Tag: ý tưởng marketing cho nhà hàng

marketing nha hang tren instagram
Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Cách làm chủ marketing ngành nhà hàng trên Instagram (P1)

Trong một thế giới nơi 69% chúng ta chụp ảnh ẩm thực trước khi thưởng thức, Instagram là nơi để các nhà hàng, quán cà phê và quán ẩm thực đường phố phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng.

Instagram đã trở nên có giá trị đối với tiếp thị nhà hàng hơn hầu hết các trang web khác. Nhờ vào khám phá những địa điểm ăn mới trên ứng dụng này và mọi người quyết định xem họ có muốn đến đó hay không dựa trên bảng tin Instagram của nhà hàng. Mare Suteja chủ sở hữu của Crate Cafe, Bali được thiết kế trên tinh thần Instagram, cho rằng: “Instagram gắn liền với việc truyền miệng”

https://www.hopperhq.com/wp-content/uploads/2019/04/goeliaaa_3_4_2019_17_12_17_173-780x624.jpg

Maree không chỉ là nhà hàng duy nhất kiếm tiền từ việc đặt hàng những đĩa thức ăn tuyệt đẹp để chụp lại và chia sẻ trên Instagram từ phong trào của thế hệ Millennial

Công ty Adglow cho biết: “Một làn sóng mới các nhà hàng “thân thiện với Insta” ra mắt trên toàn cầu. Mỗi yếu tố của các nhà hàng này được chau chuốt tạo nên, từ trang trí và ánh sáng đến cách thức trình bày thức ăn, tất cả chỉ với mục đích duy nhất là khách hàng sẽ đăng tải hình ảnh lên Instagram.” Và có lượng nhu cầu từ người dùng đấy! Không cần phải “google” nhiều để tìm danh sách các nhà hàng trong thành phố “dễ chụp hình và đăng tải lên Instagram (Instagrammable)”. Những người dùng tự tìm kiếm các địa điểm này để đăng tải lên Instagram, và trở thành đại sứ thương hiệu cho các nhà hàng. Đây hoàn toàn là từ cảm hứng và sự kỳ diệu của Instagram đối với tiếp thị nhà hàng.

Xây dựng nhà hàng của bạn trở nên “Instagramizable”, là một điều chắc chắn cần lưu ý. Nếu việc trang trí lại không có trong danh sách việc cần thực hiện của bạn, bạn vẫn có thể áp dụng các chiến lược tiếp thị nhà hàng bên dưới để tăng phạm vi tiếp cận và thu hút khách hàng mới đấy.

Tiếp thị nhà hàng trên Instagram: Top các hướng dẫn

1. Tạo một Hashtag nhà hàng

Kèm một hashtag trong tiểu sử giới thiệu (bio) của bạn để khách hàng biết cần gắn thẻ gì khi đăng lên Instagram tại nhà hàng của bạn! Điều này sẽ giúp bạn theo dõi nội dung do người dùng tạo ra.

Vậy nội dung do người dùng tạo là gì?

Các hình ảnh của nhà hàng được chụp bởi bất cứ ai trừ bạn! Đăng tải lại ảnh từ khách hàng là một chiến lược tiếp thị nhà hàng quan trọng, với một số lý do bên dưới:

• Cho người ghé xem vào tài khoản của bạn một trải nghiệm ăn uống chân thật

• Giúp xây dựng một cộng đồng

• Tăng thêm lượng tương tác

Một lý do khác để khuyến khích và đăng tải nội dung do người dùng tạo ra (UGC) là nó giúp tiết kiệm thời gian dành để tạo nội dung mới. Bạn cũng có thể dành thời gian tập trung vào các lĩnh vực tiếp thị nhà hàng khác của mình!

restaurant marketing

Gắn một hashtag trong phần giới thiệu nhà hàng của bạn như Baoziinn khuyến khích người dùng gắn thẻ trên bài đăng của họ và giúp theo dõi nội dung do người dùng tạo ra.

