Tag: bài học marketing

hanh vi khach hang sau covid 19
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

Hành vi tiêu dùng sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch?

Ba dự đoán về những gì sẽ thay đổi và, quan trọng hơn, những gì sẽ không thay đổi.

“Có vẻ như chúng ta dần phải tập sống quen với kiểu tiêu thụ nơi cách ly, chúng ta sẽ tập cách làm sao vẫn cảm thấy hạnh phúc chỉ với một chiếc váy đơn giản, khám phá lại những yêu thích xưa cũ, đọc một cuốn sách đã bị lãng quên và nấu ăn để giúp cuộc sống tươi đẹp hơn.” – Trend Forecaster Li Edelkoort.

Trong mỗi hoàn cảnh khó khăn, các chuyên gia bắt đầu tiên lượng về mọi thứ sẽ thay đổi mãi mãi như thế nào. Sau cuộc đại suy thoái, nhiều chuyên gia dự đoán rằng các thương hiệu xa xỉ sẽ chết và mua sắm những thứ xa xỉ sẽ trở thành điều cấm kỵ.

Chúng ta đang ở giữa đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Cảm giác như không có hồi kết. Đây là một thời điểm rủi ro nhưng vẫn có những cơ hội để đưa ra dự đoán sau đại dịch. Chúng ta rất muốn biết những gì sẽ xảy ra với chúng ta. Bài viết này sẽ dự đoán về hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch.

Dự đoán cho giai đoạn còn lại của 2020

Chúng tôi đã nhận ra các dấu hiệu về hành vi mua sẽ như thế nào trong giai đoạn còn lại của năm nay khi các đợt bùng phát COVID-19 liên tục tái diễn trong khoảng thời gian cách ly. Ít người sẽ đi du lịch để giải trí hoặc làm việc. Người tiêu dùng sẽ hạn chế đi siêu thị,và chuyển việc mua hàng sang các kênh trực tuyến. Nhiều người Mỹ lớn tuổi sẽ chấp nhận mua sắm trực tuyến (đây có thể là lần đầu tiên họ mua sắm trực tuyến). Những thay đổi thói quen tiêu dùng khác cho năm 2020 so với năm 2019 gồm: ít đi ăn nhà hàng, mua sắm tạp hóa nhiều hơn, ít đi mát-xa, spa hơn, chơi video game nhiều hơn, ít đi xem phim ở rạp hơn, nhiều video được phát trực tiếp trên mạng hơn và không còn những buổi hòa nhạc mà người xem đến tận nơi để thưởng thức. Người Mỹ sẽ quen dần với việc sống cách ly và trở nên đạm bạc hơn vì họ cảm thấy cần thiết phải như thế hoặc đối với một số khác thì nó xuất phát từ sự lựa chọn cá nhân. Nghịch lý là tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng lên vì suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Dự đoán cho năm 2021 và sau đó

Về lâu dài, một trong hai điều sẽ xảy ra. Vắc-xin sẽ được sản xuất và được sử dụng rộng rãi (giống như vắc-xin cúm) hoặc trước đó, chúng ta có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng đối với chủng COVID-19 hiện nay. Dưới đây là ba dự đoán cho hành vi của người tiêu dùng trong thời kỳ hậu COVID-19:

1) Hầu như tất cả các hành vi mua hàng sẽ trở lại mô hình như trước đại dịch đối với hầu hết mọi người.

Chưa có sự kiện nào trong ký ức của tôi lại tạo ra sự thay đổi đột ngột và quyết liệt lên hành vi người tiêu dùng như đại dịch COVID-19. Doanh số của các mặt hàng như nước khử trùng tay, thuốc nhuộm tóc và Netflix đã tăng lên bất ngờ, trong khi những thứ khác như xe hơi, đi công tác, vé xem phim và giày thể thao đã giảm mạnh. Những thay đổi này một phần là kết quả của các hiện tượng tâm lý xã hội như xa cách xã hội, tự cách ly và mua sắm hoảng loạn cùng với các quy tắc mới về thế nào là sạch sẽ và vệ sinh. Họ cũng bị đẩy đi bởi những lo ngại về sự an toàn, mất thu nhập, hóa đơn hàng tháng và không biết còn gì tại mấy cửa hàng hay không.

Rõ ràng là chúng ta hiện không thể mua nước khử trùng tay với số lượng lớn nhưng hậu COVID-19 chúng ta có thể. Chúng ta cũng sẽ dần quên những khoảnh khắc buồn chán, thất vọng và sợ hãi trong những tuần tự cô lập. Nhưng liệu chúng ta vẫn chấp nhận sự đạm bạc và mua sắm ít hơn như Li Edelkoort dự đoán khi công việc và thu nhập sẽ trở lại đều đặn?

Tiên lượng về việc cắt giảm chi tiêu sẽ rất dễ hiểu sau mỗi sự kiện khủng hoảng kinh tế. Ví dụ, sau cuộc đại suy thoái, nhiều chuyên gia dự đoán rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển qua mua các nhãn hiệu quốc dân, tiết kiệm nhiều tiền hơn và theo đuổi lối sống tối giản, thanh đạm.

