sao nostalgia marketing mang lại hiệu quả?

Có hai lý do chính khiến nostalgia marketing trở thành xu hướng tiếp thị hiệu quả, đó là:

Cảm giác hoài niệm khiến tâm trạng chúng ta trở nên tốt hơn và kích thích mua sắm

Nghiên cứu của Đại học Southampton đã phát hiện ra rằng sự hoài niệm có tác động tích cực đến tâm lý con người. Theo các nhà nghiên cứu, hoài niệm có thể chống lại sự cô đơn, buồn chán, lo lắng, căng thẳng và khơi gợi lên những cảm xúc tích cực. 

Trong một thế giới mà hơn 71% người dùng có nhiều khả năng mua một sản phẩm dựa trên cảm nhận của cá nhân thì tiếp thị hoài niệm chính là cơ hội giúp thương hiệu kết nối với khán giả một cách nhanh chóng nhất. 

Trong tiếp thị, nostalgia có thể kích hoạt nhiều cảm xúc mạnh mẽ đối với người xem, từ đó khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn. Theo công bố trên  Journal of Consumer Research (JCR) thì cảm giác hoài niệm sẽ thôi thúc người tiêu dùng muốn chi nhiều tiền hơn cho hàng hóa/dịch vụ. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi thêm 40% ngân sách khi được “kích hoạt nỗi nhớ”. Đây là minh chứng cho sự tác động mạnh mẽ của hoài niệm đến ý thức tiêu dùng của khách hàng. 

Sự hoài niệm là sợi dây gắn kết thương hiệu và người tiêu dùng ngay lập tức

Mặc dù nostalgia marketing không đảm bảo lòng trung thành thương hiệu được duy trì vĩnh viễn nhưng nó tạo ra một liên kết cảm xúc ngay lập tức giữa công ty và người tiêu dùng. Theo một khảo sát của Spotify (công ty cung cấp âm nhạc kỹ thuật số từ các hãng thu âm như Sony, EMI, Warner Music Group và Universal) thì 3/4 số người được hỏi nói rằng họ thường đặt niềm tin nhiều hơn vào các thương hiệu, sản phẩm khiến họ thấy hoài niệm. Cũng trong cuộc khảo sát này, 70% người dùng khẳng định họ sẽ luôn nhớ đến các thương hiệu, sản phẩm gắn liền với giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mình; 60% người dùng thừa nhận sẽ chú ý đến các quảng cáo mang lại cảm giác hoài niệm và nhắc họ nhớ về những kỷ niệm xưa.

Như vậy, có thể khẳng định rằng “tìm về quá khứ” là một hướng đi đúng đắn để các thương hiệu tạo nên sự kết nối chân thành và giàu ý nghĩa đối với khách hàng của mình.

3. Các quảng cáo nostalgia tiêu biểu

Bắt kịp với xu hướng nostalgia, rất nhiều nhãn hàng trên thế giới đã “ngược dòng thời gian”, tìm cách khai thác các hình ảnh, âm thanh, câu chuyện,… gợi nhớ quá khứ để đưa vào chiến dịch marketing hiện đại của mình. 

Dưới đây là một số chiến dịch quảng cáo tiêu biểu:

Motorola Razr

Đầu những năm 2000, khi smartphone vẫn còn chưa ra đời, điện thoại Motorola Razr nắp gập là một trong những cái tên đình đám nhất lúc bấy giờ. Mặc dù sử dụng bàn phím số và màn hình nhỏ nhưng mọi người vẫn yêu quý Motorola Razr vì thiết kế gọn gàng và sự đơn giản, tinh tế. Chỉ trong vòng 4 năm sau khi ra mắt (năm 2004), Motorola Razr đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới với doanh số bán khoảng 130 triệu chiếc.

Năm 2019, Motorola Razr đã chính thức “hồi sinh” dưới một “hình hài hoàn toàn mới” – smartphone với màn hình cảm ứng gập. 

Trong quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới của Motorola, người xem có thể thấy quá trình “lột xác” ngoạn mục của chiếc điện thoại Motorola Razr 2004. Razr phiên bản cũ bay lên khỏi mặt bàn, lao nhanh trong không khí, tự lột bỏ lớp vỏ bọc cũ, để lộ ra một thiết kế mới, hoàn toàn khác biệt và thời tượng với màn hình cảm ứng Android. Với quảng cáo này, Motorola đã nhắc người xem sự hoài niệm về một “huyền thoại” đã qua, đồng thời khơi gợi cho họ sự tò mò, háo hức đối với phiên bản mới của Motorola Razr 2019.

Tesco

Tesco (một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất ở Anh) thường xuyên sử dụng nostalgia trong các chiến dịch quảng cáo Giáng Sinh của mình. 

Năm 2013, Tesco đã mang đến nỗi nhớ nhung, hoài niệm thông qua những thước phim gia đình cũ. Trong video quảng cáo, người xem được chứng kiến sự lớn lên, trưởng thành và già đi theo năm tháng của một gia đình qua các kỳ Giáng sinh. Được sản xuất bởi Wieden + Kennedy, London, đoạn quảng cáo 90s của Tesco là sự kết hợp tuyệt vời giữa nội dung và âm nhạc, giúp đưa khán giả trở lại với ký ức vui vẻ của những kỳ nghỉ lễ đã qua.

Năm 2019, Tesco tiếp tục sử dụng nostalgia marketing (tiếp thị nỗi nhớ) để chúc mừng kỷ niệm 100 năm thành lập công ty. Trong clip quảng cáo, một tài xế của Tesco vô tình cuốn vào dây đèn trang trí đêm Noel và bị đưa về 100 năm trước. Anh ta đã chu du trong suốt một thế kỷ và làm công việc giao hàng trong các mùa lễ Giáng sinh.

Nike

Năm 1973, nữ vận động viên Billie Jean King đã giành chiến thắng trước tay quần vợt nam xếp hạng số 1 Bobby Riggs trong một trận đấu quần vợt mang tên “Trận chiến giới tính” (The Battle of the Sexes). Riggs vốn là người kiêu ngạo và rất tự mãn về danh tiếng cũng như sự giàu có của mình. Ông luôn chỉ trích, coi thường các vận động viên nữ và cho rằng dù đã ở tuổi 55, mình có thể đánh bại bất kỳ nữ động viên nào, kể cả người xuất sắc nhất.

Chiến thắng của Jean King đã chứng minh Riggs hoàn toàn sai lầm. Nó cũng khẳng định rằng đàn ông và phụ nữ có thể cạnh tranh bình đẳng trên sân tennis cũng như trong tất cả các môn thể thao khác. Ở một quy mô lớn hơn, trận chiến lịch sử này là động lực thúc đẩy phong trào nữ quyền tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời điểm đó. 

Trong “Trận chiến giới tính”, King đã mang một đôi giày tennis Adidas màu xanh dương. Năm 2018, để kỷ niệm 45 năm chiến thắng của King, Adidas cho ra mắt dòng sản phẩm giày BJK (viết tắt của Billie Jean King) phiên bản giới hạn với khuôn mặt của tay vợt nữ huyền thoại.

Khi giới thiệu dòng sản phẩm mới này, Adidas đã tung ra một loạt các quảng cáo ngắn gợi nhắc về sự kiện năm 1973 và một đống giày được sơn màu xanh của Billie Jean King. Thông qua các clip ngắn của mình, Adidas không chỉ khiến khán giả nhớ về một trận đấu nữ quyền kinh điển trong lịch sử mà còn truyền cảm hứng để mọi người tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng giới.

Với thông điệp “Billie Jean King your shoes”, Adidas khuyến khích mỗi người hâm mộ tự làm một phiên bản giày Billie Jean King riêng bằng cách sơn xanh đôi giày của chính mình – bao gồm cả giày của thương hiệu khác.

Kết quả, chiến dịch tổng thể đã giúp Addidas tăng 20% doanh số bán giày tennis. Và khi chiến dịch kết thúc, những đôi giày BJK phiên bản giới hạn được bán đấu giá trên eBay với số tiền lên đến 1.000 USD.

Sony

Năm 2013, Sony đã thực hiện hàng loạt video tôn vinh các game thủ từ trước đến nay. Đây một ví dụ tuyệt vời về cách bạn có thể kết hợp nỗi nhớ với định vị thương hiệu. Trong các video này, Sony gợi nhắc về những kỷ niệm đẹp mà hãng đã cùng khách hàng tạo ra trong quá khứ, đồng thời thuyết phục người xem rằng những ký ức tuyệt vời hơn có thể được tạo ra trong tương lai nếu họ mua chiếc máy chơi game mới nhất của hãng.

Để biết cách thực hiện chiến dịch nostalgia marketing hiệu quả, mời bạn đọc thêm bài viết:

7 tip giúp xây dựng chiến dịch nostalgia marketing thành công

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

nhắm mục tiêu từ khóa
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao nhắm mục tiêu từ khóa content marketing như chuyên gia?

Là một nhà làm Marketing kỹ thuật số giỏi, bạn ắt hẳn đã biết về tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khóa trong Content Marketing. Tuy nhiên, thông thường có sự khác biệt giữa các loại từ khóa trong Content Marketing và các từ khóa bạn sử dụng ở phần còn lại trong Website của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xác định loại từ khóa nào phù hợp với blog của bạn và loại nào sẽ là một phần trong trang web chính của bạn.

Đầu tiên, nếu bạn chưa hiểu một cấu trúc trang web là gì, bạn có thể xem video này. Nó sẽ cho bạn một sự hiểu biết về cách tư duy trong từng phân khúc:

Suy nghĩ theo phân khúc

Điều đầu tiên bạn nên làm là chia thành từng ngăn nhỏ. Hãy nghĩ về trang web của bạn bằng các phân khúc. Trong bài viết này, chúng tôi đang đơn giản hóa một chút và chỉ nghĩ về trang web trong hai phân khúc. Trang web chính và nội dung tiếp thị của bạn.

Đầu tiên, phải có chỗ dành cho blog / bài viết của bạn. Đó là khu vực mà bạn sử dụng cho mục đích tiếp thị nội dung.

Trong blog của bạn, bạn sẽ tối ưu hóa bài viết của mình cho tất cả các loại từ khóa có liên quan một cách chặt chẽ hoặc thậm chí liên quan đến thị trường ngách của bạn. Mỗi bài viết trong blog của bạn nên nhắm mục tiêu đến một tập hợp khách hàng trong thị trường của bạn.

Sau đó là có phần còn lại của trang web. Đây chính là nơi mà bạn tích cực tiếp thị thương hiệu của bạn.

Phân tích từ khóa cho trang Web chính

Theo nguyên tắc thông thường, trang web chính của bạn nên nhắm mục tiêu đến dịch vụ, danh mục và từ khóa dành riêng cho sản phẩm. Đó là những loại từ khóa trong Content Marketing mà mọi người sử dụng khi họ tìm kiếm bất cứ thứ gì mà công ty bạn đang cung cấp.

 

nhắm mục tiêu từ khóa

Cách xác định từ khóa Blog

Blog lại là một câu chuyện khác. Đó là nơi chúng ta tối ưu hóa cho các từ khóa liên quan đến thị trường ngách (trong trường hợp này là tiếp thị kỹ thuật số) nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nhưng có thể là dịch vụ phụ hoặc một khía cạnh nào đó của dịch vụ…

Ví dụ, những người quan tâm đến tiếp thị trực tuyến có thể muốn tìm hiểu về sự khác biệt giữa Amazon Vendor Central và Seller Central. Thật vậy, chúng tôi đã thấy cơ hội để xếp hạng cho các từ khóa trung tâm cho “Amazon Vendor Central” và “Amazon Seller Central” và chúng tôi đã hành động theo cách đó.

Bây giờ, nếu bạn gõ trên Google “Amazon Vendor Central”, bạn sẽ thấy rằng một trong những bài đăng trên blog của chúng tôi đang đứng ở vị trí số 3 (đôi khi là vị trí số 2) trong danh sách kết quả.

Điều đó có thể giúp gì cho chúng ta? Nó thu hút đối tượng những người tò mò vềti việc bán sản phẩm trên Amazon.

nhắm mục tiêu từ khóa

Kết quả cuối cùng: chúng ta có được sự thúc đẩy cho thương hiệu của mình với sự nhận biết tăng lên. Chúng ta cũng xuất hiện như một “người có quyền” trong không gian tiếp thị kỹ thuật số.

Ở đây, một từ khóa khác chúng tôi xếp hạng cho: Bing Bing SEO Vs. Google SEO. Chúng tôi được xếp hạng # 1 cho thuật ngữ này.

Mặc dù vậy, một lần nữa, một bài đăng trên blog về cách Bing SEO thì khác với Google SEO.

Như với ví dụ trước, bài viết tiếp cận những người trong thị trường mục tiêu của chúng ta, những người đang tìm kiếm thông tin về SEO. Những người này một ngày nào đó có thể trở thành khách hàng của chúng ta. Khi mọi người truy cập vào trang này, chúng ta sẽ đẩy họ đến các trang dịch vụ, chụp hoặc gửi email hoặc cookie cho họ để tiếp thị lại.

Hãy cùng xem một ví dụ khác: “Guide to Ranking 0”. Nếu bạn Google cụm từ tìm kiếm đó, bạn sẽ thấy rằng chúng tôi hiện đang ở vị trí số 2 trong danh sách kết quả. Nếu bạn Google “How to Rank 0”, bạn sẽ thấy rằng chúng tôi sẽ ở xa hơn một chút, nhưng vẫn ở trang đầu tiên.

Liên kết này giống nhau ở cả hai kết quả đó và không có gì ngạc nhiên khi bạn đưa đến một bài đăng có tên là “The Ultimate Guide to Ranking 0” (Tốt hơn số 1)! Bài đăng đó cung cấp thông tin chi tiết về cách các nhà tiếp thị có thể có được một đoạn đặc trưng trong kết quả tìm kiếm.

Cũng như các ví dụ khác, đó chính xác là loại bài đăng blog sẽ thu hút mọi người trong thị trường mục tiêu của chúng ta.