2. Sử dụng Ngày lễ ăn uống trên mạng xã hội

Một chiến lược tiếp thị nhà hàng tuyệt vời là lên kế hoạch cho các chiến dịch xung quanh ngày lễ trên mạng xã hội! Có rất nhiều ngày lễ ăn uống thu hút được nhiều sự chú ý trên Instagram và Twitter, như #NationalProseccoDay (Ngày hội rượu Prosecco) và #WorldVeganDay (Ngày ăn chay thế giới). Tạo nội dung cho các sự kiện này giúp tăng phạm vi tiếp cận của bạn (bởi các hashtag sẽ thành xu hướng) và thật tuyệt nếu bạn đang thiếu ý tưởng (vì bạn có thể lên kế hoạch trước).

Có rất nhiều tiềm năng cho sự sáng tạo khi tạo các chiến dịch xung quanh các ngày lễ về ẩm thực trên mạng xã hội. Tùy thuộc vào việc bạn lên kế hoạch và lên lịch trước cho nội dung Instagram bao lâu, bạn có thể tạo nội dung để đăng trong ngày đó hoặc thậm chí tạo một món ăn (đậm chất Instagramizable). Tương tự, vào chính ngày đó, bạn có thể sử dụng hashtag để quảng cáo một ưu đãi đặc biệt hoặc món ăn trên menu.

restaurant marketing

GenesisAlchemy sử dụng #WorldVeganDay để quảng bá các món ăn chay trên menu của họ

Nhà hàng cũng không cần giới hạn chỉ với các ngày lễ ẩm thực trên mạng xã hội! Có rất nhiều ngày kỷ niệm và sự kiện mà bạn có thể tham gia vào các chiến dịch tiếp thị chẳng hạn như #NationalFriendshipDay (Ngày lễ tình bạn) …

3. Đăng tải bài đăng với màu sắc riêng

Có thể đó là màu sắc các bức tường, hoặc bề mặt chiếc bàn ăn của bạn, hoặc một loạt các món ăn màu sắc tươi tắn. Bất cứ thứ gì mà bạn chọn làm trọng tâm nội dung chính, hãy thử và dùng một bảng màu nhất quán. Tiếp thị nhà hàng trên Instagram hoàn toàn trực quan và bảng tin dính kết có thể là thành công hoặc thất bại khi một ai đó nhấp vào nút theo dõi hoặc tiếp tục cuộn xuống.

Nội dung trông ngẫu nhiên và không nhất quán sẽ làm cho trang nhà Instagram của bạn trông lộn xộn và kém thẩm mỹ. Điều quan trọng trong tiếp thị trên Instagram là cố gắng đăng bài với toàn bộ bảng tin trọng tâm thay vì các bài đăng riêng lẻ. Cách này sẽ giúp bạn tạo một hồ sơ nổi bật.

Hãy cùng Levica so sánh 2 bài đăng bên dưới: hình đầu tiên đăng một bộ sưu tập nội dung ngẫu nhiên không có bảng màu hoặc chủ đề rõ ràng, hình thứ hai duy trì chủ đề màu trắng và màu xanh nhạt đem lại hiệu ứng vừa ý hơn cho khách ghé xem.

restaurant marketing

Một bảng tin Instagram của nhà hàng không có phong cách nội dung nhất quán, so với một bảng màu riêng.

Đương nhiên, việc bám vào bảng màu trên bảng tin Instagram nhà hàng đòi hỏi nhiều tính kỷ luật và kế hoạch hơn là đăng tải khi bạn cảm thấy thích. Do đó bạn cần tìm hiểu sử dụng một số công cụ lập tạo lập bài đăng trên Instagram như Instagram Grid Planner. Bạn có thể tải lên nội dung của mình từ máy tính để bàn, lên lịch trước trên Instagram, kéo và thả các bài đăng để tạo chủ đề hoàn hảo.

Sử dụng công cụ lập kế hoạch với lưới Grid như bên dưới để tiếp thị trên Instagram giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và ngăn chặn bất kỳ bài đăng nào không phù hợp hoặc lặp đi lặp lại.

https://downloads.intercomcdn.com/i/o/108915580/1a484a9a6c1d2c6da95d940f/Grid+planner.gif

4. Tạo các câu chuyện nổi bật (Story Highlights)

Một điều cần thiết cho tiếp thị nhà hàng trên Instagram là Story nổi bật! Khi ai đó đến xem tài khoản của bạn, bạn muốn cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt để tìm hiểu về nhà hàng khi họ đi nơi khác. Các Story nổi bật hoạt động như một menu trên tài khoản Instagram. Nhờ đó người dùng có thể điều hướng các mục khác nhau giống như một trang web.

