Với sự cạnh tranh cao và chạy theo xu hướng, ngành làm đẹp và chăm sóc da đang phát triển hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn chiếm được tình cảm của một số tín đồ mua sắm với sản phẩm làm đẹp hoặc dòng chăm sóc cá nhân của mình, vậy thì có rất nhiều điều cần kể đến đấy. Hãy cùng Levica giải quyết vấn đề này và học cách tiếp thị sản phẩm làm đẹp trong năm 2020. Sẵn sàng để thay đổi diện mạo cho ngành tiếp thị sắc đẹp của bạn nào!

Cách chọn kênh tiếp thị phù hợp sản phẩm làm đẹp

Theo những hiểu biết của Facebook IQ, ngành làm đẹp đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong cách mọi người khám phá, đánh giá và mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

Mặc dù phần lớn người mua sắm làm đẹp trên toàn thế giới vẫn mua tại cửa hàng, nhưng ngày càng có nhiều người thích tìm kiếm và đánh giá sản phẩm một cách thoải mái tại nhà.

Dưới đây là một số thống kê quan trọng về hành trình mua hàng của người tiêu dùng trang điểm tại thị trường Mỹ:

Khám phá Đánh giá các lựa chọn Mua hàng
46% khám phá sản phẩm mới qua online, 33% trên thiết bị di động 36% đánh giá sản phẩm mới online 41% mua sản phẩm mới qua online
61% đánh giá sản phẩm mới tại cửa hàng 79% mua sản phẩm mới tại cửa hàng
36% đánh giá sản phẩm mới thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp

Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược tiếp thị làm đẹp đa kênh sẽ làm cho thương hiệu của bạn hiện diện và nhất quán hơn cả online và tại các cửa hàng.

Các công ty làm đẹp thương hiệu lớn đi theo xu hướng này và kết hợp kinh nghiệm online và offline bằng cách tung ra các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số lớn được hỗ trợ bởi các phòng trưng bày, cửa hàng pop-up (được mở tạm thời) và thậm chí cả xe tải bán hàng lưu động!Vậy những chiến lược nào bạn nên áp dụng? Khi nói đến tiếp thị làm đẹp online, bạn nên dựa vào những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những đánh giá của bên thứ ba. Đó là những nguồn thông tin chủ yếu cho phần lớn người mua sắm sản phẩm làm đẹp.

Khảo sát: “Người dùng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm làm đẹp ở đâu trước khi mua hàng?”

Nguồn: Harvard Business School Research

Theo biểu đồ trên 67% từ người ảnh hưởng trên mạng xã hội; 59% từ đánh giá của bên thứ 3; 55% từ chuyên gia làm đẹp; 48% từ mối quan hệ cá nhâ; 44% từ quảng cáo của công ty và 34% từ người nổi tiếng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét sâu hơn về biểu đồ này, Levica có cả tin tốt và tin xấu dành cho bạn đây.

Tin tốt: mặc dù bạn không thể trực tiếp làm việc theo giới thiệu nghề nghiệp và cá nhân, nhưng những người có ảnh hưởng và các đánh giá trên phương tiện trên mạng xã hội lại dễ gây ảnh hưởng và được sử dụng hiệu quả khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp.

Tin xấu: các quảng cáo và tiếp thị trực tiếp sản phẩm làm đẹp được xem là nguồn kém hiệu quả và ít. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong giai đoạn khám phá hành trình mua hàng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Theo những điều được trình bày trên, trong bài đăng này, Levica sẽ tập trung nhiều hơn đến mạng xã hội những sẽ đề cập đến kênh khác đóng góp cho chiến lược chung của bạn. Hãy cùng khám phá các hướng dẫn bên dưới!

Tiếp thị ngành làm đẹp trên mạng xã hội

Khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp, mạng xã hội cũng cần thiết như “mascara” vậy. Nhưng hãy nhớ rằng các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đối với những tín đồ làm đẹp là Instagram, Facebook và YouTube.