Dự đoán như vậy thường không đúng. Sau đại dịch, tôi dự đoán rằng hầu hết chúng ta sẽ trở lại trạng thái bình thường nhanh nhất có thể. Người mua sắm ở Mỹ sẽ mua nhiều thứ hơn họ cần, dành nhiều tiền lương hơn cho những thứ họ cho là cần có hơn là những thứ nên có, chính vì vậy mà họ không thể tiết kiệm đủ tiền cho tương lai. Đó là những thói quen khó bị phá vỡ; một khi các điều kiện kinh tế và xã hội phát triển mạnh trở lại, các thói quen cũng sẽ y như vậy.

2) Đại dịch sẽ thay đổi cuộc sống của một nhóm nhỏ. Hành vi tiêu dùng của họ sẽ thay đổi vĩnh viễn khi họ sống với thế giới quan và lối sống mới

Sau ngày 9-11, nhiều thanh thiếu niên thường không nhập ngũ, gia nhập quân đội và thay đổi cuộc sống của họ. Đối với những người khác, khi nỗi sợ khủng bố và căng thẳng kinh tế lắng xuống, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Sau cuộc suy thoái kinh tế lớn năm 2008, dưới sự kích cầu từ các khoản vay sinh viên khổng lồ và triển vọng công việc không mấy sáng sủa thì phong trào FIRE (Nghỉ hưu độc lập tài chính sớm) đã trở thành xu hướng của thế hệ millennials tại Mỹ. Nhiều tín đồ FIRE sống bằng ngân sách eo hẹp, tiết kiệm 50% hoặc hơn thu nhập của họ trong nhiều năm và thực hiện kế hoạch nghỉ hưu ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, hầu hết các millennials đều đi theo con đường kết hôn – mua nhà – trở thành cha mẹ của thế hệ Gen-X và Baby Boomer. Đối với họ, cuộc suy thoái năm 2008 không để lại dấu ấn lâu dài.

Điều tương tự sẽ xảy ra vào năm 2021 và sau đó. Các biến thể của các nhóm văn hóa như FIRE, đơn giản và tối giản, sẽ chú trọng hơn tới việc tiết kiệm tiền. Lần này, giảm tiêu thụ để bảo vệ môi trường sẽ là động lực chính bởi vì chúng ta đã thấy thiên nhiên đã phục hồi như thế nào khi con người thực hiện cách ly xã hội, hạn chế sản xuất. Nhiều người tiêu dùng sẽ muốn trải nghiệm lối sống này, đặc biệt là khi cuộc suy thoái này kéo dài. Ít người có thể tuân thủ và chuyển hoàn toàn qua lối sống này lâu dài. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch sẽ có nhiều khả năng áp dụng lối sống mới và thế giới quan mới. Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng của những người này mãi mãi.

3) Đại dịch sẽ là chất xúc tác cho những cách mua sắm và tiêu dùng hoàn toàn mới

Thay đổi liên tục xuất hiện, theo những cách bất ngờ và sự thay đổi này là một trong những yếu tố của xã hội, công nghệ và chính trị. Các sự kiện kiểu như COVID-19 sẽ trở thành chất xúc tác để thay đổi, tăng tốc và đẩy thế thới đi theo một hướng nhất định nào đó. Sự kiện 9-11 đã làm nở rộ nhu cầu kết nối trực tiếp với người khác, thậm chí là với người lạ và dẫn đến sự phổ biến rầm rộ của các trang mạng xã hội như Friendster, Myspace và cuối cùng là Facebook. Nó thay đổi các tiêu chuẩn của chúng tôi về tình bạn, chia sẻ thông tin, quyền riêng tư và thương mại. Cuộc suy thoái lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi về quyền sở hữu. Nó dẫn đến việc chấp nhận cho các chia sẻ hàng loạt, hay còn gọi là tiêu dùng hợp tác. Kết quả là sự thống trị của các công ty với mô hình chia sẻ phương tiện di chuyển như Uber và Lyft, và các công ty dịch vụ lưu trú như Airbnb. Những thay đổi này làm cho thế giới trở thành một nơi nhỏ hơn.

Lần này, sự thay đổi sẽ theo hướng ngược lại, từ toàn cầu sẽ thu xuống địa phương. Đại dịch COVID-19 đã làm tăng khả năng tự túc, cảnh giác và trách nhiệm xã hội của từng cá nhân. Những quá trình tâm lý này sẽ là chất xúc tác cho vòng thay đổi tiếp theo. Các vấn đề khác như biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi và tăng trưởng dân số, tất cả đều có tiềm năng đóng góp cho sự thay đổi mới này. Các hành vi của người tiêu dùng sẽ hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương như dùng sản phẩm từ các trang trại địa phương, các khu sản xuất lân cận, ăn tại nhà hàng gần nhà. Điều này sẽ trở nên phổ biến và thậm chí trở thành xu hướng chính. Các tập đoàn lớn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm hoặc cung cấp dịch vụ được sẽ được tiêu chuẩn hóa nhưng họ sẽ không có được lòng tin hoặc lòng trung thành của người tiêu dùng một cách dễ dàng như trước. Hàng hóa và thương hiệu nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và được coi là lựa chọn thứ hai trong nhiều danh mục. Thế giới hậu COVID-19 sẽ là một nơi rộng lớn và hướng nội nhiều hơn.

Lược dịch từ bài viết của tác giả Tiến sĩ Utpal Dholakia.