Cho dù đó là thực đơn của bạn được chia thành các mục, các món đặc biệt hàng tuần, các tài khoản nhóm hoặc ảnh khách hàng yêu thích của bạn. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn truyền tải ở phần đầu hồ sơ và khiến người xem muốn theo dõi bạn nhé!

restaurant marketing

Ví dụ về những Story nổi bật từ Cafe Organic và Caravan giúp người xem biết thêm về nhà hàng của họ

Như những nhà hàng đó đã thực hiện, Levica cũng khuyên bạn tạo các ảnh bìa nổi bật cho Story để tài khoản trông gọn gàng, chuyên nghiệp, và hấp dẫn hơn để nhấp vào! Bạn có thể tự thực hiện các trang bìa này từ các Story hoặc trên ứng dụng thiết kế đồ họa của bên thứ ba như Canva.

5. Tạo biểu tượng thương hiệu “Instagrammable” và độc đáo

Instagram chính là việc được lan truyền. Nếu bạn có điểm riêng nào liên quan đến nhà hàng, rất dễ để chụp ảnh và mang tính độc đáo, nó có khả năng trở thành một cơn sốt Instagram đấy. Cho đến nay, đây là một chiến lược chiến thắng trong ngành tiếp thị nhà hàng. Không chỉ khách hàng của bạn trở thành đại sứ thương hiệu khi chia sẻ những bức ảnh về điểm thú vị này trên Instagram. Mọi người khác sẽ đến nhà hàng của bạn vì họ đã thấy nó trên Instagram.

Lấy ví dụ về chuỗi cà phê của Maison Kitsune – phục vụ bánh quy con cáo với đồ uống của họ là, đây là một ví dụ tuyệt vời:

restaurant marketing

Những chiếc bánh quy hình con cáo này đã trở thành một xu hướng Instagram ở Paris, Tokyo và Seoul gắn liền với Cafe Kitsune.

Đó là một ý tưởng tiếp thị nhà hàng đơn giản nhưng cực kỳ thành công. Điều này có thể áp dụng cho bất kỳ nhà hàng hoặc quán cà phê nào. Và đem lại nhiều tiềm năng sáng tạo tùy thuộc vào mức độ lớn (đèn neon trên tường) hoặc nhỏ (nghệ thuật cà phê độc đáo) mà bạn muốn thực hiện!

Mời bạn xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây:

Cách làm chủ Marketing ngành nhà hàng trên Instagram (P2)

Levica lược dịch từ hopperhq.com

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

10 ý tưởng marketing hái ra tiền cho nhà hàng (Phần 2)

Sự canh tranh giữa các nhà hàng là vô cùng khốc liệt, do đó bạn cần phải “thủ sẵn” cho mình các chiến lược tiếp thị thật thu hút để gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Levica sẽ cung cấp cho bạn 10 ý tưởng marketing cho nhà hàng tuyệt vời, hứa hẹn sẽ giúp các nhà hàng hốt bạc trong tương lai.

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu 5 ý tưởng marketing tuyệt vời cho nhà hàng. Bây giờ, hãy cũng đến với 5 ý tưởng còn lại nhé!

6. Profile cho các món ăn

Đã bao giờ bạn băn khoăn xem các món mà mình ăn hằng ngày được làm từ những nguyên liệu gì, chúng từ đâu tới chưa? Chắn chắn ai cũng đã từng như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh thực phẩm bẩn lan tràn khắp mọi nơi như hiện nay thì nguồn gốc xuất xứ của thức ăn càng là mối bận tâm của đại đa số người tiêu dùng.

Do đó, nếu có một nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng hoặc kỹ thuật nấu nướng điêu luyện, hãy “show” ra cho khách hàng thấy thông qua profile về món ăn. Các profile này có thể được đăng tải trên website, fanpage, đặt ngay trong cửa hàng hoặc mang kèm ra cùng với món ăn mà thực khách chọn.