Khảo sát: “Những kênh mạng xã hội nào bạn truy cập mỗi ngày?” (theo thị trường Mỹ)

Nguồn: Harvard Business School Research

82% trên Instagram, 77% trên Facebook, 59% trên Youtube, 39% trên Snapchat; 31% trê Twitter và 28% trên Pinterest

Điều này không hề gây ngạc nhiên với kết quả Top 3 là các nền tảng hàng đầu với nhiều nội dung hình ảnh hấp dẫn. Đừng quên diện mạo bên ngoài chính là điều bạn cố gắng hết sức để bán hàng. Đó là lý do tại sao hình ảnh, câu chuyện (Story), video thường và video trực tiếp đem đến tác động lớn hơn nhiều.

Các nền tảng này còn là “nhà” của những người có ảnh hưởng và cho phép người dùng tương tác trực tiếp với họ thông qua các bình luận và tin nhắn. Nó đem lại lợi ích cho cả đôi bên: người mua sắm có được tất cả thông tin và thú vui mua sắm mà họ cần, và cuối cùng bạn có thể gần gũi với khán giả của mình lâu dài.

Dưới đây là 5 hướng dẫn hiệu quả nhất để tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội năm 2020.

1. Hợp tác với những người có ảnh hưởng nhỏ

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là các blogger hoặc người nổi tiếng với chuyên môn nhất định và một cộng đồng người theo dõi. Những người có ảnh hưởng nhỏ thường có từ 1.000 đến 100.000 người hâm mộ và là chuyên gia trong một hoặc hai ngành cụ thể.

Những người có ảnh hưởng nhỏ nắm nhiều tiềm năng hơn để tiếp thị các sản phẩm làm đẹp. Bởi thời đại của các blogger cực kỳ nổi tiếng, với hàng triệu người theo dõi đã qua. được xem như các ngôi sao truyền hình và khó để tạo mối liên hệ với người dùng.

Người dùng sẽ lắng nghe những người có ảnh hưởng trông giống họ và có chung nỗi niềm băn khoăn. Đó là lý do tại sao một video không chuyên nghiệp trên YouTube từ một người có các đốm sắc tố hướng dẫn cách che đi chúng sẽ hiệu quả hơn hơn một quảng cáo với “làn da bóng hoàn hảo”.

Những người có ảnh hưởng nhỏ có lẽ không có nhiều khả năng tiếp cận như những người có ảnh hưởng hàng đầu, nhưng mức tương tác của người dùng lại hiệu quả hơn nhiều. Trong khi những người có ảnh hưởng hàng đầu có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, những người có ảnh hưởng nhỏ hơn trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Ví dụ điển hình: Suave Beauty là một công ty cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Để tiếp cận người mua sản phẩm chăm sóc tóc đa văn hóa, họ đã phát động một chiến dịch, kết hợp những người có ảnh hưởng làm đẹp người Mỹ gốc Phi và liên kết với nội dung thương hiệu. Kết quả là, họ đã tăng điểm kêu gọi nhận thức thương hiệu và ý định mua hàng.

Dưới đây, cách thức Suave hợp tác với những người có ảnh hưởng làm đẹp trên Instagram:

Suave hợp tác với Temitope Adesina trên Instagram

2. Khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra

Mặc dù tiếp thị với người có ảnh hưởng đòi hỏi một lượng ngân sách, nội dung do người dùng tạo hay còn gọi là UGC có thể giúp bạn tăng doanh số mà không tốn một xu. Tín đồ mua sắm làm đẹp, đặc biệt là thế hệ millennials, thích kết nối với các thương hiệu và chia sẻ kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Tất cả bạn cần làm là gửi yêu cầu đến họ!

Công ty khởi nghiệp làm đẹp Glossier của Mỹ đã thành công với chiến lược này. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm của một trong những khách hàng – một cô gái “bình thường”, và đạt được kết quả quảng cáo truyền miệng đáng kinh ngạc cùng với một nhóm tín đồ truyền bá thương hiệu mang tính tương tác cao.