Mẹo cho Blog

Như bạn có thể thấy, sẽ là tốt nhất nếu bạn tối ưu hóa trang web chính của mình cho các từ khóa liên quan đến sứ mệnh chung của doanh nghiệp của bạn. Bạn nên tối ưu hóa các bài viết trên blog cho các từ khóa liên quan đến thị trường ngách của mình

Dưới đây là một vài gợi ý chung về cách sử dụng blog của bạn để tăng phạm vi tiếp cận khách hàng:

  • Sử dụng thuật ngữ chung – Viết các bài đăng lên blog mà sẽ xếp hạng các từ chung và tìm kiếm các thuật ngữ trong phạm vi của bạn.
  • Trả lời câu hỏi – Một blog là một nơi tuyệt vời để trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi những người trong thị trường của bạn. Tập hợp nhóm của bạn lại với nhau và đưa ra một loạt các câu hỏi mà khách hàng tiềm năng có thể có. Sau đó, tạo một số bài viết trên blog trả lời những câu hỏi đó.
  • gồm các từ khóa “đuôi dài” (là những từ khóa mở rộng có thêm phần mô tả cụ thể hơn đối với từ khóa chính) – Cạnh tranh ngoài kia là vô cùng khắc nghiệt. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi xếp hạng cho các từ khóa “chung chung”. Đó là lý do tại sao bạn nên xếp hạng cho các từ khóa đuôi dài mà đối thủ của bạn chưa nghĩ tới.
  • Nhắm mục tiêu các từ khóa dịch vụ chính của bạn trên các trang dịch vụ – Khi nói đến vấn đề tiền, cho dù đó là dịch vụ hay sản phẩm, hãy đảm bảo rõ ràng với các công cụ tìm rằng trang nào bạn đang muốn xếp hạng từ khóa. Cố gắng hết sức để nhắm mục tiêu đến các từ khóa này trên các trang có tiềm năng chuyển đổi cao nhất, thường là các danh mục trên trang web Thương mại điện tử cho các từ khóa chung và các trang sản phẩm của bạn cho các từ khóa sản phẩm. Trên trang web dịch vụ, hãy nhắm mục tiêu đến các từ khóa chính  liên quan đến dịch vụ trên các trang đích. Điều này khác một chút trên các trang web tin tức, trang web thương hiệu và trang web thông tin.

Hãy nhắm mục tiêu chính xác ngay bây giờ!

Một sai lầm của những tân binh trong tiếp thị kỹ thuật số là cho rằng các từ khóa bạn xếp hạng trong blog của bạn giống với các từ khóa mà bạn sẽ xếp hạng trên trang web chính của bạn.

Tránh rơi vào cái bẫy đó bằng cách phân khúc trang web của bạn và tối ưu hóa cho các phân khúc khác nhau một cách tương ứng. Điều quan trọng cần lưu ý là trang web càng lớn thì phương trình này càng phức tạp. Nhưng đó là điểm thú vị của nó!

Để hiểu hơn về cách lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Nghiên cứu từ khóa từ A-Z

Levica lược dịch từ ignitevisibility.com

bán hàng b2b
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 cách công nghệ đã thay đổi quy trình bán hàng B2B

Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ có thể thay đổi bất kì ngành công nghiệp hay tính chất công việc nào chỉ sau một đêm, trong đó bao gồm cả bán hàng B2B. Mặc dù những thay đổi này thường rất thú vị, việc bắt kịp tiến bộ của công nghệ cần sự nỗ lực tương tự như nỗ lực cho công việc toàn thời gian. Nếu bạn chậm chân trong việc cập nhật các công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ tụt hậu hơn so với đối thủ của mình. Đừng để đừng điều này xảy ra với chính bản thân bạn.

Bài đăng trên blog của Connector ngày hôm nay sẽ cho bạn thấy sự tác động mạnh mẽ của phát triển công nghệ đến việc bán hàng B2B trong những năm gần đây. Hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung bài viết dưới đây để biết rõ hơn về những thay đổi này.

Dưới đây là 5 cách quan trọng công nghệ đã làm quy trình bán hàng B2B thay đổi vĩnh viễn.

1. Ứng dụng CRM dựa trên nền tảng điện toán đám mây (Customer Relationship Managememt – Quản lý quan hệ khách hàng)

CRM của một người bán hàng, hay phần mềm quản lí quan hệ khách hàng là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong kho công nghệ của họ. Chức năng chủ yếu của CRM là giúp bạn quản lý dữ liệu khách hàng và những khách hàng tiềm năng đồng thời chứa các thông tin có giá trị về hành vi của khách hàng và thói quen mua sắm của họ. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng mỗi Đôla sử dụng để triển khai CRM có thể sẽ mang lại lợi nhuận lên tới 8.71 Đôla doanh thu bán hàng (Theo nghiên cứu năm 2014 của Nucleus Research).

Tuy nhiên gần đây, lĩnh vực CRM đã có một phát triển mới gọi là Nền tảng CRM dựa trên đám mây, chính điều này đã làm thay đổi quy trình bán hàng B2B hiện nay. Đối với những người không quen thuộc với công nghệ này, nói một cách dễ hiểu nghĩa là dữ liệu CRM sẽ được lưu trữ trên đám mây thay vì tồn tại trên những phần mềm tại chỗ. Điểm khác biệt chính ở đây là: Thay vì yêu cẩu triển khai tại chỗ như các nền tảng CRM truyền thống, các dịch vụ dựa trên đám mây sẽ được triển khai ở trên các trang web.

Từ năm 2008 đến năm 2014, việc sử dụng CRM dựa trên đám mây đã tăng mạnh từ 12% đến 87% (Theo số liệu trong bài viết của Mark Taylor đăng trên SuperOffice). Sự tiến bộ này không phải là một điều đơn giản. Trên thực tế, chúng tôi có thể nói rằng các hệ thống CRM dựa trên đám mây đã làm rung chuyển cả giới bán hàng B2B.

Dưới đây là những lợi ích của công nghệ CRM dựa trên đám mây:

Khả năng truy cập: Giải pháp dựa trên đám mây được cung cấp miễn phí bởi các đại diện bán hàng trong giới hạn khu vực của họ. Giờ đây, bạn có thể truy cập dữ liệu CRM mọi lúc, mọi nơi.

Tăng năng suất: Đám mây cũng cho phép hệ thống CRM khả dụng trên thiết bị di động. Theo một báo cáo gần đây, 65% đại diện bán hàng sử dụng CRM trên thiết bị di động đã đạt được hạn ngạch, trong khi đó những đại diện chưa áp dụng CRM trên thiết bị di động chỉ đạt được 22% hạn ngạch (Theo số liệu trong bài viết của Mark Taylor đăng trên SuperOffice).

Thực hiện nhanh chóng: Bây giờ bạn đã có thể quên đi quá trình cài đặt mất nhiều thời gian. Miễn là bạn có quyền truy cập Internet, CRM dựa trên đám mây của bạn sẽ có thể hoạt động ngay lập tức.

Khả năng mở rộng: Khi mục tiêu bán hàng B2B của bạn thay đổi, bạn sẽ cần CRM để biết được điều đó. Nền tảng CRM dựa trên đám mây cho phép cập nhật thông tin tức thì, do đó bạn có thể kịp thời thay đổi cách làm việc cho phù hợp với mục tiêu bán hàng mới của mình.

2. Sự gia tăng của dữ liệu lớn

Nhờ có Internet, các công ty đã tiến xa hơn trong việc kết nối đến khách hàng và những khách hàng tiềm năng của họ. Điều này kết hợp với công nghệ CRM dựa trên đám mây và trí tuệ nhân tạo đã giúp cho các công ty này phân tích một lượng lớn dữ liệu nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết các công ty chỉ phân tích được khoảng 12% lượng dữ liệu họ có (Theo số liêu trong bài viết của Jeff Bertolucci đăng trên InformationWeek). Nói một cách đơn giản là họ không biết làm gì với lượng thông tin còn lại. 

dữ liệu lớn

Nếu bạn là một trong những công ty này, đã đến lúc để nắm lấy sức mạnh của dữ liệu. Những công cụ phù hợp có thể giúp bạn thu thập, phân tích và ứng dụng dữ liệu, từ đó chuyển đổi có hiệu quả quy trình bán hàng B2B của bạn. Dưới đây là cách thực hiện:

Nhiều mục tiêu khách hàng tiềm năng: Hơn 40% các đại diện bán hàng nói rằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng là phần khó khăn nhất trong công việc của họ (Theo số liệu của HubSpot Research). Dựa vào dữ liệu mới nhất, các công cụ tìm kiếm bán hàng có thể phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn, đồng thời khám phá ra các khách hàng tiềm năng mới có những đặc điểm phù hợp với người mua hàng tốt nhất.

Phân tích dự đoán: Phân tích dự đoán sử dụng dữ liệu để dự báo kết quả bán hàng trong tương lai. Dự đoán bán hàng từng là sự dự đoán khái quát, mơ hồ nhưng với những công nghệ mới nhất kết hợp với phân tích dữ liệu, việc dự đoán bán hàng đã gần như là một phân tích khoa học chính xác.

Cải thiện bảo trì dữ liệu: Làm việc với một dữ liệu thiếu hoàn thiện và chính xác chính là cách nhanh nhất làm giảm hiệu quả bán hàng của bạn. Trên thực tế, sự sai lệch dữ liệu làm lãng phí 27.3% thời gian của đại diện bán hàng. Cụ thể là khoảng 546 giờ làm việc mỗi năm đối với một người bán hàng toàn thời gian (Theo số liệu của Molly Clarke đăng trên Zoominfo). Những công cụ vệ sinh dữ liệu (data hygiene) mới nhất giúp cho cơ sở dữ liệu của bạn sạch sẽ, chính xác và cập nhật liên tục theo lịch trình hoặc chỉ cần một cái bấm nút.

3. Tự động hóa trở thành tiêu chuẩn

Bán hàng đã từng là một công việc yêu cầu rất nhiều sức lực, từ lập kế hoạch thuyết trình, lên lịch trình cuộc gọi đến gửi mail và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. May mắn thay, nhờ có các công cụ bán hàng tự động hóa mà những công việc này đã được thực hiện nhanh hơn và hợp lí hơn.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu được lợi ích của sự tự động hóa thì một số cách dưới đây có thể giúp bạn sắp xếp lại khối lượng công việc và tập trung vào việc bán hàng – phần quan trọng nhất trong công việc của bạn.

Tiếp cận khách hàng: Tự động thiết lập các chuỗi theo dõi kịp thời (follow-up sequences), tạo các mẫu email cá nhân hóa, ghi nhật ký dữ liệu cuộc gọi, phân phối nội dung có liên quan và hợp lý hóa quy trình tiếp cận của bạn.

Ưu tiên khách hàng tiềm năng: Các đại diện bán hàng thường dành rất nhiều thời gian để xác định khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc phân tích thủ công không chỉ tốn thời gian mà còn dễ mắc lỗi. Việc chấm điểm và chọn lộ trình tự động có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này bằng cách nhận dạng những khách hàng gần nhất và đảm bảo rằng người đại diện bán hàng sẽ tiếp cận họ một cách đúng đắn.

Báo cáo: Báo cáo rất quan trọng để giúp công việc thành công và cải thiện năng suất làm việc liên tục. Nhưng nếu như nhóm của bạn sử dụng các quy trình lỗi thời, những bản báo cáo đó sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán và tốn thời gian. Những báo cáo tự động sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tài nguyên bằng cách đảm bảo mỗi cá nhân sẽ nhận đúng những dữ liệu có liên quan một cách kịp thời và có tổ chức.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, tự động hóa chỉ có tác dụng hỗ trợ trong việc hợp lý hóa quá trình bán hàng của bạn mà không thể hoàn toàn thực hiện việc đó. Các nhiệm vụ được tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian nhưng sau tất cả thì yếu tố con người vẫn nắm vai trò chủ chốt. Hãy nhớ rằng, bán hàng là sự tương tác và xây dựng các mối quan hệ.

4. Bán hàng gia nhập mạng xã hội

Mục tiêu của bán hàng B2B là nỗ lực tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng bằng cách tiếp cận các khách hàng tiềm năng và xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa với họ. Nếu bạn đã từng bán hàng một thời gian, bạn sẽ hiểu rằng cách tốt nhất để làm điều đó là tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình khi họ tích cực nhất.

Gia nhập vào bán hàng xã hội chính là xu hướng phát triển hiện nay. Theo cách này, người bán sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tương tác với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội sẽ kéo theo sự phát triển của bán hàng xã hội. Dưới dây là các thống kê minh chứng cho việc này (Theo số liệu trong bài đăng của Molly Clarke trên ZoomInfo): 

  • 78% nhân viên bán hàng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đã đạt được kết quả vượt bậc so với đồng nghiệp của họ.
  • Người bán hàng xã hội tạo ra nhiều cơ hội bán hàng hơn tới 38% so với những người bán hàng truyền thống.
  • Phương tiện truyền thông xã hội có tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng cao hơn 100% so với tiếp thị truyền thống.

Ngoài cũng cấp nền tảng xã hội, các công cụ xã hội mới nhất còn có nhiều tính năng như thông báo và đơn giản hóa các nỗ lực bán hàng xã hội của bạn. Dưới đây là một số tính năng cụ thể:

Lắng nghe xã hội: Nhận dạng các cuộc hội thoại và những từ khóa quan trọng báo hiệu một người có thể phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của bạn

Phân tích tình cảm: Phân tích nhanh các danh sách tổng hợp của những đoạn hội thoại và những cảm xúc chung của họ. Từ đó ngay lập tức biết được nếu một người hạnh phúc, tức giận hay đang phê phán chuyện gì đó.

Các chỉ số mua chính: Nhanh chóng nhận ra các hành vi hay mẫu ngôn ngữ thể hiện cho việc ai đó đã sẵn sàng mua hàng.

Để hiểu sâu hơn về bán hàng xã hội, hãy xem bài viết dưới link sau: Social Selling Statistics.

5. Quá tải thông tin làm cho người mua truyền thống đi sai hướng

Trong những năm gần đây, quá trình mua hàng của người mua B2B đã thay đổi đáng kể. Internet đã khiến cho quá trình phổ biến thông tin thay đổi theo cách chưa từng có trước đây. Như vậy, điều này đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình mua sắm của khách hàng theo ba cách:

Người mua có nhiều thông tin hơn:

Trừ khi bạn là người mới trong lĩnh vực bán hàng, rất có thể bạn đã thấy thống kê rằng 94% những khách hàng B2B đã tiến hành nghiên cứu trực tuyến tại một số điểm trong quá trình mua hàng (Theo số liệu trong 2014 State of B2B Procurement Study: Uncovering the Shifting Lanscape in B2B Commerce – Nghiên cứu mua sắm B2B năm 2014: Khám phá bối cảnh thay đổi trong thương mại B2B).

