Tag: thiết kế sản phẩm

thiết kế hình ảnh mạng xã hội
Content Marketing, Digital Marketing

Cách tạo hình ảnh hấp dẫn cho mạng xã hội: Hướng dẫn đơn giản cho người không phải nhà thiết kế

Một nhà tiếp thị truyền thông xã hội tuyệt vời ngày nay và một nhà quảng cáo tuyệt vời trong những năm 1960 có nhiều điểm chung.

David Ogilvy, cha đẻ của ngành quảng cáo, nổi tiếng là người dành nhiều thời gian cho các tiêu đề. Tại sao? Vì đó là dòng mà mọi người đọc nhiều nhất, nên nó rất quan trọng.

Ogilvy là một bậc thầy về những thứ như thế này – ưu tiên những gì thực sự quan trọng.

Nếu ông ấy sống đang ở thời đại của mạng xã hội, tôi khá chắc chắn Ogilvy sẽ nói điều gì đó đại loại như:

Trung bình thì nhiều người thích nhìn hình ảnh cũng y như thích đọc các thông điệp hay trong các bài đăng trên mạng xã hội. Khi bạn đã làm hình để đăng lên mạng thì bạn đã tiêu 80 xu từ một đô la của mình rồi.

Hình ảnh chưa bao giờ hết quan trọng trên mạng xã hội. Chúng là chìa khóa để thúc đẩy độ tương tác trực tuyến, giống như một tiêu đề tuyệt vời của quảng cáo.

Vấn đề duy nhất ở đây là nếu, giống như tôi, bạn không giỏi về thiết kế đồ họa, việc tạo ra những hình ảnh hấp dẫn bắt mắt có thể sẽ khó khăn. Vậy làm thế nào mà những người không phải là nhà thiết kế như tôi vẫn có thể tạo ra những hình ảnh đáng kinh ngạc cho mạng xã hội? Có một cách là học các nguyên tắc thiết kế đơn giản.

Dưới đây là 3 nguyên tắc thiết kế chính sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh hấp dẫn mọi lúc!

Nguyên tắc số 1: Tạo bố cục cân bằng và đơn giản

Đây là chiếc bàn trong Airbnb của tôi sáng nay.

Đây là chiếc bàn sau khoảng 30 giây. Bạn thấy bất kỳ sự khác biệt nào không?

Cả hai hình ảnh đều chứa các vật dụng giống nhau. Không có gì được đem ra khỏi bàn, nhưng bức tranh thứ hai – với bố cục thay đổi một chút – nó cho cảm giác tốt hơn rất nhiều, ít nhất là đối với tôi!

Bài học ở đây rất đơn giản – cách bố trí các yếu tố trong hình tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Hãy xem hai ví dụ cơ bản này.

Không phải hình ảnh thứ hai trông đẹp hơn nhiều sao? Điều này là do hai nguyên tắc thiết kế liên quan đến bố cục hình ảnh – sự gần gũi và sự liên kết.

Sự gần gũi

Như Bakari Chavanu giải thích:

Sự gần gũi có nghĩa là nhóm các yếu tố với nhau để bạn hướng dẫn người xem đến các phần khác nhau của thông điệp.

Trong các ví dụ ở trên, hình đầu tiên đặt biểu tượng và chữ ở rất gần nhau. Điều này ngăn các yếu tố không tách rời nhau và hoàn thành được vai trò của nó.

  • Biểu tượng giao tiếp trực quan về việc lướt sóng.
  • Phần chữ truyền đạt thông tin chi tiết về việc lướt sóng.

Áp dụng nguyên tắc gần nhau có nghĩa là người xem phải được chuyển hướng rõ ràng, từ biểu tượng sang đến phần chữ. Điều này cho phép người xem hiểu rõ hơn những gì đang được truyền đạt.

Trong ví dụ thứ hai, phần chữ được gom lại.

Áp dụng nguyên tắc gần nhau sẽ thêm tính thống nhất và liên tục cho hình ảnh của bạn.

Căn chỉnh

Căn chỉnh thích hợp các yếu tố trong hình giúp duy trì sự cân bằng.

Một lần nữa, hãy lấy hình ảnh của trường hợp lướt sóng này làm ví dụ.

  • Phần trên cùng của biểu tượng và phần chữ được căn chỉnh như nhau trong cả hai hình.
  • Tất cả phần chữ chỉ được căn chỉnh trong hình thứ hai.
  • Phần dưới cùng của biểu tượng và phần chữ chỉ được căn chỉnh trong hình thứ hai.