Vậy trong profile món ăn có gì? Bạn có thể đưa vào đó rất nhiều thứ như: nguồn gốc thực phẩm, lợi ích dinh dưỡng của món ăn, các công đoạn chế biến, ý nghĩa món ăn,… Những thông tin này vừa khiến cho thực khách cảm thấy thú vị, vừa có được 1 lượng kiến thức bổ ích về món mình đang ăn. Bên cạnh nội dung bằng chữ viết, bạn cũng nên sử dụng infographic, hình ảnh kèm theo để minh họa cho câu chuyện về các món ăn trong nhà hàng của mình.

7. Thu hút, hợp tác với các blogger ẩm thực địa phương

Bạn không thể quảng bá thành công thương hiệu nhà hàng một mình. Bạn cần sự giúp sức của các thực khách sành ăn và những blogger ẩm thực có chuyên môn cao. Với lượng người theo dõi đông đảo, các blogger này sẽ có thể giúp bạn quảng bá hình ảnh nhà hàng trên các trang mạng xã hội và cộng đồng những người yêu thích ăn uống trực tuyến.

Vậy làm thế nào để thu hút, hợp tác với các blogger ẩm thực địa phương?

Bạn có thể mời họ chia sẻ mẹo nấu ăn trên website của nhà hàng, đề nghị họ đến ăn thử miễn phí các món ăn và cho nhận xét, đánh giá. Thậm chí, bạn cũng có thể tổ chức một sự kiện ẩm thực và mời một số blogger tên tuổi đến tham dự.

8. Gamification – Áp dụng các yếu tố gây nghiện của trò chơi để gắn kết người dùng với thương hiệu

Gamification (Game hóa) là một thuật ngữ chỉ việc ứng dụng các thành phần của game (kỹ thuật, luật chơi, cách thức chơi,…) vào 1 hoạt động bất kỳ với mục đích để thu hút, tạo động lực, khuyến khích người dùng tích cực tham gia vào các hoạt động tương tự trong tương lai. Một số hình thức Gamification phổ biến có thể kể đến như: bảng xếp hạng, hệ thống tích điểm, trao thưởng dựa trên kết quả hoạt động,…

Đối với lĩnh vực nhà hàng, có rất nhiều phương pháp để đưa chất “game” vào trong chiến dịch marketing của bạn. Ví dụ, bạn có thể khai thác tâm lý cạnh tranh của khách hàng bằng cách xây dựng hệ thống tích điểm và trao thưởng trên fanpage hoặc website của mình dựa trên các hoạt động tương tác của người dùng như: viết bài, đặt câu hỏi, bình luận, đánh giá, chia sẻ,… Người dùng tương tác càng nhiều thì thứ tự trên bảng xếp hạng càng cao và sẽ nhận được phần thưởng có giá trị từ nhà hàng khi nằm trong top 10, top 5 hoặc top 3.

9. Sử dụng SMS Marketing

SMS Marketing là một phương pháp tiếp thị rất hiệu quả và nhanh chóng mà nhà hàng của bạn chắc chắn không thể bỏ qua. Có khoảng 8,6 nghìn tỷ tin nhắn SMS được gửi đi mỗi năm. Khách hàng hầu như sẽ đọc thông báo của bạn ngay lập tức nếu đang cầm điện thoại trên tay.

Trong khi tỷ lệ mở mail chỉ vào khoảng 20% thì có đến 98% tin nhắn SMS được mở. Tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành của SMS marketing là 8,22%, cao hơn nhiều lần so với email marketing (1,73%) . Hơn nữa, số điện thoại cũng là một trong những thông tin cá nhân dễ dàng thu thập nhất. Bạn có thể đề nghị khách hàng cung cấp số mobile để hưởng một lợi ích nào đó như: đăng ký thành viên, tích điểm thưởng.

Những thông điệp mà nhà hàng của bạn nên gửi đến khách hàng dưới hình thức tin nhắn SMS có thể là: chương trình khuyến mãi, giảm giá, chúc mừng sinh nhật, lễ tết, tri ân khách hàng,… Lưu ý, bạn nên tạo nội dung đơn giản, ngắn gọn, cung cấp giá trị thật và cá nhân hóa. Khi viết, có thể IN HOA những từ khóa như: DISCOUNT, OFFER, EVENT,… để nhấn mạnh, tạo sự chú ý cho khách hàng.

10. Tổ chức lớp học nấu ăn

Hãy tạo cơ hội để các khách hàng mục tiêu của bạn được tham dự lớp học nấu ăn hoặc làm bánh ngay tại nhà hàng của bạn. Ý tưởng marketing này không chỉ khiến khách hàng gắn kết với bạn mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về nhà hàng. Buổi học có thể miễn phí hoặc thu 1 ít phí tượng trưng để hạn chế số lượng người tham gia. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm học viên bằng cách đưa ra một số điều kiện nhất định như chiến thắng mini game của nhà hàng. Hãy chia sẻ thông tin về lớp học trên website và các trang mạng xã hội để tăng sức hút và tạo uy tín cho thương hiệu của mình.

Sau khi đọc xong 10  ý tưởng marketing cho nhà hàng trên đây, ngọn lửa sáng tạo trong bạn đã bùng cháy chưa nào? Nếu vẫn chưa thì hãy liên hệ với Levica để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!

Xem thêm Phần 1 tại đây!

Content Marketing, Digital Marketing, Ý tưởng Marketing

10 ý tưởng marketing hái ra tiền cho nhà hàng (Phần 1)

Sự canh tranh giữa các nhà hàng là vô cùng khốc liệt, do đó bạn cần phải “thủ sẵn” cho mình các chiến lược tiếp thị thật thu hút để gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Levica sẽ cung cấp cho bạn 10 ý tưởng marketing cho nhà hàng tuyệt vời, hứa hẹn sẽ giúp các nhà hàng hốt bạc trong tương lai.

1. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết

Ước tính, để có được một khách hàng mới, bạn phải bỏ ra chi phí gấp 5 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Vậy tại sao không tìm cách biến những vị khách qua đường trở nên thân thiết hơn với những chương trình ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt?

Hãy đưa ra các lợi ích dễ dàng để nhận được. Ví dụ như: mua 10 bữa ăn, nhận 1 bữa ăn miễn phí hoặc tích 100 điểm để nhận 1 bữa ăn miễn phí. Điều bạn cần lưu ý khi thực hiện các chương trình này đó là giữ cho nó đơn giản, dễ nhớ nhất có thể.

2. Hợp tác với các ứng dụng gợi ý địa điểm ăn uống trực tuyến

Bây giờ là thời đại của công nghệ kỹ thuật số. Thực khách, đặc biệt là giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm thông tin về nhà hàng, món ăn ngon. Do đó, muốn nâng tầm ảnh hưởng đối với khách hàng tiềm năng và đột phá doanh thu, bạn chắc chắn không nên bỏ qua việc hợp tác với các app địa điểm ăn uống. Điều này sẽ giúp nhà hàng của bạn liên kết được với nhiều tín đồ ẩm thực hơn thông qua thói quen sử dụng app để tìm kiếm thông tin về ăn uống hàng ngày của khách hàng.

Dưới đây là một số ứng dụng cung cấp địa điểm ăn uống nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam mà bạn có thể suy nghĩ để hợp tác:

  • Foody: Đây có thể nói là ứng dụng nổi đình nổi đám nhất trong thời điểm hiện tại. Nó cho phép người dùng tìm kiếm địa điểm ăn uống, món ăn dễ dàng thông qua từ khóa, vị trí. Ngoài ra, app cũng có chức năng để thực khách check in, chia sẻ hình ảnh, review đánh giá về nhà hàng.
  • Lozi: Lozi giống như một mạng xã hội về ẩm thực dành cho các bạn có tâm hồn ăn uống. App cũng có phần đánh giá nhận xét và gợi ý các món ăn/nhà hàng theo vị trí gần nhất với người dùng.
  • Thánh ăn: Thánh ăn là 1 ứng dụng được phát triển từ trang web diadiemanuong.com với chức năng chính giúp người dùng tìm kiếm địa điểm ăn uống nhanh và tiện lợi. App cũng có phần review nhận xét do cộng đồng người dùng trải nghiệm đánh giá.