Đối với những đại diện bán hàng, điều này có nghĩa là có thêm một cách khác để khách hàng có thể tiếp cận với lời giới thiệu sản phẩm của họ. Thay vì luôn phải bắt đầu từ đầu, sẽ hiệu quả hơn nếu như để những khách hàng tiềm năng dẫn dắt cuộc trò chuyện. Hãy lắng nghe những suy nghĩ của khách hàng về công ty của bạn và tiếp tục câu chuyện từ điều đó.

Người mua trở nên đa nghi hơn:

Ngày nay, người mua hàng B2B đang ngày càng hoài nghi về các thông điệp tiếp thị và bán hàng mà họ gặp phải. Lý do để giải thích cho điều này rất đơn giản: Đó là người mua không tin rằng bên bán hàng sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho họ mà nghĩ rằng bên bán chỉ thực sự chú ý vào doanh số bán hàng. Theo một nghiên cứu thì 59% người mua thích nghiên cứu trực tuyến thay vì tương tác với đại diện bán hàng vì người bán có xu hướng thúc đẩy người mua mua hàng thay vì giải quyết vấn đề cho họ (Theo số liệu trong bài đăng của Lori Wizdo trên Forrester).

Đối với những người bán hàng, điều này thậm chí còn quan trọng hơn việc xây dựng quan hệ với khách hàng. Hiểu một các đơn giản là nếu như bạn không thể làm cho khách hàng tin tưởng thì sẽ không có một thỏa thuận nào xảy ra.

Thị trường bão hòa hơn:

Mặc dù nhiều thông tin làm cho người mua có những trải nghiệm tốt hơn, nhưng điều đó cũng sẽ gây khó khăn cho các tổ chức B2B. Bạn hãy thử nghĩ xem: Người mua hiện đang có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, do đó việc thu hút sự chú ý của họ sẽ trở nên ngày một khó khăn. Nói một cách đơn giản, thị trường B2B đang cạnh tranh căng thẳng hơn bao giờ hết.

Đối với nhân viên bán hàng, điều này có nghĩa là họ phải làm việc chăm chỉ hơn để những thông điệp của họ có thể được biết đến. Chìa khóa để có thể vượt lên so với những đối thủ cạnh tranh nằm ở việc cá nhân hóa. Hãy quên đi việc một lời giới thiệu sản phẩm có thể phù hợp với mọi đối tượng, thay vào đó hãy tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với khách hàng trước mắt. Điều mà khách hàng của bạn mong muốn chính là được tư vấn rõ ràng để có thể hiểu được sản phẩm.

Những bước tiến quan trọng từ ảnh hưởng của công nghệ đối với quy trình bán hàng B2B

Rõ ràng, công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh của quy trình bán hàng. Đối với nhiều người, những xu hướng này có thể quá nhiều để nắm bắt. Hãy thử suy nghĩ xem, đối với một người đại diện bán hàng đang bận rộn, điều cuối cùng mà họ cần là hàng tá các công cụ mới để tiếp tục phát triển. Vì lí do này, việc chú ý đến kiến thức công nghệ (technology stack) của bạn là rất quan trọng.

Theo lẽ thường, công nghệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, nếu như bạn vội vàng thực hiện hoặc chọn sai sản phẩm, công nghệ có thể gây hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, hãy lùi lại một bước để đánh giá mục tiêu của bạn và xác định lĩnh vực bạn muốn cải thiện. Sau đó mới xác định công nghệ nào sẽ phù hợp nhất để đáo ứng nhu cầu của bạn. Hãy tập trung vào một mục tiêu trong một thời điểm, bạn sẽ có một chiến lược bán hàng hiệu quả và hợp lí trước cả khi bạn nhận ra điều đó.

Levica lược dịch từ blog.zoominfo.com

mô hình bánh đà flywheel
Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing

HubSpot Flywheel đã đánh bại Funnel như thế nào?

Tại hội nghị INBOUND 2018, CEO của HubSpot đã cho ra mắt mô hình tăng trưởng HubSpot Flywheel thay thế cho mô hình Funnel từng mang lại thành công lớn cho nền tảng này. Để hiểu rõ hơn HubSpot Flywheel là gì, Repu Digital xin giới thiệu tới bạn bài viết của Jon Dick- VP Marketing tại HubSpot về nguyên lí hoạt động của Flywheel. Ông đã có những chia sẻ thẳng thắn về ưu cũng như nhược điểm của mô hình.

“Thành thật mà nói, tôi rất không vui khi Brian Halligan – Giám đốc điều hành của HubSpot bắt đầu đề cập đến việc dừng sử dụng Funnel để áp dụng mô hình Flywheel.

Tôi yêu Funnel bởi nó đã đồng hành với tôi như một trợ thủ trung thành trong suốt nhiều năm. Nó cho tôi những lời feedback khắt khe mà tôi cần, ăn mừng thành công của team và trên hết là giúp tôi thoát khỏi những rắc rối không ngờ tới.

Tình yêu của tôi dành cho Funnel lớn đến mức mà mọi người gọi team tôi tại HubSpot là Funnel team, thậm chí tôi đã mở đầu slide thuyết trình bằng hình ảnh của 25 chiếc phễu tại sự kiện Kick-off toàn cầu.Dù không có ý thiếu tôn trọng Brian nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận chuyện anh ấy cho dừng Funnel.

Nhưng đó là trước khi tôi tìm hiểu về Flywheel, hóa ra công dụng của nó tuyệt vời hơn tôi tưởng. Flywheel có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tích trữ và tạo ra nguồn năng lượng trong khi Funnel càng về đáy càng mất dần năng lượng.

Khoảng 200 năm về trước, Flywheel được phát minh bởi James Watt- “ông tổ của bóng đèn. Tuy chỉ cấu tạo đơn giản là một chiếc bánh xe hoặc đĩa xoay xung quanh trục nhưng nó có khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Mức năng lượng Flywheel sản xuất ra phụ thuộc vào vận tốc, ma sát khi quay cũng như độ lớn và khối lượng của Flywheel. Thiết bị này được ứng dụng trên xe ô tô, tàu, nhà máy năng lượng,..

Vậy thì điều gì đã thay đổi suy nghĩ của tôi?

Mặc dù “mối tình đầu của tôi” là Funnel nhưng tôi phải thú thực việc sử dụng phương pháp tuyến tính để đo lường tăng trưởng là một điểm yếu lớn của mô hình này.

Funnel tạo ra khách hàng nhưng không tính toán làm thế nào để những người này giúp công ty của bạn phát triển thêm. Tất cả động lực chúng tôi tạo ra để đạt được lượng người đó đều biến mất theo năm tháng. Đây không chỉ là việc kém hiệu quả mà nó là vấn đề nghiêm trọng đáng lưu tâm.

Trong thế giới ngày nay, việc thờ ơ với bài toán làm thế nào để khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng là một mối nguy hiểm.

“Word of mouth” (truyền miệng) vốn dĩ là một nguyên tắc cơ bản trong Marketing nhưng công dụng của nó ngày trở nên lợi hại hơn với xã hội ngày nay: niềm tin bị hạ thấp, những thuật toán mới nhất của Google và Facebook làm mọi cách để giới hạn đất diễn của những nhà kinh doanh, công cụ tìm kiếm có sẵn giúp khách hàng tiềm năng tự chủ tiếp cận thông tin hơn bao giờ hết.

Vì vậy, với sự lên ngôi của “Word Of Mouth” thì động thái đánh mất khách hàng sẽ gây cản trở lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong khi Funnel mất dần năng lượng khi đến gần đáy, Flywheel càng quay càng tạo nhiều động lượng. Thêm vào đó, Flywheel có khả năng bảo toàn động lượng tốt nên tất cả nguồn năng lượng thêm vào đều làm tăng năng suất tổng thể.

Tại sao Flywheel Framework quan trọng?

Tôi biết bạn đang nghĩ gì: Chúng ta đang tranh cãi về cách gọi thôi phải không?

Câu trả lời là “Không”, cách bạn hình dung về doanh nghiệp của mình là Flywheel hay Funnel sẽ ảnh hưởng đến mỗi quyết định của bạn.

Ở HubSpot, chuyển sang mô hình Flywheel đã giúp chúng tôi thay đổi như thế này:

  1. Flywheel đại diện cho một quá trình nuôi dưỡng khách hàng trong một vòng tuần hoàn. Chúng tôi tập trung đầu tư vào Customer Marketing, Customer Advocacy và nỗ lực tạo sự hài lòng cho khách hàng khi tiếp cận sản phẩm mới. Bên cạnh đó một hệ sinh thái tích hợp được thiết lập giúp khách hàng làm nhiều việc hơn với HubSpot cũng như mang lại giá trị lớn hơn đối với những khách hàng đã mua nhiều sản phẩm của chúng tôi.
  2. Ma sát sẽ giết chết Flywheel nên chúng tôi phải bỏ nhiều khoản tiền để có giải pháp cho những điểm ma sát lớn: Phần mềm miễn phí đóng vai trò như điểm truy cập, kênh truyền thông kết nối mọi người ngay lập tức, lộ trình Sales hướng đến giải quyết vấn đề của khách hàng tiềm năng, và một hệ thống giáo dục khách hàng rộng lớn.

Sử dụng Flywheel như một công cụ tăng trưởng

Có 3 yếu tố chỉ ra mức động lượng có trong Flywheel:

  1. Tốc độ
  2. Ma sát
  3. Độ lớn và khối lượng

Team giỏi nhất sẽ có chiến lược bao gồm cả 3 yếu tố trên.

Tốc độ của Flywheel

Tốc độ của Flywheel tỉ lệ thuận với áp lực lên những vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trong mô hình Funnel, mọi nguồn lực đều được tận dụng nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng. Với mô hình Flywheel, chúng tôi sử dụng lực để củng cố mối quan hệ với khách hàng và giúp họ đạt mục tiêu kinh doanh.

Do bạn đã dùng hết lực xung quanh Flywheel, hãy chắc chắn các nguồn đầu tư của bạn không bị mâu thuẫn với nhau. Chỉ một sự thiếu liên kết giữa Sales và Customer Sucess sẽ khiến khách hàng không hài lòng và Flywheel bị chậm lại nếu khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ. Sự không trùng khớp giữa Sales và Marketing cũng dẫn đến việc Flywheel quay chậm. Tóm lại sự liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp rất cần thiết khi làm việc với khách hàng.

“Ma sát” của Flywheel

Bạn có thể giảm ma sát bằng việc tìm ra những điểm yếu, nơi mà khách hàng thường bị mất động lượng và cải thiện chúng bằng cách: tăng tỉ lệ chuyển đổi, tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng, giải quyết vấn đề khi dùng sản phẩm.

Nghĩ đến ma sát thì cũng không nên bỏ qua nguyên nhân đến từ cách tổ chức trong nhân sự: sự thiếu liên kết giữa các nhân sự, thời gian chuyển giao công việc, chuyên môn hóa..

Lượng khách hàng hài lòng tăng khi tốc độ tăng và ma sát giảm. Càng có nhiều khách hàng hài lòng thì “bánh xe” của bạn càng có sức nặng. Nói cách khác, Flywheel tạo ra nhiều tăng trưởng khi tổng số khách hàng tăng. Tuy nhiên điều này cũng được tạo ra khi bạn khiến khách hàng hiện tại sử dụng thêm nhiều sản phẩm nữa.

Làm thế nào để “Flywheel hóa” mô hình Funnel

Ý chủ đạo mà Halligan khai thác tại INBOUND 2018 đó là: Vì sao Flywheel là một mô hình tăng trưởng có sức mạnh lớn? Để khiến người tham dự hiểu rõ luận điểm của mình, anh ấy đã giao cho khán giả một bài tập:

  • Xác định hệ số đo lường Flywheel của công ty bạn?
  • Xác định cường độ của công ty qua từng giai đoạn Flywheel
  • Vẽ lại cường độ này để tối đa hóa sự hài lòng và “World of mouth”
  • Xác định điểm ma sát giữa khách hàng và nhân viên, điểm chuyển giao giữa các Team Internal gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
  • Kết nối lại những điểm ma sát đó để phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua hệ thống tự động, mục tiêu chung, tái cơ cấu tổ chức.

Bài tập 1: Đo lường Flywheel

Nhiệm vụ đầu tiên là chúng ta phải hiểu hiện trạng của Flywheel.

Ở mỗi giai đoạn được mô tả phía dưới: Attract, Engage, và Delight- HubSpot có những ưu tiên và cam kết khác nhau để đề xuất với khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Đây là cách hiểu về từng giai đoạn:

Attract: là việc tận dụng chuyên môn của bạn để tạo ra những nội dung và cuộc hội thoại có ý nghĩa cho đối tượng tiềm năng.

Engage: là xây dựng mối quan hệ bền vững bằng việc cung cấp giải pháp cho vấn đề và mong muốn của khách hàng.

Delight: là việc cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời, tạo cho khách hàng trải nghiệm thật sự, truyền năng lượng cho khách hàng, và trở thành Người quảng bá (Promoter) của công ty.

Đo lường HubSpot Flywheel

Để xác định sức khỏe của Flywheal, chúng ta phải hỏi bản thân 2 câu hỏi:

  1. Chúng ta đầu tư vào đâu ở mỗi giai đoạn của Flywheel?
  2. Làm thế nào để chúng ta có thể đo lường thành công và thất bại của những khoản đầu tư này?

Phần 1: Lập bản đồ chiến lược cho thị trường mục tiêu

Ở bước này, xác định hoạt động, dự án trọng tâm mà công ty bạn muốn đầu tư vào để duy trì các cam kết Attract, Engage, Delight. Xây dựng nội dung cho mỗi hoạt động tương ứng với với các giai đoạn Flywheel.

Bạn có thể nhận thấy rằng Flywheel không bao quát hết công ty. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi có nhiều Flywheel cùng quay song song. Mục đích của bài tập này là để chắt lọc các phần cốt lõi của doanh nghiệp của bạn, vì vậy hãy tập trung vào hoạt động quan trọng nhất ở mỗi giai đoạn.

Attract: Tại HubSpot, chúng tôi sử dụng nguyên lí Inbound Marketing để khiến Flywheel quay. Phải cho đi trước khi nhận lại, chúng tôi đã đầu tư nhiều vào những nội dung free như blogs, webinars, chiến dịch, bài học của HubSpot Academy và chứng chỉ.

Engage: Với mong muốn khách hàng tiềm năng có trải nghiệm tốt và trả tiền mua sản phẩm, chúng tôi cũng tạo ra những phiên bản miễn phí của phần mềm để người dùng có thể dùng thử trước khi mua và nâng cấp.