Những khác biệt nhỏ này đều góp phần làm cho bức ảnh thứ hai có cảm giác cân bằng và hấp dẫn hơn.

Cách tạo ra những hình ảnh cân bằng và đơn giản

1. Khi bạn có các yếu tố khác nhau trong hình (ví dụ: phần chữ, biểu tượng, hình minh họa), hãy nghĩ xem chúng đóng vai trò gì trong hình của bạn.

2. Khiến các yếu tố này liên kết với theo chiều dọc, ngang hay chéo.

Nguyên tắc số 2: Màu sắc tạo nên sự khác biệt

Leslie Cabarga, tác giả cuốn Hướng dẫn kết hợp màu sắc của nhà thiết kế ghi chú:

Nhiều nhân viên bất động sản quan sát thấy việc lựa chọn màu sắc kém sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức của chúng ta. Những người mua tiềm năng xem một ngôi nhà với giấy dán tường xấu xí thường sẽ từ chối toàn bộ ngôi nhà. Tôi nhớ lại khi còn nhỏ, tôi không được ăn trong một nhà hàng nào đó có tường sơn màu xanh lá cây nhạt, màu xanh của thập niên 1950.

Màu sắc không chỉ là một yếu tố hình ảnh – nó còn là cảm xúc. Và bởi vì màu sắc gợi ra những cảm xúc cụ thể, nó có thể xác định được mọi người có bị thu hút bởi hình ảnh của bạn hay không.

Điều này không có nghĩa là hãy tránh xa một số màu cụ thể mà là bạn cần suy nghĩ về vai trò của màu sắc trong tác phẩm của bạn.

Vai trò đó rất đơn giản – để tạo ra sự tương phản trong hình ảnh của bạn.

Callie Kavourgias mô tả màu sắc và chức năng tương phản này như sau:

Sự tương phản tạo ra xung đột giữa các yếu tố để thu hút ánh mắt đến một địa điểm cụ thể và là cách hiệu quả nhất để tăng sự quan tâm… Nó cho phép bạn làm nổi bật các yếu tố chính trong thiết kế của mình.

Dưới đây là một vài ví dụ đơn giản.

Mỗi cặp hình tròn có cùng màu ở trung tâm, nhưng mỗi hình lại xuất hiện khác nhau. Bạn thậm chí có thể nhận thấy sự thay đổi độ sâu của hình với các biến thể màu sắc khác nhau.

Sự tương phản này cho thấy nhận thức về màu sắc được sử dụng trong hình ảnh có thể khác biệt đáng kể dựa trên cách mà bạn kết hợp chúng.

Đó là nguyên tắc quan trọng khi nói đến màu sắc và độ tương phản: hãy đơn giản vì ít thường nhiều hơn.

Việc chọn kết hợp màu phù hợp là rất quan trọng, nhưng làm cách nào để bạn biết nên chọn màu nào?

Cách chọn màu sắc tương phản

Một công cụ tuyệt vời mà tôi đã khám phá gần đây để trợ giúp việc này là Paletton. Nó tự động chọn các màu tương phản và bổ sung để bạn không phải suy nghĩ quá nhiều.

Trong ví dụ này, tôi đã chọn màu đỏ làm màu chính của mình (được biểu thị bằng chấm trên cùng của bánh xe màu) và yêu cầu phối màu đơn sắc (một bảng phối màu dựa trên các sắc thái khác nhau của một sắc độ).

Khi di chuột qua các hộp khác nhau ở bên phải, nó hiện ra các mã hex (như ‘FF6B6B’ ở bên phải của hình ảnh trên), sau đó tôi có thể sử dụng mã này trong các thiết kế của mình.

Trong ví dụ thứ hai này, tôi cũng sử dụng màu đỏ làm màu chính của mình, nhưng thay vào đó, tôi yêu cầu phối màu bộ ba (ba màu được đặt bằng nhau thành các đường xung quanh bánh xe màu sắc). Một lần nữa, tôi có thể chọn các màu tương phản phù hợp với nhau.

Một công cụ khác mà tôi sử dụng khá thường xuyên là Brand Colours, một tập hợp các mã màu chính thức từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Di chuột qua bất kỳ màu nào (chẳng hạn như tôi đã làm ở đây với thương hiệu Addvocate) sẽ hiển thị mã hex.

