Logo hoặc thương hiệu của bạn là một phần không thể thiếu trong quảng cáo. Ở phần này, bạn sẽ học cách nâng nhận thức của nó lên.
CHIẾN THUẬT 9: ĐẶT VỊ TRÍ THƯƠNG HIỆU VỀ PHÍA BÊN PHẢI
Trong chiến thuật đầu tiên của bài viết này, bạn đã biết lý do tại sao bạn nên đặt hình ảnh về phía bên trái của quảng cáo. Với vị trí đó, bán cầu não phải của bạn có thể xử lý hình ảnh dễ dàng hơn.
Và đây cũng là một chiến thuật tương tự. Nếu hình ảnh của bạn chiếm một phần lớn trong quảng cáo, thì bạn nên đặt thương hiệu của mình ở bên phải.
Gợi ý đó là từ giả thuyết kích hoạt phù hợp (Janiszewski, 1990). Nếu hình ảnh của bạn lớn, thì mọi người sẽ xử lý quảng cáo chủ yếu bằng bán cầu phải của họ. Bán cầu não trái sẽ ít được kích hoạt hơn.
Theo giả thuyết kích hoạt phù hợp thì các bán cầu não dù ít được hoạt hóa hơn nhưng vẫn hoạt động. Nó xử lý thông tin một cách tiềm thức. Và sự xây dựng vô thức đó tạo ra phản ứng thuận lợi cho thông tin hơn.
Khi mọi người xem quảng cáo chứa đầy hình ảnh, bán cầu não trái của họ vẫn sẽ xử lý nội dung nằm bên phải trong tiềm thức (và sẽ phát triển phản ứng thuận lợi đối với thông tin nằm bên phải đó đó). Đó là lý do tại sao bạn nên đặt thương hiệu của mình vào vị trí này:
“… Khi đặt tên thương hiệu ở bên phải thì thông tin này sẽ được gửi đến bán cầu trái vốn ít được kích hoạt. Hình ảnh thương hiệu sẽ được xử lý ở mức độ tiềm thức nhiều hơn là ở bán cầu phải… và một khi tăng được lượng xử lý tiềm thức lên thì sẽ tăng được ảnh hưởng về tên thương hiệu lên… ”(Janiszewski, 1990, trang 54–55)
Tôi hiểu là lời giải thích có vẻ phức tạp. Vì vậy, sau đây là một lý do khác – nhưng đơn giản hơn – để đặt thương hiệu của bạn ở bên phải là các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng thông tin ở bên phải tạo ra tính thẩm mỹ cao hơn (Grobelny & Michalski, 2005). Vì vậy, mọi người sẽ cảm nhận thương hiệu của bạn tốt hơn.
CHIẾN THUẬT 10: TĂNG KÍCH THƯỚC THƯƠNG HIỆU
Một số nhà quảng cáo khuyên bạn nên giảm kích thước thương hiệu của mình xuống. Hình thức trực quan của một thương hiệu có thể làm cho nội dung của bạn mang tính quảng cáo nhiều, làm giảm tính thuyết phục của quảng cáo.
Và nó nghe cũng có lý. Trước khi thực hiện nghiên cứu này, tôi có lẽ đã đồng ý với tuyên bố đó. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành nghiên cứu, tôi thấy tuyên bố đó không chính xác.
Pieters và Wedel (2004) đã đo kích thước bề mặt của nhãn hiệu trong 1.363 quảng cáo. Họ phát hiện ra rằng kích thước không làm giảm lượng chú ý:
“… Sự gia tăng về kích thước của yếu tố thương hiệu không có tác động tiêu cực đến sự chú ý đối với toàn bộ quảng cáo. Phát hiện này sẽ giải tỏa mối lo ngại của các nhà quảng cáo rằng nếu làm thương hiệu nổi bật quá sẽ khiến người tiêu dùng chuyển trang nhanh hơn.” (Pieters & Wedel, 2004, trang 48)
Và hiệu quả không chỉ là trung tính. Nghiên cứu khác đã phát hiện ra hiệu quả tích cực từ việc tăng kích thước của thương hiệu.
We del và Pieters (2000) đã cho những người tham gia xem các quảng cáo khác nhau và phân tích các định dạng mắt của họ. Họ đã tìm thấy gì? Thương hiệu chính là thứ thu hút nhiều sự chú ý nhất:
“… Yếu tố thương hiệu vẫn là phần được mắt tập trung nhiều nhất trên một quảng cáo, tiếp theo đó là yếu tố văn bản và hình ảnh… [ngay cả khi] người tiêu dùng chỉ lướt qua các tạp chí và dành một khoảnh khắc rất ngắn để xem quảng cáo (dưới 3 giây) thì yếu tố thương hiệu vẫn là điểm thu hút lượng lớn sự chú ý nhất”. (We del & Pieters, 2000, trang 308-309)
Điểm mấu chốt: đừng ngại tăng kích thước thương hiệu hoặc logo của bạn.
Để quảng cáo hiệu quả hơn, bạn có thể xem thêm các phần bài viết của tác giả Nick Kolenda tại đây:
Tâm lý học trong quảng cáo – Chiến thuật tối ưu hình ảnh
Tâm lý học trong quảng cáo – Chiến thuật sử dụng ngôn từ trong quảng cáo
Tác giả Nick Kolenda – Levica lược dịch
0 comments
Write a comment