Một người hâm mộ thương hiệu chia sẻ tình yêu của cô dành cho các sản phẩm Glossier trên Instagram.Để tập hợp tất cả những người ủng hộ thương hiệu, công ty đã tạo ra các nhóm đóng với tên Slack và một chương trình khách hàng thân thiết với các khuyến mãi đặc biệt, ưu đãi chỉ dành cho thành viên. Người sáng lập công ty Emily Weiss ghi nhận 90% tăng trưởng doanh thu cho quảng cáo truyền miệng từ những người ủng hộ thương hiệu, hầu hết trong số họ ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Emily Veiss, người thành lập, chủ công ty mỹ phẩm Glossier và blog Into the Gloss khẳng định rằng: “Ý tưởng đưa một phụ nữ trở thành người có ảnh hưởng là điều rất khích lệ chúng tôi. Trong thế giới rộng lớn của tiếp thị ngành làm đẹp, một người có ảnh hưởng có thể là một cô Kardashian, được trả hàng ngàn đô la để đăng tải một sản phẩm tới hàng triệu người theo dõi của mình. Tại Glossier, những người có ảnh hưởng là những người thường xuyên – các khách hàng tương tác với thương hiệu chúng tôi trên Instagram, nhóm Slack và các sự kiện pop-up.”

Ngoài việc được lan truyền, nội dung UGC cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng xã hội (social proof). Chẳng hạn, Olay gọi cộng đồng của mình là “bộ lạc Olay” và đăng tải các bài đăng mới nhất trên Instagram dưới hashtag #olaytribe trên trang web của họ.

Olay chia sẻ bài đăng trên Instagram của khách hàng dưới dạng bằng chứng xã hội trên trang web của họ

3. Khiến việc mua hàng dễ dàng

Thẻ mua sắm trên Instagram có thể được thêm vào các bài đăng và Story tự nhiên và đăng tải trên mục Tìm kiếm & Khám phá. Chúng trông như các sticker, dán nhãn các sản phẩm trong ảnh. Nếu người dùng chạm vào thẻ, họ sẽ được chuyển hướng đến trang mô tả sản phẩm với giá và liên kết đến trang web.

Hãy cùng xem cách Sephora sử dụng Mua sắm trên Instagram để quảng cáo kem dưỡng mắt. Một hình ảnh chính diện về hộp kem được dán nhãn mua sắm trong bài đăng tự nhiên này. Chạm vào nó, bạn sẽ thấy một Thẻ gắn trong ảnh mô tả sản phẩm. Nếu có nhiều sản phẩm và thẻ mua sắm trong một bài đăng, bạn có thể chọn thẻ sản phẩm yêu thích. Sau đó chọn loại kem, nó sẽ đưa bạn đến trang mô tả sản phẩm với đường link tới trang web.

Thẻ mua sắm để tạo điều kiện mua hàng trên Instagram

Khi nói đến tiếp thị làm đẹp trên Facebook, một cách hiệu quả để thúc đẩy mua hàng là khởi chạy một chatbot trên Messenger.Một chatbot mang lại trải nghiệm online tại cửa hàng và giúp người mua hàng cảm thấy tin tưởng về việc mua hàng online. Tải trước bot của bạn với các mẹo và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên loại da hoặc tóc giúp khách hàng của bạn có trải nghiệm thực sự hấp dẫn, như là trò chuyện với chuyên gia làm đẹp.

Chẳng hạn, Bobbi Brown đã ra mắt một chatbot hướng dẫn làm đẹp giúp khách hàng lựa chọn loại kem nền hoàn hảo.

Chatbot Bobbi Brown trên Messenger

4. Sử dụng quảng cáo retargeting và quảng cáo dynamic

Quảng cáo Retargeting – Nhắm mục tiêu lại: là loại quảng cảo dành cho đối tượng đã từng tương tác hoặc truy cập.

Quảng cáo Dynamic: là quảng cáo động thiết kế những mẫu quảng cáo khéo léo, sáng tạo, hiển thị riêng cho từng người, dựa trên sản phẩm mà người đó đã xem hoặc trang web người đó đã truy cập

Việc ra quyết định mua hàng luôn cần thời gian kể cả ngành làm đẹp cũng không ngoại lệ. Một trong những cách để kích thích mua hàng trong tiếp thị ngành làm đẹp là sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu lại (Retargeting).

Công cụ này cho phép bạn tiếp cận người tiêu dùng đã truy cập trang web và tương tác lại họ bằng quảng cáo được cá nhân hóa. Dưới đây là cách chiến lược này hoạt động:

Người tiêu dùng tiềm năng truy cập trang vào web của bạn nhưng rời đi mà không mua hàng 🡪 Bạn tạo chiến dịch nhắm mục tiêu lại trên mạng xã hội để thu hút lại họ 🡪 Sau đó họ thấy được quảng cáo cá nhân hóa của bạn khi dùng mạng xã hội 🡪  Một lần nữa khách hàng tương tác với thương hiệu và có khả năng chuyển đổi!