Khi tôi bế tắc và không thể nghĩ ra cách kết hợp màu nào thì, tôi thường tìm đến Brand Colors để tìm cảm hứng.

Những loại công cụ này là cứu cánh cho những người không phải là nhà thiết kế như tôi.

Nguyên tắc số 3: Chọn phông chữ dễ đọc và nhất quán

Nó có thể hơi quá nhưng việc chọn một phông chữ cũng giống như là chọn quần áo để mặc vậy.

Lựa chọn quần áo nói lên một phần tính cách và phong cách của bạn. Bước vào cuộc họp, mặc một bộ vest thay vì mặc áo phông và quần đùi sẽ để lại cho mọi người những ấn tượng khác biệt về bạn.

Tương tự, khi bạn sử dụng phông chữ trong hình trên mạng xã hội, chúng sẽ truyền tải thông điệp về bạn và thương hiệu của bạn.

Hãy xem một ví dụ. Đây là hai hình – bạn thích hình nào hơn?

Tôi nghiêng về hình ảnh bên trái vì:

• Nó dễ đọc hơn.

• 2 phông chữ dường như dễ chịu hơn

Điều này không có nghĩa là hình ảnh kia quá tệ, nhưng nó minh họa cho tầm quan trọng của phần chữ.

Max Luzuriaga, một nhà thiết kế và phát triển web đã tóm tắt rất tốt:

Bạn làm gì với việc đánh chữ? Để mọi người đọc nó! Vậy tại sao nhiều người lại khiến nó trở nên khó khăn đến thế? Có thể là kích thước phông chữ nhỏ, chiều cao dòng quá nhồi nhét hoặc đơn giản là phông chữ xấu quá, có vẻ như rất nhiều người ngoài kia kiên quyết không cho bạn thưởng thức nội dung của họ!

Bằng cách làm cho phần chữ dễ đọc, ngay lập tức bạn sẽ vượt lên dẫn trước ít nhất một nửa trong cuộc cạnh tranh, may mắn là thực sự nó cũng không khó lắm!

Điều này đặt ra câu hỏi triệu đô – làm thế nào để chọn phông chuẩn? Ở đây chúng ta có thể dựa vào lời khuyên hiền triết của Dan Mayer:

Cũng giống như quần áo, có sự phân biệt giữa kiểu chữ mang tính biểu cảm và phong cách so với kiểu chữ thông dụng và phù hợp với nhiều tình huống và nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp này.

Mặc dù sự phù hợp không phải là một khái niệm gợi cảm, nhưng đó là bài kiểm tra axit, giúp chúng ta lựa chọn phông chữ đúng.

Thông thường thì chỉ nên dùng một kiểu chữ, đặc biệt nếu nó được dùng cho nhiều loại nội dung và cần định dạng nhiều kiểu. Nếu muốn thêm kiểu chữ thứ 2 vào, thì bạn nên tuân thủ quy tắc đơn giản này: giữ nguyên, hoặc phải thay đổi rất nhiều – tránh các biến thể phức tạp.

Phần hay nhất là về cách chọn phông dễ dàng.

  • Các trang web như Font Pair sẽ cho biết phông chữ nào kết hợp tốt với nhau.
  • Tìm kiếm đơn giản trên Google (ví dụ: phông chữ tốt nhất cho báo giá kinh doanh), Google sẽ cho ra các ví dụ tuyệt vời để bạn sao chép.

Cách chọn phông chữ cho hình ảnh

1. Đơn giản tốt hơn so cầu kỳ.

2. Nhất quán – sử dụng nhiều lần cùng một phông chữ.

3. Khi thêm một phông chữ thứ hai, hãy tìm một cái gì đó thực sự khác biệt nhưng không kém phần đơn giản.

Levica lược dịch từ buffer.com

nguyên tắc tâm lý trong thiết kế sản phẩm
Kinh nghiệm marketing, Tâm lý Marketing

8 nguyên tắc tâm lý mạnh mẽ đằng sau một thiết kế sản phẩm tuyệt vời (P2)

Kết thúc Phần 1, chúng ta đã hiểu được thế nào là phản xạ nội tâm, ảnh hưởng của màu sắc, hình dáng sản phẩm đối với thị hiếu người dùng,… Trong phần 2 này, Levica sẽ giới thiệu các nguyên tắc tâm lý liên quan đến thiết kế hình ảnh, thiên vị nhận thức,… Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hình ảnh

Hình ảnh rất quan trọng cho bất kỳ thiết kế sản phẩm nào. Đó là lý do tại sao bao bì luôn được quan tâm.