Levica lược dịch từ psychologytoday.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

5 chiến dịch marketing thành công ngày Cá Tháng 4

Bắt nguồn từ châu Âu, hiện nay Cá tháng Tư được lan rộng ra khắp các quốc gia trên thế giới và trở thành ngày diễn ra các trò vui đùa, ngày của những lời  nói dối đáng yêu. Không những thế, đó còn được coi là thời điểm diễn ra những chiến dịch truyền thông siêu kinh điển. Dưới đây là top 5 chiến dịch marketing tạo được tiếng vang lớn, gây được dấu ấn sâu đậm nhất. Hy vọng qua đây bạn có thể biết cách làm marketing cá tháng 4 hiệu quả.

1.”Lời nói dối ngọt ngào” của Uber

   Đây là chiến dịch kết hợp giữa Uber và nhãn hàng Bitis. Theo đó vào ngày Cá Tháng Tư, khách hàng sử dụng dịch vụ UberMove sẽ có cơ hội được nhận một đôi Bitis Hunter.  Ngay khi thông tin này được lan tỏa, nó đã gây ra mối nghi hoặc rất lớn cho nhiều người vì sợ ăn quả lừa. Tuy nhiên tưởng đùa mà hóa ra thật. Trên thực tế, đã có hơn 150 đôi Bitis Hunter được trao cho những khách hàng may mắn và hình ảnh của Uber cùng những đôi giày nhiều màu sắc tràn ngập trên khắp các diễn đàn.

Theo ghi nhận của Uber, đã có hơn 6.600 lượt đặt xe ở TP.HCM và 1.200 lượt đặt xe ở Hà Nội chỉ trong ngày 1/4. Con số này cao hơn nhiều so với số lượt đặt xe hằng ngày của Uber.

2. Mirinda: “Ngày nói dối cho người muốn nói thật”

   Mở đầu chiến dịch của Mirinda là MV “Cá tháng Tư, thật thật đùa đùa” của ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, MV đã lột tả những chiêu thức thả cá siêu đáng yêu. Với tinh thần tạo ra một dịp “nói dối mà thật”, clip đã chứng tỏ ngày cá tháng Tư là thời điểm để những người nhút nhát thổ lộ tâm tình của mình mà không cảm thấy quá ngại ngùng, cũng không bối rối nếu lỡ có bị “phũ”.

   Tiếp đó Mirinda còn tung ra một Event mang tên: Zalo Story “ Nói hộ lòng Teen” diễn ra từ 00:00 đến 23h59’ ngày 1/4. Điểm đặc biệt của hoạt động này là teen có thể post ảnh, video clip để giãi bày tâm sự thầm kín trong lòng. Sau 24h, clip sẽ tự động biến mất – vậy là các bạn trẻ có thể tha hồ thổ lộ mà không để lại dấu vết!

   Chiến dịch đã tạo ra một kết quả siêu khủng, ngoài dự đoán. Có hơn 330 bài báo viết về chiến dịch và hơn 51.000 lượt chia sẻ trên facebook. Zalo Khoảnh Khắc filter dành riêng cho Cá Tháng Tư “Thật Thật Đùa Đùa” được các bạn trẻ sử dụng cao kỷ lục. Hiệu ứng chiến dịch tạo ra thật sự khiến tất cả mọi người bất ngờ: Hơn 55% lượt tạo Zalo khoảnh khắc trong ngày sử dụng camera filter Cá tháng Tư, cao hơn cả lượt tạo Zalo khoảnh khắc Valentine đã đạt kỉ lục trước đó là 38%; số lượng sử dụng camera filter của Mirinda lên tới hơn 700.000 lượt.

3. “Cá Tháng Tư ngược” của BMW

   Vào ngày Cá tháng tư, mọi lời nói dối đều trở nên vô hại và được bỏ qua. Bởi vậy mà nhiều người hết sức đề cao cảnh giác để không trở thành “con cá ngớ ngẩn”. BMW là một trong những công ty có truyền thống lâu đời tổ chức sự kiện vào ngày cá tháng tư, hẳn ai cũng sẽ nghĩ BMW sẽ có một trò đùa như rất nhiều lần trước đó nhưng đây lại không phải một trò đùa vô bổ mà là sự thật. BMW đã biến những người không muốn làm kẻ ngốc bị lừa thành kẻ ngốc thực sự.

Theo đó, hãng này chạy một quảng cáo nhỏ trên một tờ báo địa phương kèm theo một phiếu thưởng. Trên phiếu thưởng ghi rõ rằng người đầu tiên mang nó đến đại lí xe có cơ hội đổi xe cũ của họ lấy một chiếc xe đời mới của BMW với trị giá 50.000 đô. Đại lí xe còn sắp xếp các bảo vệ canh chừng và sẵn sàng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất vì sợ có quá nhiều người đem phiếu thưởng đến và làm loạn. Thế nhưng chỉ có duy nhất Tiana Marsh sau khi xem mẫu quảng cáo và đem coupon đến để đổi chiếc xe Nissan 15 năm tuổi và cô nhận được chiếc xe BMW đời mới. Thật bất ngờ! Người phát ngôn của BMW nói rằng sự kiện này nhằm ý định vào những người “ Sẵn sàng nhận lấy cơ hội”. Chiếc xe mới BMW của Tiana có biển” NOF00L”. Còn chiếc xe cũ của cô ấy được bán và tiền thu được sẽ quyên góp cho tổ chức từ thiện GOBABYGO của trẻ em khuyết tật.