Delight: Chúng tôi giúp khách hàng thành công bằng sự phối hợp giữa hướng dẫn và Self-Service. Những khách hàng có kết nối với phương tiện nền tảng và team chiến lược, hoặc Free User sẽ được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tạm thời, được quyền truy cập vào thông tin hướng dẫn chi tiết và cơ sở kiến thức rộng lớn.

Phần 2: Đo lường thành công

Tại bước này, xác định số liệu quan trọng nhất cho từng hoạt dộng. Ghi chú tỉ lệ chuyển đổi ở giữa các giai đoạn- việc này sẽ đo được độ ma sát trong Flywheel của bạn

Tiếp sau đó, ghi lại bạn đã thêm hoặc mất bao nhiêu cũng như con số tổng thể (theo từng tháng và theo từng năm) .

Attract: Số liệu chúng tôi hay sử dụng nhất là monthly website traffic (đo lượt tăng traffic theo tháng).

Engage: Flywheel của HubSpot chuyển visitor qua giai đoạn Engage trong 2 bước:

Đầu tiên, chúng tôi kiểm tra có bao nhiêu Free User truy cập vào Flywheel mỗi tháng. Chúng tôi cũng đo cả lượt khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm. Càng có nhiều Free User thì cấu tạo của Flywheel càng tốt hơn cũng như tăng khả năng sản xuất động lượng.

Thứ 2, chúng tôi xây dựng điểm nâng cấp trong sản phẩm để thu thập thông tin cá nhân của Free User. Tiếp theo, chúng tôi theo dõi có bao nhiêu người trong số những Free User này sẽ trở thành Paying Customersau đó theo dõi bao nhiêu trong số họ sẽ bỏ dùng sản phẩm. Một lượt bỏ của khách hàng đều khiến chúng tôi mất động lượng.

Delight: Hàng quý chúng tôi đều thực hiện khảo sát Net Promoter Score để theo dõi xem có bao nhiêu khách hàng sẽ trở thành Promoter (người đề xuất), tức là giới thiêu HubSpot đến bạn bè và bao nhiêu người từ Promoter trở thành Passive (người thụ động ) hoặc Detractor (người nói xấu).

Đo lường sự thành công của HubSpot Flywheel

Bài tập 2: Tối đa hóa sự hài lòng

Khi bạn vừa mới phát triển kinh doanh, phần lớn nguồn lực của bạn đều tập trung vào phần Attract và Engage. Đúng là để Flywheel của bạn có thể quay thì bạn phải bỏ ra rất nhiều khoản đầu tư. Nhưng một khi điều đó xảy ra, hãy cân nhắc sử dụng nguồn lực của bạn vào việc tăng độ hài lòng cho khách hàng.

Đó là bởi khi Flywheel quay, động lượng đi từ việc giữ chân khách hàng và chuyển đổi khách hàng thành Promoter để họ có thể nói tốt về thương hiệu hoặc thậm chí mang lại doanh thu mới cho công ty.

Bài tập này yêu cầu kiểm tra lại những “yếu tố đẩy” – hoạt động và các chương trình dùng để chuyển đổi khách hàng thông qua Flywheel, và xem xét liệu chúng đã giải quyết nhu cầu khách hàng chưa? Tiếp theo, lập danh sách những thay đổi cần làm cho những hoạt động này trong năm 2019 để tối đa hóa sự hài lòng.

Tại HubSpot, chúng tôi phải thực hiện bài tập này vào đầu năm 2018. Đây là cách mà chúng tôi triển khai trên từng mảng Marketing, Sales, Service:

Marketing Trước kia Hiện tại
Mục tiêu của đội Marketing Tập trung vào Acquision Thu hẹp khoảng cách giữa hai quá trình thu phục và duy trì khách hàng bằng Customer Marketing
Customer Communication Khách hàng nhận email từ các team khác nhau do những team này làm việc không thống nhất và thiếu liên kết với nhau Một team trung tâm phát triển chiến lược Customer Communication để đảm bảo tính hệ thống
Chiến lược trang Review Không có Nỗ lực đem HubSpot xuất hiện trên các trang Review phần mềm
Lộ trình Conversion Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng qua form đăng kí Khách hàng có thể chat, đặt lịch, gọi điện hoặc điền form đăng kí
Chat trực tuyến Khả dụng khi team chat online Dùng chatbot trả lời khách hàng 24/7
Ngôn ngữ Các nội dung Marketing hầu hết sử dụng Tiếng Anh Các team phụ trách các vùng khác nhau và đa dạng hóa ngôn ngữ cho nội dung Marketing
Sales Trước kia Hiện tại
Mua hàng cá nhân Không có Có sẵn
Bồi thường Hoa hồng dựa trên lợi nhuận Hoa hồng bị thu hồi trong trường hợp khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm
Quay vòng Lead Lead không được xác định sẽ không được cho vào quay vòng Tất cả Lead đều được quay vòng kể khách hàng chưa phản hồi
Mở rộng Khách hàng Không có chương trình chính thức để thấu hiểu nhu cầu dùng thêm phần mềm mới khách hàng Nỗ lực giúp đỡ khách hàng phát triển
Service Trước kia Hiện tại
Nguồn thông tin Dễ tìm kiếm, mang thông tin đến với công chúng Tăng trải nghiệm của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm
Hỗ trợ nhu cầu phát sinh Gọi điện, email, hệ thống Ticket Support Chat
Hỗ trợ luôn trong sản phẩm
Khảo sát đánh giá của khách hàng Thực hiện khảo sát NPS hàng quý Thành lập team phụ trách mảng phản hồi của khách hàng
Phản hồi NPS được gửi đến cho người phụ trách phù hợp ngay trong real-time
Dịch vụ Giáo dục cho Khách hàng HubSpot Academy chỉ cung cấp chứng chỉ và hướng dẫn cho user Ngoài chứng chỉ và hướng dẫn user, HubSpot Academy còn bổ sung các bài học và lớp học master cho người dùng
“Nuôi dưỡng” tài khoản đã tạo lập Phụ trách thêm 2 mảng Up-Selling và Cross-Selling Chuyển nhiệm vụ tăng chuyển đổi sang cho đội Sales để tập trung vào nhiệm vụ Chăm sóc khách hàng
Cộng đồng HubSpot Khách hàng chỉ nhận câu trả lời hoặc tư vấn từ đội ngũ của HubSpot Các khách hàng có thể trả lời các câu hỏi của nhau
Địa phương hóa” dịch vụ hỗ trợ Chỉ dùng Tiếng Anh để tư vấn Thêm nhiều ngôn ngữ để giúp đỡ khách hàng quốc gia khác

Bài tập 3: Giảm thiểu ma sát

Có nhiều cách để giảm độ ma sát của Flywheel.

Cách thứ nhất là làm mịn các điểm ma sát phổ biến, như tỷ lệ chuyển đổi giữa các giai đoạn khác nhau, có bao nhiêu khách hàng trở nên thành công và bao nhiêu khách hàng dừng sử dụng sản phẩm. Nó không quá khó để xác định loại điểm yếu này, bởi vì bạn đang xử lý các số liệu bị cô lập nhau.

Ngày càng khó trong việc đánh giá bức tranh toàn cảnh của công ty và kiểm tra xem liệu cấu trúc này có phải nguyên nhân gây nên cản trở và ma sát. Vì vậy, đối với nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ tập trung vào một trong những nguồn ma sát “gai góc”: Sơ đồ tổ chức của công ty. Công việc im lặng và bàn giao kém giữa các đội là một trong những điểm ma sát lớn nhất của Flywheel. Tại Hubspot chúng tôi đã xử lý bài toán này qua 4 bước, tương đương với 4 câu hỏi.

1. Điểm ma sát của bạn ở đâu?

2. Điều gì có thể được tự động hóa?

3. Điều gì có thể được giải quyết thông qua các mục tiêu được chia sẻ?

4. Điều gì có thể được giải quyết thông qua tái tổ chức cơ cấu?

Chúng ta sẽ đi qua từng bước:

Bước 1: Xác định ma sát

Doanh nghiệp bạn gặp cản trở ở đâu?

Bên ngoài, hãy suy nghĩ về những khiếu nại bạn nghe từ khách hàng và khách hàng tiềm năng để nắm được họ bị mất tương tác với công ty ở phần nào?

Trong nội bộ, xem xét số liệu nào mà bạn phải đổ nhiều công sức và thời gian để chuyển đổi cũng như nguồn gốc của các vấn đề phổ biến là gì?

Bước 2: Tự động hóa tác vụ

Cân nhắc các hoạt động mà khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn muốn thực hiện nhưng người bình thường khó thao tác được hoạt động này. Xem xét phần nào trong thị trường hiện tại đang hoàn toàn dựa vào nhân viên nhưng có thể bổ sung bằng tự động hóa.

Bước 3: Đặt lại mục tiêu để gắn kết các team

Thông thường, ma sát tồn tại bởi vì hai đội đang di chuyển theo hướng ngược nhau. Ví dụ: Marketing được đặt kì vọng sẽ tăng dữ liệu khách hàng tiềm năng nhưng việc tối ưu số lượng thường dẫn đến nhắm sai đối tượng.

Một số điểm ma sát lớn nhất của bạn có thể được làm mịn bằng cách đặt lại mục tiêu hoặc giới thiệu quy trình sao cho các team cùng có 1 cách nhìn nhận.

Bước 4: Tái cấu trúc đội

Trong mọi tổ chức, có những vấn đề có thể được khắc phục bằng cách tự động hóa hoặc sắp xếp lại mục tiêu. Trong những trường hợp đó, việc tổ chức lại là cần thiết.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để tự đánh giá ở đây là:

• Nhân viên làm việc trong cùng chức năng có ngồi ở phòng ban khác nhau không?

• Các đội bị chuyên môn hóa quá không?

• Nếu tổ chức của bạn có một điểm mù hệ thống, bạn có một nhóm chuyên giải quyết nó không?

Dưới đây là những điểm ma sát cuối cùng và cách chúng tôi xử lý chúng:

Điểm ma sát
Giải pháp
Tự động hóa Mục tiêu mới Tái tổ chức
Nhóm chat Hỗ trợ nhận câu hỏi mua hàng, nhóm chat Sales nhận câu hỏi hỗ trợ Không Không Hợp nhất 2 team này để khách hàng tìm đến đúng người
Hoạt động Customer Marketing bị phân tán do không có người phụ trách riêng Không Không Tháng 1 năm 2018, chúng tôi thành lập một core team Customer Marketing để hợp thức hóa hoạt động Customer Communication, giải pháp này đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tăng cơ hội thu hút người mua hàng mới.
Khách hàng mua nhiều sản phẩm phải nói chuyện với các nhân viên Sales khác nhau Không Không Đây là vấn đề lớn nhất trong năm 2016, nhưng nó được giải quyết bằng cách hợp nhất các nhân viên Sales thành một đội. Từ đó trở đi, khách hàng chỉ cần phải nói chuyện với một người phụ trách.

Vậy đó là tất cả về Flywheel. Dù lúc đầu tôi có hơi do dự nhưng việc ứng dụng mô hình này đã giúp nền tảng của chúng tôi cải thiện hơn rất nhiều. Tôi thực sự bị thuyết phục và tin vào Flywheel.

Nguồn blog.repu.vn

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

marketing mô hình bánh đà
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Mô hình bánh đà trong Inbound Marketing đã thay thế phễu marketing truyền thống như thế nào?

Với nhiều marketers, inbound hay inbound marketing là gì đã không phải khái niệm xa lạ nữa, nhưng tại sao mình vẫn muốn nhắc lại?

Đơn giản là vì mô hình inbound đã thay đổi, phễu marketing đã bị cho nghỉ hưu (theo như cách mà Brian Halligan, cha đẻ của Inbound đã nói), thay đổi một chút về khái niệm và mọi thứ sẽ xoay quanh vòng xoay của bánh đà (say bye to growth funnel, now is the time of growth flywheel).

Cùng tìm hiểu xem bánh đà có sức mạnh ghê gớm như thế nào mà lại thay thế được phễu marketing truyền thống nhé! Nhưng khoan, bắt đầu ôn lại định nghĩa chút đã chứ nhỉ?

Inbound Marketing là gì?

Inbound marketing là mang đến những trải nghiệm quý giá có tác động tích cực đến những người xung quanh cũng như doanh nghiệp của bạn.

Làm thế nào để làm được điều đó? Theo phương pháp luận Inbound, bạn cần tạo ra những nội dung liên quan và thực sự hữu ích đến đối tượng tiềm năng và khách hàng của mình. Khi đã kéo được họ vào kênh marketing của mình bằng những nội dung này, bạn cần tiếp tục sử dụng các công cụ trò chuyện (live chat) và hứa hẹn về các giá trị tiếp theo mà bạn có thể cung cấp cho họ. Cuối cùng, bạn làm cho họ hài lòng bằng cách trở thành một người đồng hành, một cố vấn thực sự đồng cảm với vấn đề mà họ đang gặp phải và sẵn lòng giúp họ giải quyết nó.

Inbound marketing chỉ là một phần trong xu thế kinh doanh của thời đại mới. Xu thế đó chính là inbound.

Nghe giống như đang tán tỉnh một người nào đó phải không? Thực sự là như vậy, bạn không thể khiến cho ai muốn ở bên cạnh bạn nếu bạn không thể hiện rằng bạn chân thành và muốn ở bên cạnh giúp đỡ họ lâu dài, mang đến những giá trị mà họ thực sự cần trong tương lai.

Không giống như outbound marketing, với inbound, bạn không cần chiến đấu quyết liệt để thu hút sự chú ý của đối tượng tiềm năng. Bằng cách tạo ra các nội dung được chăm chút để giải quyết các vấn đề và nhu cầu cụ thể của các khách hàng lý tưởng, bạn sẽ kéo được những người thực sự có nhu cầu tìm đến bạn, xây dựng được niềm tin nơi họ và tạo được sự tín nhiệm cho doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể xem thêm bài viết:

Inbound Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần làm Inbound Marketing?

Inbound là gì?

Inbound là phương thức thu húttương tác và làm hài lòng những người xung quanh để tăng trưởng doanh nghiệp dựa trên nền tảng giá trị và lòng tin. Khi công nghệ thay đổi, inbound đã tạo tiền đề cho một cách tiếp cận kinh doanh mới nhân văn và hữu ích hơn.

Phương pháp luận inbound giúp các doanh nghiệp tìm ra cách để làm marketing, bán và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Bởi chỉ khi khách hàng thỏa mãn với những giá trị và trải nghiệm mà bạn mang lại, hoạt động kinh doanh của bạn mới thực sự ý nghĩa và có thể phát triển bền vững trong thời gian dài.