Megan Sullivan, trong bài viết của cô ấy về “Tâm lý của bao bì sản phẩm”, đã chỉ ra rằng:

Tất cả chúng ta đều muốn tin rằng người tiêu dùng đưa ra quyết định về sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn dựa trên những thành công của thương hiệu đó. Bất chấp hy vọng này, các nhà tâm lý học và nhà bán lẻ đồng ý rằng trong nhiều trường hợp, đây không phải là sự thật. Nếu bỏ chất lượng qua một bên thì đôi khi các sản phẩm trông có vẻ hào nhoáng hơn, đẹp hơn hoặc quyến rũ hơn lại chiến thắng.

Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sản phẩm? Điều đó có nghĩa là việc tạo ra một sản phẩm tuyệt vời chỉ là một phần của công thức bán hàng thành công. Đóng gói nó một cách hoàn hảo, kết hợp với đồ họa và màu sắc bắt mắt, cũng rất quan trọng như thành công về tài chính vậy.

Khoa học chứng minh rằng mọi người bị cuốn vào những bao bì sản phẩm đẹp mắt:

Một nghiên cứu năm 2013 báo cáo rằng,

Sự hấp dẫn của bao bì sản phẩm có khả năng kích hoạt quyết định mua hàng ngay lập tức ngay cả đối với người tiêu dùng không có ý định mua sản phẩm đó.

Điều đó khá hấp dẫn. Nghiên cứu đã tiết lộ thêm ba bằng chứng ấn tượng để hỗ trợ sức mạnh của việc thiết kế bao bì tốt:

1. Bao bì hấp dẫn kích hoạt hoạt động của các khu vực của não liên quan đến sự bốc đồng so với bao bì trung tính.

2. Bao bì không hấp dẫn và hấp dẫn đều ức chế hoạt động tại các khu vực não phản chiếu suy nghĩ về lý trí hơn so với bao bì trung tính.

3. Bao bì hấp dẫn kích hoạt phản ứng khen thưởng trong não trong khi bao bì không hấp dẫn kích hoạt các khu vực liên quan đến cảm xúc tiêu cực.

Nói cách khác, thiết kế bao bì hấp dẫn thúc đẩy mọi người đưa ra lựa chọn bốc đồng, bỏ qua suy nghĩ lý trí và khiến người mua có cảm giác được thưởng. Đó là một tác động mạnh mẽ.

Đối với hầu hết các sản phẩm, hiển thị những gì nằm bên trong bao bì là cách rõ ràng để kết hợp hình ảnh vào cách trình bày sản phẩm cho khách hàng xem.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là những thay đổi nhỏ trong cách trình bày sản phẩm có thể có tác động mạnh hơn bạn nghĩ. Dưới đây là ba ví dụ:

  • Sọc dọc gợi lên một trải nghiệm sang trọng hơn.
  • Bao bì thực phẩm hiển thị sản phẩm nguyên vẹn – giả sử như một hộp có hình đầy ắp quả anh đào sẽ tạo cảm giác đói và thúc đẩy người xem mua sản phẩm.
  • Hình ảnh có thể liên kết tinh thần với những thứ không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm bạn đang bán. Nếu bạn mua một chai nước xả vải với hình ảnh một con gấu bông trên chai sẽ tạo ra cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng. Các hộp sữa với đàn bò chăn thả trên một cánh đồng có đảm bảo với khách hàng rằng sữa này có chất lượng cao và bò được nuôi dưỡng một cách đầy đủ.

Thuyết Gestalt

Các nhà tâm lý học người Đức trong những năm 1920 đã đưa ra lý thuyết Gestalt để mô tả cách mà bộ não của chúng ta khi nhìn nhận các vật một cách trực quan.

Gestalt (có nghĩa là thống nhất toàn bộ khu vực), thể hiện những cách mà mọi người nhóm các mục lại với nhau một cách trực quan.