3. Tổ chức chương trình Count down

Đây là một ý tưởng marketing cho nhà hàng đánh vào tâm lý FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) của thực khách. Bạn có thể chạy bất kỳ loại chương trình khuyến mãi nào trong 1 khoảng thời gian ngắn xác định. Tuy chiến thuật marketing này chẳng còn xa lạ gì đối với những người kinh doanh ngành ẩm thực nhưng nó vẫn luôn phát huy tác dụng một cách thần kỳ. Happy Time là một ví dụ kinh điển của các chương trình dạng Count Down. Bạn có thể tổ chức chương trình giảm giá 50% thức ăn cho khách hàng vào một khung giờ nhất định trong ngày hoặc trong tuần. Lưu ý, nên chọn những thời điểm vắng khách để khuyến mãi. Như vậy, bạn vừa có thể nâng cao doanh số bán vừa góp phần làm giảm áp lực cho nhà hàng trong giờ cao điểm.

Ví dụ, Lotteria tổ chức chương trình Happy Lunch đồng giá 35.000đ đối với 1 số set combo nhất định khi khách hàng đến ăn trong khung giờ từ 10h – 14h hằng ngày. Đây là cách để đẩy mạnh doanh số vào những giờ thấp điểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4. Sử dụng quảng cáo theo vị trí

1/3 dân số trên thế giới coi điện thoại thông minh là “lẽ sống” và di chuyển không ngừng. Đa số mọi người đều muốn tìm kiếm một địa điểm ăn uống ở gần mình. Vì thế quảng cáo của bạn sẽ cực kỳ thu hút nếu dựa theo mục tiêu địa lý.

Hãy tưởng tượng! Một cô nàng nhân viên đang ngồi trong văn phòng và cảm thấy đói bụng nhưng không biết nên ăn ở đâu sau giờ làm. Tình cờ cô ấy nhận được 1 thông báo ưu đãi giảm giá 30% từ 1 nhà hàng ngay cạnh công ty. Đang “buồn ngủ lại gặp chiếu manh”. Đương nhiên trong trường hợp này, khả năng rất lớn là cô nhân viên sẽ chọn nhà hàng đó để ăn trưa.

Như vậy, có thể kết luận rằng: Quảng cáo thông minh theo vị trí sẽ giúp nhà hàng của bạn tiếp cận được với những người dùng tiềm năng đang ở gần mình nhanh chóng, hiệu quả, nhờ đó có thể đánh đúng vào thời khắc quyết định (Micro moments) của khách hàng.

Hiện nay, Google Adwords, Facebook, Twitter,… đã cung cấp các tùy chọn nhắm đến mục tiêu theo vị trí để bạn có thể thu hút được đúng đối tượng khách hàng mà mình quan tâm.

5. Đẩy mạnh UGC

Ý tưởng marketing cho nhà hàng UGC (User-generated content) có thể được hiểu là các dạng nội dung do người dùng tạo ra. Xu hướng này đã thịnh hành khá lâu trên thế giới nhưng chỉ bắt đầu phát triển tại Việt Nam vào giai đoạn 2011. UGC được dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, du lịch cho đến thời trang, mỹ phẩm,… Nhưng ẩm thực, nhà hàng vẫn là ngành sử dụng các “sản phẩm” UGC phổ biến và hiệu quả nhất.

Việc khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung không chỉ giúp thúc đẩy tương tác mà còn tạo sự gần gũi, thân mật giữa nhà hàng của bạn với cộng đồng. Hãy tổ chức một cuộc thi ảnh trên Facebook, đề nghị người dùng chia sẻ bữa ăn yêu thích tại nhà hàng của bạn và gắn kèm hashtag tên cuộc thi/thương hiệu. Giải thưởng có thể là một bữa ăn miễn phí, voucher giảm giá hoặc phần quà có giá trị khác.

(Còn tiếp)


Mời các bạn đón xem tiếp Phần 2 tại đây!

Skip to toolbar