Phương pháp luận inbound gồm 3 bước: Thu hút (thả thính), Hấp dẫn (quyến rũ) & Thỏa mãn. Những doanh nghiệp làm inbound sử dụng phương pháp luận để xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm, và tạo đà cho sự tăng trưởng. Và như đã nói, tất cả những bước này đều xoay quanh việc tạo ra giá trị cho hành trình khách hàng, giúp họ từng bước tiến gần và trở nên thân thiết hơn với doanh nghiệp của bạn.

Từ góc độ doanh nghiệp, phương pháp luận này tượng trưng cho sự tăng trưởng, và một khách hàng hạnh phúc sẽ cung cấp năng lượng và đổ dầu vào cho bộ máy của bạn tiếp tục hoạt động và phát triển, việc đổ dầu này có thể là họ sẽ mua lại sản phẩm của bạn một lần nữa hoặc mang đến cho bạn những khách hàng tiếp theo bằng việc giới thiệu sản phẩm của bạn đến những người xung quanh trong mạng lưới của họ. Nhưng nếu bạn không thể khiến khách hàng hài lòng, dù với bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, họ sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp.

Khi tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều được đặt xung quanh cách tiếp cận inbound, bạn có thể cung cấp một trải nghiệm toàn diện cho bất cứ ai tương tác với doanh nghiệp, bất kể họ đang đứng ở đâu trong hành trình mua hàng đi chăng nữa. Với inbound, thu hút (thả thính) không chỉ là nhiệm vụ của marketers. Hấp dẫn (quyến rũ) không còn là nhiệm vụ của mình sales. Và cuối cùng, khiến khách hàng Thỏa mãn hay hài lòng sẽ không chỉ là trách nhiệm của đội dịch vụ/chăm sóc khách hàng. Để tạo được mối quan hệ bền vững, lâu dài khiến khách hàng muốn ở lại, các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần tập trung làm sao để thu hút, hấp dẫn và làm đối tượng tiềm năng hài lòng theo các ngữ cảnh khác nhau và khiến khách hàng tin tưởng, đặt sự tín nhiệm vào thương hiệu của bạn.

Với inbound, thu hút (thả thính) không chỉ là nhiệm vụ của marketers. Hấp dẫn (quyến rũ) không còn là nhiệm vụ của mình sales.

Tại sao lại là bánh đà mà không phải là phễu marketing truyền thống?

Trong những năm gần đây, sự thay đổi trong hành vi mua hàng đã khiến phương pháp luận inbound cũng phải vận động theo nó để đảm bảo các doanh nghiệp chú trọng hơn vào trải nghiệm của khách hàng. Cách mọi người tương tác cũng như những gì họ mong đợi từ các doanh nghiệp đã thay đổi.

Giờ, hãy nghĩ về cách chúng ta vẫn sử dụng phễu trong thực tế nhé. Mỗi khi sử dụng phễu, bạn đổ nước vào miệng phễu và chờ chúng đi ra ở đáy đúng không nào? Và nếu bạn không tiếp tục đổ nước nữa, tất cả mọi hoạt động sẽ dừng lại cho đến khi bạn tiếp nước vào miệng phễu. Không chỉ thế, dòng chảy đi ra ở đáy phễu cũng không tác động gì được đến dòng chảy ở miệng phễu. Nhưng trong kinh doanh thì khác.

Khi chúng ta sử dụng phễu trong kinh doanh, những khách hàng đi ra từ đáy phễu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những đối tượng tiềm năng đi vào miệng phễu trong tương lai.

Cũng như vậy, nếu như bạn làm cho một khách hàng không hài lòng, đó cũng có thể là tác nhân không nhỏ ngăn chặn kha khá các đối tượng tiềm năng dự định đi vào phễu của bạn. Như vậy, rõ ràng thái độ của những người đi ra từ đáy phễu sẽ tác động trực tiếp đến số lượng người đang cân nhắc đến việc nhảy vào miệng phễu của bạn.

Trong bối cảnh đó, chiếc phễu truyền thống mà chúng ta thường sử dụng không còn phù hợp nữa, mà giờ là lúc dành cho bánh đà (flywheel).

Bánh đà (phát minh bởi James Watt – cụ làm ra máy hơi nước đó ạ) là một thiết bị cơ khí được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay. Khi bạn tác động lực lên bánh đà, nó sẽ bắt đầu quay và càng quay nhanh hơn khi bạn tác động lực thật mạnh lên nó. Không giống như phễu – nếu bạn muốn duy trì quá trình bạn phải tiếp tục tiếp nước vào miệng phễu, bánh đà sẽ tiếp tục quay kể cả khi bạn không tác động lực vào nó, nó chỉ chậm lại khi có lực khác xuất hiện mà thôi.

Từ góc độ kinh doanh, vòng xoay của bánh đà đại diện cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và những khách hàng hạnh phúc sẽ cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng đó. Năng lượng này có thể là họ sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn đến nhiều người hơn hoặc chỉ đơn giản là họ mua lại sản phẩm của bạn. Ngược lại, nếu bạn khiến khách hàng không hài lòng, họ sẽ làm chậm sự tăng trưởng và ngăn cản bạn tạo ra những khách hàng mới.

Tóm lại, bánh đà đại diện cho một vòng tròn mà khách hàng chính là trung tâm quyết định đến sự tăng trưởng không ngừng của doanh nghiệp. Nếu bạn mang đến những trải nghiệm không tốt cho khách hàng, đó là chính là lực ma sát giết chết vòng xoay của bánh đà này.

Vậy, áp dụng bánh đà vào marketing, sales và services (dịch vụ/chăm sóc khách hàng) như thế nào?

Inbound trong Marketing

Với một marketer đi theo inbound, mục tiêu của bạn là thu hút các đối tượng tiềm năng, tương tác với họ trên tất cả các kênh và đảm bảo từng người một cảm thấy hài lòng, thỏa mãn. Bạn cũng phải hợp tác chặt chẽ với đội sales và services để giữ cho bánh đà hoạt động thật hiệu quả và doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng. Nghe có vẻ khó nhằn đúng không? Nhưng nếu đặt chúng trong vòng xoay của bánh đà, mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Thu hút (thả thính)

Bạn không muốn tất cả mọi người đều tìm đến trang web của mình, bạn chỉ muốn những người thực sự có nhu cầu và có xu hướng trở thành leads và nhất là, những khách hàng hạnh phúc trong tương lai. Vậy phải làm sao bây giờ nhỉ? Đơn giản là hãy thả thính đúng người – đúng lời – đúng thời điểm. Đúng lời ở đây chính là những nội dung thực sự liên quan và giải quyết những vấn đề mà họ đang tìm kiếm.

Hãy xây dựng một chiến lược nội dung hoàn hảo để gia tăng thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm và đánh vào những chủ đề mà đối tượng tiềm năng thực sự quan tâm. Chia sẻ chúng rộng rãi trên các kênh xã hội. Tạo quảng cáo để tăng độ nhận diện của thương hiệu với đối tượng mục tiêu. Đừng quên đo lường các bước để luôn nắm được những gì mà bạn đã làm được và những gì vẫn còn cần cải thiện nhé.

Hấp dẫn (quyến rũ)

Tập trung tương tác với họ để tạo mối quan hệ lâu dài trên các kênh mà họ có mặt (họ ở đâu, bạn ở đó) – email, bots, live chat, hoặc các công cụ nhắn tin khác. Sử dụng triệt để các công cụ thu hút chuyển đổi như CTAs, forms, và theo dõi flows của lead để bắt được đúng những thông tin cơ bản và quá trình họ ra vào website của bạn. Từ tất cả những thông tin đó, hãy cá nhân hóa trải nghiệm website bằng những nội dung nhắm thẳng đến họ và đừng quên sử dụng email để nuôi dưỡng họ trên hành trình mua hàng nhé.

Thỏa mãn

Sử dụng email và marketing automation cũng như các cuộc trò chuyện giữa bạn và khách hàng để truyền tải đúng thông tin đến đúng người – đúng thời điểm, mọi lúc mọi nơi. Đừng quên phối hợp ăn ý với đội sales và services để tạo ra những cuộc trò chuyện nhất quán với khách hàng, tránh ông nói gà – bà nói vịt khiến khách hàng hoang mang nha. Tạo ra những nội dung đáng nhớ để đối tượng của bạn nhất định phải chia sẻ chúng ra với gia đình, bạn bè. Đừng quên nội dung có rất nhiều formats khác nhau để bạn lựa chọn – một trong những formats mọi người rất thích bây giờ là video, hãy thử test nhiều nội dung khác nhau xem đối tượng tiềm năng của bạn thích nội dung nào nhất nhé.

Inbound trong Sales

Là một nhân viên sales theo hướng inbound, bạn cần kiên nhẫn dành thời gian thu hút các đối tượng tiềm năng mới để phát triển mạng lưới của mình, chỉ tương tác với họ khi họ đã sẵn sàng có cuộc trao đổi về sản phẩm, và làm họ thỏa mãn bằng cách đưa cho họ giải pháp nhắm trúng vấn đề mà họ đang cần. Khác với outbound, inbound sales sẽ chỉ xuất hiện khi đối tượng tiềm năng đã biết đến sản phẩm và sẵn sàng cho cuộc trò chuyện với nhân viên tư vấn.

Thu hút

Hãy khiến cho đối tượng của bạn tin rằng bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Hãy tạo một trang (có thể là landing page) để họ có thể dễ dàng đặt lịch với nhân viên tư vấn thảo luận về vấn đề mà họ đang gặp phải. Sử dụng các công cụ đo lường để theo dõi mọi hoạt động của đối tượng trên website của bạn. Tận dụng các cuộc trò chuyện và gọi điện để kết nối và chuyển đổi họ thành khách hàng của bạn bất cứ lúc nào.

Hấp dẫn

Giữ liên lạc với những người bạn nghĩ rằng họ sẽ có nhiều khả năng trở thành khách hàng, tập trung vào họ bằng những chuỗi email nuôi dưỡng có tính toán phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu khác nhau. Đó là lý do vì sao email và marketing automation là mấu chốt quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm inbound, vì bạn phải nuôi dưỡng đối tượng liên tục và cá nhân hóa nội dung đã được phân chia theo từng nhóm với các nhu cầu khác nhau. Hãy sử dụng công cụ đo lường để biết thời gian họ dành ra để đọc các nội dung bạn gửi đến cho họ là bao nhiêu, và khiến cho việc đặt lịch của họ dễ dàng hơn bằng cách gửi cho họ một đường links để họ tự đặt lịch cho chính mình. Đừng quên các phần mềm ghi âm cuộc gọi và tạo một playbooks để hướng dẫn nhân viên cách tương tác với khách hàng một cách cụ thể. Tập trung tự động hóa từng mẩu nhỏ trong quy trình bán hàng của bạn với luồng đi rõ ràng để bạn có thể phản hồi khách hàng được nhanh hơn.

Thỏa mãn

Các cuộc meetings, cuộc trò chuyện, và kịch bản sales sẽ không chỉ khiến công việc của bạn nhẹ nhàng hơn – mà còn khiến trải nghiệm của khách hàng tốt hơn gấp nhiều lần. Đừng đánh giá thấp các công cụ tự động hóa và đo lường, vì chúng sẽ là một phần quan trọng tạo nên trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng và khiến bạn chăm sóc họ được nhanh và hiệu quả hơn.

Inbound trong Services

Là một chuyên gia chăm sóc khách hàng theo chủ nghĩa inbound, bạn phải giúp những khách hàng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi hóc búa của họ, luôn ở đó khi họ cần và hiểu tại sao họ lại muốn điều đó, khiến cho họ cảm thấy thỏa mãn với trải nghiệm mà họ có với bạn.

Thu hút

Khách hàng sẽ luôn trông đợi bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi của họ, dù cho chúng là về sản phẩm hay dịch vụ và có hóc búa đến đâu, họ sẽ luôn chờ đợi bạn cho họ một câu trả lời thích đáng. Hãy đảm bảo là bạn đã lên một bộ câu hỏi thường gặp của khách hàng để luôn trong trạng thái sẵn sàng cung cấp cho họ những thông tin kịp thời, chính xác. Bạn thấy đó, các website thường có phần Q&A với những câu hỏi cơ bản, nhưng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng, bạn hãy thử làm thêm những video, audio, và hình ảnh để mang lại những thông tin thực sự có hiệu quả đến nhiều đối tượng khác nhau.

Hấp dẫn

Phần Q&A trên website thường không cung cấp được đầy đủ tất cả các thông tin mà đối tượng tìm kiếm, vì thế live chat và các công cụ tương tác đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng live chat hoặc chatbots giúp khách hàng có thể kêu gọi sự trợ giúp và lời khuyên từ chuyên gia bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu (real time). Thông qua các cuộc trò chuyện và tương tác với đối tượng trên các kênh khác nhau, bạn có thể tạo ra một con chatbot hỗ trợ bạn trả lời những câu hỏi cơ bản, hoặc nếu câu hỏi đối tượng đặt ra không có trong danh sách mà chatbot có thể trả lời, câu hỏi sẽ được tiếp quản bởi nhân viên tư vấn và quá trình chăm sóc khách hàng vẫn được tiếp tục.

Thỏa mãn

Làm sao để biết rằng khách hàng cảm thấy thỏa mãn với dịch vụ mà bạn cung cấp? Tất nhiên là phải đặt câu hỏi cho họ rồi. Sau khi kết thúc quá trình chăm sóc, hãy gửi cho họ một survey đánh giá chất lượng dịch vụ, so sánh chúng với đoạn chat và kịch bản email đã được gửi đi, bạn sẽ cải thiện được những gì mà bạn còn thiếu, tinh chỉnh và làm phong phú thêm bộ câu hỏi hiện có trong danh sách của mình.

Tóm lại…

Khái niệm inbound thực sự không còn xa lạ với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết rằng inbound sẽ vận động theo sự phát triển của hành vi mua hàng, marketing cũng thế và việc cập nhật xu hướng mới nhất luôn là điều cần thiết đối với bất kì nhà kinh doanh, marketers, nhân viên kinh doanh hay chăm sóc khách hàng nào.

Hẳn nhiên phễu vẫn là khái niệm quá quen thuộc và là bạn thân của tất cả chúng ta trong nhiều năm qua, giúp chúng ta khai phá ra quá nhiều điều mới và đo lường được hầu hết các quá trình. Chúng ta không bỏ quên nó nhưng cũng không thể không cập nhật cái mới.