Các yếu tố này gồm:

  • Sự gần gũi – Nguyên tắc gần gũi của Gestalt nói rằng chúng ta nhận ra các vật thể gần nhau và xác nhận nó là một phần của một nhóm. Nguyên tắc này được tích hợp vào thiết kế để tạo ra trật tự trực quan.
  • Tương đồng – Nguyên tắc tương đồng là chính xác những gì bạn nghĩ nó sẽ là: các đối tượng tương đồng được xem cùng một lúc và như thể là một phần của một nhóm.
  • Khép kín – Khép kín đóng vai trò với ý tưởng rằng tâm trí chúng ta đang háo hức để hoàn thành bất cứ điều gì mà chúng ta thấy. Có rất nhiều công ty sử dụng nguyên tắc này để tạo ra sự nổi bật trong hình ảnh. Một ví dụ nổi tiếng về nguyên tắc khép kín này là logo FedEx, sử dụng khoảng trắng giữa E và X để tạo một mũi tên. Có thể bạn đã không bao giờ nhận thấy điều này trước đây – nhưng một khi bạn đã nhìn thấy nó thì sẽ không quên.
  • Tính liên tục – Tính liên tục được thể hiện qua cách căn chỉnh và hướng – cách mà hình ảnh trên bao bì được xếp thành một hàng rồi kết thúc đường đột khi hết bao bì của một sản phẩm này để tiếp tục trên bao bì của một sản phẩm khác. Khi xếp các sản phẩm này liên tiếp với nhau sẽ tạo ra một đường thẳng hay một hình ảnh, từ đó thu hút sự chú ý của người mua. Mắt người mua sẽ xem tiếp tục theo cùng một hướng cho đến khi họ nhìn thấy một vật thể in trên bao bì khác.
  • Sự Kết nối – Sự kết nối nói rằng các sản phẩm được kết nối với nhau bởi một nguyên tố trực quan (như hộp đựng hoặc đường thẳng) và được coi là một nhóm.
  • Hình và nền – Hình-nền là cách mô tả cách trí óc của chúng ta cố gắng phân biệt được phần nào của hình ảnh là hình (hoặc chủ thể) và phần nào là làm nền. Khi được sử dụng trong thiết kế, hình-nền tạo ra sự căng thẳng thị giác, sự phấn khích và sự thích thú.

Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta có trách nhiệm với các quyết định của riêng mình, nhưng khoa học chứng minh rằng nó không đơn giản như vậy.

Thiên vị nhận thức

Té ra là chúng ta không kiểm soát các lựa chọn của mình như chúng ta nghĩ.

Có nhiều yếu tố khác nhau đang đóng vai trò tác động lên quyết định hành động, cản trở và bóp méo cách chúng ta nhận thức mọi thứ và cách chúng ta đưa ra quyết định.

Các nhà khoa học cho biết những điều này là thiên vị nhận thức. chúng có xu hướng hoạt động ở cấp độ tiềm thức, và có nhiều cấp độ.

Xu hướng của chúng ta là chỉ lắng nghe những điều hỗ trợ cho định kiến của chúng ta? Điều đó được gọi là thiên vị xác nhận.

Làm thế nào chúng ta quyết định bỏ qua thông tin gây tổn hại hoặc tiêu cực được gọi là hiệu ứng đà điểu.

Thói quen của chúng ta chỉ tập trung vào các đặc điểm dễ nhận biết nhất của một người hoặc khái niệm gọi là sự mặn mà.

Hiểu được cách mà sự thiên vị nhận thức ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chúng ta là một kỹ năng quan trọng, vì hai lý do.

1. Biết cách suy nghĩ, định kiến của mọi người về các kiểu dáng nhất định, các công ty và nhà thiết kế có thể tạo ra các sản phẩm hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn. Điều này cũng có thể giúp tránh được những cạm bẫy có thể phát sinh từ khả năng gây thuyết phục vô hình này.

2. Hiểu được các nhận thức của thiên vị cảm xúc để giúp chúng ta tránh đưa ra những quyết định tồi tệ. Chúng buộc chúng ta phải làm chậm quá trình suy nghĩ, cho chúng ta thêm thời gian đánh giá lại lý do tại sao chúng ta lại chọn một thứ khác, hoặc tại sao chúng ta lại theo đuổi một hành động cụ thể nào đó.

Có rất nhiều thông tin về thiên vị nhận thức và bạn nên dành thời gian đọc chúng. Hiểu thêm về các yếu tố tiềm thức này không chỉ giúp bạn tạo ra các sản phẩm tốt hơn mà còn giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Mạng xã hội đang thay đổi hành vi của chúng ta thông qua các trải nghiệm được thiết kế một cách cẩn thận.

Thiết kế hành vi

Thiết kế hành vi liên quan đến việc tạo ra những trải nghiệm làm thay đổi hành vi.

Bạn có thể thấy bằng chứng về thiết kế hành vi ở mọi nơi, đặc biệt là trên điện thoại di động và website.

Như Levica đã đề cập, thiết kế cuối cùng cũng phục vụ cho mục tiêu hướng dẫn, đưa ra thông tin cho sự lựa chọn, và việc thay đổi được cách một người hành động là yếu tố quyết định thành công của sản phẩm.

Điều cơ bản của thiết kế hành vi được kết nối với khái niệm kích hoạt.

Để một hành động xảy ra, nó cần được kích hoạt bởi một cái gì đó.

Nếu có đủ động lực, kỹ năng hoặc khả năng thì người đó sẽ thực hiện hành vi.

Đây được gọi là Mô hình hành vi Fogg. Đó là nguyên tắc đằng sau vô số sản phẩm và dịch vụ

Trên thực tế, việc kích hoạt hành vi này là những gì khiến chúng ta sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram, các ứng dụng hẹn hò như OK Cupid và số lượng lớn các trò chơi di động “miễn phí”.

Tất cả những điều này nhằm mục đích làm cho sản phẩm của họ trở nên hấp dẫn nhất có thể. Chúng được thiết kế để khiến bạn quay lại, lặp đi lặp lại, để xem những gì bạn bè của bạn đã đăng, hoặc để xem xem có ai thích bức ảnh mới đăng của bạn không hoặc thử xem hôm nay bạn có qua được màn khó nào của trò chơi mà bạn đang chơi không.

Đây là mặt tối của thiết kế hành vi, nhưng cũng có những cách để tận dụng được mặt tốt của nó.

Các ứng dụng giúp mọi người giảm cân, bỏ hút thuốc, uống nhiều nước hơn hoặc tìm thấy sự bình yên bên trong hơn, tất cả đều được kết hợp một cách tinh tế với thiết kế hành vi.

Cách phổ biến để thay đổi hành vi được sử dụng rộng rãi ngày nay là gamification.

Gamification là khi bạn kết hợp các yếu tố giống như trò chơi vào bối cảnh không phải trò chơi.

Nhiều ứng dụng tập thể dục sử dụng ý tưởng ghi điểm, tăng cấp và mở khóa phần thưởng.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này là Nike +, một hệ sinh thái tập thể dục rất phổ biến. Gamification thể hiện được tính hiệu quả trong suốt quá trình trải nghiệm Nike +, từ thành tích đến mở khóa các phần thưởng từ đối tác và vì một lý do chính đáng nào đó.

Thúc đẩy mọi người tập thể dục có thể là một thách thức lớn và việc thêm các yếu tố “Trò chơi” vào có thể làm cho hành động tập thể dục trở nên ít gây khó chịu hơn. Nó có thể giúp mọi người biến một hành động mới thành thói quen, hoặc nghi thức, khiến nó trở thành một phần tích hợp trong cuộc sống của chúng ta.

Vũ công nổi tiếng và biên đạo múa Twyla Tharp hiểu tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi thông qua việc tạo thói quen. Trong cuốn sách “Thói quen sáng tạo”, cô đã mô tả nghi thức của mình:

Tôi bắt đầu mỗi ngày của cuộc sống của mình bằng một nghi thức; Tôi thức dậy lúc 5:30 sáng, mặc quần áo tập thể dục, giữ ấm chân, áo nỉ và đội mũ. Tôi đi bộ bên ngoài ngôi nhà ở Manhattan của tôi, gọi taxi và bảo tài xế đưa tôi đến phòng tập thể dục Pumping Iron ở đường 91 và First Avenue, nơi tôi tập luyện trong hai giờ. Nghi thức không phải là việc kéo dài việc tập vào mỗi buổi sáng tại phòng tập thể dục mà nó chính là chiếc taxi. Khoảnh khắc mà tôi nói với tài xế hãy đưa tôi đi đâu, chính là tôi đã hoàn thành nghi thức của mình.

Những sản phẩm thành công có thể là do may mắn, nhưng những người và công ty biết thiết kế ra một sản phẩm tuyệt vời thì chính họ đang tạo ra may mắn của riêng mình.

Hãy chắc chắn rằng bạn ghi nhớ các khái niệm tâm lý này khi bạn muốn thiết kế sản phẩm gì đó của mình.

Levica lược dịch từ crowdspring.com

Skip to toolbar