   Câu chuyện “ngớ ngẩn” này đã được phủ sóng toàn thế giới, ước tính nó đã thu được hơn $20,403,179 từ việc các trang báo khác viết về chiến dịch này . Đoạn video đã thu hút hơn 5,8 triệu lượt xem.

4. Lego: “Ninja rùa được vận chuyển bằng rùa thật”?

   Cũng như các nhãn hàng khác, Lego cũng tận dụng ngày Cá tháng Tư cho chiến dịch truyền thông khá thú vị của mình. Theo đó, vào ngày 1/4 hãng này nói bộ đồ chơi Ninja Rùa của họ sẽ được vận chuyển đến tận tay khách hàng bằng rùa…thật.

   Rõ ràng đó chỉ là một lời nói dối theo phong trào cho Cá Tháng 4 vui nhộn, tuy nhiên hiệu ứng nó mang lại không hề phong trào chút nào. Bộ đồ chơi Ninja Rùa đã liên tục cháy hàng trong một thời gian dài. Những người bị lừa, sau khi nhận ra cũng cười xòa, vì chính họ đã làm “Cá” cho lời nói dối khá… nhảm nhí.

5. Juno và sản phảm “Giày Chống Ế” ngày Cá tháng tư

Mới đây Juno đã tung ra một Clip quảng cáo sản phảm Giày Chống Ế với công dụng giúp các cô nàng thoát khỏi kiếp FA và nhanh chóng tìm được “Soái ca” của lòng mình.

Tuy chỉ là một video mang tính giải trí hài hước và ai cũng biết rõ là “lừa đảo” nhưng nó đã đạt được một kết quả vô cùng ấn tượng. Tính tới thời điểm hiện tại, bài post về Giày Chống Ế đã đạt được hơn 10.000 like, 7.300 comment, 4.100 lượt Share và 599.000 View. Đây quả là một con số ấn tượng đúng không?

   Tất cả những “chiêu lừa” của các thương hiệu đều được thực hiện với mục đích: Mang đến niềm vui cho khách hàng và tạo ấn tượng cho thương hiệu. Đa số đều để lại hiệu quả tốt. Vậy làm sao thực hiện chiến dịch marketing ngày Cá Tháng Tư thành công?  Đó là những yếu tố đó được tóm lược như sau:

  • Chọn đúng thời điểm là Ngày Quốc Tế Nói Dối để thực hiện những trò đùa tinh nghịch, hài hước. Nếu có muốn “lừa đảo” một chút để câu tương tác thì cũng không ai trách gì bạn vì đơn giản vào ngày Cá tháng 4, mọi trò lừa đều được tha thứ. Lưu ý, đừng “đùa quá trớn” nếu không sẽ rất tai hại nhé!
  • Lan truyền những hoạt động mang tính giải trí, những bài hát vui nhộn, dễ nghe, dễ thuộc , những Slogan vui nhộn.
  • Khơi gợi sự tò mò tự nhiên trong của mỗi người, kích thích họ phải tìm hiểu, sở hữu, khám phá sản phẩm.
  • Đi ngược lại truyền thống nói dối, như cách mà hãng BMW tặng những chiếc xe giá trị cho người tin tưởng họ, từ đó tạo nên niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu và thay đổi nhận thức của mọi người về ngày Cá Tháng Tư: Không gì là không thể xảy ra.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một chiến lược marketing thành công ngày Cá Tháng Tư sắp tới.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

Chiến thắng kỳ tích của U23 Việt Nam và bài học Marketing kinh điển

Trận bán kết vỡ òa cảm xúc đối với đội tuyển U23 Việt Nam đã kết thúc, thấm đẫm sự kỳ diệu, hòa trọn trong một chút ngẩn ngơ bởi những khát khao dồn nén được tính bằng thế hệ. Một hiện thực vỡ òa trong ngỡ ngàng của những kẻ vốn được cho là nhạy bén nhất: các thương nhân và Marketer.

Cơ hội marketing bỗng dưng rơi xuống

Trước khi trận đấu Việt Nam – Iraq diễn ra, mọi câu chuyện bên ngoài sân cỏ dường như chỉ xoay quanh chuyện bia bọt nhân trận bóng, gây độ nhậu cho xôm và chỉ “nóng trong lòng” những người vốn hâm mộ bóng đá bấy lâu. Nhưng chỉ sau khi kỳ tích và ấn tượng trước một Iraq diễn ra, mối quan tâm tới giải đấu tăng vọt. Tràn ngập khắp mạng xã hội, khỏa lấp sóng truyền hình và điều đặc biệt là tạo nên một điểm hội tụ với cái mốc là trận đấu tiếp theo.

Ai cũng biết thể thao là một bức tranh nền tuyệt vời cho các chiến dịch Marketing. Trái bóng lúc này chỉ còn đóng vai trò là một “ngòi dẫn” để tinh thần ái quốc được thể hiện, giúp dẫn dắt một tinh thần lễ hội, góp phần kiến tạo sự hạnh phúc, và nuôi niềm hy vọng.

Quá đủ cho một Content chất lượng và đi vào lòng độc giả. Một giải đấu vốn không từng là sự kiện được lường trước tại Việt Nam bỗng dưng xuất hiện trước mắt dân kinh doanh và Marketing. Hàng loạt ý tưởng ăn theo tức thì được điểm mặt trên các quảng cáo bán hàng chỉ vài giờ sau cơn địa chấn với Iraq. Tất cả hướng về điểm mốc tiếp theo: Vietnam – Qatar.

Ông lớn có cách thể hiện lớn, như việc một tòa nhà ngân hàng trên đường Láng Hạ đổi màu đèn Led thành màu áo đội tuyển. Các Shop bán hàng thì đồng loạt đa dạng quảng cáo Online mà thông điệp phổ biến nhất là khuyến mãi cho người trùng tên cầu thủ ghi bàn trận Vietnam-Qatar. Hoặc chơi lớn giảm giá đồng loạt theo % hóa đơn tương ứng với số bàn đội tuyển ghi vào lưới Qatar, nếu thắng trận….

Một chiến thắng không ngờ

Và đội tuyển Việt Nam thắng thật, chiến thắng ấy một lần nữa khiến nhiều người làm Marketing ngơ ngác.

Nếu trận Iraq là ngẩn ngơ tiếc nuối đã không biết trước để chuẩn bị thì trận Qatar là một chiến thắng không ngờ. Trên một diễn đàn kín về kinh doanh, đã có bạn chủ cửa hàng thời trang than thở: “Mình bán đồ nữ, đăng quảng cáo cho khách mua hàng được giảm giá theo tên cầu thủ nếu trận này thắng. Thực hiện theo phong trào nên không tính kỹ để chọn mặt hàng phù hợp, và cũng không kịp nhớ ra là cửa hàng ngay gần mấy trường Đại học. Các bạn nữ tham gia Comment giờ đang í ới nhờ các bạn nam qua mua đồ giúp…”

Có anh chủ chuỗi cửa hàng thể thao cũng đang tính chuyện xin lỗi khách hàng vì thông báo giảm giá, cho đăng ký đặt bàn nhưng không tin đội tuyển Việt Nam thắng được đội tuyển Qatar và cửa tiệm vỡ trận vì Voucher áp dụng ăn mừng ngay sau trận đấu.

Sự kiện bất ngờ, diễn biến nhanh, không tính hết điều kiện cũng như tính được kết quả bất ngờ và sự thôi thúc theo kịp Trend là những lý do chung khiến nhiều kinh doanh gặp bối rối trong trả thưởng khách hàng và gây khó cho chính mình dịp này.

Bài học từ lịch sử

Câu chuyện của đội bóng đá Việt Nam là một ví dụ điển hình cho bài học PESTEL vỡ lòng dành cho dân kinh doanh. Nếu chỉ tập trung chuyên môn mà quên đi những yếu tố mang tính bối cảnh bên ngoài như Politics (Chính trị), Economy (Kinh tế), Society (Xã hội), Technology (Công nghệ), Environment (Môi trường), Legal (Luật pháp) thì các Marketer dễ dàng vuột mất cơ hội hoặc đánh giá không chính xác kết quả xu hướng để triển khai kinh doanh hiệu quả. Marketing biết đá bóng và ham bóng đá rõ là vẫn có lợi hơn.

Một câu chuyện điển hình nhất là bài học của McDonald với sự kiện Mùa hè Olympics 1984 tại Los Angeles (Mỹ). Người khổng lồ đồ ăn nhanh đã lập kế hoạch để tạo nên một chương trình khuyến mãi hoàn hảo về mặt lý thuyết, nhưng điều này đã nhanh chóng trở thành thảm họa.

Ý tưởng của McDonalds thật đơn giản, họ đánh vào vào tinh thần ái quốc của người Mỹ bằng việc tặng miễn phí đồ ăn cho khách hàng mỗi khi vận động viên Mỹ dành được các huy chương chương trong một bộ môn xác định nào đó. Chương trình được tiến hành dựa trên các thẻ cào tặng cho người mua hàng trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Mỗi thẻ cào sẽ chứa tên của một bộ môn Olympic và nếu vận động viên Mỹ có giải thì chủ thẻ có thể đổi miễn phí được Big Mac, khoai tây chiên hoặc một lon Coca-Cola tương ứng với vàng, bạc, đồng. Sloga của chiến dịch đơn giản là “Nước Mỹ thắng, bạn thắng.”

Điều không may mà đội Marketing của McDonald’s gặp phải là họ đã không thể lường trước số huy chương đột biến mà người Mỹ có thể giành được. Lý do không phải là sai lầm thống kê mà thật bất ngờ là bởi yếu tố chính trị. Tại Olympics 1984, người Mỹ đã tẩy chay không tới Moscow (Liên Xô) tham dự nên đội tuyển Liên Xô đã trả đũa và kéo theo sự vắng mặt của gần 60 quốc gia khác. Thiếu vắng nhiều đối thủ mạnh trong các bộ môn, đội Mỹ dễ dàng hơn bao giờ hết để có thể chiếm tới 83 trong tổng số 226 huy chương vàng.

Sự tẩy chay từ đối thủ và thành tích ấn tượng của đội Mỹ là vấn đề khổng lồ cho McDonald’s vào thời điểm ấy. Một số cửa hàng báo cáo về tình trạng thiếu hụt Big Mac vì hàng trăm chiếc bánh họ có đã phải sử dụng để tặng miễn phí cho các chủ thẻ cào. Mặc dù hãng không bao giờ thừa nhận đã mất bao nhiêu cho chiến dịch khuyến mãi khổng lồ, nhưng con số dự tính hàng chục triệu đô la.

Các doanh nghiệp SME có thể học được rất nhiều từ chiến dịch Marketing hao tổn của McDonald’s. Trước tiên, quà tặng cần phải đáng để sử dụng nhưng cần chú ý tới các điều khoản đi kèm. Tiếp đến là nhận thức được các yếu tố xung quanh có thể ảnh hưởng tới các chiến dịch Marketing. Cuối cùng là có kế hoạch dự phòng tại chỗ để giải quyết bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình triển khai chiến dịch.

Clip về chiến dịch của McDonald’s: 

* Nguồn: Trí thức trẻ

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing, Ý tưởng Marketing

Bài học Marketing: Sự thật đằng sau “đại lễ mua sắm” Black Friday

Black Friday là mùa mua sắm lớn nhất trong năm được tất cả người tiêu dùng và các nhãn hàng chờ đợi. Theo báo cáo của công ty Adobe thì Black Friday năm 2016 ở Mỹ đã mang về cho các nhà bán lẻ như Walmart, Amazon, eBay,… mức doanh thu khổng lồ lên đến 3,05 tỷ USD. Có thể thấy khả năng “oanh tạc” của “Thứ 6 đen tối” đối với các ngành hàng là vô cùng khủng khiếp.

Điều gì “ẩn giấu” đằng sau đại lễ mua sắm này? Người tiêu dùng thực sự cảm thấy thế nào về Black Friday và những nhà tiếp thị nên làm gì để xây dựng các chiến lược marketing, bán hàng hiệu quả trong bối cảnh các dịp lễ tết quan trọng đang gần kề?

Sự thật số 1: Black Friday không chỉ là một ngày lễ

Black Friday là một sự kiện diễn ra sau ngày lễ Tạ Ơn (ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11). Trong dịp Black Friday, người tiêu dùng ồ ạt rủ nhau đi mua sắm nhằm chuẩn bị đón Giáng Sinh và năm mới, từ đó thúc đẩy doanh số bán của các nhà bán lẻ.

Lúc đầu Black Friday chỉ diễn ra ở Mỹ và một số nước châu Âu nhưng ngày nay nó đã trở thành một “lễ hội mua sắm” của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong năm 2017 này, Black Friday rơi vào ngày thứ 6 (24/11).

Tuy nhiên đứng từ góc độ của các nhà marketer, bạn cần hiểu rằng “cơn lốc” mua sắm mang tên “Thứ 6 đen tối” không chỉ là sự kiện chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất mà nó có thể kéo dài đến 1 tháng.

Năm 2016, chỉ có 44% lượng hàng hóa được mua vào đúng ngày Black Friday, trong khi phần lớn các giao dịch còn lại được thực hiện dàn trải trong suốt mùa lễ Tạ Ơn.

Timbuk2.com đã mở rộng Black Friday ra thành nhiều hoạt động khuyến mãi giảm giá, xúc tiến bán hàng thông minh khác dựa trên màu sắc của sản phẩm như White Wednesday (Thứ tư trắng), Grey Thursday (Thứ năm xám), Black Friday (Thứ sáu đen).

black friday1

Timbuk2 với chiến dịch Black Friday

Bài học: Với kỳ mua sắm càng mở rộng, các nhà bán lẻ càng có nhiều cơ hội để quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán thông qua các chiến lược giảm giá sâu, các ý tưởng marketing độc quyền.

Bất kể đang kinh doanh mặt hàng nào, bạn cũng cần xây dựng chiến lược marketing và thúc đẩy bán hàng dài hơi, không nên chỉ giới hạn tổ chức sự kiện cho một ngày duy nhất. Hãy đánh vào tâm lý FOMO (fear of missing out) của khách hàng bằng phương pháp đếm ngược với đồng hồ kỹ thuật số ngay trên website của mình. Điều này cũng có thể được áp dụng cho các ngày lễ khác như: Giáng Sinh, Giao Thừa, Valentine,…

Sự thật số 2: Mọi người yêu KHUYẾN MÃI GIẢM GIÁ

Theo một nghiên cứu của Cahners Advertising Research Report thì có đến 98,7% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi giá khi quyết định mua một sản phẩm nào đó. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi GIẢM GIÁ chính là động lực to lớn thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng vào Black Friday.

Thậm chí việc khuyến mãi giảm giá còn được chứng minh là có hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với “By one get one free”. Đa số mọi người đều muốn thấy giá trị thực tế mình nhận được bằng tiền chứ không phải là một “hiện vật” tặng kèm.

black friday2Bài học: Hãy khuyến mãi giảm giá nhưng cần khôn ngoan!

Có rất nhiều chiêu thức khuyến mãi giảm giá được áp dụng hiện nay như: càng mua nhiều sản phẩm thì % chiết khấu càng cao; tặng mã giảm giá bí mật thông qua email; bốc thăm phiếu khuyến mãi giảm giá v.v…

Việc thiết lập giá bán của sản phẩm đòi hỏi sự phân tích, tính toán logic dựa trên dữ liệu bán hàng thực tế của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về cách ấn định giá dành cho bạn:

  • Hầu hết nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm có giá tận cùng là số lẻ sẽ cho doanh số cao hơn các sản phẩm có giá tận cùng là số chẵn. Trong đó, giá kết thúc bằng 5 hoặc 9 chiếm đến 80% số sản phẩm trên thị trường.
  • Các khuyến mãi giảm giá 30%, 50%,80%,… sẽ được lòng khách hàng hơn so với các khuyến mãi kết thúc bằng số lẻ như: 15%, 25%, 75%,…
  • Nếu đưa ra thông tin khuyến mãi mua 4 lon nước ngọt giá 4 đô la thì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc quảng cáo “mua 1 lon với giá 1 đô”.

Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật này để ấn định lại giá bán trong các mùa lễ hội và thực hiện giảm giá mạnh vào ngày cuối cùng của kỳ mua sắm để thúc đẩy mua hàng lần cuối.

Sự thật số 3: Black Friday đang trở nên “trực tuyến” hóa

Đặc trưng dễ nhận thấy trong các Black Friday từ xưa đến nay đó là “sự cuồng loạn” của đám đông. Cảnh tượng hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, tranh giành nhau vì những món hàng giảm giá tại các cửa hàng bán lẻ như Walmart, Target,.. đã trở thành một điều khá quen thuộc trong “Ngày thứ 6 đen tối”. Điều này khiến người mua mất dần hứng thú đối với phương pháp mua hàng truyền thống. Thay vào đó, họ bắt đầu chuyển sang mua hàng online, đặc biệt là trên các thiết bị di động.

Sự nổi lên của những gã khổng lồ như Amazon, eBay,… đã làm thay đổi hoàn toàn “trò chơi bán lẻ”. Năm 2015, 905 triệu đô la doanh thu vào “đại lễ mua sắm” Black Friday đến từ smartphone và tablet. Dự đoán Black Friday năm 2020 sẽ có nhiều người mua hàng online hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng/siêu thị.

black friday3

Bài học: Hoạt động bán lẻ vẫn sẽ diễn ra như một sự kiện lớn trong ngày hội Black Friday. Tuy nhiên khách hàng đang có xu hướng chuyển dần sang mua sắm online.

Do đó hãy quan tâm hơn nữa đến các chiến dịch về digital marketing, tiếp thị qua email, mạng xã hội và đề ra những chương trình khuyến mãi cho khách mua hàng online. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng trang web thân thiện với thiết bị di động để người dùng có thể xem mọi lúc, mọi nơi.

Theo thống kê từ IBM thì ban ngày mọi người hay sử dụng smartphone để check các thông tin về sản phẩm, giá, chương trình khuyến mãi,… và dùng tablet hoặc máy tính đề đặt hàng vào ban đêm. Do đó, bạn nên chia sẻ những thông tin hữu ích, ngắn gọn về sản phẩm trên mạng xã hội vào ban ngày và đưa ra các bài viết quảng cáo mua hàng, chốt sale vào buổi tối.

Nếu vẫn chưa có được các ý tưởng marketing phù hợp cho dịp lễ tết tới đây, bạn có thể liên hệ với Levica hoặc comment bên dưới để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được chiến lược tiếp thị phù hợp cho nhãn hàng của mình. Chúc bạn một mùa lễ nhiều điều tốt lành và thành công!

 

 

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Trào lưu “xu nịnh” Compliment Challenge và bài học marketing từ 18 thương hiệu đình đám

 

“Làm sao tạo nên các nội dung hấp dẫn, thu hút người dùng” là câu hỏi muôn đời làm đau đầu rất nhiều marketer. Trào lưu mạng xã hội ngắn hạn “Compliment Challenge” đã ra đời và trở thành “cứu cánh” tuyệt vời giúp giải quyết vấn đề nan giải này. Tuy nhiên muốn “ăn theo” cũng cần biết cách. Không phải cứ hùa theo phong trào là sẽ thành công.

Hãy cùng tìm hiểu về bản chất Compliment Challenge và công thức để cho ra đời các sản phẩm theo trào lưu đầy sáng tạo thông qua 18 thương hiệu nổi tiếng dưới đây!

1. Trào lưu mạng xã hội “Compliment Challenge” là gì?

Compliment challenge là một trào lưu ngắn hạn trên mạng xã hội. “Luật” của trào lưu này rất đơn giản: chỉ cần chia sẻ hashtag #complimentchallenge với caption đề nghị mọi người bình luận, sau đó bạn sẽ nói một điều mà luôn thích về họ.

Với tinh thần “Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn”, các bài đăng với hashtag #complimentchallenge đã thật sự trở thành cơn bão lớn, “càn quét” khắp nơi trên Facebook.

Nguồn: Buzzmetrics

Tuy chỉ tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn (từ ngày 08/07/2017 – 24/07/2017) nhưng sự xuất hiện của #complimentchallenge đã kịp thu hút hơn 50 nghìn người tham gia với tổng số hơn 80 nghìn bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội.

Đặc biệt, sự tham gia của người nổi tiếng cũng là một nhân tố quan trọng giúp trào lưu mạng xã hội #complimentchallenge  bùng nổ trên social media.

Với lượng theo dõi khổng lồ, những trào lưu trên fanpage hay trang cá nhân của các KOL đã tiếp cận được nhiều bạn trẻ và tạo ra độ viral cao trong cộng đồng. Do yêu cầu của trò chơi,  KOL bắt buộc phải tương tác, gửi những comment tích cực đến fan, từ đó mang đến cho người tham gia một trải nghiệm thật sự hứng thú. Sức hút của #complimentchallenge còn được chứng thực khi có đến 18 thương hiệu áp dụng trào lưu này vào nội dung tương tác của mình trên social media.

Nguồn: Buzzmetrics

2. Bài học marketing từ các thương hiệu tận dụng trào lưu #complimentchallenge

Compliment challenge có sự tham gia của 18 thương hiệu. Từ các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng (Oppo, Mobiistar, Vivo, Asus, Samsung) hay thương hiệu thuộc ngành hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (Sữa chua Vinamilk, Cocacola, Cowboy Jack’s, Kichi Hot Pot Bar, Daruma) cho đến các thương hiệu khác (Viettel store, FPT Telecome, Sunsilk,…).

Tất cả những thương hiệu này đều có cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media và đã thu hút được 1 lượng tương tác “khủng” chỉ trong thời gian ngắn.

complimentchallenge2#Complimentchallenge đã được Vinamilk sử dụng khéo léo để lồng ghép quảng bá sản phẩm

 complimentchallenge3

Cocacola cũng “theo đuổi” trào lưu #complimentchallenge

Qua thành công của các thương hiệu lớn trong việc nắm bắt xu hướng ngắn hạn #complimentchallenge, chúng ta có thể đúc kết được 3 bài học marketing “nền tảng” sau:

Bài học 1: Cập nhật nhanh chóng, hành động tức thời

Trong khi các trào lưu dài hạn (trên 3 tháng) có thể được dự đoán dựa trên dữ liệu và hiểu biết về ngành hàng thì trào lưu ngắn hạn thường xuất hiện bất chợt và buộc thương hiệu phải nắm bắt nhanh chóng để tăng sự hiệu quả trong việc tận dụng.

Compliment challenge chỉ bùng nổ và thật sự tạo ra độ viral cao trong 4 ngày. Sau khoảng thời gian này, trào lưu bắt đầu thoái trào và không còn thu hút được nhiều sự quan tâm.

Từ đó có thể thấy việc cập nhật nhanh chóng, tức thời là yếu tố mấu chốt để sử dụng nội dung này hiệu quả.

Viettel đăng bài viết vào đúng lúc trào lưu “đạt đỉnh” và thu nhặt được 4,019 thảo luận trên mạng xã hội.

complimentchallenge4

Bài học 2: Chú trọng tính đơn giản

Các thể lệ chơi đơn giản và dễ thực hiện luôn thu hút được nhiều sự tương tác hơn. Điều này đã được minh chứng rõ ràng từ thực tế.

Những công ty ngành hàng điện tử tiêu dùng là những thương hiệu thu hút được nhiều thảo luận nhất. Bài đăng của các thương hiệu này đưa ra “luật” khá đơn giản: chỉ yêu cầu người chơi bình luận về dòng điện thoại mình đang sử dụng – người dùng có thể nhớ và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

complimentchallenge5Oppo đưa ra “luật” chơi rất đơn giản, dễ trả lời ngay

Bên cạnh đó, phần thưởng cũng là một điểm khuyến khích người dùng tương tác. Có thể thấy, Samsung và Asus mặc dù tham gia vào trào lưu vào giai đoạn thoái trào nhưng vẫn tạo ra nhiều tương tác hơn so với các thương hiệu khác cùng thời điểm nhờ “treo phần thưởng hậu hĩnh”.

complimentchallenge6Samsung dùng quà tặng để tăng tính tương tác

Bài học 3: Cần có sự tương tác giữa thương hiệu và người dùng

Phần lớn các thương hiệu có lượng thảo luận cao trong compliment challenge đều có sự tương tác tích cực với người dùng. Việc tương tác từ thương hiệu không chỉ giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng mà còn mở rộng câu chuyện và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu. Một cách áp dụng thú vị hơn của thương hiệu là thực hiện trên trang của KOL. Việc được KOL tương tác và khen ngợi là một động lực rất lớn để thu hút nhiều người comment hơn.

Hãy xem cách mà Oppo và Vivo đã làm dưới đây. 2 nhãn hàng này đã gợi mở câu chuyện theo hướng gần gũi, thân thiện với người dùng, thậm chí Oppo còn đặt thêm câu hỏi để “kích thích” trả lời, giúp tăng tương tác cho bài viết.

                       complimentchallenge7                                                                                                   

  Nguồn: Buzzmetrics

Đừng nghĩ rằng muốn tạo ra các nội dung marketing thành công thì bạn cần phải làm điều gì đó thật phi thường, khác lạ, hoàn toàn không giống ai. Đôi khi “ăn theo” cũng là một cách để tiếp thị thành công. Tuy nhiên hãy biết “ăn theo” có tư duy, có sáng tạo và đừng để dòng chảy trào lưu mạng xã hội cuốn bạn đi mà hãy “chèo lái” nó theo ý muốn của mình.

Bạn vẫn chưa biết cách áp dụng như thế nào? Liên hệ Levica để được tư vấn thêm.

Skip to toolbar