Hãy thử đặt hoạt động kinh doanh của bạn trong vòng xoay của bánh đà với khách hàng làm trung tâm, và comment phía dưới thảo luận xem doanh nghiệp của bạn đã làm được những gì để gia tăng trải nghiệm của khách hàng trong hành trình mua hàng của họ nhé!

Nguồn Brandsvietnam.com

marketing cho phụ nữ
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Góc nhìn mới về marketing cho nữ giới

Trước giờ, phụ nữ luôn được định nghĩa trên cương vị người mẹ, với trách nhiệm cân bằng giữa gia đình và công việc, hoặc được tiếp cận theo tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Đây là những ý tưởng marketing đã lỗi thời, bởi nữ giới ngày nay có những mục tiêu và mong muốn mới mẻ. Bài viết này đề xuất một cách tiếp cận mới trong marketing đến Nữ giới, khác với cách tiếp cận truyền thống.

Giới thiệu

Theo số liệu từ tập đoàn Ernst & Young, phái nữ là “thị trường mới nổi” lớn nhất trên thế giới, với thu nhập toàn cầu của họ dự kiến tăng từ 5 nghìn tỉ USD lên đến 18 nghìn tỉ USD trước năm 2018. Để dễ hình dung, con số này tương đương với gấp đôi tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ. Việc được gọi là “một thị trường mới nổi” có lẽ là điều lạ lùng khi mô tả độ lớn về mặt kinh tế của một phần hai dân số thế giới, nhưng đó là sự thật. Phụ nữ quản lý hơn hai phần ba chi tiêu tiêu dùng toàn cầu và quản lý 60% tài sản ở Mỹ. Thế nên cũng không có gì quá ngạc nhiên khi có đến 76% phái nữ trên toàn thế giới cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để làm… phụ nữ. Nhưng chỉ 9% phụ nữ cảm thấy các marketer đang tiếp cận họ một cách hiệu quả(1). Người ta vẫn chưa hiểu đúng về việc thu hút phái nữ như là một khách hàng(2). Vậy điều gì chưa đúng, cần thay đổi điều gì?

Việc đầu tiên: Hãy bỏ đi lối nghĩ về phụ nữ như là “một bà mẹ bận rộn việc nhà”

Trong những năm qua, có rất nhiều nghiên cứu và phân khúc thị trường về phái nữ, như là việc chia phái nữ thành 3 phân khúc: trước khi lập gia đình, đã lập gia đình và sau khi ly hôn hay phân loại 66 kiểu bà mẹ khác nhau(3). Các nghiên cứu luôn cố gắng vẽ một bức tranh đa dạng hơn nhưng họ đều có một điểm chung: đánh giá phụ nữ thông qua lăng kính người mẹ, định nghĩa phụ nữ theo trách nhiệm làm cha mẹ, dẫn đến việc sử dụng một thuật ngữ marketing phổ biến để mô tả phụ nữ như “bà mẹ bận rộn việc nhà”. Nghĩ xem, bao nhiêu lần bạn định nghĩa phái mạnh theo thiên chức làm bố của họ? Rõ ràng, số lần có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi có hơn 16% các ông bố ở Mỹ là “ông bố nội trợ”(4). Để chỉ ra sự lạm dụng insight “bà mẹ bận rộn việc nhà”, hãy xem xét ví dụ sau: Hillary Clinton đã là bà ngoại, nhưng điều đó có buộc bà ấy ngừng làm công việc quyền lực nhất thế giới không? Dĩ nhiên là không. Michelle Obama là một “bà mẹ bận rộn việc nhà”, nhưng điều đó không ngăn được sức ảnh hưởng của bà đến người dân Mỹ.

Phái nữ là “thị trường mới nổi” lớn nhất trên thế giới, với thu nhập toàn cầu của họ dự kiến tăng từ 5 nghìn tỉ USD lên đến 18 nghìn tỉ USD trước năm 2018.

Thêm nữa, nhiều số liệu chỉ ra rằng, 90% các bà mẹ ở Trung Quốc làm việc toàn thời gian, và ở Anh là hơn 70%, làm mẹ không còn là ưu tiên hàng đầu của phái nữ nữa, họ còn có cả sự nghiệp. Khi ta hỏi phái nữ trên toàn thế giới điều quan trọng nhất trong cuộc sống của họ là gì, câu trả lời nhận được nhiều nhất không phải là làm cha mẹ. Hơn một nửa cho rằng vui vẻ là ưu tiên số một, tiếp đó là khỏe mạnh(5), và điều đặc biệt ở đây là đó đều là những quan điểm hướng đến bản thân. Bởi mỗi phụ nữ vốn dĩ là một cá thể độc lập.

marketing cho phụ nữ

Công bằng mà nói, việc đề cập đến phụ nữ chỉ qua lăng kính người mẹ đã bỏ qua sự thật là nhiều phụ nữ trên khắp thế giới đang từ chối vai trò làm cha mẹ thậm chí là chuyện cưới xin, thay vào đó, họ tập trung tận hưởng thời kì “vợ chồng son” hoặc “độc thân”. Hơn một nửa phụ nữ được phỏng vấn ở Anh và Mỹ trả lời nước đôi về việc có con hoặc chủ động chọn không. Trước khi cho rằng kết quả khảo sát này không liên quan, bạn cần biết phụ nữ độc thân được xem là thành phần quyết định trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ(6).

Kế đến, hãy quên hết đi những điều bạn cho rằng mình đã hiểu về phái nữ

Trong chương trình nghiên cứu mang tên Female Tribes của JWT, một trong những quan sát quan trọng là sự đa dạng trong cuộc sống của phái nữ và cách phái nữ ảnh hưởng tạo ảnh hưởng trên thế giới. Nghiên cứu chỉ ra một số nguyên tắc nổi bật để hiểu thêm về phái nữ như sau:

  1. Tuổi tác không còn là thước đo các giai đoạn trong cuộc sống.
  2. Thiên chức làm mẹ không còn định nghĩa một người phụ nữ (nếu điều đó từng tồn tại).
  3. Cần định nghĩa lại những giá trị của cụm từ “nam giới” và “nữ giới”.
  4. Phái nữ không chỉ là người tiêu dùng mà còn là những nhà sáng tạo theo cách riêng của mình.

Tuổi tác không còn là thước đo các giai đoạn trong cuộc sống

Trước đây bạn nhìn một phụ nữ và dễ dàng đoán được cô ấy đang trong giai đoạn nào trong cuộc đời: những năm 20 tuổi – độc thân, đang hẹn hò; 30 tuổi trở lên – lập gia đình và có con, hơn 50 tuổi – mệt mỏi với việc về hưu và tuổi già. Hiện nay, những gì ta chứng kiến là số lượng phụ nữ ở Anh trên 35 tuổi mới có con nhiều hơn số lượng dưới 35 tuổi(7), ngoài ra số lượng phụ nữ có con vào tuổi 40 cũng tăng lên.

Với nhóm 50 tuổi, tỷ lệ ly hôn tăng đột biến, nhóm này khá giống với những bạn trẻ tuổi 20 về tình trạng “độc thân và đang hẹn hò”, nhưng khác biệt là theo thời gian, những phụ nữ này có sẵn một khoản thu nhập cố định. Một ví dụ về đặc trưng của nhóm tuổi này là độ tuổi “hồi xuân”, tương tự như nhóm tuổi 20, họ có những nhu cầu về các mối quan hệ tình cảm. Một nghiên cứu của Mỹ có kết quả rằng 60% phụ nữ trên 60 tuổi đang hẹn hò sẽ duy trì các hoạt động tình cảm, và trải nghiệm về sự thỏa mãn của nhóm tuổi 60-70 tuổi là tương tự với nhóm 30-40 tuổi(8). Vậy, một nhà bán lẻ thời trang, một cổng thông tin hẹn hò trực tuyến hoặc một thương hiệu sức khỏe tình dục sẽ thành công nếu thu hút sự chú ý của nhóm các “phụ nữ lớn tuổi”.

Không còn định nghĩa phụ nữ bởi thiên chức làm mẹ

Chúng ta đã quen với việc một khi có con, phụ nữ sẽ rời bỏ sự nghiệp và chỉ đi làm một vài giờ trong tuần, khi những đứa trẻ đang đi học. Điều này có thể đúng đối với một số người nhưng trong thời đại này chúng ta có thể thấy mức độ khả thi của việc kết hợp thiên chức làm mẹ với sự nghiệp như Christine Lagarde, Michelle Obama hay Michelle Bachelet. Thực tế là đã có nghiên cứu(9) chỉ ra hội chứng não cá vàng sau sinh là khái niệm không rõ ràng và hầu hết các bậc cha mẹ trẻ sẽ đầu hàng sự mệt mỏi – nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là việc làm mẹ có thể làm tăng khả năng nhận thức và kỹ năng lý luận. Trong nghiên cứu này, 79% phụ nữ đồng ý rằng có con đã giúp các chức năng này hoạt động hiệu quả hơn(10).

Chỉ 9% phụ nữ cảm thấy các marketer đang tiếp cận họ một cách hiệu quả. Người ta vẫn chưa hiểu đúng về việc thu hút phái nữ như là một khách hàng.

Chúng ta cũng thấy rằng phụ nữ thường bắt đầu công việc kinh doanh ở độ tuổi 50 trở lên, với sự phát triển của các “Boompreneur” (nữ giới thế hệ baby-boomer khởi nghiệp), phụ nữ là các nhà hoạt động xã hội, những người tiên phong, những nhà phát minh và là những người sáng tạo. Không ngạc nhiên khi có 74% phụ nữ trên khắp thế giới chia sẻ chưa bao giờ là thời điểm phù hợp hơn lúc này để làm một người phụ nữ(11). Và cũng cần chú ý rằng họ không nói “làm một người mẹ” mà nói “làm một người phụ nữ”. Vì vậy, hãy cân nhắc về việc có nên lúc nào cũng giới thiệu phụ nữ với vai trò làm mẹ không? Đối với các thương hiệu sản phẩm chăm sóc trẻ em, có thể giới thiệu các ông bố là người chăm sóc chính cho bé không? Hành động này không chỉ để phản ánh những gì đang xảy ra trong xã hội hiện nay mà còn phục vụ cho việc chuẩn hóa vai trò của các ông bố trong việc nuôi dạy con cái. Điều đó có thể giúp tăng số ngày nghỉ phép của cha mẹ. Do đó, thương hiệu không chỉ có cơ hội bán sản phẩm mà còn làm điều gì đó tốt cho xã hội.

Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng quan sát sức thuyết phục của các hình ảnh trên TV: 58% phụ nữ cho rằng các hình mẫu mạnh mẽ trên màn hình TV đã truyền cảm hứng cho họ trở nên tham vọng hơn hoặc quyết đoán hơn(12). Quảng cáo không chỉ “đẩy” sản phẩm đi, mà nó còn có thể có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa, miễn là chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về những người được đưa lên màn ảnh TV.

Cần phải định nghĩa lại các giá trị ‘nam giới’ và ‘nữ giới’

Một trong những định kiến phổ biến nhất cho rằng phụ nữ không thể trở thành những nhà lãnh đạo tốt bởi vì phụ nữ quá “nữ tính”, và rằng nữ tính là một điểm yếu, một gánh nặng phái nữ cần phải vượt qua. Về mặt văn hóa, chúng ta tin rằng phụ nữ có thể là một trợ lý giỏi nhưng không phải là một lãnh đạo tốt(14), một phần là do thiếu các hình mẫu nữ giới thành công nhưng cũng vì người ta xem “nữ tính” gắn liền với giá trị nuôi dưỡng hoặc giá trị người mẹ, chứ đó không phải tính cách của một người lãnh đạo. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ này: nghiên cứu toàn cầu về hơn 16.000 nhà lãnh đạo đã tiết lộ rằng các nữ lãnh đạo luôn nổi bật hơn ở các giá trị “nữ tính” như hợp tác và team building, đồng thời họ cũng nổi trội với các giá trị gắn liền với khả năng lãnh đạo “nam tính”, chẳng hạn như chủ động, đổi mới, chính trực và luôn hướng đến kết quả. Kết quả đó đã phá bỏ một vài định kiến về việc quản lý của nữ giới. Khi xem xét hiệu quả làm việc của phái nữ trong các ngành điển hình dành cho nam như kỹ thuật và CNTT, phụ nữ làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, hãy suy nghĩ về các hình mẫu khi đưa vào văn hóa, cách truyền tải vai trò nam giới và nữ giới trong truyền thông của mình. Trong quảng cáo ngành xe hơi, có lẽ ta sẽ thấy nhiều phụ nữ lái xe hơn, vì thực tế hiện nay ở Hoa Kỳ nhiều phụ nữ có bằng lái xe hơn nam giới(16). Và ta có thể thấy nhiều phụ nữ hơn trong vai trò lãnh đạo không?

marketing cho phụ nữ

Phụ nữ không ‘chỉ’ là người tiêu dùng mà là những người sáng tạo theo cách riêng của họ

Không nên chỉ xem phụ nữ là người tiêu dùng. Cô ấy thích mua sắm nhưng đồng thời cũng là người dồi dào ý tưởng sáng tạo. Ở Ấn Độ, phụ nữ điều hành 8 trong 10 ngân hàng hàng đầu, kiểm soát hơn 40% tài sản của Ấn Độ(17); các quỹ tự bảo hiểm rủi ro (hedge funds) do nữ giới quản lý có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn so với quỹ do nam giới quản lý(18); và các công ty có phụ nữ nằm trong ban điều hành cũng có lợi nhuận cao hơn(19). Vì vậy, bước đầu tiên trong ý tưởng về cách marketing tới phái nữ là cân nhắc rằng khách hàng hoặc người ra quyết định quan trọng cũng có thể là một phụ nữ. Ông Brad Jakeman của PepsiCo chia sẻ rằng: “Với vai trò là một client, tôi thấy mệt mỏi trong các cuộc họp agency với một nhóm toàn nam giới bàn về cách để đạt được 85% doanh số từ phái nữ”.

Vấn đề đặt ra: nếu bạn muốn marketing đến phái nữ, thì rất cần thiết có sự xuất hiện của phụ nữ. Bao nhiêu lần các client và agency sai lầm ở điểm này? Các buổi brain-storming mà toàn đàn ông thảo luận về các vấn đề của nữ giới sẽ không thể có sự đa dạng về mặt ý tưởng, chứ đừng nói đến sự thấu hiểu toàn diện các vấn đề của nữ giới.

Vậy làm thế nào để marketing đến phụ nữ?

Nếu thương hiệu muốn marketing tới phái nữ thì nên bắt đầu bằng việc tuyển dụng và trao quyền nhiều hơn cho nữ giới. Khi đó, chúng ta không cần những nghiên cứu hay hướng dẫn về “khả năng thấu hiểu nữ giới” bởi vì khi đó ta có phụ nữ trong cùng “chiến tuyến”.

