Tag: digital marketing

cách tăng tỷ lệ chuyển đổi
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

5 thủ thuật tâm lý tiêu dùng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mọi hành động đều xuất phát từ não bộ của chúng ta! Tâm lý tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng tiềm năng tin vào những gì họ mua là chính xác và phù hợp với nhu cầu của họ.

Dưới đây là 5 cách tuyệt vời giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách tập trung vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng:

1- Giảm rào cản mua sắm

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Tiến sĩ Robert Cialdini, giáo sư tâm lý học tại đại học bang Arizona phân tích quá trình quyên góp của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Nghiên cứu này kiểm tra tác động của hai cụm từ khác nhau được sử dụng khi họ kêu gọi quyên góp.

Dưới đây là 02 thông điệp được sử dụng khi họ đi gõ cửa từng nhà để xin quyên góp. Nhà nghiên cứu đã kiểm chứng được tính hiệu quả của mỗi thông điệp có câu chữ khác nhau.

– Thông điệp 1: “Bạn có thể giúp đỡ bằng cách quyên góp không?”

– Thông điệp 2: “Bạn có thể giúp đỡ bằng cách quyên góp không? Mỗi ít tiền thôi cũng rất ý nghĩa”

Mỗi thông điệp có sự khác biệt chút ít phải không?

Tuy chỉ một chút thay đổi trong câu chữ nhưng kết quả vô cùng bất ngờ đấy.

Kết quả là những người được hỏi bằng thông điệp thứ 2 có thiện chí quyên góp cao gần gấp 2 lần so với những người được hỏi bằng thông điệp 1.

Chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng người đọc mẫu kêu gọi sẽ có xu hướng thực hiện hành động khi bạn khiến cho hành động đó nằm trong tầm tay của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thủ thuật này để tăng doanh số.

Mọi người sẽ dễ quyết định mua hàng hơn khi việc mua hàng đó đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thắc mắc tại sao một số trang thương mại điện tử cung cấp dịch vụ trả tiền khi nhận hàng hay các công ty khác không yêu cầu thẻ tín dụng khi đăng ký thành viên không? Câu trả lời khá đơn giản vì mọi người sẽ mua nhiều hơn nếu các yêu cầu trở nên ít hơn.

Dưới đây là một số cách để giúp cho quá trình mua dễ dàng hơn:

_ Cung cấp dịch vụ thanh toán tiền mặt khi nhận hàng.

_ Áp dụng hình thức “Mua ngay bây giờ và trả tiền sau”.

_ Tạo điều kiện cho khách hàng trả góp hàng tháng thay vì phải thanh toán toàn bộ số tiền cùng một lúc.

_ Bao gồm “dịch vụ vận chuyển miễn phí”, “dùng thử sản phẩm miễn phí trước khi mua hàng”, “giảm giá XX% cho đơn hàng đầu tiên”, “các điều khoản theo từng tháng” và “các tiện ích đổi trả miễn phí”.

2- Tạo một vị trí trong tâm trí khách hàng tiềm năng

Trong cuốn sách của Al Ries, Positioning: The Battle for Your Mind, (tạm dịch: Định vị: Cuộc chiến cho tâm trí bạn), ông nói về cách bạn có thể sử dụng sức mạnh của việc Định Vị để đặt doanh nghiệp vào vị trí lý tưởng trong tâm trí người mua.

Jif, thương hiệu bơ đậu phộng nổi tiếng đã sử dụng khẩu hiệu, “Choosy Moms Choose Jif(Những bà mẹ kén chọn luôn chọn Jif) để định vị thương hiệu trong tâm trí của những bà mẹ, vốn là nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng của thương hiệu này.

Việc suy nghĩ về khách hàng tiềm năng và tạo ra một khẩu hiệu là rất quan trọng vì ngay lập tức, nó có thể đặt thương hiệu của bạn vào vùng lý tưởng của tâm trí khách hàng. Phân khúc khách hàng đóng một vai trò rất quan trọng ở đây.

3- Áp dụng “hiệu ứng Von Restorff” để thiết kế các yếu tố CTA

Còn được biết đến với tên gọi là “hiệu ứng cách ly”, nguyên tắc này nói rằng thiết kế, màu sắc và nút CTA (nút kêu gọi hành động) quan trọng hơn so với các yếu tố còn lại trên một trang quảng cáo.

Nói cách khác, bộ não con người thường ghi nhớ những gì nổi bật nhất.

Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn muốn mọi người nhấp vào thứ gì đó hoặc muốn mọi người nhớ đến thương hiệu của mình để mua đi mua lại sản phẩm / dùng đi dùng lại dịch vụ thì hãy thiết kế trang web và tất cả phần CTA có hiệu ứng Von Restorff.

Hãy xem ví dụ về CTA dưới đây từ postcardmania. Lưu ý về việc sử dụng màu sắc và tô sáng nút CTA chính. Sử dụng mũi tên đúng cách giúp hướng khách truy cập tập trung về phía nút CTA. Ngoài ra, hình nền cũng được làm mờ để tăng sự tập trung vào nút CTA.

Màu sắc thương hiệu rất quan trọng vì màu sắc quyết định tính cách của thương hiệu của bạn.

Gregory Ciotti đưa ra vài gợi ý về các lựa chọn màu sắc hấp dẫn nhất cho nam giới và phụ nữ. Thương hiệu của bạn nên chọn màu sắc tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và chọn CTA có màu tương phản để giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4- Áp dụng “Hiệu ứng chim mồi” trong chiến lược định giá

Mọi người thích so sánh giá của sản phẩm trước khi mua một món hàng nào đó.

Thông thường các marketers bỏ qua nguyên tắc này khi hiển thị giá sản phẩm. Do đó, khách hàng không biết được mua sản phẩm nào là hời nhất cho túi tiền của họ và điều này dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Là một marketer, điều quan trọng là bạn phải giúp người mua quyết định được lựa chọn nào là đúng. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách áp dụng hiệu ứng chim mồi. Cách này có nghĩa là bạn cần hiển thị một hoặc hai tùy chọn bổ sung (được gọi là decoy) cho sản phẩm bạn muốn bán. Giữ giá của các sản phẩm khác cao hơn giá sản phẩm chính mà bạn muốn bán và các sản phẩm này nên có tính năng tương tự. Điều này sẽ tạo ra sự thiên vị nhận thức trong não của khách hàng tiềm năng và họ sẽ rơi vào bẫy của hiệu ứng này.

5- Tận dụng nguyên tắc khan hiếm

Mọi người sẽ nhanh chóng mua những sản phẩm khan hiếm chỉ vì họ cảm thấy có thể mất sản phẩm đó nếu họ không mua ngay lập tức. Đây được gọi là nguyên tắc khan hiếm.

Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể tận dụng nguyên tắc này là bằng cách hiển thị dòng ghi chú nhỏ nhỏ như “chỉ còn lại 1 sản phẩm trong kho” hoặc “4 người đang xem sản phẩm này” ở xung quanh nút CTA để thuyết phục người đang xem nhấn mua ngay.

Các marketers đã áp dụng nhiều nguyên tắc tâm lý học trong nhiều năm qua. Với xu hướng chuyển sang thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến thì bây giờ đã đến lúc các marketers trực tuyến nên suy nghĩ thông minh hơn và thực hiện các chiến thuật trên để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Levica lược dịch từ upwardcommerce.com

báo cáo mua hàng b2b 2019
Digital Marketing

Báo cáo ngắn gọn về việc mua hàng B2B năm 2019

Đối với các nghiên cứu thường niên về ngành công nghiệp, vào năm 2019, chúng tôi đã thực hiện khảo sát 941 đối tượng đã giúp mua hay bán các giải pháp công nghệ kinh doanh chủ yếu cho các công ty của họ trong những năm qua. Chúng tôi đã hỏi 712 người mua về cái họ đã mua, ai tác động đến quyết định của họ hay cách họ tìm hiểu cẩn thận về sản phẩm, rốt cuộc tại sao họ chọn cách giải quyết vấn đề đó, cũng như điều gì giúp họ trở thành một khách hàng như bây giờ. Chúng tôi cũng yêu cầu các nhân tiếp thị và người bán hàng kể về câu chuyện của họ từ những mẹo mà họ sử dụng để giáo dục và cam kết với khách hàng tiềm năng đến những khó khăn họ phải đối mặt trong việc giải quyết vấn đề.

Chúng tôi đã tìm thấy những gì? Chúng tôi chỉ nói ngắn gọn rằng người mua và người bán không cùng quan điểm. Bạn hãy tham khảo kết quả được khảo sát và báo cáo dưới đây. Bạn có thể sử dụng chúng để thay đổi, bắt tay vào mọi thứ với các đối tác hay khách hàng của bạn và ủng hộ những thay đổi.

Khoảng cách lòng tin trong quy trình mua hàng B2B xa hơn bao giờ hết

Nhà cung cấp đánh giá quá cao tính minh bạch của họ – cụ thể, họ có được lòng tin của người mua cao hơn gấp 2 lần. Chúng tôi yêu cầu người mua sắp xếp các nguồn họ đã từng dùng trong suốt quá trình mua hàng về những yếu tố của lòng tin và cách chúng tác động đến họ, và có thể nói rằng những nguồn thông tin được kiểm soát bởi người bán (như đại diện bán hàng, các blog, trang web, các chương trình tiếp thị hỗ trợ,..) là những sự lựa chọn cuối cùng.

Vendor Trustworthiness survey data - TrustRadius

Khoảng cách lòng tin bắt đầu có ảnh hưởng và ngày càng ít khách hàng thực sự cân nhắc nghiêm túc vai trò đại diện bán hàng.

Sai lầm của người bán trong việc đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng qua từng năm đang bắt đầu dẫn đến một sự suy thoái về lòng tin, ảnh hưởng và hiệu quả của đại diện người bán. Trong năm nay, chỉ 11% người mua nói rằng đại diện bán hàng từng rất đáng tin và chỉ 19% nói rằng người bán hàng đã tác động đến quyết định mua hàng

Con số này thấp hơn nhiều khi 53% các nhà cung cấp nói rằng họ nghĩ các đại diện bán hàng rất hiệu quả trong việc giúp người mua đưa ra quyết định. Nhưng thậm chí các nhà cung cấp công nghệ cũng phải thừa nhận hiệu quả của đại diện bán hàng đang ngày một giảm – con số này giảm 7 điểm so với năm ngoái

Điều này thực sự không tốt. Sự nghi ngờ và tính không chắc chắn luôn chiếm tỉ lệ cao trong mọi thời đại.

Decline in Buyer Trust & Influence and Vendor-Observed Effectiveness of Reps | TrustRadius

Chỉ 1 trong 5 người mua nói rằng những nhà cung cấp mà họ mua tác động trong việc giúp họ lựa chọn sản phẩm thay thế

Trung bình theo người mua thì các đại diện cung cấp và nguồn được người bán cung cấp ảnh hưởng không nhiều trong suốt quá trình mua hàng. Người mua có khuynh hướng nhìn vào tác động tổng thể của nhà cung cấp ít hơn nguồn thông tin cá nhân có sẵn khác ngoại trừ các ấn phẩm từ bên thứ ba, các phương tiện truyền thông xã hội độc lập và các nguồn do chính nhà cung cấp tạo ra (như đại diện bán hàng, các tình huống nghiên cứu, trang web, công cụ hỗ trợ tiếp thị dạng in ấn và blog)

Điều này có nghĩa rằng nhà cung cấp đang cố gắng ảnh hưởng theo cách không hiệu quả

vendor influence

Chúng ta đã đi qua các điểm tới hạn – hơn một nửa số người mua dựa vào các bài review, trong khi ít hơn 1 trong 4 người mua dựa vào việc phân tích.

Khoảng 13% các bài review được sử dụng cho bán hàng trong năm ngoái. Bây giờ các review được gắn với các trang web sản phẩm/nhà cung cấp là nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất thứ 2 (đứng sau phiên bản sản phẩm thử)

Trong khi đó, các xếp hạng phân tích và các báo cáo đã giảm 22% năm này qua năm khác. Vậy tại sao người bán lại đang đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu, nếu theo người bán trong khảo sát, họ gặp phải khó khăn để làm việc và đặc biệt không hiệu quả, người mua đang ngày càng ít cần đến các bản phân tích?

which sources buyers use to research technology - b2b disconnect | TrustRadius

59% người mua phản hồi trong khảo sát là thế hệ Y. Cứ 3 người thì 1 người tự xác định mình là khách hàng tiềm năng.

Hóa ra thế hệ Y không chỉ mua bánh mì nướng bơ – họ cũng là người bạn cần tác động để hoàn thành một cuộc thương lượng. Người mua B2B dựa vào các bài đánh giá của người dùng, các trải nghiệm miễn phí và các blog của nhà cung cấp nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Họ cũng có những tiêu chuẩn cao hơn về tính minh bạch và ít tin tưởng các đại diện nhà cung cấp hơn là người mua trước đó.

B2B Disconnect Survey millennial data | TrustRadius

.

Theo như người mua, những điều kiện chủ yếu người bán có thể làm để thúc đẩy vòng đời mua sắm là tính minh bach trong chất lượng và những mặt hạn chế của sản phẩm.

Nhưng chỉ 42% nhà cung cấp cho rằng, việc người mua hiểu được khuyết điểm sản phẩm là điều quan trọng. Điều này có lẽ sẽ giúp giải thích lý do tại sao chỉ 36% người mua cảm thấy người bán hàng sẵn sàng chia sẻ nhược điểm của sản phẩm, vì họ thừa nhận đây là thông tin cần thiết. Trong thực tế, dĩ nhiên khoảng 71% người mua cho rằng họ cần hiểu mặt hàng chế sản phẩm trước khi mua. Một điều người mua và người bán có thể đồng ý là: khi nói đến việc tìm hiểu về những mặt hạn chế của sản phẩm, các bài đánh giá vẫn là nguồn thông tin được dùng nhiều nhất.

how vendors can make tech purchasing easier-b2b disconnect | TrustRadius

Các nhà cung cấp lấy khách hàng làm trung tâm có ảnh hưởng nhiều hơn với người mua của họ và nói rằng đại diện của họ hoạt động hiệu quả gấp 4 lần

Khi các nhà cung cấp lấy khách hàng làm trung tâm trong chiến lược kinh doanh của họ. Hiệu quả của các đại diện bán hàng tăng gấp 4 lần. Vì cứ 3 trong 4 người mua nói rằng họ sẵn lòng ủng hộ các sản phẩm họ đã mua, nên có rất nhiều cách để người bán mở rộng các chương trình tiếng nói của khách hàng

Sau tất cả, đây là chìa khóa, người bán truyền tải tiếng nói của khách hàng trong suốt quá trình kinh doanh của họ sẽ có tác động nhiều hơn đến người mua.

influence of customer-centric vendors - b2b disconnect | TrustRadius

Bất kì bạn đang tìm kiếm để hiểu về hành trình của người mua đã thay đổi như thế nào và tại sao chiến lược cũ của bạn không hoạt động tốt, bị ám ảnh bởi khách hàng nhiều hơn, hoặc bạn muốn có lợi thế hơn đối thủ trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, báo cáo này là dành cho bạn.

Levica lược dịch từ trustradius.com

Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 nguyên tắc chính của tiếp thị truyền miệng B2B

Cách tốt nhất để phát triển bất kỳ công ty nào là tập trung vào khách hàng của công ty đó để giúp bạn thực hiện việc phát triển. Truyền miệng là phương pháp có tác động lớn nhất (và hiệu quả về chi phí) để thu hút và gia tăng lượng khách hàng.

Trong B2B, truyền miệng là đặc biệt quan trọng:

“91% việc mua hàng B2B bị ảnh hưởng bởi truyền miệng”

Tại sao truyền miệng lại quan trọng đối với các công ty B2B? Chi phí tương đối của hầu hết các giao dịch mua B2B lớn hơn nhiều so với B2C. Do đó, có một rủi ro lớn hơn đi kèm với việc ra quyết định B2B. Và khi rủi ro đó lớn hơn, các khách hàng tìm cách tránh những sai lầm. Và một cách chính yếu mà người mua tránh những sai lầm là tìm kiếm ý kiến ​​của khách hàng hiện tại, thông qua các lời khuyên và giới thiệu truyền miệng trực tuyến cũng như ngoại tuyến.

Nhưng điều hấp dẫn đối với Connector là chúng ta biết điều này là sự thật, thật tâm của chúng ta. DĨ NHIÊN, truyền miệng rất quan trọng đối với B2B. Tuy nhiên, rất ít công ty có một chiến lược thực tế để tạo ra các cuộc trò chuyện khách hàng.

Truyền miệng có thể là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công B2B, nhưng ít có sự chú thực sự được giành cho nó. Điều này đáng chú ý đấy!

Tuần trước, Connector rất hân hạnh được tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài nửa ngày về việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh để thu hút những cuộc trò chuyện (Talk Triggers) và tiếp thị truyền miệng B2B, hợp tác với bạn bè của Connector tại Desantis Breindel, một đại lý thương hiệu B2B tuyệt vời ở thành phố New York.

Họ tập hợp một bộ sưu tập thú vị của các nhà lãnh đạo tiếp thị B2B từ nhiều ngành công nghiệp, bao gồm chăm sóc sức khỏe, luật pháp, tài chính và hơn thế nữa.

Connector sẽ không bàn về toàn bộ cuộc hội thảo ở đây, vì nó sẽ khá là dài. (Nếu bạn quan tâm đến một hội thảo của riêng bạn, hãy cho Connector biết.) Trong khi đó, dưới đây là 7 nguyên tắc chính của tiếp thị truyền miệng B2B:

1. Truyền miệng B2B phải có mục đích

Hầu hết (gần như tất cả) các công ty có một cách tiếp cận ‘tự do phóng nhiệm’ (laissez-faire) gây khó hiểu để truyền miệng. Họ chỉ cho rằng khách hàng sẽ giới thiệu doanh nghiệp đến nhiều nơi. Nhưng liệu khách hàng sẽ làm vậy chứ? Và nếu vậy, khách hàng sẽ nói những điều gì?

Với tầm quan trọng của truyền miệng trong B2B (con số 91% ở trên), liệu điều này có khôn ngoan khi không chặt chẽ về chiến lược truyền miệng?

Triết lý của Connector tại Convince & Convert là tất cả các thương hiệu đều có thể (và nên) thực hiện mục đích truyền miệng, bằng cách tìm ra một chiến lược kinh doanh để thu hút những cuộc trò chuyện hiệu quả (Talk Trigger). Talk Trigger là một điểm tạo sự khác biệt trong hoạt động và chiến lược, bắt buộc việc truyền miệng, tạo ra cuộc trò chuyện của khách hàng trên cơ sở diễn ra liên tục một cách đáng tin cậy.

2. Talk Triggers không thật sự là tiếp thị

Talk Trigger là thứ mà bạn LÀM một cách khác biệt trong doanh nghiệp của mình, không phải là thứ bạn NÓI khác đi trong doanh nghiệp của bạn.

Talk Trigger không phải là tiếp thị cổ điển. Nó không phải là một mức giá hay một chương trình khuyến mãi. Nó không phải là một cuộc thi hay một phiếu giảm giá. Nó là một sự lựa chọn hoạt động mà sau đó tạo ra lợi thế tiếp thị bằng cách biến khách hàng thành nhà tiếp thị tình nguyện đấy.

Ví dụ, Freshbooks là một công ty phần mềm kế toán B2B. Talk Trigger của họ là một chuỗi các sự kiện miễn phí có tên là “Tôi kiếm sống”. Những sự kiện này giúp kết nối khách hàng tự do của họ với cộng đồng rộng lớn hơn và với Freshbooks. Họ tạo ra RẤT NHIỀU cuộc trò chuyện.

3. Giống nhau là chẳng thú vị

Nhiều công ty B2B chạy theo các công ty đứng đầu. Họ phân tích và đánh giá những công ty nào đang phát triển mạnh trong danh mục hoặc thị trường của họ, và sau đó cố gắng bắt chước các đặc điểm tốt nhất của thương hiệu đó. Điều này là có lý, bởi vì nó làm giảm rủi ro. Nếu việc bắt chước các điểm mạnh của công ty đứng đầu không gây phá sản, thì họ cũng không chỉnh sửa nó, v.v.

Nhưng vấn đề với cách tiếp cận đó thì nó không tạo ra bất kỳ cuộc trò chuyện nào.

Năng lực không tạo ra những cuộc trò chuyện. Bạn không bao giờ được gọi là một người bạn và được nói với họ “Đoán xem nào? Tôi đã bật công tắc và… đèn đã bật lên!”

Năng lực làm giảm và ngăn chặn tỷ lệ bỏ đi của họ. Nhưng nó không mang lại cho khách hàng sự thôi thúc muốn kể một câu chuyện về doanh nghiệp, chính những câu chuyện đó là đồng tiền của việc truyền miệng

Nếu bạn muốn khách hàng kể những câu chuyện đáng tin cậy về công ty, công ty phải làm điều gì đó mà khách hàng KHÔNG mong đợi đến. Các tổ chức B2B giỏi nhất chỉ chọn làm một điều khác biệt trong hoạt động của họ và khi đưa ra lựa chọn đó, họ kết thúc với việc lựa chọn Talk Trigger, giúp dẩy mạnh chiến lược truyền miệng.

Hãy nghĩ về Uberconference. Dịch vụ gọi cuộc họp hội nghị miễn phí này về cơ bản giống như bất kỳ công ty nào khác trong cùng danh mục. Ngoại trừ Talk Trigger, chính là một bản nhạc vui nhộn, được viết và biểu diễn bởi CEO của họ, điều đó tạo ra HÀNG LOẠT cuộc trò chuyện về công ty, trực tuyến và cả ngoại tuyến

4. Tính nhất quán là chìa khóa trong truyền miệng B2B

Ngoài “lời nguyền” đi theo các công ty đứng đầu, một trong những cái bẫy khác mà các công ty B2B rơi vào là tin rằng, bởi vì sự cạnh tranh cho sự được chú ý là rất khốc liệt, họ phải làm một điều gì đó thật LỚN để vượt qua nó.

Đây là lý do tại sao bạn thấy rất nhiều thương hiệu đang thử sức mình với tiếp thị “bất ngờ và thích thú” (surprise and delight) những ngày này. Chiếc lược “Bất ngờ và thích thú” là cách bạn thực hiện với một khách hàng, trong một hoàn cảnh cụ thể và bạn đối xử với khách hàng đó khác nhiều so với những người còn lại. Các khách sạn làm điều này rất nhiều đấy. Một số anh chàng kiểm tra trong khách sạn Hyatt và tìm thấy một con gấu trúc sống, đang ngồi trên giường, với một cây tre gần đó

Giả thuyết là khách hàng này sẽ rất ngạc nhiên và thích thú bởi cuộc gặp gỡ bất ngờ này mà anh ta sẽ nói về nó trên phương tiện truyền thông xã hội. Sau đó, nó sẽ lan truyền, và cuối cùng nhảy từ Reddit (hoặc một số diễn đàn như vậy) sang báo chí truyền thống, thu hút nhiều sự chú ý cho khách sạn trong suốt khoảng thời gian đó.

Điều này có lẽ hiệu quả đấy.

Hoặc, bạn chỉ kết thúc sự bất ngờ này với một khách hàng khó chịu cùng phân của chú gấu trúc thì ở trong khách sạn của bạn.

Như Connector đã đề cập tại hội thảo này, nhóm của Connector và Connector không chống lại “sự ngạc nhiên và thích thú” như một chiến thuật. Nhưng gọi đó là: một mánh lới tiếp thị. Nó không phải là một chiến lược truyền miệng, bởi vì nó không đáng tin cậy hoặc có thể lặp lại hoặc có thể mở rộng thêm.

“Bất ngờ và thích thú” và trở nên lan truyền chỉ là những chiếc vé số, không phải là kế hoạch chiến lược cho truyền miệng B2B.

5. Cách tồi tệ nhất để tạo nên Talk Trigger

Cách tiếp cận ít hiệu quả nhất đối với chiến lược truyền miệng là cách mà hầu hết mọi người đều cố gắng:

Khiến tất cả mọi người trong phòng hội thảo phải động não về một điểm khác biệt sẽ tạo ra sự tán gẫu giữa các khách hàng.

Nếu nó dễ dàng như vậy, Talk Trigger đã tồn tại từ trước rồi. Nếu chiến lược truyền miệng hiệu quả chỉ đơn giản là vấn đề thu hút một số người thông minh cùng với một số bánh rán và lặp đi lặp lại cho đến khi vàng xuất hiện, thì MỌI công ty sẽ có chiến lược truyền miệng thay vì KHÔNG CÓ công ty nào có chiến lược truyền miệng

Cách tốt nhất để tạo ra một Talk Trigger là một cách khó: nghiên cứu, xử lý, phỏng vấn khách hàng, dùng thử và tối ưu hóa.

Connector sử dụng quy trình sáu bước khi tạo chiến lược truyền miệng cho khách hàng. Nó cùng quy trình mà Connector ghi lại trong cuốn sách Talk Triggers

Bước quan trọng nhất của quy trình đó là các cuộc phỏng vấn khách hàng. Các công ty B2B chỉ cần nói chuyện với khách hàng của họ (Connector đề xuất 15 cuộc phỏng vấn trên ba phân khúc khách hàng) để xác định những gì người mua mong đợi hôm nay ở mỗi bước của hành trình khách hàng.

Một khi bạn biết những gì mọi người mong đợi, thì bạn sẽ biết những gì họ KHÔNG mong đợi. Và đó là nơi mà Talk Trigger sống: ở vùng đất bất ngờ.

6. Truyền miệng B2B là một lời đề xuất 50/50 (tối đa nhất)

Một trong những dự án nghiên cứu yêu thích của Connector, Connector đã thực hiện cho cuốn sách đã xem xét thái độ của khách hàng về truyền miệng và sự khác biệt của công ty

Connector đã tìm thấy rằng trong trường hợp tốt nhất, 47% khách hàng có lẽ chuyện trò với nhau một cách đáng tin về một Talk Trigger.

b2b word of mouth: 4 types of customers

(Nguồn: convinceandconvert.com)

Đó là những “Người tìm kiếm sự độc đáo” (25% dân số) và “Cố vấn Kinh nghiệm” (22% dân số). Hai nhóm này đặc biệt vui mừng về điều gì đó bất thường hoặc được dẫn dắt một cách không tương đối để giới thiệu nhiều thứ cho người khác

Hai phân khúc khách hàng khác là “Người hâm mộ chủ yếu” và “Người hoài nghi”. Hai nhóm này không có khả năng trở thành nhà tiếp thị tình nguyện và nói với người khác về một doanh nghiệp làm điều gì đó khác biệt. Nhóm đầu tiên hoàn toàn không bị mê hoặc bởi những điểm tạo khác biệt, và nhóm sau tin rằng bất cứ điều gì khác biệt có lẽ là một mánh lới quảng cáo hoặc một mánh khóe.

Điều này có nghĩa là những kỳ vọng về truyền miệng trong B2B phải hợp lý và thực tế. Chương trình thành công nhất trên thế giới sẽ tìm thấy khoảng một nửa số khách hàng nói về nó. Điều đó hoàn toàn không làm giảm tầm quan trọng của việc truyền miệng, và trên thực tế, nó nhấn mạnh bản chất quan trọng của việc tạo ra cuộc trò chuyện trong số 47% những khách hàng đó.

7. Đo lường B2B truyền miệng

Giống như, bất kỳ điều gì xảy ra ít nhất ngoại tuyến một phần, nó có thể khó để quy kết doanh số cụ thể cho truyền miệng, trừ khi công ty có chương trình giới thiệu khách hàng được xác định. Tuy nhiên, bên ngoài đó, Connector khuyên bạn nên đo lường hiệu quả truyền miệng: với khảo sát ba câu hỏi.

Hỏi mỗi khách hàng (hoặc mỗi khách hàng thứ n, nếu bạn phải) ba câu hỏi. Đặt những câu hỏi này một khi họ đã mua hàng và chắc chắn đã trải nghiệm bất cứ điều gì mà Talk Trigger dành cho công ty. Nếu có thể, hãy hỏi mọi khách hàng những câu hỏi này xấp xỉ khoảng thời gian trình bày tương tự nhau sau khi bắt đầu, để loại bỏ xu hướng thiên lệnh.

Trong nhiều trường hợp, các công ty B2B sẽ hỏi những câu hỏi này bằng cách gắn thẻ các câu hỏi vào một cuộc khảo sát hiện tại “Net Promoter Net” hoặc thước đo sự hài lòng của khách hàng khác.

Câu hỏi 1: Trực tuyến hay ngoại tuyến, bạn đã kể bao nhiêu người về kinh nghiệm của bạn với công ty tôi?

Tại đây, bạn đang cố gắng đánh giá trao đổi thông tin thực tế và liệu khách hàng này có khả năng tham gia truyền miệng hay đã thật sự có

Câu 2: Bạn đã nói về điều gì?

Ở đây, bạn đang tìm kiếm cho việc đề cập đến Talk Trigger. Đây sẽ là một đề cập không được hỗ trợ.

Câu hỏi 3: Bạn có nói về bất kỳ điều nào trong số này không?

Ở đây, bạn trình bày một danh sách các đặc điểm của công ty, mỗi đặc điểm có một ô đánh dấu. Bảy đặc điểm cần được liệt kê, một trong số đó là Talk Trigger. Bạn đang tìm kiếm đề cập đến Talk Trigger trong một danh sách được nhắc nhở, gợi ý.

Có rất nhiều NHIỀU ĐIỀU để truyền miệng B2B thành công hơn những điều Connector nói ở đây, nhưng Connector muốn cung cấp cho bạn một bản tóm tắt tốt về một số phần chính, được rút ra từ hội thảo của Connector với Desantis Breindel.

Levica lược dịch từ convinceandconvert

Digital Marketing

Hướng dẫn toàn tập về tiếp thị Ngành Làm đẹp 2020

Với sự cạnh tranh cao và chạy theo xu hướng, ngành làm đẹp và chăm sóc da đang phát triển hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn chiếm được tình cảm của một số tín đồ mua sắm với sản phẩm làm đẹp hoặc dòng chăm sóc cá nhân của mình, vậy thì có rất nhiều điều cần kể đến đấy. Hãy cùng Levica giải quyết vấn đề này và học cách tiếp thị sản phẩm làm đẹp trong năm 2020. Sẵn sàng để thay đổi diện mạo cho ngành tiếp thị sắc đẹp của bạn nào!

Cách chọn kênh tiếp thị phù hợp sản phẩm làm đẹp

Theo những hiểu biết của Facebook IQ, ngành làm đẹp đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong cách mọi người khám phá, đánh giá và mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

Mặc dù phần lớn người mua sắm làm đẹp trên toàn thế giới vẫn mua tại cửa hàng, nhưng ngày càng có nhiều người thích tìm kiếm và đánh giá sản phẩm một cách thoải mái tại nhà.

Dưới đây là một số thống kê quan trọng về hành trình mua hàng của người tiêu dùng trang điểm tại thị trường Mỹ:

Khám phá Đánh giá các lựa chọn Mua hàng
46% khám phá sản phẩm mới qua online, 33% trên thiết bị di động 36% đánh giá sản phẩm mới online 41% mua sản phẩm mới qua online
61% đánh giá sản phẩm mới tại cửa hàng 79% mua sản phẩm mới tại cửa hàng
36% đánh giá sản phẩm mới thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp

Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược tiếp thị làm đẹp đa kênh sẽ làm cho thương hiệu của bạn hiện diện và nhất quán hơn cả online và tại các cửa hàng.

Các công ty làm đẹp thương hiệu lớn đi theo xu hướng này và kết hợp kinh nghiệm online và offline bằng cách tung ra các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số lớn được hỗ trợ bởi các phòng trưng bày, cửa hàng pop-up (được mở tạm thời) và thậm chí cả xe tải bán hàng lưu động!Vậy những chiến lược nào bạn nên áp dụng? Khi nói đến tiếp thị làm đẹp online, bạn nên dựa vào những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những đánh giá của bên thứ ba. Đó là những nguồn thông tin chủ yếu cho phần lớn người mua sắm sản phẩm làm đẹp.

Khảo sát: “Người dùng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm làm đẹp ở đâu trước khi mua hàng?”

Nguồn: Harvard Business School Research

Theo biểu đồ trên 67% từ người ảnh hưởng trên mạng xã hội; 59% từ đánh giá của bên thứ 3; 55% từ chuyên gia làm đẹp; 48% từ mối quan hệ cá nhâ; 44% từ quảng cáo của công ty và 34% từ người nổi tiếng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét sâu hơn về biểu đồ này, Levica có cả tin tốt và tin xấu dành cho bạn đây.

Tin tốt: mặc dù bạn không thể trực tiếp làm việc theo giới thiệu nghề nghiệp và cá nhân, nhưng những người có ảnh hưởng và các đánh giá trên phương tiện trên mạng xã hội lại dễ gây ảnh hưởng và được sử dụng hiệu quả khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp.

Tin xấu: các quảng cáo và tiếp thị trực tiếp sản phẩm làm đẹp được xem là nguồn kém hiệu quả và ít. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong giai đoạn khám phá hành trình mua hàng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Theo những điều được trình bày trên, trong bài đăng này, Levica sẽ tập trung nhiều hơn đến mạng xã hội những sẽ đề cập đến kênh khác đóng góp cho chiến lược chung của bạn. Hãy cùng khám phá các hướng dẫn bên dưới!

Tiếp thị ngành làm đẹp trên mạng xã hội

Khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp, mạng xã hội cũng cần thiết như “mascara” vậy. Nhưng hãy nhớ rằng các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đối với những tín đồ làm đẹp là Instagram, Facebook và YouTube.

Khảo sát: “Những kênh mạng xã hội nào bạn truy cập mỗi ngày?” (theo thị trường Mỹ)

Nguồn: Harvard Business School Research

82% trên Instagram, 77% trên Facebook, 59% trên Youtube, 39% trên Snapchat; 31% trê Twitter và 28% trên Pinterest

Điều này không hề gây ngạc nhiên với kết quả Top 3 là các nền tảng hàng đầu với nhiều nội dung hình ảnh hấp dẫn. Đừng quên diện mạo bên ngoài chính là điều bạn cố gắng hết sức để bán hàng. Đó là lý do tại sao hình ảnh, câu chuyện (Story), video thường và video trực tiếp đem đến tác động lớn hơn nhiều.

Các nền tảng này còn là “nhà” của những người có ảnh hưởng và cho phép người dùng tương tác trực tiếp với họ thông qua các bình luận và tin nhắn. Nó đem lại lợi ích cho cả đôi bên: người mua sắm có được tất cả thông tin và thú vui mua sắm mà họ cần, và cuối cùng bạn có thể gần gũi với khán giả của mình lâu dài.

Dưới đây là 5 hướng dẫn hiệu quả nhất để tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội năm 2020.

1. Hợp tác với những người có ảnh hưởng nhỏ

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là các blogger hoặc người nổi tiếng với chuyên môn nhất định và một cộng đồng người theo dõi. Những người có ảnh hưởng nhỏ thường có từ 1.000 đến 100.000 người hâm mộ và là chuyên gia trong một hoặc hai ngành cụ thể.

Những người có ảnh hưởng nhỏ nắm nhiều tiềm năng hơn để tiếp thị các sản phẩm làm đẹp. Bởi thời đại của các blogger cực kỳ nổi tiếng, với hàng triệu người theo dõi đã qua. được xem như các ngôi sao truyền hình và khó để tạo mối liên hệ với người dùng.

Người dùng sẽ lắng nghe những người có ảnh hưởng trông giống họ và có chung nỗi niềm băn khoăn. Đó là lý do tại sao một video không chuyên nghiệp trên YouTube từ một người có các đốm sắc tố hướng dẫn cách che đi chúng sẽ hiệu quả hơn hơn một quảng cáo với “làn da bóng hoàn hảo”.

Những người có ảnh hưởng nhỏ có lẽ không có nhiều khả năng tiếp cận như những người có ảnh hưởng hàng đầu, nhưng mức tương tác của người dùng lại hiệu quả hơn nhiều. Trong khi những người có ảnh hưởng hàng đầu có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, những người có ảnh hưởng nhỏ hơn trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Ví dụ điển hình: Suave Beauty là một công ty cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Để tiếp cận người mua sản phẩm chăm sóc tóc đa văn hóa, họ đã phát động một chiến dịch, kết hợp những người có ảnh hưởng làm đẹp người Mỹ gốc Phi và liên kết với nội dung thương hiệu. Kết quả là, họ đã tăng điểm kêu gọi nhận thức thương hiệu và ý định mua hàng.

Dưới đây, cách thức Suave hợp tác với những người có ảnh hưởng làm đẹp trên Instagram:

Suave hợp tác với Temitope Adesina trên Instagram

2. Khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra

Mặc dù tiếp thị với người có ảnh hưởng đòi hỏi một lượng ngân sách, nội dung do người dùng tạo hay còn gọi là UGC có thể giúp bạn tăng doanh số mà không tốn một xu. Tín đồ mua sắm làm đẹp, đặc biệt là thế hệ millennials, thích kết nối với các thương hiệu và chia sẻ kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Tất cả bạn cần làm là gửi yêu cầu đến họ!

Công ty khởi nghiệp làm đẹp Glossier của Mỹ đã thành công với chiến lược này. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm của một trong những khách hàng – một cô gái “bình thường”, và đạt được kết quả quảng cáo truyền miệng đáng kinh ngạc cùng với một nhóm tín đồ truyền bá thương hiệu mang tính tương tác cao.

Một người hâm mộ thương hiệu chia sẻ tình yêu của cô dành cho các sản phẩm Glossier trên Instagram.Để tập hợp tất cả những người ủng hộ thương hiệu, công ty đã tạo ra các nhóm đóng với tên Slack và một chương trình khách hàng thân thiết với các khuyến mãi đặc biệt, ưu đãi chỉ dành cho thành viên. Người sáng lập công ty Emily Weiss ghi nhận 90% tăng trưởng doanh thu cho quảng cáo truyền miệng từ những người ủng hộ thương hiệu, hầu hết trong số họ ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Emily Veiss, người thành lập, chủ công ty mỹ phẩm Glossier và blog Into the Gloss khẳng định rằng: “Ý tưởng đưa một phụ nữ trở thành người có ảnh hưởng là điều rất khích lệ chúng tôi. Trong thế giới rộng lớn của tiếp thị ngành làm đẹp, một người có ảnh hưởng có thể là một cô Kardashian, được trả hàng ngàn đô la để đăng tải một sản phẩm tới hàng triệu người theo dõi của mình. Tại Glossier, những người có ảnh hưởng là những người thường xuyên – các khách hàng tương tác với thương hiệu chúng tôi trên Instagram, nhóm Slack và các sự kiện pop-up.”

Ngoài việc được lan truyền, nội dung UGC cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng xã hội (social proof). Chẳng hạn, Olay gọi cộng đồng của mình là “bộ lạc Olay” và đăng tải các bài đăng mới nhất trên Instagram dưới hashtag #olaytribe trên trang web của họ.

Olay chia sẻ bài đăng trên Instagram của khách hàng dưới dạng bằng chứng xã hội trên trang web của họ

3. Khiến việc mua hàng dễ dàng

Thẻ mua sắm trên Instagram có thể được thêm vào các bài đăng và Story tự nhiên và đăng tải trên mục Tìm kiếm & Khám phá. Chúng trông như các sticker, dán nhãn các sản phẩm trong ảnh. Nếu người dùng chạm vào thẻ, họ sẽ được chuyển hướng đến trang mô tả sản phẩm với giá và liên kết đến trang web.

Hãy cùng xem cách Sephora sử dụng Mua sắm trên Instagram để quảng cáo kem dưỡng mắt. Một hình ảnh chính diện về hộp kem được dán nhãn mua sắm trong bài đăng tự nhiên này. Chạm vào nó, bạn sẽ thấy một Thẻ gắn trong ảnh mô tả sản phẩm. Nếu có nhiều sản phẩm và thẻ mua sắm trong một bài đăng, bạn có thể chọn thẻ sản phẩm yêu thích. Sau đó chọn loại kem, nó sẽ đưa bạn đến trang mô tả sản phẩm với đường link tới trang web.

Thẻ mua sắm để tạo điều kiện mua hàng trên Instagram

Khi nói đến tiếp thị làm đẹp trên Facebook, một cách hiệu quả để thúc đẩy mua hàng là khởi chạy một chatbot trên Messenger.Một chatbot mang lại trải nghiệm online tại cửa hàng và giúp người mua hàng cảm thấy tin tưởng về việc mua hàng online. Tải trước bot của bạn với các mẹo và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên loại da hoặc tóc giúp khách hàng của bạn có trải nghiệm thực sự hấp dẫn, như là trò chuyện với chuyên gia làm đẹp.

Chẳng hạn, Bobbi Brown đã ra mắt một chatbot hướng dẫn làm đẹp giúp khách hàng lựa chọn loại kem nền hoàn hảo.

Chatbot Bobbi Brown trên Messenger

4. Sử dụng quảng cáo retargeting và quảng cáo dynamic

Quảng cáo Retargeting – Nhắm mục tiêu lại: là loại quảng cảo dành cho đối tượng đã từng tương tác hoặc truy cập.

Quảng cáo Dynamic: là quảng cáo động thiết kế những mẫu quảng cáo khéo léo, sáng tạo, hiển thị riêng cho từng người, dựa trên sản phẩm mà người đó đã xem hoặc trang web người đó đã truy cập

Việc ra quyết định mua hàng luôn cần thời gian kể cả ngành làm đẹp cũng không ngoại lệ. Một trong những cách để kích thích mua hàng trong tiếp thị ngành làm đẹp là sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu lại (Retargeting).

Công cụ này cho phép bạn tiếp cận người tiêu dùng đã truy cập trang web và tương tác lại họ bằng quảng cáo được cá nhân hóa. Dưới đây là cách chiến lược này hoạt động:

Người tiêu dùng tiềm năng truy cập trang vào web của bạn nhưng rời đi mà không mua hàng ? Bạn tạo chiến dịch nhắm mục tiêu lại trên mạng xã hội để thu hút lại họ ? Sau đó họ thấy được quảng cáo cá nhân hóa của bạn khi dùng mạng xã hội ?  Một lần nữa khách hàng tương tác với thương hiệu và có khả năng chuyển đổi!

Quảng cáo nhắm lại mục tiêu với chiết khấu 5% từ CocoNinja 

Thêm một chiến thuật để áp dụng khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội là quảng cáo động. Để tạo chúng, bạn chỉ cần tải danh mục sản phẩm lên Facebook hoặc Instagram và quảng cáo sẽ tự động được hiển thị cho khách ghé xem của bạn.

5. Tận dụng tối đa YouTube và TikTok

Lời khuyên chính mà Google dành cho các thương hiệu khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp trên YouTube là tạo ra những gì người sáng tạo tạo ra. Nếu chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về nội dung được tạo bởi các nhà sáng tạo trên YouTube, thì hầu hết đều thuộc 3 loại chính:

  • Video truyền cảm hứng;
  • Video định hướng;
  • Video độc quyền.

Video truyền cảm hứng sẽ kể chuyện và để người tiêu dùng khám phá sản phẩm mới hoặc diện mạo mới. 

Video định hướng cho thấy làm thế nào để áp dụng các sản phẩm, các mẹo và lời khuyên chuyên nghiệp. 

Các video độc quyền nói về cảnh phía sau hậu trường, đưa tí đồ mua sắm làm đẹp đến những nơi họ chưa bao giờ ghé thăm hoặc giới thiệu với những người họ chưa bao giờ gặp.

Đó là cách mà thương hiệu Glossier áp dụng việc kết hợp nội dung này. Kênh YouTube của họ được chia thành 4 danh sách phát. Họ lưu trữ video “Hãy sẵn sàng với chúng tôi” đăng tải một người nào đó trong buổi sáng hằng ngày của họ như một ví dụ về video độc quyền. Các danh sách phát “Cảm giác như Glossier” và “Các sản phẩm của chúng tôi” là những câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng, và danh sách “Makeup Looks” dành cho nội dung định hướng.

Danh sách phát trên kênh YouTube của Glossier

Cân nhắc sử dụng TikTok trong chiến lược tiếp thị làm đẹp của bạn nếu bạn nhắm mục tiêu người tiêu dùng vào thế hệ Z. Nội dung ở đây có thể được quảng bá bởi những người có ảnh hưởng và những người bình thường tham gia vào các thử thách.

Chẳng hạn, Milk Makeup, một thương hiệu làm đẹp sử dụng các video ngắn và hiệu ứng âm thanh tự nhiên để tạo ra các mẹo về cách dùng thú vị và hấp dẫn.

Hướng dẫn trang điểm và mẹo làm đẹp trên TikTok của Milk Makeup

Một thương hiệu làm đẹp đình đám khác trên TikTok là Sephora. Ngoài việc thể hiện sự đa dạng về văn hóa và giới tính, họ còn tạo ra những thử thách trang điểm sáng tạo để gây sốt.

Trong thử thách gần đây, họ đã quảng bá một bảng màu mắt. Nhiệm vụ là tạo ra một giao diện với màu sắc tương ứng với mã thành phố hoặc mã vùng của bạn.

Tài khoản Sephora trên TikTok

6. Email Marketing – Kênh khác để phát triển tiếp thị ngành làm đẹp của bạn

Email Marketing vẫn là một trong những công cụ tốt nhất để thúc đẩy hơn bán hàng cho khách hàng hiện tại và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là một số mẹo Email marketing B2C mới nhất nên áp dụng:tận dụng dữ liệu của khách hàng để phân khúc và cá nhân hóa email của bạn;

  • Thử nghiệm với các loại email khác nhau;
  • Sử dụng nội dung chân thật và hữu ích;
  • Tối ưu hóa email của bạn cho ứng dụng trên điện thoại di động.

Các thương hiệu thường sử dụng email marketing để thông báo tặng quà và khuyến mãi theo mùa hoặc giảm giá cá nhân vào những ngày đặc biệt. Ngoài ra còn có email định hướng và thậm chí hướng dẫn từng bước. Chẳng hạn, dưới đây là cách Harry sử dụng email để định hướng khách hàng tiềm năng của họ về cách cạo râu một cách hài hước và bắt mắt:

Email định hướng của Harry giới thiệu sản phẩm trước khi cạo râu

Levica lược dịch từ sendpulse.com

hiệu ứng đóng khung tâm lý
Tâm lý Marketing

Hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing effect) là gì?

Hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing effect)

Định nghĩa

Hiệu ứng đóng khung tâm lí trong tiếng Anh là Framing effect hay Framing bias.

Hiệu ứng đóng khung tâm lí hay hiệu ứng khung là một xu hướng của nhận thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.

Hiệu ứng đóng khung tâm lí thường được sử dụng trong mục đích tăng năng suất kinh doanh. Nó thường được tận dụng để mọi người có thể cùng nhận một thông tin nhưng lại đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau dựa vào việc chọn lựa cụ thể có thể đưa ra một khung âm hay khung tích cực.

Hiểu về hiệu ứng đóng khung tâm lí

Đối với các nhà kinh doanh hay các chuyên gia marketing, họ thường chú trọng đến những hiệu ứng tâm lí để đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Đặc biệt là chúng thường được áp dụng trong tiếp thị để có thể dễ dàng tác động đến các nhà kinh doanh và khách hàng.

Chi tiết hơn hiệu ứng khung tâm lí làm cho mọi người xem cùng một thông tin đồ vật giống nhau nhưng lại trả lời theo nhiều cách hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ

(1) Hãy cùng nhìn vào hai hình vuông nhỏ trong ảnh. Bạn thấy hình nào có màu sáng hơn?

1*tumFYiET-hKzaW86WLEVjg

Nguồn: Medium

Hình bên trái phải không? Câu trả lời là hai hình vuông này có màu sắc y hệt nhau. Hai hình vuông lớn bên ngoài có màu sắc khác nhau đã tạo cho bạn cảm giác như vậy.

Đây là một ví dụ của Daniel Kahneman tại diễn văn nhận giải Nobel kinh tế 2002. Ông kết luận những gì chúng ta nhận thức được không phải do bản chất của nó mà do môi trường xung quanh nó.

(2) Hay như hình ảnh so sánh giữa người lạc quan và người bi quan. Cùng là một li nước, nhưng người lạc quan sẽ nghĩ rằng nó đang đầy một nửa, trong khi người bi quan cảm thấy nó đang bị vơi đi một nửa. Cùng một sự vật, hiện tượng, nhưng với khung tâm lí của mỗi cá nhân, mọi thứ được nhìn nhận khác nhau ít nhiều.

cover

Nguồn: Pratilipi

Chính vì bản năng con người rất khó để thoát khỏi hiệu ứng đóng khung tâm lí cho nên nó thường được sử dụng trong mục đích kinh doanh. Nhờ vào khung tâm lí, chúng ta hình thành nên thái độ về sản phẩm và thương hiệu.

Ứng dụng của hiệu ứng đóng khung tâm lí

– Các nhà quảng cáo, tiếp thị có thể vận dụng linh hoạt hiệu ứng đóng khung tâm lí (Framing Effect) để có thể thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng trong cách lựa chọn sản phẩm.

– Hạn chế của hiệu ứng đóng khung tâm lí là đối thủ cạnh tranh cũng có thể sử dụng hiệu ứng này nên chúng ta cần phải cân nhắc khi sử dụng.

Nguồn: vietnambiz.vn

Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng của chuyên gia digital marketing (P1)

Định nghĩa về nhắm mục tiêu theo đối tượng chính xác là những gì bạn đang mong đợi. Đó là cách sử dụng dữ liệu để phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học hoặc theo sở thích để tìm ra “chén thánh” của tiếp thị số, nghĩa là đúng người trên đúng thiết bị vào đúng thời điểm.

Với nhắm mục tiêu theo đối tượng, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với người tiêu dùng, những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bằng các tin nhắn liên quan. Điều đó cũng sẽ làm giảm chi phí vào các quảng cáo không được người xem quan tâm và giúp chuyển khách hàng tiềm năng xuống phễu.

Và nó mang lại kết quả. Theo Tammy Duggan-Herd, giám đốc tiếp thị của công ty tiếp thị kỹ thuật số Campaign Creators, lấy ví dụ, sau khi chuyển sang một chiến lược nội dung với nhắm mục tiêu theo đối tượng trong năm 2016, công ty của cô đã tăng 744% lưu lượng truy cập tự nhiên chỉ trong vòng 12 tháng.

Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu tốt hơn cho khách hàng tiềm năng của mình, và không muốn lãng phí để quảng cáo cho những người sẽ không thay đổi thì bạn đã đến đúng nơi. Hôm nay, Levica sẽ hướng dẫn bạn thông qua 8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng đã được thử và áp dụng tốt với sự công nhân của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số.

Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần phải có số liệu…

Quản lý dữ liệu là chìa khóa để nhắm mục tiêu theo đối tượng

Heather Jackson, quản lý bán hàng và tiếp thị tại công ty quảng cáo kỹ thuật số JAC Advertising Consultants đã chỉ ra các nền tảng quản lý dữ liệu như Lotame và Neustar đã theo dõi hành vi của người tiêu dùng trực tuyến bằng cookie.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

“Dựa trên hành vi trực tuyến của họ … những người tổng hợp có thể giải mã được nhân khẩu học, sở thích và ưu tiên của từng người với độ chính xác cực cao”. Cô ấy chia sẻ. “Những gã khổng lồ Marketing như Facebook và Google đã sử dụng dữ liệu này để xác định chính xác đối tượng cho khách hàng của họ.”

Có một lưu ý đến từ Stephen Yu, giám đốc sản phẩm của nền tảng tự động hóa tiếp thị dự đoán Buyer Genomics đã nói rằng, các chiến dịch đa nền tảng/kênh có thể mang lại kết quả đáng thất vọng vì “nhắm mục tiêu theo định nghĩa phải lấy cá nhân làm trung tâm, không phải là kênh hay sản phẩm là trung tâm.”

Thay vào đó, ông ấy nói rằng hãy bắt đầu với mục tiêu cá nhân, bao gồm nhân khẩu học, hành vi trực tuyến, lịch sử mua hàng, lịch sử mua lại và sự trung thành với sản phẩm.

Ông Yu còn bổ sung rằng “Tất cả những thông tin này nên được thu thập thông qua mỗi kênh tham gia và dữ liệu kết quả thu về phải được tổng hợp xoay quanh mục tiêu cá nhân trước. Sau đó, những nhà tiếp thị có thể quyết định nhắm mục tiêu vào ai dựa vào hồ sơ dữ liệu, phân khúc và các cơ chế nhắm mục tiêu dựa vào mô hình khác.

Một khi bạn đã tìm được đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về các kênh.

Ông Yu nói rằng “Có quá nhiều các tổ chức kết hợp tối ưu hóa kênh và tối ưu hóa mục tiêu. Nhưng họ không hiểu rằng cả hai hoạt động đều cần những nỗ lực lớn để được thực hiện tốt. Tối ưu hóa kênh để xác định hướng đầu tư tiếp thị và tối ưu hóa mục tiêu để xác định ai sẽ là mục tiêu được nhắm tới.

Nhưng như thế chưa đủ! Cynthia Kazanis, nhà phân tích tiếp thị kỹ thuật số tại phòng tiếp thị của Pure Visibility cho biết “Định nghĩa nhắm mục tiêu theo đối tượng nên được tinh chỉnh thường xuyên vì trên cơ bản, bạn đang kiểm định giả thuyết”. Bà còn nói thêm “Đặc biệt trong tiếp thị kỹ thuật số, bạn không bao giờ được nghĩ rằng thứ gì đó được bạn tạo ra sẽ tồn tại vĩnh viễn hay đã quá hoàn thiện, bởi vì khi có suy nghĩ đó, bạn sẽ mất đi lợi thế của sự nhanh nhẹn trong nền tảng của mình.”

Thay vào đó, hãy tiếp tục đặt các câu hỏi về nhắm mục tiêu theo đối tượng:

  • Chúng ta có tiếp cận đúng đối tượng mà chúng ta muốn hay không?
  • Nếu không thì chúng ta đang tiếp cận ai?
  • Đối tượng được nhắm đến có phản hồi theo cách chúng ta muốn hay không?
  • Có một đối tượng tương tự nào mà mục tiêu có thể giúp chúng ta tìm thấy hay không?

Tâm lý học

Về phần của mình, Tim Brown – Giám đốc tiếp thị chuyên sâu tại chi nhánh tiếp thị Pacific Digital Group đã khuyến nghị sử dụng tâm lý học, thứ có giá trị, sức lôi cuốn và là động lực tốt hơn so với nhân khẩu học trong việc xác định mục tiêu để nhắm tới.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

Bạn có thể khám phá tâm lý học bằng cách sử dụng các công cụ phân tích xã hội để tìm kiếm cơ sở để theo dõi các thuộc tính, sau đó bạn có thể dựa vào đó để tạo ra nội dung về lối sống, ưu tiên và thái độ của họ.

Khi bạn đã xác định được cách để thu thập, theo dõi và quản lý dữ liệu của mình, bạn có thể bắt đầu tập trung vào việc nhắm mục tiêu theo đối tượng.

Chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng từ các chuyên gia

Bây giờ, bạn hãy đọc phần dưới đây của bài đăng để có một cái nhìn sâu hơn về tám chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng đã được các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số sử dụng nhiều lần.

1. Mở rộng phạm vi tiếp cận với đối tượng trong thị trường của Google

Dale Broadhead – người sáng lập PPC và CRO chi nhánh Conversion Hut – đã bày tỏ sự yêu thích mãnh liệt của mình với các chiến dịch hiển thị của Google Ads, đặc biệt là việc nhắm mục tiêu vào một đối tượng mà doanh nghiệp của ông chưa bao giờ nghe thấy trước đó. Trên thực tế, tính năng nhắm mục tiêu theo đối tượng trong thị trường của Google cho phép bạn nhắm đến các người tiêu dùng đang tìm hiểu về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

Ông ấy đã nói rằng: “Chúng tôi sử dụng một bản báo cáo không được biết đến nhiều từ các báo cáo Google Analytics của chúng tôi để tìm Danh mục có liên quan (Affinity Categories) và Phân khúc thị trường (In-Market Segments) có hiệu suất cao nhất. Khi chúng tôi có thông tin mình cần, chúng tôi có thể xây dựng những nhóm quảng cáo khác nhau xung quanh từng đối tượng và tạo nên hệ thống những tin nhắn tự động phù hợp với họ. Vì bạn quyết định dựa vào dữ liệu thực tế, nên việc này thực sự rất hiệu quả. Chúng tôi đang tìm kiếm những đối tượng nào là khách hàng tối nhất. Sau đó chúng tôi sẽ mở rộng ra và cố gắng tìm nhiều đối tượng như vậy hơn.”

 

Loại chiến dịch

 

Kiểu đối tượng

 

Hiển thị

o   Đối tượng chung sở thích, Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh: Tiếp cận người dùng dựa trên những gì họ đam mê và thói quen của họ.

o   Đối tượng có mục đích tùy chỉnh, Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

 

Tìm kiếm

o   Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối sánh khách hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào hoạt động của họ.

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

 

Video

o   Đối tượng chung sở thích, Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh: Tiếp cận người dùng dựa trên những gì họ đam mê và thói quen của họ.

o   Đối tượng có mục đích tùy chỉnh, Đối tượng đang cân nhắc mua hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào tìm kiếm hay kế hoạch mua hàng của họ.

o   Tiếp thị lại: Tiếp cận người dùng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn

o   Đối sánh khách hàng: Tiếp cận người dùng dựa vào hoạt động của họ.

 

o   Đối tượng tương tự: Tiếp cận người dùng mới có cùng mối quan tâm như khách truy cập trang web hay ứng dụng của bạn

Tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng của Google

Giám đốc tiếp thị nội dung tại nền tảng đánh giá Goodfirms đã đồng ý rằng:

“Các đối tượng trong thị trường là những người đã ra ngoài đó, tìm hiểu, đọc, chuẩn bị hoặc thậm chí lên kế hoạch để mua một sản phẩm hay dịch vụ chứ không chỉ bị hấp dẫn bởi thương hiệu của bạn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Với lịch sử tìm kiếm, hoạt động từ khóa và hành vi duyệt web của người dùng, Máy học (Machine learning) có thể dự đoán một người dùng đang hứng thú với cái gì và khi nào thì người đó sẵn sàng để chuyển đổi một cách có hiệu quả… Theo một cách lý tưởng hóa thì việc nhắm mục tiêu trên thị trường có mục đích là mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn với các khách hàng có tỉ lệ mua cao và có được một chiến dịch thu hút khách hàng thực tế.”

2. Tiếp thị lại với Google Ads

David Reischer – Giám đốc tiếp thị tại trang web tư vấn pháp lý LegalAdvice.com – đã nói rất nhiều về nhắm mục tiêu theo đối tượng trong Google Ads như sau:

“Trong ứng dụng Google Ads Editor, một nhà tiếp thị có thể tải xuống, xem và xác định đối tượng hiện có. Dựa vào loại chiến lược, chúng tôi có thể nhắm mục tiêu trong danh sách tiếp thị lại, danh sách kết hợp tùy chỉnh, các sự kiện trong đời và danh mục sở thích. Nó thực sự là một công cụ đáng kinh ngạc. Google Ads cũng cho phép một nhà tiếp thị thực hiện nhiều thử nghiệm A/B và thiết lập “cụm quảng cáo” để so sánh xem chiến dịch nào hiệu quả nhất.”

Becky Livingston, Chủ tịch đồng thời cũng là CEO của Penheel Marketing – là một công ty tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ – cũng cho rằng việc tiếp thị lại như là một cách để giúp các thương hiệu kết nối với những người trước đây đã từng tương tác với trang web hoặc ứng dụng di động của bạn.

cách nhắm mục tiêu theo đối tượng

Việc tạo ra danh sách tiếp thị lại đặc biệt hiệu quả cho việc nhắm mục tiêu theo những đối tượng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Xem tiếp phần 2 của bài viết để biết được các chiến lược nhắm mục tiêu còn lại:

8 chiến lược nhắm mục tiêu theo đối tượng của các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số (P2)

Levica lược dịch từ wordstream.com

trang web về digital marketing
Công cụ Marketing, Content Marketing, Digital Marketing

80+ trang web và blog hữu ích về Digital Marketing

Các trang web được nêu trong bài này sẽ được chia thành các mục khác nhau, tuy nhiên một số website thật ra có thể thuộc nhiều mục khác nhau do mỗi trang có thể có nội dung bao phủ nhiều chuyên đề. Tác giả phân định theo chuyên mục ở đây chẳng qua để biết là người viết thường theo dõi các trang đó cho mục nào nhiều nhất chứ không phải là website đó chỉ chuyên về nội dung đó. Đa phần tất cả các website này đều là trang tiếng Anh.

* Để quản lý số lượng nhiều các website, tôi khuyên bạn nên sử dụng bookmark manager của trình duyệt để có thể dễ sắp xếp và tìm kiếm khi cần thiết. Bấm Ctrl + Shift + O trên Chrome hoặc Ctrl + Shift + B trên Firefox để mở bookmark manager, tạo folder và quản lý các bookmark.

Web chủ đề digital marketing tổng hợp

Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.

Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như Youtube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…

Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…

HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

Web chủ đề công nghệ

TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.

Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.

ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…

Web chủ đề Search Marketing

trang web về digital marketing

Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.

Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.

Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.

Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.

QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.

Web chủ đề phân tích

Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.

KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.

Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.

Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.

Web chủ đề Social Marketing

Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.

Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.

Web chủ đề Email Marketing

Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.

MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.

Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.

Web chủ đề Copy & Content Marketing

CopyBlogger CopyBloggers có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.

Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.

KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.

B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.

Web chủ đề Mobile Marketing

Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…

TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.

Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insights đó.

Web chủ đề design, UI / UX

UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…

UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.

Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.

UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.

UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.

Web chủ đề CRO, A/B testing

trang web về digital marketing

ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.

UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.

Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.

Đọc thêm: quy trình A/B testing

Web tham khảo các mẫu quảng cáo

Ads of the World một website tập hợp rất nhiều mẫu quảng cáo của các hãng trên thế giới được phân chia theo loại hình quảng cáo, quốc gia, ngành công nghiệp. Đáng bookmark để theo dõi và tìm ý tưởng.

Advertising Served một website tổng hợp các mẫu quảng cáo và cả quy trình thực hiện lẫn định hướng và mục đích của team thực hiện chiến dịch này. Rất hữu ích cho các bạn làm creative agency.

Advertising Served website này tập hợp các quảng cáo video được thực hiện bởi các agencies khác nhau. Trở ngại duy nhất có lẽ là website này sử dụng tiếng Pháp, sử dụng Google Translate nếu cần.

Rich Media Gallery website trực thuộc Google, tổng hợp các quảng cáo display nổi bật chạy trên hệ thống Youtube, DoubleClick, Adwords.

Celtra Gallery website tập hợp các mẫu quảng cáo trên điện thoại di động của nhiều hãng khác nhau.

Hatads.org.uk tổng hợp các mẫu quảng cáo print ads theo phong cách cổ điển.

Brainient tổng hợp các mẫu quảng cáo interactive và video bởi Brainient, khá đa dạng.

Web download tài liệu marketing

trang web về digital marketing

 

HubSpot Libabry có lẽ là thư viện về digital marketing ebook lớn nhất bạn có thể tìm thấy mà cho download miễn phí. Có tất tần tật các ebooks về mọi chủ đề và không chỉ có ebooks mà còn có template, worksheet, guide cực kỳ hữu dụng.

Bookboon tổng hợp rất nhiều ebooks về marketing, về cả digital lẫn traditional. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.

E-book Directory tổng hợp một số ebooks về marketing và sales. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.

Web giải trí cho dân Digital Marketing

Well, đọc nhiều và tiếp thu nhiều kiến thức thì ắt hẳn cũng rất nặng đầu, dưới đây là một số website giải trí dành riêng cho dân marketers để giúp bạn thư giãn và sau đó có thể tiếp tục tốt hơn:

The Coding Love
Đi Khách
This SEO Life
This Advertising Life
What Should We Call Social Media

Nguồn: conversion.vn

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

7 chiến lược thu hút khách hàng trên website

Việc phải luôn tìm cách thu hút nguồn khách hàng mới đến với các trang web của công ty, doanh nghiệp sẽ là điều tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, mọi thứ có lẽ sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn có khả năng làm cho những khách hàng hiện tại của mình luôn cảm thấy hài lòng, tin tưởng đến mức họ luôn tìm đến bạn và tiếp tục ủng hộ bạn.

Vậy bạn cần phải làm như thế nào mới làm được điều tuyệt vời này? Hãy cùng Levica tham khảo 7 chiến lược thu hút khách hàng luôn lựa chọn website của bạn, thúc đẩy khả năng tương tác và tăng doanh thu.

1/ Tổ chức chương trình tri ân khách hàng thân thiết

Muốn tạo dựng được lòng tin và sự yêu mến bền vững từ các khách hàng hiện tại, trước hết bạn phải thể hiện được sự tận tâm từ phía bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức chương trình tri ân dành cho   khách hàng thân thiết. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo dựng và giữ cho thương hiệu thêm vững mạnh.

Sẽ có rất nhiều cách cũng như kế hoạch khác nhau để bạn tổ chức cho chương trình này, có thể là dành tặng những phần quà hay phần thưởng, tùy vào từng mức mua hàng với số lượng khác nhau của mỗi khách hàng. Hay cung cấp các mức giảm giá khi mua hàng với hóa đơn trên bao nhiêu chi phí,… Dưới đây là một số ví dụ về chiến lược tiếp cận khách hàng với chương trình này:

– Xây dựng hệ thống điểm: Theo cách này, website của bạn sẽ xây dựng nên một hệ thống điểm mà ở đó, nếu khi khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào, thì sẽ được cộng một số điểm nhất định. Mua càng nhiều, số điểm sẽ càng lớn và điều này sẽ kích thích tâm lý mua hàng của họ nhiều hơn.

– Xây dựng hệ thống cấp bậc: Trang web của bạn đưa ra các cấp bậc dành cho các khách hàng, mỗi khách hàng khi mua sản phẩm đạt được mức độ bao nhiêu sẽ được phân vào cấp bậc ấy và chắc chắn tại cấp bậc cao nhất thì phần thưởng đạt được luôn có giá trị lớn nhất, điều này cũng trở nên hấp dẫn và gia tăng khả năng mua hàng.

– Giới thiệu bạn bè: Bất kỳ một khách hàng nào cũng sẽ được nhận một phần thưởng đầy giá trị nếu như có thể giới thiệu bạn bè, người quen biết đến trang web của bạn.

2/ Tìm cách khuyến khích khách hàng sẽ quay lại mua sản phẩm lần thứ hai sau lần đầu tiên

Nếu có thể khiến khách hàng quay lại tiếp tục mua sản phẩm lần thứ hai từ trang web của bạn thì điều này dường như có nghĩa rằng, đây sẽ là một vị khách hàng trung thành, bởi vì chỉ khi đã tin tưởng thì họ sẽ quay lại tiếp tục mua hàng vào lần thứ hai sau lần đầu tiên đó. Tuy nhiên, để đạt được điều này bạn cần phải nỗ lực rất nhiều, trước hết bạn cần phải thể hiện thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, bằng cách thay vì gửi những bức email cảm ơn chung chung, thì bạn hãy xây dựng nội dung email được cá nhân hóa, thể hiện rõ sự quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. Điều này chắc chắn sẽ khiến họ đánh giá cao hơn về sự chuyên nghiệp cũng như sự tận tâm của bạn. Bên cạnh đó, kèm theo việc giới hạn về thời gian dành cho đợt mua hàng tiếp theo, sẽ được hưởng các ưu đãi,… Thúc đẩy khả năng quyết định mua sản phẩm ngay lúc đó từ khách hàng, để được sở hữu sản phẩm và hưởng ưu đãi tốt nhất. Đây là một trong những cách thu hút khách hàng quay lại website của bạn và mua sản phẩm không chỉ vào lần thứ hai mà còn rất nhiều lần tiếp theo, trở thành một trong những vị khách hàng thân thiết nhất.

3/ Xây dựng mối quan hệ bền vững

Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Vậy để có được điều đó, bạn cần phải có ngay chiến lược tốt nhất cho mình, cụ thể đó là:

– Thể hiện sự cảm kích từ bạn thông qua hành động thiết thực: có rất nhiều cách để giúp bạn làm điều này, ví dụ như gửi những phần quà giá trị dành cho các vị khách hàng là những người có phần lớn “tác động” đến doanh số của bạn, hay gửi email cảm ơn mỗi tháng… Đây là một trong những hành động đầy thiện chí và giữ chân khách hàng.

– Lắng nghe và tiếp thu ý kiến, đánh giá từ khách hàng: Bạn hãy gửi yêu cầu phản hồi đến khách hàng và thực sự lắng nghe, tiếp thu những phản hồi đó từ khách hàng. Dù là đánh giá tốt hay xấu cũng sẽ là những ý kiến giúp cho bạn cải thiện dịch vụ cũng như sản phẩm của mình trở nên tốt hơn nữa. Thông qua điều này, bạn cũng có thể biết được nhu cầu hay cái mà khách hàng thực sự cần. Sau đó, bạn cũng cần phải phản hồi lại ý kiến của khách hàng, tất nhiên phải có những câu trả lời phù hợp, không được có thái độ tức giận mà phải luôn bình tĩnh, thể hiện được cho họ thấy là bạn có một thái độ hết sức thiện chí, sẽ thay đổi để mang đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng.

4/ Trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa

Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn luôn nắm bắt được chính xác những gì khách hàng cần, khách hàng muốn mua và luôn tiếp nhận những điều bạn đưa ra, thì chắc chắn con đường kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng vô cùng. 

Theo một nghiên cứu cho thấy, 69% khách hàng muốn được tự trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, có nghĩa rằng, họ muốn có được một trải nghiệm cũng như nhu cầu và mong muốn của họ. Mà cá nhân hóa chính là việc bạn có thể làm bằng cách kiểm tra tất cả dữ liệu  mà lịch sử của trang web luôn lưu lại để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm liên quan mà không mất quá nhiều thời gian. Hay mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ muốn và ít hơn những gì họ không muốn, điều này cũng là một chiến lược thu hút khách hàng cho website của bạn.

5/ Tránh tình trạng giỏ hàng bị bỏ lại

Những giỏ hàng bị bỏ lại là điều thực sự không tốt vì đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi cơ hội có được một vị khách hàng trung thành. Theo một thống kê cho thấy, 56% các vị khách bỏ lại giỏ hàng vì một số nguyên nhân không mong muốn, ví dụ như chi phí vận chuyển quá cao, hay quá trình thực hiện giao dịch tốn nhiều thời gian,…

Rời bỏ giỏ hàng

Để cải thiện điều này bạn cần phải loại bỏ tất cả các chi phí không cần thiết, thiết kế giao diện web dễ sử dụng và thêm các chứng nhận SSL để gia tăng độ tin cậy cho khách hàng. Dưới đây sẽ là một số cách giải quyết khi khách hàng từ bỏ giỏ hàng, đó là:

– Sử dụng email: Nếu bạn có được địa chỉ email của vị khách hàng đó thì bạn nên gửi cho họ một bức email ngay khi họ từ bỏ giỏ hàng, bạn có thể thiết lập một email tự động cho việc này. Sau 24 giờ, nếu khách hàng chưa quay lại với giỏ hàng thì bạn hãy gửi bức email tiếp theo. Hãy hiển thị các nội dung cũng như lời kêu gọi hành động, hướng họ quay trở lại với trang web của bạn.

– Tiếp cận trực tiếp từng cá nhân: Hãy xem xét đến việc chủ động tiếp cận trực tiếp với cá nhân khách hàng, hỏi họ nguyên nhân từ bỏ giỏ hàng hay vấn đề họ đang gặp phải là gì. Bất kỳ câu trả lời nào cũng là ý kiến đáng giá giúp bạn giúp bạn nắm được lý do thực sự khiến họ bỏ giỏ hàng đã lựa chọn. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương án giải quyết mà không cần phải tốn thời gian quá nhiều để suy đoán vấn đề thực sự là gì.

6/ Thực hiện các thông báo chuyển mục tiêu trên web

Đây cũng là một trong những chiến lược thu hút khách hàng cho các website của bạn. Bởi việc chuyển các mục tiêu trên web sẽ tạo cơ hội để khách hàng quay trở lại website của bạn vào các lần tiếp theo. Các thông báo này sẽ được gửi trực tiếp đến khách hàng và khách hàng sẽ xác nhận nếu thực sự thấy được nhu cầu của họ ngay lúc đó. Bên cạnh đó, ngoài việc đưa những sản phẩm khác, bạn còn nên cung cấp thêm những thông tin về sản phẩm mới đó, chương trình giảm giá,… là những điều mà bạn biết chắc là khách hàng sẽ quan tâm.

7/ Hỗ trợ cho các khách hàng đặc biệt

Không chỉ tổ chức các chương trình tri ân mà bạn còn cần phải có sự hỗ trợ “đặc biệt” đối với các vị khách hàng “đặc biệt”. Theo một số liệu thống kê cho thấy nếu  bạn bị đánh giá là quá tệ sau 4 lần hỗ trợ thì chắc chắn khách hàng sẽ từ bỏ bạn và chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác. Để tránh xảy ra điều này, bạn cần phải đưa ra những chính sách cụ thể để giúp khách hàng dễ dàng liên hệ, đồng thời chuẩn bị sẵn các phản hồi phù hợp.

Nói chung việc giữ chân khách hàng ở lại và luôn tin tưởng trang web của bạn, chính là đòi hỏi việc bạn phải có sự nỗ lực không ngừng. Đưa ra được những chiến lược thu hút khách hàng một cách tối ưu nhất cho mỗi website mà Levica đã cùng bạn tham khảo những gợi ý trên đây. Hy vọng sự nỗ lực cộng với chiến lược hoàn hảo sẽ mang đến bạn khả năng vượt qua mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Levica lược dịch từ liveagent.com

Skip to toolbar