Quảng cáo nhắm lại mục tiêu với chiết khấu 5% từ CocoNinja 

Thêm một chiến thuật để áp dụng khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội là quảng cáo động. Để tạo chúng, bạn chỉ cần tải danh mục sản phẩm lên Facebook hoặc Instagram và quảng cáo sẽ tự động được hiển thị cho khách ghé xem của bạn.

5. Tận dụng tối đa YouTube và TikTok

Lời khuyên chính mà Google dành cho các thương hiệu khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp trên YouTube là tạo ra những gì người sáng tạo tạo ra. Nếu chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về nội dung được tạo bởi các nhà sáng tạo trên YouTube, thì hầu hết đều thuộc 3 loại chính:

  • Video truyền cảm hứng;
  • Video định hướng;
  • Video độc quyền.

Video truyền cảm hứng sẽ kể chuyện và để người tiêu dùng khám phá sản phẩm mới hoặc diện mạo mới. 

Video định hướng cho thấy làm thế nào để áp dụng các sản phẩm, các mẹo và lời khuyên chuyên nghiệp. 

Các video độc quyền nói về cảnh phía sau hậu trường, đưa tí đồ mua sắm làm đẹp đến những nơi họ chưa bao giờ ghé thăm hoặc giới thiệu với những người họ chưa bao giờ gặp.

Đó là cách mà thương hiệu Glossier áp dụng việc kết hợp nội dung này. Kênh YouTube của họ được chia thành 4 danh sách phát. Họ lưu trữ video “Hãy sẵn sàng với chúng tôi” đăng tải một người nào đó trong buổi sáng hằng ngày của họ như một ví dụ về video độc quyền. Các danh sách phát “Cảm giác như Glossier” và “Các sản phẩm của chúng tôi” là những câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng, và danh sách “Makeup Looks” dành cho nội dung định hướng.

Danh sách phát trên kênh YouTube của Glossier

Cân nhắc sử dụng TikTok trong chiến lược tiếp thị làm đẹp của bạn nếu bạn nhắm mục tiêu người tiêu dùng vào thế hệ Z. Nội dung ở đây có thể được quảng bá bởi những người có ảnh hưởng và những người bình thường tham gia vào các thử thách.

Chẳng hạn, Milk Makeup, một thương hiệu làm đẹp sử dụng các video ngắn và hiệu ứng âm thanh tự nhiên để tạo ra các mẹo về cách dùng thú vị và hấp dẫn.

Hướng dẫn trang điểm và mẹo làm đẹp trên TikTok của Milk Makeup

Một thương hiệu làm đẹp đình đám khác trên TikTok là Sephora. Ngoài việc thể hiện sự đa dạng về văn hóa và giới tính, họ còn tạo ra những thử thách trang điểm sáng tạo để gây sốt.

Trong thử thách gần đây, họ đã quảng bá một bảng màu mắt. Nhiệm vụ là tạo ra một giao diện với màu sắc tương ứng với mã thành phố hoặc mã vùng của bạn.

Tài khoản Sephora trên TikTok

6. Email Marketing – Kênh khác để phát triển tiếp thị ngành làm đẹp của bạn

Email Marketing vẫn là một trong những công cụ tốt nhất để thúc đẩy hơn bán hàng cho khách hàng hiện tại và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là một số mẹo Email marketing B2C mới nhất nên áp dụng:tận dụng dữ liệu của khách hàng để phân khúc và cá nhân hóa email của bạn;

  • Thử nghiệm với các loại email khác nhau;
  • Sử dụng nội dung chân thật và hữu ích;
  • Tối ưu hóa email của bạn cho ứng dụng trên điện thoại di động.

Các thương hiệu thường sử dụng email marketing để thông báo tặng quà và khuyến mãi theo mùa hoặc giảm giá cá nhân vào những ngày đặc biệt. Ngoài ra còn có email định hướng và thậm chí hướng dẫn từng bước. Chẳng hạn, dưới đây là cách Harry sử dụng email để định hướng khách hàng tiềm năng của họ về cách cạo râu một cách hài hước và bắt mắt:

Email định hướng của Harry giới thiệu sản phẩm trước khi cạo râu

Levica lược dịch từ sendpulse.com

Related Post