Các buổi brain-storming mà toàn đàn ông thảo luận về các vấn đề của nữ giới sẽ không thể có sự đa dạng về mặt ý tưởng, chứ đừng nói đến sự thấu hiểu toàn diện các vấn đề của nữ giới.

Thứ hai, nghĩ về phụ nữ như là một cá thể, một con người nói chung, không nhất thiết phải nghĩ theo phương diện giới tính. Ngừng gọi phái nữ là “người tiêu dùng”. Và cũng đừng xem nữ quyền là một xu hướng hay một thương hiệu. Đó là một cách thể hiện sự bình đẳng, mà không cần một thương hiệu nào trao quyền cho họ. Tất cả những điều mà nam giới làm thì nữ giới cũng có thể làm được.

Thứ ba, nghĩ về những khả năng của việc là một người phụ nữ, thay vì trách nhiệm con cái. Từ những suy nghĩ cao thượng đến ước mơ, hy vọng và tham vọng – vượt ra ngoài giới hạn của gian bếp – thông qua những quyết định đơn giản trong các sản phẩm sáng tạo, phái nữ có thể là một người hài hước, cũng có thể là một anh hùng, cũng có thể là một người thông minh. Phụ nữ đang đóng vai trò lớn hơn trong xã hội và văn hóa, vì vậy chúng tôi muốn thấy điều này được phản ánh trong quảng cáo, sản phẩm và các hoạt động truyền thông thương hiệu.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Tổng hợp các chiến dịch marketing tôn vinh phụ nữ truyền cảm hứng nhất

—-

* Tài liệu tham khảo:

(1) JWalter Thompson Women’s Index 2015
(2) Insights in Marketing 2012*
(3) Stop Faking it Study 2015 Mumsnet
(4) US Pew Research 2014
(5) JWalter Thompson Women’s Index 2015
(6) http://nymag.com/thecut/2016/02/political-power-single-women-c-v-r.html
(7) ONS
(8) Annals of Family Medicine July/ August Dr Holly Thomas University of Pittsburgh
(9) https://www.newscientist.com/article/mg22930550-700-busting-the-baby-brain-myth-why-motherhood-makes-minds-sharper/
(10)(11)(12) JWT Women’s Index 2015
(13) http://deadline.com/2015/11/hillary-clinton-kids-jimmy-kimmel-woman-president-video-1201610567/
(14) http://www.wired.co.uk/news/archive/2015-11/10/sexism-voting-women-leaders
(15) Zenger Folkman Leadership Effectiveness Study 2012
(16) http://www.forbes.com/sites/sarwantsingh/2014/05/23/women-in-cars-overtaking-men-on-the-fast-lane/#4bae1fb47b1e
(17) Financial Times ‘Indian Banks lead the world on gender equality’
(18) Rothstein Kass’s Women in Alternative Investments Index, which includes some 80 of the world’s roughly 125 women-run hedge funds
(19) https://hbr.org/2016/02/study-firms-with-more-women-in-the-c-suite-are-more-profitable

—-

** Tác giả:

Rachel Pashley là Giám đốc hoạch định chiến lược tại JWT London. Với hơn 14 năm làm việc tại Agency trong ngành ô tô, dược phẩm, FMCG và đồ uống, cô chọn nghiên cứu chuyên sâu về nữ. Rachel hiện đang viết một cuốn sách tạo ra một câu chuyện tiến bộ hơn về phụ nữ trong văn hóa đương đại.

—-

Nguồn bài viết: Brands Vietnam

làm sao để sáng tạo
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Làm sao để luôn sáng tạo dưới áp lực?

Bạn đã bắt đầu năm 2020 của mình như thế nào? Việc xây dựng chiến lược, đưa ra các ý tưởng marketing mới có khiến bạn cảm thấy áp lực, mệt mỏi? Khoa học đã chứng minh rằng áp lực có thể gây ra căng thẳng và nỗi sợ thất bại. Nếu áp lực quá lớn, nó không chỉ cản trở động lực làm việc mà còn ngăn bạn cho ra đời những ý tưởng mới lạ, độc đáo.

Vậy làm sao để luôn sáng tạo dưới sức nặng của áp lực? Dưới đây là một số mẹo mà Levica đã tổng hợp được từ các chuyên gia tiếp thị, trong đó có nhóm marketing hàng đầu của HubSpot. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Giả vờ rằng bạn đang làm việc thay mặt một người khác

Đôi khi, chúng ta bị ám ảnh bởi suy nghĩ: “Những ý tưởng sai lầm có thể sẽ khiến cho sự nghiệp xuống dốc.” Chính sự mặc định trong tiềm thức này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khi phải đưa ra các ý tưởng khác biệt, mới lạ. 

Để dẹp bỏ sự lo lắng này sang một bên, hãy giả vờ rằng bạn đang tạo ra ý tưởng cho người khác – chẳng hạn như một khách hàng hoặc một đồng nghiệp. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy đầu óc nhẹ nhõm hơn và có thêm nhiều sáng tạo kiệt xuất.

Giả vờ làm việc thay cho người khác nghe có vẻ là một mẹo lạ nhưng nó lại được đề xuất bởi Quản lý cao cấp của HubSpot Blog – Karla Cook. Theo lý giải của Cook thì khi phải tự mình xây dựng một ý tưởng/tác phẩm sáng tạo, bạn thường tự tạo cho mình áp lực để hoàn thiện nó. Và điều này có thể hạn chế mức độ sáng tạo của bạn. Nếu nghĩ rằng công việc này của người khác, thuộc trách nhiệm của người khác, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có khả năng chấp nhận rủi ro trong sáng tạo.

Tư duy này thật sự mang lại hiệu quả và đã được 2 nhà nghiên cứu của Cornell (viện đại học nghiên cứu tư thục và là một thành viên của Ivy League ở Ithaca) là Evan Polman và Kyle J. Emich khẳng định trong bài viết “Quyết định cho người khác sáng tạo hơn quyết định cho bản thân”. Evan Polman và Kyle J. Emich đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tâm lý. Họ chia những người tham gia thành hai nhóm và giao cho cả hai nhiệm vụ vẽ một người ngoài hành tinh. Nhóm A được cho biết họ đang vẽ nhân vật cho một câu chuyện mà sau đó họ sẽ tự viết. Còn nhóm B thì lại được thông báo rằng người ngoài hành tinh là nhân vật của một câu chuyện mà người khác sẽ viết. Kết quả, nhóm B đưa ra những bản vẽ sáng tạo hơn rất nhiều so với nhóm A. 

Từ nghiên cứu trên, hai nhà khoa học Evan Polman và Kyle J. Emich đã đưa ra lời giải thích như sau: Khi bị mắc kẹt trong những quan điểm của riêng mình, bạn thường chỉ dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân để tiếp cận, xử lý các tình huống. Nhưng khi giải quyết vấn đề thay cho người khác, bạn có nhiều cơ hội để bước ra ngoài và xem xét mọi thứ dưới một góc nhìn mới mẻ hơn.

2. Bắt đầu sáng tạo bằng cách phác thảo và chỉnh sửa sau

làm sao để sáng tạo

Hãy thực tế một chút đi! Trong ngành công nghiệp sáng tạo thì những khoảnh khắc tuôn trào ý tưởng là một điều khá xa xỉ. Do đó, đừng đợi đến khi có cảm hứng mới làm việc. Việc nhìn chằm chằm vào một trang giấy trống có thể sẽ khiến bạn sợ hãi và gia tăng thêm áp lực cho bản thân. 

Hãy cứ bắt đầu bằng cách phác thảo một vài nội dung mà mình có thể nghĩ ra trong đầu!

Đừng lo rằng các ý tưởng quá lộn xộn. Đừng vội chỉnh sửa. Đừng phá vỡ dòng chảy suy nghĩ của mình dù cho nó có ngớ ngẩn. Hãy thưởng thức mọi thứ đang trôi trong đầu của bạn và viết/vẽ chúng lên giấy. Nếu muốn chỉnh sửa, hãy quay trở lại và làm điều đó vài giờ sau đó, khi bộ não đã nạp đủ năng lượng cần thiết.

Việc làm này có 2 mục đích. Thứ nhất, đem tất cả ý tưởng đặt lên trang giấy thay vì giữ chúng trong đầu giúp bạn có thêm không gian để phát triển chúng. Thứ hai, theo các nghiên cứu khoa học thì việc viết/vẽ sẽ kích thích não hoạt động và châm ngòi cho nhiều sự sáng tạo hơn.

Caroline Forsey – một writer của HubSpot Blog cho biết: “Khi bạn đã có sẵn một phác thảo để xuất bản (ngay cả khi đó không phải là tác phẩm được viết tốt nhất), áp lực sẽ được giảm bớt.”

3. Sử dụng deadline hiệu quả

Teresa Amabile, Giáo sư Quản trị kinh doanh tại Trường Harvard Business đã nghiên cứu 177 người làm việc cho các công ty hàng đầu Hoa Kỳ. Cô yêu cầu họ ghi chép lại ngày làm việc, mức độ áp lực và khả năng sáng tạo của bản thân.

Sau nghiên cứu này, Amabile nhận thấy rằng deadline quá chặt chẽ hoặc quá lỏng lẻo đều cản trở sự sáng tạo.

Nhân viên làm việc với deadline sát sao sẽ không đủ thời gian để tư duy, suy nghĩ sáng tạo. Họ phải đối mặt với khủng hoảng, áp lực và rất nhiều sự hối thúc. Điều này khiến họ luôn bận rộn và không thể tập trung hoàn thành dự án cốt lõi của mình.

Ngược lại, nếu đưa ra thời hạn hoàn thành quá dài cũng gây bất lợi cho tư duy sáng tạo của nhân viên vì họ không có đủ động lực làm việc và tạo ra thói quen trì hoãn.

Bây giờ là phần thú vị nhất!

Đưa ra deadline vừa phải (không quá khắt khe và cũng không quá nới lỏng) thì nhân viên sẽ có được sự sáng tạo đỉnh cao. Áp lực do deadline mang lại có thể không thú vị. Tuy nhiên một môi trường nhạy cảm về mặt thời gian có thể đem đến cho bạn sự tập trung tuyệt đối và nhanh chóng đưa ra những ý tưởng tuyệt vời.

Nhưng làm sao tạo ra deadline vừa phải trong khi bạn đã được giao cho một thời hạn nhất định để hoàn thành dự án và không thể thay đổi nó? Câu trả lời là: Hãy chia công việc thành các deadline nhỏ với thời gian vừa phải. Sử dụng deadline ngắn hạn như một phần của dự án lớn cho phép bạn sắp xếp công việc khoa học, hiệu quả hơn và biết được chính xác tiến độ của mình.

Những deadline nhỏ như vậy sẽ giúp giảm căng thẳng và tiếp thêm động lực để bạn tiến tới mục tiêu cuối cùng.

4. Rời khỏi máy tính, thay đổi môi trường sáng tạo

làm sao để sáng tạo

Nếu bạn đang mắc kẹt với những ý tưởng thì ngồi tại bàn làm việc, nhìn chằm chằm vào máy tính không phải là cách tốt để lấy cảm hứng. Nó chỉ khiến cho bạn cảm thấy áp lực và gánh nặng hơn mà thôi. Theo một khảo sát của iStock dành cho các chuyên gia sáng tạo thì 34% người được hỏi cho rằng cảm hứng có thể đến trong lúc họ đi bộ, 25% tìm ý tưởng khi tắm và 22% nghĩ có thể sáng tạo khi tập thể dục.

Việc trải nghiệm một môi trường làm việc mới khác biệt, đầy sức sống cũng có thể kích thích tư duy sáng tạo trong bạn. Andrew và Gaia Grant đã từng đề cập trong một cuốn sách của mình thì: 40% sáng tạo đến từ di truyền học và 60% đến từ chính những trải nghiệm về môi trường của chúng ta.

Do đó, lần tới, nếu bạn cảm thấy chịu quá nhiều áp lực, hãy thử đi bộ, đến một quán café địa phương hoặc đơn giản là ra ngoài hít thở không khí trong lành để châm ngòi cho sự sáng tạo bùng nổ.

5. Ghi lại ý tưởng khi chúng lởn vởn trong đầu bạn và hoàn thiện sau

Những ý tưởng tuyệt vời có thể ập đến bất cứ lúc nào: trong xe hơi, trong khi nấu ăn hoặc ngay cả khi bạn đang ngủ trên giường. Do đó, khi lóe lên một ý nghĩ nào đó trong đầu, hay nhanh chóng ghi lại nó.

Jim Ruocco,  Senior Customer Success Manager của HubSpot chia sẻ: “Hãy sử dụng máy ghi âm hoặc trợ lý giọng nói để ghi lại những suy nghĩ sáng tạo của bạn khi chúng bất chợt ập đến.” Ruocco cũng nói thêm rằng nếu sử dụng trợ lý giọng nói, bạn nên hướng dẫn nó nhắc nhở bạn vào ngày hôm sau. Ví dụ, bạn có thể nói: “OK Google. Nhắc tôi tạo một ứng dụng đón Valentine cho người độc thân vào 9 giờ sáng mai.”

Không ai thích áp lực nhưng làm việc dưới áp lực là điều cần thiết để phát triển khả năng sáng tạo của bạn. Cần nhớ rằng đừng nên quá chú tâm vào những thứ chúng ta không điều khiển được như: yếu tố ngoại cảnh, deadline,… Thay vào đó, hãy suy nghĩ xem bản thân nên tư duy như thế nào để đạt được mục tiêu. Giống như Roy Bennett (chính trị gia người Zimbabwe) đã nói: “Thay vì lo lắng về những gì bạn không thể kiểm soát, hãy chuyển năng lượng sang những gì bạn có thể tạo ra.”

Bạn có thể tìm kiếm thêm cách tư duy sáng tạo qua các bài viết:

95 ý tưởng để sáng tạo nội dung dễ dàng hơn bao giờ hết (P1)

95 ý tưởng để sáng tạo nội dung dễ dàng hơn bao giờ hết (P2)

Bí ý tưởng sáng tạo – Tiếp tục hay từ bỏ?

INFOGRAPHIC – Làm sao kích thích sự sáng tạo trong bạn?

INFOGRAPHIC – 5 công cụ miễn phí giúp sáng tạo nội dung đỉnh cao

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

6 lưu ý quan trọng cho các marketer năm 2020 (P2)

Tiếp nối phần 1, mời bạn cùng Levica tìm hiểu về 3 điểm lưu ý quan trọng các marketer cần nắm trong năm 2020 trong bài viết sau đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

Bạn có thể xem thêm Phần 1 của bài viết tại đây!

4. Email marketing tăng trưởng

Anthony Chiulli, giám đốc tiếp thị sản phẩm của 250ok (công ty cung cấp dịch vụ phân tích và phân phối email) nhận định rằng: “Lĩnh vực email đang không ngừng thay đổi và phát triển. Tần số sáp nhập và mua lại giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ email năm 2019 đang tăng trưởng so với năm 2018.” 

Trong chia sẻ của mình, Chiulli đã nhắc đến một vài cuộc sáp nhập đáng chú ý năm 2019 như: Validity mua lại Return Path vào tháng 5, Mailgun mua lại Mailjet vào tháng 10, và gần đây nhất là việc Sparkpost mua lại eDataSource. Thực tế này cho thấy ngành công nghiệp email đang trong giai đoạn bùng nổ. 

Cũng theo Chiulli thì email vẫn là một kênh kỹ thuật số chiếm nhiều ưu thế và không ngừng phát triển mạnh mẽ. Ông dự đoán rằng vào năm 2020, sẽ có một lượng lớn những công ty tìm kiếm lợi thế cạnh tranh từ email marketing.

5. Trí tuệ nhân tạo có nhiều bước tiến mới

Ở thời điểm 2017, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ đang mới bắt đầu giai đoạn phôi thai. Nhưng trong năm 2020 này, thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều bước tiến vượt bậc của AI. Google DeepMind hiện đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một AI có thể học hỏi từ những gì mà nó đã thực hiện trước đó.

Theo International Data Corporation (IDC – Tập đoàn dữ liệu quốc tế), hệ thống AI sẽ đạt trị giá 97,9 tỷ đô la vào năm 2023, gấp hơn 2,5 lần so với con số 37,5 tỷ đô la đã được ghi nhận vào năm 2019. Điều này cho thấy sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới. Các nhà marketer có thể tận dụng xu hướng này để thay đổi các chiến lược tiếp thị hiệu quả và đánh đúng mục tiêu hơn.

Năm 2020, bạn sẽ bắt gặp nhiều hơn sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo (VR) cũng như thực tế tăng cường (AR). Trí tuệ nhân tạo cho phép AR tương tác với môi trường thực một cách sống động và đa chiều hơn. Năm 2018, doanh thu quảng cáo AR toàn cầu ước tính đạt khoản 428 triệu đô la và con số này dự kiến ​​sẽ tăng gấp ba vào năm 2021.

Theo Crystal King, giáo sư truyền thông xã hội (social media) tại HubSpot thì AR (thực tế tăng cường) sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng lớn đến social media. Crystal khẳng định: “Năm 2020, chúng ta sẽ thấy nhiều hơn các quảng cáo AR trên Snapchat, Instagram,… Chúng sẽ hiển thị phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội, giúp người dùng tăng khả năng kết nối và tham gia các sự kiện trực tiếp theo một cách thú vị.” 

Cô cũng nói thêm rằng: “AR đã và đang tạo ra sự khác biệt cho các thương hiệu nổi tiếng như IKEA (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới), Zenni Optical (nhà bán lẻ trực tuyến kính mắt và kính râm theo toa). Thực tế tăng cường mang đến cho người dùng khả năng tương tác trực tuyến rất thú vị và mới mẻ.”

Ngoài ra, trong tiếp thị bằng văn bản, AI cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp có thể nhận được các đề xuất để đưa ra nội dung marketing, thông điệp phù hợp. Tuy đánh giá cao về sự hỗ trợ của AI nhưng Matt Reid, MO của EZ Texting (công ty cung cấp phần mềm tiếp thị SMS cho doanh nghiệp) nhận định rằng: “Đối với tiếp thị bằng văn bản, điều quan trọng là cần giữ được yếu tố con người trong khi vẫn tận dụng AI để giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách tốt nhất.”

6. Công cụ khám phá của Google tiếp tục phát triển

Christina Pericone, Trưởng bộ phận Pillar and Acquisition Content của HubSpot tin tưởng rằng công cụ khám phá của Google (Google Discover) sẽ tiếp tục được cải thiện để phục vụ nội dung cá nhân hóa và chất lượng cao cho người dùng vào năm 2020.

Cô nhận định: “Google đã ra mắt Discover năm 2017 và không ngừng cải tiến công cụ kể từ thời điểm đó. Thuật toán của Discover cho phép dự đoán nội dung sẽ khiến người dùng cảm thấy thú vị căn cứ vào lịch sự tìm kiếm, duyệt web của họ. Sau đó, Google Discover sẽ hiển thị những bài viết/website trên trang chủ Google theo hướng cá nhân hóa dựa trên sở thích của người dùng.”

google discover

 

Để tối ưu hóa cho Google Discover, Perricone khuyên nên thực hiện 3 chiến lược sau:

  • Xây dựng các nội dung theo dạng gom nhóm (cluster model). Bạn nên chia các bài viết của mình thành những nhóm nội dung với chủ đề riêng. Ứng với mỗi chủ đề như vậy, nếu càng có nhiều thông tin hữu ích, liên quan, thì bạn sẽ càng có nhiều khả năng tăng thứ hạng trên Google.
  • Sử dụng hình ảnh lớn (1200px), hấp dẫn, chất lượng cao. Các hình ảnh sắc nét, thu hút sẽ giúp đáp ứng nhu cầu thị giác của độc giả và nâng cao trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, trong một thông báo của mình, Google đã nói rằng người dùng sẽ nhìn thấy nhiều hình ảnh hơn trong nguồn cấp dữ liệu Discover. Như vậy, để thu hút traffic, bạn cần đảm bảo hình ảnh của mình đạt được chất lượng và độ sắc nét cần thiết khi hiển thị trên trang chủ Google.
  • Xây dựng nội dung bằng tất cả các ngôn ngữ có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn vì người dùng có thể lựa chọn ngôn ngữ ưa thích trong quá trình tìm kiếm.

Khi các công ty đang tiếp tục xoay vòng, thích nghi và phát triển, cuộc chiến tiếp thị sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Năm 2020 đã bắt đầu, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho các nhà tiếp thị. Hy vọng những lưu ý trên đây của Levica sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để vượt lên dẫn đầu và làm chủ xu hướng marketing trong thời gian sắp tới. Chúc bạn thành công!

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

lưu ý marketing 2020
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

6 lưu ý quan trọng cho các marketer năm 2020 (P1)

Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, Marketing – Tiếp thị, 1 trong những ngành ứng dụng công nghệ nhiều nhất cũng cho thấy nhiều biến chuyển đáng lưu ý. Hãy cùng điểm qua những điều quan trọng mà nhà tiếp thị cần nắm rõ trong năm 2020 dưới đây!

1. Marketing-qualified lead (MQL) không còn là mục tiêu tiếp thị đáng chú trọng

Marketing-qualified lead (MQL) là người dùng web với những tương tác, biểu hiện cụ thể, bộc lộ tiềm năng sẽ trở thành khách hàng trong tương lai. Thường thì một MQL sẽ có các hành vi thể hiện sự quan tâm với website như: tải xuống nội dung từ trang web, chọn một sản phẩm vào giỏ hàng, điền vào mẫu câu hỏi hoặc đăng ký nhận bản tin,… Các tương tác của MQL góp phần hỗ trợ đội ngũ marketing xác định vị trí của user trong hành trình mua hàng, từ đó đưa ra các phương án tiếp thị giúp chốt sale.

Nhiều năm qua, các nhà tiếp thị đã quá chú trọng vào MQL để xây dựng chiến lược marketing mà không hướng tới một mục tiêu kinh doanh thực sự.

Nhưng trong năm 2020 này, mọi thứ sẽ thay đổi!

Thay vì sử dụng mô hình phễu marketing, các công ty hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch sang mô hình bánh đà (flywheel)* để tạo ra trải nghiệm khách hàng một cách hợp lý hơn từ đầu đến cuối.

Đứng trước xu hướng như vậy, đội ngũ tiếp thị sẽ cần phải liên kết với các bộ phận bán hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ khăng khít với khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới. Do đó, MQL theo định nghĩa truyền thống sẽ không còn là mục tiêu được chú trọng nữa.

Theo Latane Conant, CMO của 6sense (nền tảng AI dự đoán, khám phá nhu cầu tiếp thị và bán hàng B2B, giúp tìm kiếm người mua ở các giai đoạn của phễu marketing): “Vào năm 2020, các mục tiêu tiếp thị như MQL không còn được đề cao. Thay vào đó, các nhà tiếp thị sẽ tập trung nỗ lực vào việc liên kết với những mục tiêu lớn, bao trùm cả công ty để xây dựng chiến lược marketing phát triển doanh số.”

—-

mô hình bánh đà* Mô hình bánh đà: Bánh đà trong thực tế là một thiết bị được dùng để lưu trữ năng lượng quay. Khi ta tác động lực lên bánh đà, nó sẽ quay và nếu dùng lực mạnh hơn thì nó càng quay nhanh hơn. Không giống như phễu (nếu muốn duy trì hoạt động, bạn phải tiếp tục đổ thêm vào miệng phễu), bánh đà vẫn sẽ tiếp tục quay, ngay cả khi bạn không tiếp tục tác động lực vào nó. Nhìn từ góc độ marketing, so với phễu, mô hình bánh đà thể hiện đầy đủ và chính xác hơn quá trình kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi mua sản phẩm thì họ sẽ tiếp tục mua hàng và trở thành “nhiên liệu” để thúc đẩy, tạo ra nhiều đối tượng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tóm lại, mô hình bánh đà thể hiện một vòng tròn mà ở đó khách hàng chính là trung tâm, quyết định sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của mô hình này là tập trung nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

2. Google Ads tăng cường hạn chế đối với một số lĩnh vực

Năm 2019, 61% các nhà tiếp thị cho rằng việc cải thiện SEO và  thực hiện các biện pháp giúp nâng cao sự hiện hữu tự nhiên trên Google là ưu tiên tiếp thị hàng đầu của họ. Và theo Hubspot dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2020.

Tuy rằng các giải pháp quảng cáo của Google đã góp phần đem lại lợi ích cho hơn 1,3 triệu doanh nghiệp, website, tổ chức phi lợi nhuận nhưng vào năm 2020, các nhà tiếp thị có thể sẽ thay đổi và đẩy mạnh các chiến lược marketing theo hướng tiếp cận tự nhiên. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Google Ads đang đưa ra nhiều hạn chế đối với các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, tín dụng,… thì việc tăng lượng traffic tự nhiên chính là xu hướng chung. Để làm được điều đó, các nhà tiếp thị cần xây dựng tốt nội dung trên web, cải thiện SEO và tăng trải nghiệm người dùng.

Theo Russ Jones, nhà nghiên cứu chính tại Moz (công ty phần mềm dịch vụ – SaaS chuyên cung cấp các phần mềm phân tích, hỗ trợ marketing): “Trong tương lai gần, Google sẽ tiếp tục đưa ra các hạn chế quảng cáo đối với một số lĩnh vực nhất định. Và mục tiêu có thể được nhắm đến đầu tiên là dịch vụ tín dụng. Các nội dung cho người lớn, chăm sóc sức khỏe và thuốc vẫn tiếp tục bị kiểm soát nghiêm ngặt.” Ông cũng cho rằng khi các biện pháp hạn chế của Google được thắt chặt, nó sẽ tạo ra cơ hội ngắn hạn để các công ty chuyển phương án marketing từ hình thức quảng cáo trả tiền sang tiếp cận tự nhiên.

3. Tăng trưởng tiếp thị dựa trên trải nghiệm (Experiential Marketing)**

HBR (Harvard Business Review) Analytic Service đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2018 với hơn 700 giám đốc điều hành kinh doanh. 93% số người được hỏi cho biết các tổ chức của họ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tổ chức sự kiện.

Điều này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020. Theo một nghiên cứu của The Harris Group (tập đoàn tư vấn của Mỹ), 72% số millennials (độ tuổi từ 18-24) hiện nay thích chi tiền cho các trải nghiệm hơn là sản phẩm.

Từ đó có thể thấy người dùng đang ngày càng ưu tiên lựa chọn sản phẩm/dịch vụ dựa trên sự tiện lợi và trải nghiệm (đó là lý do các loại hình dịch vụ như Uber, Spotify, Airbnb,… phát triển). Vì vậy, để níu giữ trái tim khách hàng, các doanh nghiệp sẽ buộc phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng trải nghiệm cho người dùng. Và các sự kiện tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) chính là phương án hiệu quả được nhiều nhà marketer chọn lựa.

Experiential Marketing

Mục đích chính của Experiential Marketing là đem đến các trải nghiệm thương hiệu theo cách hữu hình, ngoại tuyến. Nhưng bên cạnh đó, người tham gia vẫn có thể tạo ra những đối thoại trực tuyến khi tham gia. Theo một thống kê đáng tin cậy, 49% người ghi lại video khi tham gia các sự kiện trực tiếp của thương hiệu. 39% trong số các video đó được chia sẻ lại trên Twitter. Như vậy, các sự kiện tiếp thị trải nghiệm cần kết hợp với yếu tố kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả và sức lan tỏa (ví dụ: khuyến khích mọi người gắn thẻ hashtag thương hiệu khi viết bài, quay phim về sự kiện).

Ben Carlson, đồng chủ tịch và đồng sáng lập của Fizzyology (công ty tìm hiểu Social insight) cho rằng: “Việc tiếp cận người tiêu dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với khách hàng trẻ. Mặt khác, người dùng thế hệ Z và millennials cũng đang ưu tiên trải nghiệm hơn là sản phẩm. Do đó, các nhà tiếp thị có thể tận dụng xu hướng này để đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị trải nghiệm và xây dựng những sự kiện tương tác trực tiếp.” Carlson cũng nhấn mạnh rằng ông tin tưởng tiếp thị trải nghiệm sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với các chiến dịch xây dựng thương hiệu của nhà tiếp thị trong tương lai.

** Tiếp thị dựa trên trải nghiệm (Experiential Marketing): Đây là một loại chiến lược thu hút khách hàng bằng những trải nghiệm thực tế. Experiential Marketing cho phép mọi người tương tác với thương hiệu, trải nghiệm những giá trị mà thương hiệu đó tạo ra một cách dễ dàng và trực tiếp. Tiếp thị trải nghiệm thường có hình thức giống như một sự kiện quảng cáo tương tác.

(Xem tiếp phần 2)

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar