Fresh from the Press

cách tăng thứ hạng trên google
Content Marketing, Digital Marketing, Tâm lý Marketing

Tâm lý học trong Content Marketing

Chúng ta bị tấn công dồn dập bởi quảng cáo trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Cho dù đó là quảng cáo banner, bản copy trên web hoặc các hình thức truyền thông khác, những thông điệp quảng cáo này đều được thiết kế để khiến bạn hành động. Mục tiêu của tiếp thị là thúc đẩy doanh số, và lợi nhuận cho công ty. Nhưng, chính xác thì người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh và từ ngữ này như thế nào?

Nguồn: BronHiggs — CC BY-SA 4.0

Chiếc phễu tiếp thị là một trong những biểu đồ dễ thấu hiểu nhất. Nó bắt nguồn từ Mô hình AIDA, mô hình này xuất phát từ: thu hút sự chú ý (hoặc nhận thức) của đối tượng mục tiêu, khiến họ quan tâm, ảnh hưởng đến mong muốn của họ, sau đó khiến họ thực hiện hành động, (thường là mua hàng).

Ý tởng chung tuân theo quy trình Nhận thức – Thái độ – Hành vi (KAB), là nơi bạn lần đầu cố gắng thu hút và giới thiệu đến người chưa biết đến. Sau đó, bạn cố gắng định hình thái độ của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Cuối cùng khiến họ hành động cho dù đó là đăng ký dịch vụ hay mua sản phẩm của bạn.

Do đó, các nhà quảng cáo cố tạo ấn tượng tốt hay cung cấp trải nghiệm tích cực thông qua các loại quảng cáo này. Nó giúp mọi người cảm thấy thích các thương hiệu này và tin tưởng vào những gì họ nói. Đó chính là thời điểm đối tượng mục tiêu có nhiều khả năng trở thành khách hàng.

Mô hình khả năng xây dựng thuyết phục (ELM)

Một trong những mô hình thuyết phục quan trọng hơn hết là mô hình ELM. Có 2 con đường nhận thức chính mà mọi người sẽ chọn khi phải tương tác với một thông điệp hoặc quảng cáo lần đầu tiên. Chúng gồm tuyến đường ngoại vi và tuyến đường trung tâm. Tùy thuộc vào sự chú ý, động lực và khả năng của đối tượng mục tiêu, một số loại nội dung nhất định có thể hiệu quả hơn để thuyết phục họ.

Nguồn: Davidvfu1 — CC BY-SA 3.0

Trong thuật ngữ thông thường, điều này có nghĩa là một số người sẽ tương tác tốt hơn với các từ ngữ trong khi những người khác thì với hình ảnh, nhưng thường là sự kết hợp của cả hai. Cho dù bạn chọn thuyết phục bằng lời nói hay hình ảnh, điều đó phụ thuộc vào việc họ có hứng thú (có động lực) hay không. Liệu họ có bận tâm hay có xu hướng bị phân tâm bởi những yếu tố khác (sự chú ý và khả năng), các loại nội dung khác nhau sẽ hiệu quả hơn trong các tình huống khác nhau.Ứng dụng trong Content MarketingTrong trường hợp content marketing, do đối tượng và phương tiện đăng tải, các loại nội dung khác nhau trên nhiều kênh mạng xã hội sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn như tiếp thị từ người ảnh hưởng sẽ hiệu quả bởi lượng khán giả theo dõi họ đã bị thuyết phục về những gì anh/cô ấy quảng bá. Do đó, khi một người có ảnh hưởng chia sẻ về một sản phẩm hoặc thương hiệu, người hâm mộ của họ có thể dựa vào sự tin tưởng và cảm xúc đó để đưa ra quyết định (quá trình xử lý ngoại vi). Đó là khi một bức hình hoặc video trên Instagram đem lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy doanh số.

Để so sánh, giả sử bạn đang cố gắng quảng bá một loạt các sản phẩm thông qua bài đăng blog. Đây là một bài đăng với nội dung khá nhiều chữ và mang tính thông tin. Nghĩa là nếu bất cứ ai sẵn sàng đọc và bị thuyết phục, họ ắt hẳn có động lực hoặc vượt qua khả năng xử lý nội dung. Trong trường hợp này, nội dung có thể hiệu quả nếu bạn nhắm mục tiêu đến những người đã tìm ra hướng đi cho vấn đề của mình hoặc tìm kiếm sản phẩm cụ thể. Tóm lại nó hiệu quả khi mọi người có động lực hoặc có khả năng xử lý. Tạo ra nội dung blog nhiều lượng thông tin có thể không tác động đến những người đang tìm kiếm hời hợt và tình cờ lướt qua bài đăng của bạn.

Như đã đề cập trên, chúng ta không nên nghĩ về 2 tuyến xử lý như “1 dạng nhị phân”. Ngày nay có rất nhiều sự sao lãng và các phương tiện truyền thông khác bao quanh. Nội dung nhiều văn bản nên được kèm theo hình ảnh và được cách đều nhau để giúp người đọc tập trung và xử lý thông điệp tốt hơn. Thực tế, chúng ta có lẽ tráo đổi giữa cách xử lý trung tâm và xử lý ngoại vi khi giải quyết bất kỳ loại nội dung nào.

Điều này cũng có thể giải thích sự khác biệt khi bạn tạo nội dung cho web và cho thiết bị di động. Vì đối tượng mục tiêu sẽ tương tác với các thông điệp này trong một tình huống khác, trên một kích thước màn hình khác, động lực và khả năng xử lý tin nhắn của họ theo đó cũng sẽ khác nhau. Do đó, các bài viết blog thường được khuyến khích có ít nhất một yếu tố hình ảnh/video.

Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB)

Một thuyết có liên quan khác là TPB, trong đó nêu rõ rằng có một số yếu tố dẫn đến hành động cuối cùng, bao gồm thái độ của người xem đối với sản phẩm, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của họ.

Nguồn: Robert Orzanna — Own work, CC BY-SA 4.0

Điều này có nghĩa là ý định cuối cùng và quyết định hành vi của người xem bị ảnh hưởng bởi ấn tượng của họ đối với thương hiệu hoặc sản phẩm (thái độ), cho dù người khác đang nói về điều đó (chuẩn mực chủ quan), và họ tự tin và thoải mái như thế nào khi sử dụng sản phẩm (nhận thức kiểm soát hành vi).

Ứng dụng trong Content MarketingTheo thuyết này, nếu dự định sử dụng nội dung để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn sẽ muốn tạo ấn tượng tích cực và mong rằng những người được nhìn thấy sẽ sử dụng nó. Trong trường hợp tiếp thị trên mạng xã hội, một bài đăng có tính tương tác cao sẽ ám chỉ cho khách hàng mục tiêu rằng những người khác cũng đánh giá cao về sản phẩm này – tiêu chuẩn chủ quan này là mua hoặc sử dụng nó.

Đó là lý do tại sao những người có ảnh hưởng có thể thuyết phục những người theo dõi họ hành động. Bởi bản thân họ là bằng chứng xã hội và những người cùng chí hướng khác cũng bày tỏ sự tán thành của mình. Khi người này thấy nhiều người khác giới thiệu một sản phẩm cụ thể, nó trở thành một tiêu chuẩn để làm theo và truyền bá thông điệp hơn nữa. Do đó yếu tố xã hội của nội dung là một khía cạnh quan trọng của tiếp thị nội dung.

Các chiến thuật tâm lý khác của tiếp thị

Bên cạnh 2 mô hình lý thuyết trên, có một số phương pháp khác mà nhiều nhà tiếp thị đã ứng dụng cho dù đó là phương pháp bán hàng trực tiếp hay thông qua quảng cáo. Tùy thuộc vào những gì bạn đang cố gắng đạt được với nội dung của mình, bạn nên tránh các chiến thuật này hoặc sử dụng chúng một cách cẩn thận.

Phương pháp sợ hãi hoặc lo lắng

Một số quảng cáo nhằm mục đích thúc đẩy hành động bằng cách sử dụng một chiến thuật sợ hãi. Ví dụ, đặt bức hình ghê tởm và đáng sợ trên bao thuốc lá nhằm ngăn cản những người mới dùng lần đầu. Tuy nhiên, đối với những người hút thuốc đã có động lực từ trước, loại thông điệp xử lý ngoại vi này tác động rất ít để ngăn chặn họ.

Bức hình cảnh báo về khí hậu thay đổi

Các ví dụ phổ biến khác về chiến thuật sợ hãi có thể là khiến mọi người hành động về sự nóng lên toàn cầu hoặc biến đổi khí hậu bằng cách cảnh báo họ về những nguy hiểm, hoặc đưa ra bằng chứng hình ảnh về việc thế giới đã xuống cấp. Và chúng ta nên hành động như thế nào để cứu thế giới. Sau đó, chia sẻ những thông điệp này trên mạng truyền thông xã hội để làm nổi bật tác động của nó và dựng lên chuẩn mực chủ quan đó.

Nguyên tắc khan hiếm

Nguyên tắc khan hiếm đã từng được Levica đề cập trong bài viết “Định nghĩa tâm lý học tiếp thị và cách sử dụng”. Để biết thêm về nguyên tắc này và cách ứng dụng cụ thể, các bạn có thể xem bài viết tại đây:

Định nghĩa tâm lý học tiếp thị và cách sử dụng

Hiệu ứng số đông (Hiệu ứng Bandwagon)

Như đã đề cập trong khía cạnh xã hội của content marketing, hiệu ứng số đông thể hiện những gì mọi người đang nghĩ hoặc nói về nó. Điều này có thể ảnh hưởng đến những người khác để làm theo. Đây cũng là tác động của hành vi quy phạm (chuẩn mực chủ quan trong TPB), để gợi ý cho người khác về quá trình hành động “đúng đắn”, rằng họ có thể thực hiện và nhờ đó mà ảnh hưởng đến hành động của họ.

Chuyên gia trong ngành

Một chiến thuật tiếp thị khác là từ một người phát ngôn có độ tin cậy cao hoặc quyền hạn cao để chứng thực thương hiệu của bạn. Sự tín nhiệm và quyền hạn thực sự hiệu quả khác nhau trongviệc khiến mọi người hành động. Bởi vì có người sẽ bị thuyết phục trong khi người khác xem đó là “ép buộc hay yêu cầu”. Tuy nhiên, ý chính không phải là nói cho mọi người biết phải làm gì, mà là đưa một người đáng tin cậy và có uy tín đằng sau thương hiệu đó.

Những người có ảnh hưởng và các thương hiệu lớn sử dụng vị trí đáng tin và quyền hạn của họ để tiếp cận đối tượng mục tiêu, giúp họ chuyển đổi dễ dàng hơn. Bằng cách liên tục tạo ra nội dung chất lượng và đáng tin cậy, bạn đang nhắc lại giá trị thương hiệu của mình và đem đến tác dụng củng cố việc định vị thương hiệu của bạn.

Tuy nhiên, điều ngược lại cũng có thể đúng và thương hiệu của bạn có thể phải chịu hậu quả thảm khốc. Nếu nội dung bạn tạo ra không phù hợp với giá trị hoặc những gì khán giả tin về thương hiệu của bạn, nó sẽ để lại danh tiếng xấu và trở nên giả tạo hoặc không đáng tin trong mắt họ.

Tâm lý học trong Content Marketing

Hầu hết các khái niệm được đề cập ở trên gợi ý về một số quy trình nhận thức khi đối tượng mục tiêu tương tác với nội dung tiếp thị của bạn. Chúng không hẳn là các thuyết duy nhất cho lĩnh vực Content marketing. Trên thực tế, chúng đã được nghiên cứu và thảo luận rất nhiều kể từ khi ngành truyền thông bắt đầu.

Tuy nhiên, với sự ra đời của tiếp thị kỹ thuật số và một khối lượng nội dung lớn ngày nay, điều quan trọng là phải xem lại một số khái niệm này. Xem rằng mọi thứ có lẽ đã thay đổi như thế nào và những khái niệm này vẫn có thể phù hợp ra sao. Ví dụ sự có mặt khắp nơi của phương tiện truyền thông trong cuộc sống ngày nay ám chỉ chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến môi trường của người xem, bởi nó có thể ảnh hưởng đến cách họ xử lý nội dung.

Lời kết luận

Để tóm tắt, hãy chú ý đến nội dung bạn đang tạo ra (chất lượng, mức độ phù hợp, tính nhất quán), nơi bạn đăng tải (các kênh) và nhớ đặt mình vào vị trí của đối tượng mục tiêu, hình dung môi trường cũng như cách đó họ sẽ tương tác với nội dung của bạn. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công nội dung của bạn đấy.

Luôn phù hợp, xác thực, hữu ích và tiếp tục xây dựng nội dung của bạn. Bởi vì thực hiện đúng những bước nhỏ này sẽ cải thiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và cải thiện xếp hạng trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP) của bạn đấy.

Levica lược dịch từ medium.com

Digital Marketing

Hướng dẫn toàn tập về tiếp thị Ngành Làm đẹp 2020

Với sự cạnh tranh cao và chạy theo xu hướng, ngành làm đẹp và chăm sóc da đang phát triển hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn chiếm được tình cảm của một số tín đồ mua sắm với sản phẩm làm đẹp hoặc dòng chăm sóc cá nhân của mình, vậy thì có rất nhiều điều cần kể đến đấy. Hãy cùng Levica giải quyết vấn đề này và học cách tiếp thị sản phẩm làm đẹp trong năm 2020. Sẵn sàng để thay đổi diện mạo cho ngành tiếp thị sắc đẹp của bạn nào!

Cách chọn kênh tiếp thị phù hợp sản phẩm làm đẹp

Theo những hiểu biết của Facebook IQ, ngành làm đẹp đã phải đối mặt với một sự thay đổi lớn trong cách mọi người khám phá, đánh giá và mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

Mặc dù phần lớn người mua sắm làm đẹp trên toàn thế giới vẫn mua tại cửa hàng, nhưng ngày càng có nhiều người thích tìm kiếm và đánh giá sản phẩm một cách thoải mái tại nhà.

Dưới đây là một số thống kê quan trọng về hành trình mua hàng của người tiêu dùng trang điểm tại thị trường Mỹ:

Khám phá Đánh giá các lựa chọn Mua hàng
46% khám phá sản phẩm mới qua online, 33% trên thiết bị di động 36% đánh giá sản phẩm mới online 41% mua sản phẩm mới qua online
61% đánh giá sản phẩm mới tại cửa hàng 79% mua sản phẩm mới tại cửa hàng
36% đánh giá sản phẩm mới thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp

Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược tiếp thị làm đẹp đa kênh sẽ làm cho thương hiệu của bạn hiện diện và nhất quán hơn cả online và tại các cửa hàng.

Các công ty làm đẹp thương hiệu lớn đi theo xu hướng này và kết hợp kinh nghiệm online và offline bằng cách tung ra các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số lớn được hỗ trợ bởi các phòng trưng bày, cửa hàng pop-up (được mở tạm thời) và thậm chí cả xe tải bán hàng lưu động!Vậy những chiến lược nào bạn nên áp dụng? Khi nói đến tiếp thị làm đẹp online, bạn nên dựa vào những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những đánh giá của bên thứ ba. Đó là những nguồn thông tin chủ yếu cho phần lớn người mua sắm sản phẩm làm đẹp.

Khảo sát: “Người dùng tìm kiếm thông tin về các sản phẩm làm đẹp ở đâu trước khi mua hàng?”

Nguồn: Harvard Business School Research

Theo biểu đồ trên 67% từ người ảnh hưởng trên mạng xã hội; 59% từ đánh giá của bên thứ 3; 55% từ chuyên gia làm đẹp; 48% từ mối quan hệ cá nhâ; 44% từ quảng cáo của công ty và 34% từ người nổi tiếng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét sâu hơn về biểu đồ này, Levica có cả tin tốt và tin xấu dành cho bạn đây.

Tin tốt: mặc dù bạn không thể trực tiếp làm việc theo giới thiệu nghề nghiệp và cá nhân, nhưng những người có ảnh hưởng và các đánh giá trên phương tiện trên mạng xã hội lại dễ gây ảnh hưởng và được sử dụng hiệu quả khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp.

Tin xấu: các quảng cáo và tiếp thị trực tiếp sản phẩm làm đẹp được xem là nguồn kém hiệu quả và ít. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong giai đoạn khám phá hành trình mua hàng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Theo những điều được trình bày trên, trong bài đăng này, Levica sẽ tập trung nhiều hơn đến mạng xã hội những sẽ đề cập đến kênh khác đóng góp cho chiến lược chung của bạn. Hãy cùng khám phá các hướng dẫn bên dưới!

Tiếp thị ngành làm đẹp trên mạng xã hội

Khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp, mạng xã hội cũng cần thiết như “mascara” vậy. Nhưng hãy nhớ rằng các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất đối với những tín đồ làm đẹp là Instagram, Facebook và YouTube.

Khảo sát: “Những kênh mạng xã hội nào bạn truy cập mỗi ngày?” (theo thị trường Mỹ)

Nguồn: Harvard Business School Research

82% trên Instagram, 77% trên Facebook, 59% trên Youtube, 39% trên Snapchat; 31% trê Twitter và 28% trên Pinterest

Điều này không hề gây ngạc nhiên với kết quả Top 3 là các nền tảng hàng đầu với nhiều nội dung hình ảnh hấp dẫn. Đừng quên diện mạo bên ngoài chính là điều bạn cố gắng hết sức để bán hàng. Đó là lý do tại sao hình ảnh, câu chuyện (Story), video thường và video trực tiếp đem đến tác động lớn hơn nhiều.

Các nền tảng này còn là “nhà” của những người có ảnh hưởng và cho phép người dùng tương tác trực tiếp với họ thông qua các bình luận và tin nhắn. Nó đem lại lợi ích cho cả đôi bên: người mua sắm có được tất cả thông tin và thú vui mua sắm mà họ cần, và cuối cùng bạn có thể gần gũi với khán giả của mình lâu dài.

Dưới đây là 5 hướng dẫn hiệu quả nhất để tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội năm 2020.

1. Hợp tác với những người có ảnh hưởng nhỏ

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là các blogger hoặc người nổi tiếng với chuyên môn nhất định và một cộng đồng người theo dõi. Những người có ảnh hưởng nhỏ thường có từ 1.000 đến 100.000 người hâm mộ và là chuyên gia trong một hoặc hai ngành cụ thể.

Những người có ảnh hưởng nhỏ nắm nhiều tiềm năng hơn để tiếp thị các sản phẩm làm đẹp. Bởi thời đại của các blogger cực kỳ nổi tiếng, với hàng triệu người theo dõi đã qua. được xem như các ngôi sao truyền hình và khó để tạo mối liên hệ với người dùng.

Người dùng sẽ lắng nghe những người có ảnh hưởng trông giống họ và có chung nỗi niềm băn khoăn. Đó là lý do tại sao một video không chuyên nghiệp trên YouTube từ một người có các đốm sắc tố hướng dẫn cách che đi chúng sẽ hiệu quả hơn hơn một quảng cáo với “làn da bóng hoàn hảo”.

Những người có ảnh hưởng nhỏ có lẽ không có nhiều khả năng tiếp cận như những người có ảnh hưởng hàng đầu, nhưng mức tương tác của người dùng lại hiệu quả hơn nhiều. Trong khi những người có ảnh hưởng hàng đầu có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, những người có ảnh hưởng nhỏ hơn trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Ví dụ điển hình: Suave Beauty là một công ty cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Để tiếp cận người mua sản phẩm chăm sóc tóc đa văn hóa, họ đã phát động một chiến dịch, kết hợp những người có ảnh hưởng làm đẹp người Mỹ gốc Phi và liên kết với nội dung thương hiệu. Kết quả là, họ đã tăng điểm kêu gọi nhận thức thương hiệu và ý định mua hàng.

Dưới đây, cách thức Suave hợp tác với những người có ảnh hưởng làm đẹp trên Instagram:

Suave hợp tác với Temitope Adesina trên Instagram

2. Khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra

Mặc dù tiếp thị với người có ảnh hưởng đòi hỏi một lượng ngân sách, nội dung do người dùng tạo hay còn gọi là UGC có thể giúp bạn tăng doanh số mà không tốn một xu. Tín đồ mua sắm làm đẹp, đặc biệt là thế hệ millennials, thích kết nối với các thương hiệu và chia sẻ kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Tất cả bạn cần làm là gửi yêu cầu đến họ!

Công ty khởi nghiệp làm đẹp Glossier của Mỹ đã thành công với chiến lược này. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm của một trong những khách hàng – một cô gái “bình thường”, và đạt được kết quả quảng cáo truyền miệng đáng kinh ngạc cùng với một nhóm tín đồ truyền bá thương hiệu mang tính tương tác cao.

Một người hâm mộ thương hiệu chia sẻ tình yêu của cô dành cho các sản phẩm Glossier trên Instagram.Để tập hợp tất cả những người ủng hộ thương hiệu, công ty đã tạo ra các nhóm đóng với tên Slack và một chương trình khách hàng thân thiết với các khuyến mãi đặc biệt, ưu đãi chỉ dành cho thành viên. Người sáng lập công ty Emily Weiss ghi nhận 90% tăng trưởng doanh thu cho quảng cáo truyền miệng từ những người ủng hộ thương hiệu, hầu hết trong số họ ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Emily Veiss, người thành lập, chủ công ty mỹ phẩm Glossier và blog Into the Gloss khẳng định rằng: “Ý tưởng đưa một phụ nữ trở thành người có ảnh hưởng là điều rất khích lệ chúng tôi. Trong thế giới rộng lớn của tiếp thị ngành làm đẹp, một người có ảnh hưởng có thể là một cô Kardashian, được trả hàng ngàn đô la để đăng tải một sản phẩm tới hàng triệu người theo dõi của mình. Tại Glossier, những người có ảnh hưởng là những người thường xuyên – các khách hàng tương tác với thương hiệu chúng tôi trên Instagram, nhóm Slack và các sự kiện pop-up.”

Ngoài việc được lan truyền, nội dung UGC cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng xã hội (social proof). Chẳng hạn, Olay gọi cộng đồng của mình là “bộ lạc Olay” và đăng tải các bài đăng mới nhất trên Instagram dưới hashtag #olaytribe trên trang web của họ.

Olay chia sẻ bài đăng trên Instagram của khách hàng dưới dạng bằng chứng xã hội trên trang web của họ

3. Khiến việc mua hàng dễ dàng

Thẻ mua sắm trên Instagram có thể được thêm vào các bài đăng và Story tự nhiên và đăng tải trên mục Tìm kiếm & Khám phá. Chúng trông như các sticker, dán nhãn các sản phẩm trong ảnh. Nếu người dùng chạm vào thẻ, họ sẽ được chuyển hướng đến trang mô tả sản phẩm với giá và liên kết đến trang web.

Hãy cùng xem cách Sephora sử dụng Mua sắm trên Instagram để quảng cáo kem dưỡng mắt. Một hình ảnh chính diện về hộp kem được dán nhãn mua sắm trong bài đăng tự nhiên này. Chạm vào nó, bạn sẽ thấy một Thẻ gắn trong ảnh mô tả sản phẩm. Nếu có nhiều sản phẩm và thẻ mua sắm trong một bài đăng, bạn có thể chọn thẻ sản phẩm yêu thích. Sau đó chọn loại kem, nó sẽ đưa bạn đến trang mô tả sản phẩm với đường link tới trang web.

Thẻ mua sắm để tạo điều kiện mua hàng trên Instagram

Khi nói đến tiếp thị làm đẹp trên Facebook, một cách hiệu quả để thúc đẩy mua hàng là khởi chạy một chatbot trên Messenger.Một chatbot mang lại trải nghiệm online tại cửa hàng và giúp người mua hàng cảm thấy tin tưởng về việc mua hàng online. Tải trước bot của bạn với các mẹo và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa dựa trên loại da hoặc tóc giúp khách hàng của bạn có trải nghiệm thực sự hấp dẫn, như là trò chuyện với chuyên gia làm đẹp.

Chẳng hạn, Bobbi Brown đã ra mắt một chatbot hướng dẫn làm đẹp giúp khách hàng lựa chọn loại kem nền hoàn hảo.

Chatbot Bobbi Brown trên Messenger

4. Sử dụng quảng cáo retargeting và quảng cáo dynamic

Quảng cáo Retargeting – Nhắm mục tiêu lại: là loại quảng cảo dành cho đối tượng đã từng tương tác hoặc truy cập.

Quảng cáo Dynamic: là quảng cáo động thiết kế những mẫu quảng cáo khéo léo, sáng tạo, hiển thị riêng cho từng người, dựa trên sản phẩm mà người đó đã xem hoặc trang web người đó đã truy cập

Việc ra quyết định mua hàng luôn cần thời gian kể cả ngành làm đẹp cũng không ngoại lệ. Một trong những cách để kích thích mua hàng trong tiếp thị ngành làm đẹp là sử dụng chiến lược nhắm mục tiêu lại (Retargeting).

Công cụ này cho phép bạn tiếp cận người tiêu dùng đã truy cập trang web và tương tác lại họ bằng quảng cáo được cá nhân hóa. Dưới đây là cách chiến lược này hoạt động:

Người tiêu dùng tiềm năng truy cập trang vào web của bạn nhưng rời đi mà không mua hàng ? Bạn tạo chiến dịch nhắm mục tiêu lại trên mạng xã hội để thu hút lại họ ? Sau đó họ thấy được quảng cáo cá nhân hóa của bạn khi dùng mạng xã hội ?  Một lần nữa khách hàng tương tác với thương hiệu và có khả năng chuyển đổi!

Quảng cáo nhắm lại mục tiêu với chiết khấu 5% từ CocoNinja 

Thêm một chiến thuật để áp dụng khi tiếp thị sản phẩm làm đẹp trên mạng xã hội là quảng cáo động. Để tạo chúng, bạn chỉ cần tải danh mục sản phẩm lên Facebook hoặc Instagram và quảng cáo sẽ tự động được hiển thị cho khách ghé xem của bạn.

5. Tận dụng tối đa YouTube và TikTok

Lời khuyên chính mà Google dành cho các thương hiệu khi tiếp thị các sản phẩm làm đẹp trên YouTube là tạo ra những gì người sáng tạo tạo ra. Nếu chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về nội dung được tạo bởi các nhà sáng tạo trên YouTube, thì hầu hết đều thuộc 3 loại chính:

  • Video truyền cảm hứng;
  • Video định hướng;
  • Video độc quyền.

Video truyền cảm hứng sẽ kể chuyện và để người tiêu dùng khám phá sản phẩm mới hoặc diện mạo mới. 

Video định hướng cho thấy làm thế nào để áp dụng các sản phẩm, các mẹo và lời khuyên chuyên nghiệp. 

Các video độc quyền nói về cảnh phía sau hậu trường, đưa tí đồ mua sắm làm đẹp đến những nơi họ chưa bao giờ ghé thăm hoặc giới thiệu với những người họ chưa bao giờ gặp.

Đó là cách mà thương hiệu Glossier áp dụng việc kết hợp nội dung này. Kênh YouTube của họ được chia thành 4 danh sách phát. Họ lưu trữ video “Hãy sẵn sàng với chúng tôi” đăng tải một người nào đó trong buổi sáng hằng ngày của họ như một ví dụ về video độc quyền. Các danh sách phát “Cảm giác như Glossier” và “Các sản phẩm của chúng tôi” là những câu chuyện thương hiệu truyền cảm hứng, và danh sách “Makeup Looks” dành cho nội dung định hướng.

Danh sách phát trên kênh YouTube của Glossier

Cân nhắc sử dụng TikTok trong chiến lược tiếp thị làm đẹp của bạn nếu bạn nhắm mục tiêu người tiêu dùng vào thế hệ Z. Nội dung ở đây có thể được quảng bá bởi những người có ảnh hưởng và những người bình thường tham gia vào các thử thách.

Chẳng hạn, Milk Makeup, một thương hiệu làm đẹp sử dụng các video ngắn và hiệu ứng âm thanh tự nhiên để tạo ra các mẹo về cách dùng thú vị và hấp dẫn.

Hướng dẫn trang điểm và mẹo làm đẹp trên TikTok của Milk Makeup

Một thương hiệu làm đẹp đình đám khác trên TikTok là Sephora. Ngoài việc thể hiện sự đa dạng về văn hóa và giới tính, họ còn tạo ra những thử thách trang điểm sáng tạo để gây sốt.

Trong thử thách gần đây, họ đã quảng bá một bảng màu mắt. Nhiệm vụ là tạo ra một giao diện với màu sắc tương ứng với mã thành phố hoặc mã vùng của bạn.

Tài khoản Sephora trên TikTok

6. Email Marketing – Kênh khác để phát triển tiếp thị ngành làm đẹp của bạn

Email Marketing vẫn là một trong những công cụ tốt nhất để thúc đẩy hơn bán hàng cho khách hàng hiện tại và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là một số mẹo Email marketing B2C mới nhất nên áp dụng:tận dụng dữ liệu của khách hàng để phân khúc và cá nhân hóa email của bạn;

  • Thử nghiệm với các loại email khác nhau;
  • Sử dụng nội dung chân thật và hữu ích;
  • Tối ưu hóa email của bạn cho ứng dụng trên điện thoại di động.

Các thương hiệu thường sử dụng email marketing để thông báo tặng quà và khuyến mãi theo mùa hoặc giảm giá cá nhân vào những ngày đặc biệt. Ngoài ra còn có email định hướng và thậm chí hướng dẫn từng bước. Chẳng hạn, dưới đây là cách Harry sử dụng email để định hướng khách hàng tiềm năng của họ về cách cạo râu một cách hài hước và bắt mắt:

Email định hướng của Harry giới thiệu sản phẩm trước khi cạo râu

Levica lược dịch từ sendpulse.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P3)

Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 7 loại nội dung video hấp dẫn cuối cùng. Hãy cùng xem đó là những nội dung như thế nào nhé!

11) Phát trực tiếp (Live Streaming)

Kể từ lần đầu xuất hiện vào năm 2015, lượng tìm kiếm cho từ khóa “Facebook live stream” (phát trực tiếp trên Facebook) đã tăng 330%”. Và cũng dễ hiểu khi bây giờ nhiều kênh khác cũng phát triển tính năng phát trực tiếp.

nội dung video hấp dẫn

Hãy xem các thống kê về live stream video dưới đây:

  • So với một năm trước, 47% người xem live stream video trên toàn thế giới đang live stream
  • Lượng người xem truyền hình trực tiếp ít hơn 44% vì họ chuyển sang xem live stream
  • Thời lượng của những nội dung live stream tăng 65% trong vòng một năm
  • Live streaming được dự đoán là một ngành công nghiệp trị giá 70,5 tỷ đô la vào năm 2021

Dù đó là tin nóng, trận đấu thể thao hoặc một thông điệp từ những người có tầm ảnh hưởng thì sử dụng video phát trực tiếp có sức hấp dẫn lạ lùng.

Một lần nữa, điều này dẫn chúng ta đến với FOMO. Video trực tiếp tạo sự hồi hộp, tò mò vì chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và chúng ta thường có cảm giác rằng chúng ta sẽ bỏ lỡ thứ gì đó nếu chúng ta không xem liên tục. Không có gì ngạc nhiên khi Facebook đang đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng Facebook Live:

  • Các nghiên cứu cho thấy video phát trực tiếp tạo ra sự tham gia nhiều hơn gấp 10 lần so với các video thông thường.
  • Neil Patel tuyên bố rằng các chương trình phát video trực tiếp nhận được sự tham gia nhiều hơn 600% so với các bài đăng thông thường.
  • Agorapulse báo cáo rằng phạm vi tiếp cận của video trực tiếp trên Facebook cao hơn 222% so với video tải lên:

nội dung video hấp dẫn

Một khía cạnh độc đáo khác của hình thức video marketing này là video trực tiếp cho phép tương tác theo thời gian thực. Người xem có thể tham gia cuộc trò chuyện và cho nhiều người thấy được sự hiện diện của bạn trong buổi phát trực tiếp. Phương pháp này đáp ứng nhu cầu của con người về sự hài lòng tức thì, khiến người xem cảm thấy như thể họ đang ở một sự kiện trực tiếp vậy.

Đây là lý do tại sao live streaming rất hiệu quả cho các doanh nghiệp. Bạn có thể dùng live streaming để:

  • Ra mắt sản phẩm mới
  • Các buổi hỏi đáp trực tiếp
  • Hình ảnh hậu trường tại một sự kiện

Nếu nội dung thú vị thì live streaming càng tuyệt vời! BuzzFeed đã thực hiện một thử nghiệm lạ lùng là cần cần bao nhiêu cọng thun cao su để làm phát nổ một quả dưa hấu: Sau 45 phút, hơn 800.000 người xem trực tiếp đã tham gia xem và hồi hộp theo dõi kết quả sau cùng:

nội dung video hấp dẫn

12) Phim về thương hiệu

Ai nói nội dung video cần phải ngắn?

Đồng ý là nhiều người dùng trực tuyến thường không kiên nhẫn, nhưng khi nói đến video, bạn hoàn toàn có cơ hội đưa người xem vào một cuộc hành trình. Và không có cách nào tốt hơn để làm điều đó hơn là sử dụng một bộ phim về thương hiệu. Những loại nội dung video có thời lượng dài này giúp khách hàng đi sâu vào tầm nhìn và giá trị thương hiệu của bạn. Bạn có thể sáng tạo hơn trong cách kể chuyện hay làm phim kiểu điện ảnh để giới thiệu thương hiệu một cách thu hút hơn.

Patagonia là một trong những doanh nghiệp giỏi nhất trong lĩnh vực này, họ tạo ra những kiệt tác trực quan, truyền tải được được bản chất của một thương hiệu đầy tính phiêu lưu:

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng nội dung video theo cách này để gói gọn các giá trị cốt lõi của thương hiệu và thu hút được một lượng người theo dõi thường xuyên.

13) Video cho email

Có một thứ mà bạn có thể không nghĩ tới:

Thêm từ “video” vào dòng chủ đề email thể tăng tỷ lệ mở lên 19%.

Ngay cả trong một hộp thư đến với nhiều email nhất thì dòng chủ đề hấp dẫn có đề cập đến  “Video” cũng khó có thể bị bỏ qua. Như vậy, khi người dùng mở một email có video thì bạn không nên sử dụng một video có thời lượng dài.

Thực hiện theo các mẹo sau để có những video tuyệt vời cho email:

  • Ngắn gọn: Một hoặc hai phút là tất cả những gì bạn cần.
  • Vào thẳng nội dung: Sau phần giới thiệu ngắn gọn, hãy giải thích lý do tại sao bạn lại tiếp xúc với họ, nêu bật những lợi ích dành cho họ.
  • Đi kèm lời kêu gọi hành động: Một CTA hiệu quả là điều cần thiết, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn để lại một lời kêu gọi nào đó như hãy gọi cho tổng đài hoặc theo liên kết đến trang sản phẩm.

nội dung video hấp dẫn

Với từng phân khúc đối tượng xem, bạn có thể tạo một số video email mẫu mà bạn có thể sử dụng lại. Ví dụ: bạn có thể có một số video cho khách hàng tiềm năng rồi những video khác cho khách hàng trung thành và một số khác cho các đối tác quảng cáo.

14) 360°/VR

Thực tế ảo (VR) đang bùng nổ, với các dự đoán ước tính doanh thu toàn cầu từ thị trường VR sẽ đạt 21,5 tỷ đô la vào năm 2020.

Mặc dù chúng ta không hoàn toàn cung cấp trải nghiệm VR đầy đủ thông qua nội dung video, nhưng các video 360° sẽ không phải là một lựa chọn tồi. Những video theo phong cách nhập vai này sử dụng ống kính mắt cá để đặt người dùng vào trung tâm của hành động, cho phép họ lạc vào đâu đó trên thiết bị thông minh của họ.

Quảng cáo video sau là của Lexus, nó đưa người xem “đi xe cùng với các anh hùng Quantico của ABC để khám phá trải nghiệm 360° này”:

Khi video livestream tiếp tục thống trị thì nội dung video 360° chắc chắn sẽ phát triển theo. Do đó, đầu tư ngay bây giờ sẽ là một động thái tốt, kể cả khi bạn quay video về các sự kiện hay đơn giản là làm vài video vui vui lòng vòng, khám phá văn phòng của bạn.

15) Nội dung từ người dùng (UGC)

Như đã đề cập ở trên, mời khách hàng đóng góp video cho mình là một cách thông minh để có được lời chứng thực. Nhưng đừng dừng lại ở đó?

Hiện tại, nội dung do người dùng tạo ra là rất lớn và bạn có thể tận dụng nội dung đó theo nhiều cách khác nhau để thu hút lưu lượng truy cập, thêm khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Trên thực tế, 60% mọi người nói rằng UGC là loại nội dung có tính xác thực cao nhất (so với con số 20% dành cho cho nội dung do thương hiệu tạo ra):

nội dung video hấp dẫn

Một cách tuyệt vời để đưa UGC lên một tầm cao mới là hợp tác với các nhân vật có sự có ảnh hưởng (influencer). Video dưới đây là từ Ryan’s Toys Review. Cậu bé này có thể chỉ mới 7 tuổi, nhưng là người kiếm tiền nhiều nhất trên YouTube vào năm 2018, kiếm được 22 triệu đô từ các video mở hộp sản phẩm:

Một ý tưởng khác là chạy các cuộc thi sáng tạo dành cho UGC, khuyến khích mọi người gửi video của chính họ khi sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn có thể tạo một hashtag thịnh hành cho chiến dịch này để thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.

Bạn cần chú ý là nên trả lời những người hâm mộ đã đóng góp nội dung hoặc nhắc đến họ trong các bài đăng của bạn để tán thưởng cho sự đóng góp tuyệt vời này.

16) Các cuộc thi / Quà tặng

Nói về các cuộc thi, bạn có thể sử dụng video marketing để quảng cáo tặng hoặc quà ngẫu nhiên trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chỉ cần một hoặc hai video ngắn để lan tỏa điều này đến mọi người.

Nếu bạn tặng một phần thưởng ngon lành cành đào và làm một video hấp dẫn thì bài đăng về quà tặng đó có thể nhanh chóng được chia sẻ và sẽ có nhiều người biết về thương hiệu của bạn hơn:

nội dung video hấp dẫn

Bạn có thể kết hợp ý tưởng này với các nội dung video khác và thông báo người chiến thắng trong livestream hoặc trong phần Instagram stories. Sau đó, bạn có thể tạo thêm sự hồi hộp, gây cấn bằng một số video clip tiết lộ người đang dẫn đầu chẳng hạn và sau cùng là công bố người chiến thắng giải cao nhất.

17) Video cá nhân hóa

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Levica sẽ kết thúc danh sách các loại nội dung video hấp dẫn nhất bằng một phong cách video không thể cưỡng lại đó là: cá nhân hóa.

Ngày xửa ngày xưa, marketing chỉ tập trung cho việc bán hàng. Bây giờ, nó thiêng về khách hàng hơn. Các doanh nghiệp cần thể hiện rằng họ không chỉ hiểu đối tượng của mình mà còn quan tâm đến nhu cầu và sở thích của họ.

80% người mua hàng trực tuyến có nhiều khả năng mua từ một công ty cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Vậy, làm thế nào bạn có thể sử dụng cá nhân hóa trong video marketing? Hãy xem ví dụ này từ Barclays nhé:

Barclays đã tạo được sự kết nối bằng cách cá nhân hóa video cho mỗi người xem. Trong ví dụ này, video dành cho Clare và trong suốt video, các trường hợp tiếp thị đều được cá nhân hóa. Người dẫn đề cập Clare theo tên gọi, biển số xe cá nhân (CL4R3) và tấm bảng trên tường bên ngoài một ngôi nhà “Clare’s Cottage.”

Xa hơn nữa, việc giúp khách hàng thấy rằng bạn quan tâm đến nhu cầu cá nhân của họ chi tiết như thế nào là một khía cạnh không thể thiếu trong marketing hiện đại. Cá nhân hóa có thể áp dụng tốt với nhiều loại nội dung video và đưa bạn đến con đường thành công.

Dòng cuối

Bây giờ đã là năm 2020 rồi, vì vậy, nếu bạn vẫn chưa sử dụng video để sản xuất nội dung thì thương hiệu của bạn sẽ bỏ lỡ mất cơ hội to lớn để tương tác với khách hàng và bạn cũng sẽ mất điểm trước các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bây giờ bạn đã có một danh sách tuyệt vời gồm 17 loại nội dung video hay nhất mà mọi người thích xem:

  • Vlog
  • Hậu trường / Văn hóa công ty
  • Phỏng vấn / hỏi đáp
  • Hội thảo trên web
  • Sự kiện
  • Thuyết trình
  • Hướng dẫn / Cách làm
  • Đánh giá sản phẩm
  • Lời chứng thực từ người dùng
  • Animation (Hoạt hình)
  • Live streaming (phát trực tiếp)
  • Câu chuyện thương hiệu
  • Video cho email
  • 360
  • Nội dung từ người dùng (UGC)
  • Cuộc thi / Quà tặng
  • Video được cá nhân hóa

Với một chiến lược tiếp thị nội dung vững chắc, chú trọng thương hiệu, các nhóm khách hàng và mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo nội dung cho video và mang lại giá trị thực cho người xem.

Mời bạn xem đầy đủ tất cả các phần của  tại đây:

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P1)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P2)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P3)

Levica lược dịch từ singlegrain.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P2)

Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm 5 loại nội dung video hấp dẫn, được người đọc yêu thích.

6) Thuyết trình

Trong thập kỷ qua, TED Talks đã trở thành một nền tảng chia sẻ câu chuyện toàn cầu. Ngoài việc có nhiều diễn giả tuyệt vời và nhiều chủ đề hấp dẫn thì lý do thực sự đằng sau thành công này là:

TED giúp các diễn giả – và doanh nghiệp của họ – phát triển trên một nền tảng toàn cầu.

Một bài thuyết trình trên TED đã kết hợp được tính phấn khích của một sự kiện với cách thức của một hội thảo trực tuyến để tạo ra nhiều video hấp dẫn, có tính chia sẻ cao. Khi bạn nghĩ về TED, hầu hết những diễn giả của TED là những người muốn tăng thương hiệu cá nhân của họ.

nội dung video hấp dẫn

Nếu họ có thể làm điều đó, tại sao bạn không thể?

Một cách mà các thương hiệu có thể tận dụng định dạng này là thuyết trình tại các sự kiện của công ty hoặc các sự kiện trực tuyến quy mô nhỏ. Điều này cho phép bạn tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng ít nhưng hiệu quả. Quay lại buổi thuyết trình và chia sẻ trên mạng xã hội của công ty để tạo được sự chú ý.

7) Hướng dẫn / Cách làm

Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy bị thuyết phục rằng video đang là xu hướng hiện tại thì hãy xem ý tưởng của các ngôi sao trên YouTube – những người từ “không có gì thành có gì”, danh tiếng và thu nhập. Đó hoàn toàn là nhờ vào sức mạnh của video trực tuyến. Thế hệ millennial đã đi trước cả các doanh nghiệp lớn về video marketing bởi vì họ hiểu được hai điều cốt lõi:

  • Mọi người thích xem video
  • Mọi người muốn có thêm những hiểu biết thực tiễn.

Làm cách nào mà bạn có thể giải thích được sự nổi tiếng và khối tài sản đáng kinh ngạc mà nhiều phụ nữ trẻ đã đạt được chỉ với các hướng dẫn trang điểm trên YouTube? Một trong những ngôi sao như vậy chính là Michelle Phan, người đã bắt đầu với các video hướng dẫn với định dạng thấp trước khi tăng giá trị tài sản của mình lên 50 triệu đô la:

Michelle hiểu khán giả của mình và hiểu những gì họ muốn xem. Với những hướng dẫn miễn phí, cô đã có thể tự xây dựng doanh nghiệp cho mình.

Một bài học quan trọng mà các thương hiệu lớn có thể học được ở đây là sản xuất ra những nội dung hay không đơn giản chỉ là quảng cáo và bán hàng. Người tiêu dùng đủ thông minh để biết khi nào họ đang “bị chào mời” – đặc biệt là millennials và Gen-Z!

Vì vậy, nếu bạn đưa ra các hướng dẫn chất lượng với trọng tâm là chính để giúp đỡ mọi người thì bạn sẽ có được sự tin tưởng của họ, điều này có thể dẫn đến cơ hội bán hàng sau này.

8) Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm là một trong những loại nội dung video hữu ích nhất, đặc biệt đối với người tiêu dùng đang trong giai đoạn xem xét mua hàng.

Các video đánh giá sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn đã tạo được sự tin tưởng với khán giả của mình. Bằng cách đánh giá sản phẩm, bạn có thể trả lời được các câu hỏi phổ biến, xua tan đi những ngờ vực và cho người xem thấy những lợi ích độc đáo mà sản phẩm của bạn mang lại. Điều này đem đến cho khách hàng tiềm năng tất cả thông tin họ cần để đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ dưới đây của Nine Line, chỉ dài 30 giây, nhưng nó truyền tải thông điệp thương hiệu và lợi ích sản phẩm rất rõ ràng – mà không cần sử dụng một từ nào:

 

Một số marketers có thể nghĩ rằng các video đánh giá sản phẩm như này không hiệu quả cho doanh nghiệp của họ, bởi vì họ vận hành mô hình B2B chỉ với một sản phẩm, như công ty SaaS.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan của công ty đang cạnh tranh trực tiếp với bạn. Ví dụ, Peloton (một công ty về thiết bị tập thể dục) có thể đánh giá về giày chạy bộ. Bằng cách giới thiệu về chất lượng, bạn đang giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và tăng sự hài lòng của họ.

9) Lời chứng thực

Blog, thuyết trình và đánh giá sản phẩm đều là những loại nội dung video tuyệt vời, nhưng còn một cách thông minh khác để thuyết phục khách hàng chính là làm những video chứng thực:

nội dung video hấp dẫn

Bằng cách dồn sự chú ý vào khách hàng hiện tại, bạn có thể cho người xem thấy thương hiệu của bạn (sản phẩm và dịch vụ) đã làm cho mọi người hài lòng như thế nào.

Mấu chốt ở đây là bạn phải có được những khách hàng thực sự – đừng thuê diễn viên từ bên ngoài! Thay vào đó, hãy mời những khách hàng hài lòng để tham gia vào video. Có thể khó một chút khi mời khách hàng tham gia dạng video này, nhưng bạn có thể cảm ơn họ vào bằng cách tặng quà (hay thậm chí giảm giá cho luôn một tháng). Hoặc bạn cũng có thể biến nó thành một cuộc thi thú vị để thu hút nhiều người hơn.

Nếu bạn đang bí câu hỏi cho video thì có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây:

  • Điều gì bạn quan tâm nhất khi mua sản phẩm của chúng tôi? Cho dù khách hàng của bạn đã sẵn sàng móc hầu bao thì họ vẫn luôn còn một số dè chừng. Họ có thể lo ngại về giá cả, nghi ngờ về việc liệu sản phẩm của bạn sẽ mang lại kết quả như đã quảng cáo hay không hay tự hỏi liệu còn sản phẩm nào khác phù hợp hơn với nhu cầu cụ thể của họ hay không.
  • Bạn đã nhận được gì sau khi mua sản phẩm? Tiếp theo câu hỏi trước bằng cách nhờ khách hàng giải thích cụ thể hơn về cách mà sản phẩm đã giúp họ giải quyết vấn đề. Chiến thuật này cho phép khách hàng tiềm năng nghe về lợi ích và kết quả họ có thể mong đợi. Đây là nội dung có sức thuyết phục cao.
  • Tính năng cụ thể nào của sản phẩm mà bạn thích nhất? Hướng cho khách hàng nói về các tính năng sản phẩm mà họ yêu thích vì nó thường đi kèm với một câu chuyện. Điều này tạo được cộng hưởng tốt hơn với so với việc chỉ gạch đầu dòng những điều họ thích và không thích. Hãy nhớ rằng đặt các câu hỏi cụ thể để khai thác được những câu trả lời cụ thể hơn.
  • 2-3 lợi ích bất ngờ khác mà bạn có được nhờ vào sản phẩm của chúng tôi là gì? Bạn có thể sử dụng câu hỏi này để tiết lộ một số lợi ích bất ngờ mà khách hàng của bạn nhận được từ sản phẩm. Các khách hàng tiềm năng có thể xem các lợi ích bất ngờ này như một điểm cộng, khiến họ quyết định mua sản phẩm nhanh hơn.

Hãy nhớ rằng: 88% người tiêu dùng tin tưởng đánh giá của người dùng khác cũng như các gợi ý từ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình.

Cách tốt nhất để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn là nhờ khách hàng hiện tại thuyết phục họ. Bằng cách này, bạn có nhiều khả năng chiến thắng được các câu hỏi khó của khách hàng tiềm năng hơn nữa.

10) Animation / Hoạt hình

Nếu bạn muốn xem video tiếp thị theo cách thú vị hơn, hãy xem chúng dưới dạng hoạt hình (animation).

Video animation là cách tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ, ít ngân sách để làm video, vì bạn có thể làm rất đơn giản trên máy tính cá nhân của mình và dùng mấy phần mềm miễn phí.

Đối với các thương hiệu lớn, đặc biệt là những thương hiệu có sản phẩm về công nghệ / kỹ thuật thì video animation là hình thức phù hợp để chia nhỏ các nhóm đối tượng và các tính năng phức tạp thành một định dạng dễ hiểu mà bất kỳ ai xem cũng có thể hiểu được, như video sau từ Cisco:

Vì lý do đó, không có gì ngạc nhiên khi các video dạng animation thường được sử dụng làm video giải thích về sản phẩm, và phát huy tác dụng tốt trên những trang bán hàng.

Đây là một ví dụ hay khác từ Ahrefs, giúp việc làm SEO chuyên nghiệp trông có vẻ đơn giản hơn:

Mời bạn xem đầy đủ tất cả các phần của bài viết tại đây:

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P1)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P2)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P3)

Levica lược dịch từ singlegrain.com

Content Marketing, Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P1)

Năm 2020, người tiêu dùng xem video nhiều hơn bao giờ hết.

Trong vài năm gần đây, tiếp thị nội dung (content marketing) đã có sự chuyển mình mạnh mẽ mà video chính là trung tâm. Giờ đây, video được xem là cách quảng cáo, tiếp thị hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng để kết nối mình với người xem. Đặc biệt trong thời đại tiếp thị di động (mobile marketing) hiện nay, nhiều người dùng điện thoại thông minh sẽ dễ dàng tương tác với video hơn nữa.

Hãy xem những con số sau:

  • Mỗi tháng, có 85% người dùng Internet ở Hoa Kỳ xem video.
  • Đến năm 2021, một người trung bình sẽ dành 100 phút mỗi ngày để xem video trực tuyến (tăng 19% so với năm 2019).
  • 93% công ty tuyên bố họ có thêm khách hàng mới nhờ video quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội.
  • 63% doanh nghiệp nói rằng chỉ số ROI trên video của họ là cao nhất khi chạy trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Mặc dù tiềm năng của video marketing là rất rõ ràng nhưng rất nhiều công ty vẫn đang ngồi ngoài lề. Nhiều marketer cho sản xuất blog, nghiên cứu trường hợp hoặc làm những nghiên cứu chuyên đề sẽ dễ hơn việc thường xuyên tung ra nội dung video mới.

Sự thật là, video marketing không phức tạp như vẻ ngoài của nó. Vấn đề là bạn biết nội dung video nào mà mọi người thích xem – và sau đó phát triển nội dung đó lên.

Vậy câu hỏi là: Các loại nội dung video hấp dẫn nào mà người dùng thích xem?

Dưới đây là 17 ý tưởng tốt nhất:

  • Vlog
  • Hậu trường / Văn hóa công ty
  • Phỏng vấn / Hỏi đáp
  • Hội thảo trực tuyến
  • Sự kiện
  • Thuyết trình
  • Hướng dẫn / Cách làm
  • Đánh giá sản phẩm
  • Lời chứng thực từ người dùng
  • Animation (Hoạt hình)
  • Live streaming (phát trực tiếp)
  • Câu chuyện thương hiệu
  • Video cho email
  • 360
  • Nội dung từ người dùng (UGC)
  • Cuộc thi / Quà tặng
  • Video được cá nhân hóa

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại hình video tiếp thị hấp dẫn này. Levica sẽ bày cho bạn cách thức để xây dựng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng và thuyết phục được người xem thực hiện các hành động sau khi xem video.

1) Vlog

Blog rất tuyệt. Vlog, hoặc blog  bằng video còn tốt hơn nhiều.

Hầu hết các công ty ngừng đầu tư vào mảng video marketing sau khi họ đã đánh bóng được tên tuổi của mình trên một video tự giới thiệu nào đó. Ban đầu, video đó có thể trông rất ngầu khi bạn đặt trên một trang đích (landing page) và đã được chia sẻ vài vòng trên mạng xã hội, nhưng một thời gian sau, video này cũng  dần trở nên mờ nhạt, không tạo được sự mới mẻ và kéo ROI tuột dốc.

Bạn cần nhớ là không phải tất cả nội dung video làm ra phải là một sản phẩm sánh ngang giải Oscar. Vlog là một giải pháp hiệu quả về chi phí, có cách truyền thông độc đáo, tăng được nhận diện thương hiệu, từ đó tạo được tính cộng hưởng với thị trường mục tiêu của bạn.

Quay một vlog ngắn cũng dễ và không quá tốn kém, bạn có thể quay bằng điện thoại thông minh hoặc webcam và có thể có hoặc không có kịch bản. Cách tiếp cận khách hàng bằng video có nội dung thực tế sẽ giúp thương hiệu tăng được tính nhân văn và độ tin cậy. Nếu làm những vlog ngắn kiểu này, thay vì sản xuất cái gì đó quá cầu kỳ thì tổng chi phí chắc chỉ bằng một ly cà phê.

Một trong những loại nội dung video tốt nhất cho vlogging là quay cái gì đó đơn giản như việc chia sẻ một ngày của bạn tại nơi làm việc chẳng hạn.

Những người nổi tiếng trên YouTube, vận động viên và doanh nhân có sức ảnh hưởng đã làm điều này trong nhiều năm qua. Tại sao? Bởi vì điều này rất có tác dụng trong việc xây dựng các mối quan hệ bền vững, tính minh bạch và lâu dài với người theo dõi bạn.

Về cơ bản, tất cả những gì cần làm là ghi lại quá trình thành công của mình bằng những vlog, để người theo dõi thấy được những gì bạn đã làm. Doanh nhân Gary Vaynerchuk là một bậc thầy về việc này, ông đã đăng nhiều video hấp dẫn mỗi ngày lên vlog DailyVee trên YouTube, Instagram, Twitter và LinkedIn:

 

nội dung video hấp dẫn

Nếu bạn cần thêm ý tưởng cho các chủ đề vlog thì hãy tham khảo các kênh YouTube có lượng đăng ký nhiều nhất:

nội dung video hấp dẫn

2) Hậu trường / Văn hóa công ty

Cách bạn kể về câu chuyện thương hiệu có thể giúp bạn tạo được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đồng thời khích lệ nhân viên và thu hút khách hàng. Vì lý do này, một trong những loại nội dung video tốt nhất mà bạn có thể sử dụng là video về hậu trường, tiết lộ văn hóa công ty của bạn:

nội dung video hấp dẫn

Những video này cung cấp trải nghiệm tuyệt vời, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp và giúp khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng có được sự liên kết với nhãn hàng.

Người xem sẽ tập trung vào tên đội ngũ của công ty, bao gồm các thành viên cấp cao (C-suite). Người xem sẽ thấy được thiết kế văn phòng, trang phục công sở, tính cách nhân viên và cách mọi người trong công ty tương tác với nhau.

Bạn có thể làm các video về văn hóa khác nhau, chẳng hạn như những trò đùa trong văn phòng, các buổi lên ý tưởng hoặc các sự kiện sau giờ làm việc. Bất cứ bằng nội dung nào, hãy nhớ rằng mục tiêu là để thể hiện tính cách của tổ chức và môi trường nơi bạn làm việc.

Về bản chất, video hậu trường có thể thổi hồn vào thương hiệu, nhân cách hóa thương hiệu để thu hút người xem.

Một ví dụ tuyệt vời là video văn hóa công ty từ Vistaprint. Hiện có rất nhiều ý tưởng độc đáo cho video về văn hóa, và “Làm việc tại Vistaprint – Chúng Tôi Làm Gì Để Giải Trí?” này là một ví dụ tuyệt vời về phong cách video truyền thống:

Ngày nay, với 85% doanh nghiệp sử video marketing, bạn phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở nên nổi bật giữa đám đông. Cách tốt nhất là thông qua tính cách thực sự của nhãn hàng chứ không phải thông qua các chiến thuật nhàm chán hay lạm dụng chiêu trò.

Một video về văn hóa công ty là cách dễ nhất để thực hiện điều đó, đồng thời quay video cũng sẽ tạo được sự thú vị cho mọi người!

3) Phỏng vấn / Hỏi Đáp

Mỗi tuần, Giám đốc điều hành của Single Grain là Eric Siu sẽ phỏng vấn các doanh nhân và marketers trên podcast hàng tuần của mình tại Growth Everywhere:

nội dung video hấp dẫn

Ông làm các cuộc phỏng vấn theo dạng audio và video:

nội dung video hấp dẫn

Video phỏng vấn là cách hoàn hảo để xây dựng thương hiệu vì:

  • Giúp chứng tỏ thương hiệu của bạn có một nhà lãnh đạo tâm lý hoặc một người truyền cảm hứng.
  • Giúp củng cố tầm thương hiệu của bạn trên thị trường.
  • Mang đến cho người xem trải nghiệm 1-1 khi đại diện doanh nghiệp giúp trả lời các câu hỏi khó của khách hàng.

Cũng giống như vlog, một cuộc phỏng vấn tốt cũng nên theo “kịch bản”, nhưng nó không nên tạo cảm giác quá kịch. Công việc của bạn giống như “người dẫn chương trình”, bạn giúp các cuộc hội thoại trong video diễn theo một cách tự nhiên, hướng họ vào các chủ đề, xu hướng đang nổi để thảo luận, nếu có thể, hãy để họ tiết lộ những thông tin độc quyền, dành riêng cho khách hàng đang xem.

Điểm mạnh của video dạng phỏng vấn là bạn có thể nhanh chóng tạo ra một loạt chương trình với các khách mời khác nhau, tận dụng kiến thức của họ để tăng sức mạnh cho chiến lược tiếp thị nội dung của bạn.

Càng làm nhiều, bạn càng có được sự tín nhiệm từ cộng đồng. Hơn nữa, những người được phỏng vấn có thể chia sẻ video thông qua các kênh riêng của họ, giúp tăng phạm vi tiếp cận hơn nữa.

4) Hội thảo trực tuyến (webinar)

Google+ có thể đã chết, nhưng những gì nó để lại vẫn rất tuyệt vời.

Gã khổng lồ Google tiến thân vào lĩnh vực mạng xã hội chưa thể tạo được sự nổi bật trước khi đóng cửa vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, nền tảng này đã khai sinh Google Hangouts, một công cụ hoàn hảo để tổ chức các cuộc hội thảo trực tuyến:

nội dung video hấp dẫn

Khi nói đến lời khuyên và sự tư vấn thì hội thảo trực tuyến là một trong những loại nội dung video mang lại giá trị tốt nhất trong marketing hiện đại.

Người tham dự hội thảo trực tuyến sẽ dễ dàng có được nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề từ phía công ty và khách hàng hiện tại của công ty đó. Tốt hơn nữa, hội thảo trực tuyến là công cụ tuyệt vời để áp dụng quảng cáo trả tiền. Bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook để đẩy đăng ký cho hội thảo trên web của mình, sau đó tận dụng lưu lượng truy cập này để thu hút thêm khách hàng tiềm năng và cuối cùng là kiếm thêm doanh. một kết quả đôi bên cùng có lợi!

Nếu mới nghe về điều này thì bạn có thể tưởng tượng hội thảo trực tuyến giống như một sự kiện miễn phí, mà việc mời người tham dự rất dễ dàng bằng Google Calendar. Google Calendar là công cụ hoàn hảo cho việc lên lịch và bạn không cần một kịch bản phức tạp để làm hội thảo trên web đâu.

Bạn có thể thử các loại video khác nhau trong hội thảo trực tuyến của mình, chẳng hạn như:

  • Tổ chức buổi FAQ để trả lời các câu hỏi của người tiêu dùng
  • Trải nghiệm, nhận xét sản phẩm với một số khách hàng hiện tại.
  • Thực hiện cuộc thảo luận bàn tròn với một số chuyên gia trong ngành.

Bạn không cần làm hội thảo trực tuyến thường xuyên. Nếu các vlog là sản phẩm thường xuyên, thậm chí cần làm vlog hàng ngày thì bạn vẫn có thể có được ROI kha khá với hội thảo trực tuyến hàng tuần hoặc hàng tháng.

Không những có gì để mất mà lại có được rất nhiều thứ! Hãy cân nhắc và dành sáu phút để nghe podcast này về Cách chạy Hội thảo trực tuyến tự động.

5) Sự kiện

Bạn được gì khi lấy nhiều loại nội dung video khác nhau và kết hợp lại thành một video ngắn nhưng hay ho? Câu trả lời đó là một video về sự kiện:

Nó là một dạng của hội thảo trực tuyến, một dạng vlog, một dạng video quảng cáo. Trong thời đại truyền thông xã hội, các video sự kiện rất phổ biến, đặc biệt là khi nó liên quan đến việc hé lộ hậu trường một sự kiện hoành tráng của công ty .

Trên Vines, Snapchat và Instagram Stories, tính hiệu quả của các video sự kiện xuất phát từ một kỹ thuật trong marketing khi đánh vào tâm lý người dùng, đó chính là “nỗi sợ bị bỏ lỡ”. Hiện tượng FOMO là một tác nhân tâm lý, trong đó mọi người cảm thấy lo lắng khi họ không bắt kịp các sự kiện xã hội, các trải nghiệm mới hoặc các sự kiện quan trọng.

Khi mạng xã hội là một phần lớn của cuộc sống hiện nay, có 69% Millennials trải nghiệm FOMO hàng ngày – nếu không nói là hàng giờ!

Bằng cách tạo ra các video sự kiện độc quyền, thú vị, bạn có thể mang một bữa tiệc đến với người xem, tiếp cận một lượng lớn khán giả cũng muốn mình đang được ở đó. Nếu làm đúng, những phần nhỏ nhỏ này có thể giúp tăng nhận diện thương hiệu, giúp mọi người cảm thấy nhãn hàng của bạn gần gũi như thế nào.

Nếu bạn muốn tối đa hóa hiệu quả của các video sự kiện, hãy thử phát trực tiếp trên các phương tiện truyền thông xã hội (còn nhiều nội dung hơn về điều này dưới dưới bài viết!).

Mời bạn xem đầy đủ tất cả các phần của bài viết tại đây:

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P1)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P2)

Mọi người sẽ xem 17 nội dung video hấp dẫn này (P3)

Levica lược dịch từ singlegrain.com

Tư duy hình ảnh
Tâm lý Marketing

Tư duy hình ảnh trong cảm xúc người tiêu dùng (CE)

Tầm quan trọng của hình ảnh thị giác trong các chiến dịch truyền thông đã được khẳng định từ rất lâu. Nó mang lại cái nhìn trực quan nhất về thông điệp của chiến dịch, hơi thở của thương hiệu … Đồng thời nó chi phối phần lớn trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Do đó, chúng ta cần sử dụng và hệ thống hóa hình ảnh của chúng ta như thế nào? Đâu là touch point của thông điệp? và đâu những tiêu chí, để có thể đánh giá được tính thẩm mỹ, độ hiệu quả của hình ảnh đó trong toàn bộ chiến dịch.

Trong bài này, Tôi sẽ nói rõ hơn về cách mà hình ảnh được sử dụng tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

Tư Duy Hình Ảnh là gì?

Tư duy hình ảnh (visual thinking) là phương pháp tổ chức những suy nghĩ của bạn và cải thiện khả năng giao tiếp bằng hình ảnh. Giúp truyền tải những ý tưởng và thông điệp phức tạp.

Làm thế nào để có hình ảnh tốt, sản phẩm tuyệt vời?

Nhìn chung, tư duy hình ảnh sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ của người nhìn sản phẩm. Tuy nhiên chúng ta sẽ chia ra dưới góc nhìn của 2 đối tượng chính.

1. Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, của khách hàng

Với người tiêu dùng. Khi một mẫu quảng cáo đến được với họ, họ sẽ nhìn vào hình ảnh chiến dịch, các key concept, các thông điệp được đưa ra… Đa phần rơi vào vùng cảm tính. Họ nhìn màu sắc, họ nhìn bố cục, họ nhìn font chữ, họ đọc thông điệp…

Vậy họ quyết định mua hàng khi nào ??? Có phải khi họ cần họ mới mua không ? KHÔNG, câu trả lời là không. Ngoài việc hướng khách hàng direct tới chiến dịch của chúng ta, nếu hình ảnh của mình, không mang lại cảm xúc cho khách hàng, chắc chắn quyết định mua hàng sẽ đc họ đặt vào mẫu quảng cáo khác.

Các nghiên cứu chỉ ra, chỉ số quan trọng quyết định tới hành vi mua hàng, đó chính là cảm xúc của khách hàng (CX). Cảm xúc của khách hàng, sẽ bị chi phối bởi 6 loại hình cảm xúc chính: hạnh phúcngạc nhiênsợ hãighê tởmgiận dữ và buồn bã.

2. Dưới góc nhìn của người làm sản phẩm

Đây vừa là giải pháp giải quyết cho góc nhìn của người tiêu dùng, vừa để phát triển kỹ năng sáng tạo trong mỗi chiến dịch cụ thể. Người làm sản phẩm, họ biết tính chất sản phẩm của mình là gì, màu sắc của thương hiệu là như thế nào, tại sao lại sử dụng thông điệp như thế, tại sao đánh vào khách hàng này.

Khi đã nắm vững được những nguyên lý cơ bản của thiết kế, của sản phẩm và tâm lý của người tiêu dùng như bố cục, màu sắc, typo, insign … thì việc tư duy hình ảnh của người trong nghề sẽ là 1 con đường khác hoàn toàn với góc nhìn của người tiêu dùng. Công việc bây giờ không đơn thuần sẽ là chỉnh đúng bố cục, hình ảnh bắt mắt, màu sắc thu hút … nữa, mà thay vào đó là phải tạo ra effective flow trong sản phẩm cuối cùng đưa ra, giúp nó có tác động mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, khi nhìn vào hình ảnh quảng cáo.

3. Các yếu tố chính, tác động trực tiếp lên cảm xúc người tiêu dùng

“Emotions push be emotions” Đó là lời gợi mở hoàn hảo cho các yếu tố tác động lên cảm xúc người tiêu dùng, và dưới đây là các phương pháp mà tôi và cộng sự thường hay thực hiện:

  • Thêm các biểu lộ cảm xúc vào các hình ảnh của mình

Hãy bỏ qua các suy nghĩ logic và tính toán, lấy cảm xúc của khách hàng để làm cầu nối tới cửa hàng của bạn, và cách đơn giản nhất để tác động trực tiếp tới cảm xúc của khách hàng chính là biểu lộ cảm xúc trên các gương mặt. Việc sử dụng hình ảnh thật, mang những cảm xúc riêng sẽ có 1 sức hút lạ kỳ tới những đối tượng mà bạn đang đánh vào.

  • Sử dụng màu sắc để truyền tải thông điệp

Màu sắc vẫn là 1 thứ vũ khí tối ưu của các nhà thiếp thị nói chung trong việc khơi dậy những cảm xúc mà khách hàng giấu kín. Và việc lựa chọn màu sắc tối ưu, phù hợp với thương hiệu, chiến dịch đang chạy và thông điệp muốn truyền tải luôn tạo được sự liên tưởng mạnh mẽ và thúc đẩy việc mua hàng. Và đây cũng chính là nguyên nhân đứng sau sự thành công của 1 loạt các thương hiệu lớn, nhỏ để thu hút khách hàng cho mình, điển hình là những chiến dịch của Coca, McDonal …

  • Thêm đuôi vào giá của bạn

Đơn giản, và dễ hiểu. Chúng ta đã quá quen thuộc với dòng chảy của thị giác: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới … Và do đó, tất nhiên là chúng ta sẽ nhìn thấy tiền tố trước thay vì hậu tố (vd: 19.99 và 20). và họ vô thức sẽ bỏ qua các chữ số có ý nghĩa đằng sau, thay vì làm tròn số lại.

Ngoài ra, việc sử dụng đuôi giá, đặc biệt là ,99 có sức mạnh tâm lý rất mạnh, 9 số lớn nhất trong hệ 1 chữ số và do đó nó làm cho sản phẩm của chúng ta cảm thấy đây là 1 sản phẩm tuyệt vời, và đó là mức giá thấp nhất hiện có. Ngoài ra, ý nghĩa của các con số, tôi sẽ có 1 bài viết khác chi tiết hơn về vấn đề này.

  • Call to actions

Là 1 cách mà chúng ta hấp dẫn người dùng, người đọc. Thu hút họ, khuyến khích họ tham gia các hành động tiếp theo mà bạn muốn họ làm thế. Nó đơn giản là 1 sự chào mời người dùng tương tác với sản phẩm hay với thông điệp của bạn.

Việc áp dụng thông minh và hợp lý Call to actions sẽ định hình được hành vi của người dùng, qua đó gia tăng được sự tương tác và tất nhiên cả tỷ lệ chuyển đổi.

Sẽ có 1 bài viết chi tiết hơn về CTA, các bạn đón xem trong các bài viết tới của tôi nhé.

  • Tạo sự khan hiếm ảo trong chiến dịch của bạn.

Chiến lược này đánh trực tiếp vào tâm lý sợ mất mát của con người, bằng cách sử dụng hình ảnh, content có nội dung mạnh mẽ, giới hạn. Theo tháp Maslow thì nhu cầu an toàn xuất hiện ở mức thứ 2. Và tất nhiên nếu nhu cầu đó bị lung lay, thì những nhu cầu còn lại sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Và đây chính là lý do tại sao đôi khi chúng ta có những quyết định ngu xuẩn trong lúc sợ hãi. Tâm lý con người luôn luôn là: Khi lợi thì cố gắng giảm thiểu rủi ro, nhưng sau đó sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chỉ để tránh mất mát.

Và để áp dụng chiến lược này, các bạn có thể lợi dụng sự khan hiếm về: Số lượng, thời gian, hay địa điểm…v.v để hợp lý hóa các chiến dịch của mình.

Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác, cũng có những tác động rất tích cực tới chiến dịch mà bạn tạo ra như: đánh trực tiếp vào các yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng, lòng tham, tính tò mò, sự thỏa mãn, tính giản đơn…v.v

Túm lại thì các quy trình đều hướng tới 1 mục đích chung, mà chúng ta đặt ra từ trước đó. Để 1 chiến dịch có thể thành công, không chỉ 1 yếu tố là hình ảnh có thể gây bão, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc tối ưu hóa về mặt thị giác là cần thiết để tạo ra được sản phẩm đầu cuối hoàn hảo; tuy nhiên thì việc kết hợp với các yếu tố khác của chiến dịch, từ content đến quá trình thực hiện…v.v đều là những mảnh ghép không thể thiếu để 1 chiến dịch thành công.

Điều này giúp chúng ta có thể tiết kiệm đc chi phí, nhân lực và gia tăng đáng kể đc tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao giá trị của thương hiệu.

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing tại Levica.vn

 

mẹo quay video marketing
Digital Marketing, Kinh nghiệm marketing

10 mẹo đơn giản giúp “video nhà làm” trở nên chuyên nghiệp

Nếu bạn quay rất nhiều video mà ít khi nào hài lòng với thành phẩm của mình thì bạn không phải là người duy nhất cảm thấy vậy đâu! Đa số mọi người đều rất muốn học cách chỉnh sao cho video của mình nhìn đẹp hơn.

May mắn là chuyện đó không khó lắm đâu. Dù bạn muốn quay vài clip vui vui để đăng đâu đó trên mạng hoặc đơn giản là chỉ muốn ghi lại những kỉ niệm đẹp và khoe với mọi người thì những mẹo sau đây chính là những gì bạn cần để làm ra được các video xịn sò đấy.

Hãy tiếp tục đọc để bỏ túi các mẹo giúp video tự quay nhìn chuyên nghiệp hơn nhé.

1. Luôn dùng camera sau

Đây dường như là điều kiện tất yếu, nhưng cũng dễ quên lắm. Camera sau có chất lượng tốt hơn, độ phân giải cao hơn và dễ hiệu chỉnh khi dùng app hơn. Camera sau lúc nào cũng cho những đoạn quay rõ nét.

Bạn có cần một số mẹo để tự quay không? Yeah! Trong nhiều trường hợp, Levica vẫn khuyên bạn nên sử dụng camera sau bằng cách đặt điện thoại đặt trên bàn hoặc dựa vào tường. Nếu bạn thích kiểu tự sướng thì có thể sử dụng camera trước, nhưng hãy xoay điện thoại để lấy khung hình ngang nhé.

Nếu bạn thu giọng nói trực tiếp bằng điện thoại thì hãy chắc chắn rằng bạn vừa nói, vừa nhìn vào ống kính chứ không phải nhìn vào màn hình. Nếu không, bạn sẽ trông có vẻ như đang nhìn qua vai của người xem đấy.

2. Ổn Định Hình Ảnh và Lấy Nét

Có 2 điều cực kỳ cần thiết để quay được một video đẹp. Đó là bạn phải giữ camera cho chắc để không bị rung và giữ camera làm sao có thể luôn lấy nét được.

Nhiều dòng điện thoại, máy ảnh và máy quay phim có tích hợp sẵn chức năng ổn định hình ảnh. Điều này giúp giữ cho hình ảnh video ổn định, nhưng bạn cũng cần biết những hạn chế của nó. Chức năng ổn định hình ảnh hoạt động hiệu quả hơn khi bạn giữ máy không bị rung – quay trong khi đi bộ có thể dễ dàng khiến hình ảnh rung không mong muốn.

Nếu bạn muốn quay mượt mà hơn trong khi di chuyển, thì hãy sử dụng thêm “gậy chống run khi quay” cho thiết bị của mình nhé.

Nếu thiết bị của bạn không có tích hợp sẵn chức năng ổn định hình ảnh thì bạn phải cầm máy bằng cả 2 tay khi quay. Sử dụng chân trụ hoặc tùy tình huống mà tận dụng những vật xung quanh để giữ cho thiết bị cố định, thậm chỉ bao gạo cũng có thể là một vật hay để cố định thiết bị của bạn.

3. Ghi Hình với Khung Hình nằm Ngang

Cách đơn giản đầu tiên trong bí kíp làm ra những video chuyên nghiệp là phải luôn luôn nhớ ghi hình với khung nằm ngang – đơn giản chỉ cần quay ngang điện thoại của bạn lại thôi.

Các video quay dọc hoặc dạng chân dung cũng ổn nếu bạn chỉ muốn xem chúng trên điện thoại. Tuy nhiên, khi bạn thử xem lại trên TV, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc bất kỳ thiết bị nào khác thì khung hình không phù hợp của nó sẽ là một điểm thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn.

Và ngoài ra, góc quay của bạn sẽ rộng hơn, có thể lấy được nhiều cảnh hơn khi quay với khung hình ngang. Điều này có nghĩa là bạn hạn chế được các động tác xoay sang trái, xoay phải, và giúp sản phẩm quay sau cùng nhìn chỉnh chu hơn.

4. Thêm Những Đường Kẻ Khung Hình

Có một điều còn chán hơn việc phải xem một video quay ở chế độ chân dung đó là việc xem video được quay với góc quay nhìn kỳ quặc, xiêu vẹo. Việc hiển thị những đường kẻ khung hình khi quay sẽ giúp bạn canh được bối cảnh nền cân đối và quan trọng là tạo được bố cục chuẩn cho video.

Thường thì thiết bị nào cũng có sẵn tính năng này, bạn có thể mở nó ở phần tùy chỉnh trong phần mềm quay video của bạn.

Đường kẻ khung hình giúp bạn canh được hình ảnh trong video khớp với cảnh quan ở ngoài và bạn sẽ an tâm rằng video của bạn sẽ  không bị lệch khung.

Khung này cũng kiêm luôn chức năng hỗ trợ cho bố cục khung hình. Khi bạn quay chủ thể là người, hãy đặt vị trí mắt họ trùng với đường kẻ phía trên cùng.

Những người đam mê nhiếp ảnh sẽ biết đây là quy tắc phần ba, giúp bạn phân bố những chủ thể trong khung hình tốt hơn.

5. Ánh Sáng

Rất đơn giản để cân chỉnh độ sáng trên một bức ảnh bị tối hoặc thiếu sáng nhưng nếu chỉnh trên video thì nó phức tạp hơn nhiều.

  • Rất khó để làm sáng một video mà không bị giảm chất lượng hay nhiễu hình ảnh.
  • Camera rất khó lấy nét trong điều kiện thiếu sáng vì thiếu sáng có thể dẫn tới việc làm mất nét của video.
  • Nếu bạn sử dụng chế độ tự động như bạn vẫn hay dùng khi tự làm video tại nhà thì camera của bạn sẽ làm giảm tỉ lệ khung hình khi quay dưới điều kiện thiếu sáng. Điều này dẫn tới việc video của bạn bị nhoè mà bạn không có cách nào sửa được.

Thế giải pháp là gì? Như nguyên tắc thông thường, hãy đảm bảo rằng chủ thể của bạn được chiếu đủ ánh sáng, lý tưởng nhất là chiếu từ sau lưng bạn lên. Chỉ nên sử dụng đèn flash của điện thoại khi không còn lựa chọn nào khác.

Nếu bạn vẫn muốn quay bình thường ở điều kiện thiếu sáng thì bạn nên nâng cấp các thiết bị có những ống kính bắt nhanh hơn và tự mình cân chỉnh được ống kính đó

6. Làm Quen với Những Góc Quay

Ai cũng có thể tự mình cầm máy và quay video được. Nhưng nếu bạn muốn quay được một video mang tính chuyên nghiệp tại nhà thì bạn cần phải tập làm quen với việc sử dụng những góc quay.

Thay vì quay mọi thứ theo góc nhìn của bạn từ một điểm, thì bạn hãy thử quay ở những góc rộng hơn rồi từ từ lại gần chủ thể để quay cận cảnh. Sau đó chỉnh sửa 2 đoạn đó vào thành 1 đoạn. Hoặc bạn có thể giơ camera qua khỏi đầu để quay hành động từ trên cao. Hoặc bạn cũng có thể quỳ xuống và quay từ dưới lên.

Hãy cứ thoải mái tìm ra những góc quay đẹp nhất. Bạn không cần nhất thiết phải quay từng khung hình khác nhau hoàn toàn, nhưng nếu phong phú một tí thì có thể làm cho đoạn phim của bạn thú vị hơn đấy.

7. Zoom Bằng Chân

Khi muốn quay cận cảnh một chủ thể nào đó, bạn thường hay có thói quen là bấm vào nút Zoom trên camera của mình phải không? Nhưng cách này cũng gây ra vài điều phiền toái lắm đó. Hầu hết những điện thoại thông minh chỉ có chế độ zoom kỹ thuật số và nó sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh. Ngoài ra, bạn càng zoom xa chừng nào thì video của bạn lại càng nhoè chừng đó, ngay cả khi mà bạn đã sử dụng tính năng ổn định hình ảnh.

Vậy phải làm gì khi bạn muốn quay cận cảnh một chủ thể? Hãy zoom bằng chân của bạn. Tạm dừng quay và tiến lại gần chủ thể và bắt đầu quay tiếp. Quá đơn giản phải không nào!

8. Sử Dụng Hiệu Ứng (Nhưng Đừng Quá Lạm Dụng)

Hiệu ứng video ở đây nghĩa là dùng filter (nền lọc ảnh) của hình ảnh. Dù sẽ trông rất đẹp khi được sử dụng hợp lý nhưng bạn cũng có thể dễ dàng lạm dụng chúng. Tuy nhiên, hầu hết các dòng máy ảnh và điện thoại thông minh hiện nay đều có thêm tùy chọn chèn một số biểu tượng vào video của bạn.

Timelapse

iPhone có tính năng timelapse rất hay, được tích hợp sẵn trong phần mềm camera cố định trên máy. Ngoài ra cũng có những ứng dụng như Lapse It, ứng dụng này cũng sẽ giúp bạn có được tính năng timelapse trên các thiết bị Android. Hãy thử sử dụng tính năng này khi có cơ hội nhé.

Tính năng timelapse sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu bạn đặt camera ở vị trí cố định và chắc chắn trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm có sự thay đổi liên tục – ví dụ, bạn có thể đặt máy trên thành cầu để ghi lại cảnh hoàng hôn hoặc đường bay của ngôi sao.

Quay chậm

Tính năng quay chậm có thể giúp tăng thêm phần kịch tính cho video của bạn, hoặc thể hiện rõ những chi tiết thường bị mất khi chuyển động quá nhanh. Nói ngắn gọn là video thông thường được quay với tiêu chuẩn 30 khung hình trên 1 giây, nên một clip quay với định dạng 120 khung hình trên giây sẽ có độ dài chậm gấp 4 lần so với tốc độ ngoài đời thật.

Cinemagraph

Cinemagraphs là sự giao thoa giữa phim ảnh và hình ảnh—mọi hình ảnh đều đứng yên, trừ một hoặc hai phần được chọn sẽ chuyển động.

Có rất nhiều phần mềm camera trên điện thoại thông minh có tính năng này, hoặc bạn có thể tải các phần mềm khác như là Cinemagraph Pro trên iOS hoặc VIMAGE trên Android để tự trải nghiệm. Hiệu ứng của nó rất ấn tượng.

9. Học Những Kỹ Năng Chỉnh Sửa Video Căn Bản

Những video cần chỉnh sửa phức tạp sẽ không phải là đối tượng cho chủ đề này, nhưng một vài chỉnh sửa cơ bản sẽ làm cho video của bạn trông chuyên nghiệp hơn.

Chỉ cần cắt bớt phần đầu và phần cuối clip thì bạn đã có thể cải thiện clip một cách đáng kể, cũng như là việc chia nhỏ các clip dài thành nhiều clip ngắn hơn và cắt bớt những phần thừa trong những clip đó. Điều này bạn càng phải làm đối với những clip mà bạn định chia sẻ lên mạng.

Video sẽ tuyệt khi được ghép từ nhiều thước phim hơn là việc quay tất cả mọi thứ chỉ trong một lần. Mỗi clip quay tầm 5 tới 10 giây rồi ghép lại bằng phần mềm chỉnh sửa.

10. “Đường Tắt” Trong Việc Chỉnh Sửa

Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và kỹ năng để có thể cẩn thận chỉnh sửa nhiều đoạn clip rồi ghép thành một video hoàn chỉnh. May mắn rằng có rất nhiều phần mềm miễn phí giúp bạn việc này như Google PhotosGoPro’s Quik (Có thể tải trên nền tảng Android và iOS) rất đỉnh.

Tất cả những gì mà bạn cần làm là chọn những tập tin hình ảnh mà bạn muốn, chọn một trong những bản nhạc nền miễn phí, và thêm chủ đề vào. Cả 2 phần mềm này sẽ nối những video nhỏ lại với nhau để tạo thành một video hoàn chỉnh, tiết kiệm thời gian quý giá và giúp bạn nhiều kinh nghiệm hơn.

Cách Tạo Ra Những Video Đẹp Hơn

Không quá khó để giúp các DYI video trở nên chuyên nghiệp hơn. Tất cả những mẹo phía trên đều không yêu cầu bạn phải biết những kỹ năng chuyên biệt gì cả. Chỉ với một chút luyện tập, bạn sẽ quay được những video tuyệt vời ngay lập tức.

Vậy ban sẽ phải làm gì tiếp theo? Trước tiên, hãy nhớ rằng âm thanh là một phần quan trọng không kém của quá trình quay video, vì vậy hãy chú ý cách giúp âm thanh được ghi lại tốt hơn.

Sau đó, hãy xem những loại video phổ biến nhất trên YouTube để tăng nguồn cảm hứng sáng tạo của bạn nhé.

Ngoài ra, để thu hút được đúng đối tượng mục tiêu, khi làm video marketing, bạn cũng cần xem xét, lựa chọn màu sắc phù hợp để truyền tại đúng thông điệp mình mong muốn. Video bên dưới sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể cho bạn:

Mời bạn xem thêm các video marketing tại kênh YouTube của Levica!

Levica lược dịch từ makeuseof.com

Màu sắc và tâm lý
Tâm lý Marketing

[Infographic] Màu sắc trong tâm lý người tiêu dùng

Bên cạnh các yếu tố như logo, kiểu chữ thì màu sắc là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện về thương hiệu. Màu sắc giúp chuyển tải tức thời thông điệp của thương hiệu, có sức mạnh thuyết phục bằng cách thu hút sự chú ý hay “chọc tức” thị giác để kích thích khách hàng đưa ra hành động. Những kết quả nghiên cứu và phân tích về màu sắc trong tâm lý người tiêu dùng sau đây chắc chắn sẽ là gợi ý cho các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, mang lại kết quả tối ưu.

 

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing bổ ích hơn tại Levica.vn

 

 

 

 

 

 

ảo giác khan hiếm
Tâm lý Marketing

Ảo giác khan hiếm, tồn tại hay không tồn tại?

Marketing và quảng cáo- ngành công nghiệp toàn cầu tuy không tạo ra sản phẩm nhưng trị giá tới 500 tỷ đô la. Kinh tế học giả định mọi cá nhân hành động theo lý trí, nhưng khi bị quảng cáo hấp dẫn, con người không thực sự biết chính xác họ muốn gì.

Nỗi sợ mất mát

Năm 2004, Jum Nakao, nhà thiết kế thời trang định hướng người Brazil tung ra bộ sưu tập váy ren tạo hình trên giấy trắng khiến người xem ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tinh tế; nhưng sự ngỡ ngàng nhanh chóng biến thành thảng thốt khi tác phẩm công phu hơn 700 giờ tỉ mỉ bị chính người mẫu đồng loạt xé nát ngay trên sân khấu trước mắt khán giả trước khi khép lại buổi trình diễn. Không thể tả xiết những xôn xao của đám đông, từ phấn khích đến rưng rưng và tên tuổi Jum Nakao làm chấn động làng thời trang định hướng.

Câu chuyện thành công của một bộ sưu tập thời trang tới đây đã có thể khiến dân kinh tế phải gật gù, nhưng nước cờ còn cao tay hơn thế. Trước vô số khao khát chiêm ngưỡng bộ sưu tập một lần nữa, Jum Nakao mở một buổi triển lãm trang phục ren giấy trên manơcanh cỡ nhỏ,… cùng với một con chuột. Buổi triển lãm chỉ kéo dài khoảng 20 phút với con chuột liên tục nhấm nát các bộ trang phục, lần lượt từng bộ một. Từng hàng người hốt hoảng chen chúc để được tận mắt nhìn thêm một chiếc váy trước khi những hoa văn lại một lần nữa tan biến. Chiến lược khôn ngoan tự tạo nên ảo giác khan hiếm đã gây cú sốc lớn và định hướng lại làng thời trang cho tới nay, từ những thiết kế ứng dụng ren trắng của hàng loạt thương hiệu như Dior, đến tạo hình của người nổi tiếng như Phạm Băng Băng.

Nỗi sợ mất mát, nói đơn giản là, những thứ càng ít cơ hội giành được, thì người ta càng khao khát sở hữu nó hơn, bởi tâm lý đề cao những thứ hiếm có, và coi thường những thứ có thừa. Ngay những bài học kinh tế đầu tiên đã xoáy vào sự khan hiếm và quy luật cung- cầu cơ bản: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng. Sự khan hiếm dường như chỉ có thể là giả thiết mặc định trong kinh tế học thế kỉ 18, chứ không phải trong thế kỉ 21 thừa thãi này; nhưng ảnh hưởng tâm lý bản năng này vẫn tồn tại và đây là nơi cần đến bàn tay của những thầy phù thủy marketing, như trường hợp của Jum Nakao. Nghiên cứu cho thấy con người ngày nay không thực sự có “nhu cầu vô hạn”, thí nghiệm khuyến khích giảm tiêu thụ calo tại tiệm ăn Trung hoa tại Mỹ cho thấy 30% khách hàng sẵn sàng ăn ít đi nếu lúc gọi món, bồi bàn hỏi họ có muốn giảm khẩu phần hay không. Tuy nhiên, với một thử nghiệm khác, sử dụng ảo giác khan hiếm trên quảng cáo, email và trang đích, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự tăng đến 450% sau 2 tuần, bằng cách khơi gợi cảm xúc bản năng là phản ứng tiếc rẻ. Tương tự, hai website cung cấp cùng một dịch vụ, website nào chỉ cung cấp với số lượng có hạn, hoặc mau chóng hết hàng, ở đó khách hàng có động lực mua hàng mạnh hơn.

Lý do ở đây là khách hàng tiềm năng sợ rằng nếu chần chừ hoặc đợi giảm giá thì sẽ hết hàng và họ không thể mua được nữa. Hai nguyên tắc ảnh hưởng tới điều này bao gồm (1) Minh chứng xã hội cho rằng một sản phẩm bán hết veo nhất định là sản phẩm tốt vì mọi người đều muốn mua, (2) Sự ràng buộc và nhất quán cho rằng một người chưa được thỏa mãn sẽ khao khát sản phẩm đó mạnh hơn. Đặc biệt khi biết rằng những người khác sở hữu được nó, nỗi sợ mất mát lại được nhân lên. Chiêu marketing này tạo ra mong muốn hành động gấp để tránh nỗi sợ mất mát: thiếu thời gian ra quyết định, sợ số người hưởng lợi có hạn, và sợ lỡ mất khoản lợi nếu không hành động ngay.

Khơi gợi một nỗi sợ…

Vì sao nỗi sợ mất mát có ảnh hưởng mạnh đến vậy? Xét theo tháp nhu cầu Maslow, lần lượt từ nhu cầu vật chất, và nhu cầu an toàn, đến cấp cao nhất nhu cầu khẳng định bản thân, khi nhu cầu cấp thấp bị đe dọa, con người ít có mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao hơn. Khi gặp một “món hời”, nỗi sợ mất mát và mong muốn tự bảo vệ (cấp độ 2) sẽ mạnh hơn nhu cầu định vị bản thân (cấp độ 5). Tại TED Talks 2010, Laurie Santos đã giới thiệu về “Kinh tế kiểu khỉ”: thí nghiệm dạy khỉ sử dụng đồng xu để đổi lấy thức ăn cho thấy, nếu để thu lợi, chúng sẽ tránh né rủi ro, nhưng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro để giảm thiểu mất mát, tương tự như hành vi con người. Dường như nỗi sợ mất mát đã thuộc về phần bản chất 35 triệu năm tuổi bên trong chúng ta.

Laurie Santos và nguyên tắc phi lý “Kinh tế kiểu khỉ”

Lợi dụng đặc điểm này, marketing dựa trên ảo giác khan hiếm sử dụng kĩ năng tinh tế như tạo ra cảm giác số lượng có hạn, hoặc kín đáo thúc giục người xem hành động gấp. Bắt đầu với lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point-USP), khách hàng cần biết vì sao họ cần mặt hàng hiếm này và vì sao bạn lại là lựa chọn duy nhất họ cần. Điều này góp phần tạo sự khan hiếm bởi họ không thể mua ở đâu khác. Vào năm 2003, hãng Hàng không Anh quốc tuyên bố rằng, vì lý do chi phí, họ sẽ ngừng tuyến bay hai chiều hằng ngày giữa Luân Đôn- New York bằng máy bay siêu thanh concorde. Lượng vé bán ra ngay ngày hôm sau tăng vọt! Chú ý là bản thân chiếc máy bay concorde không có gì thay đổi: nó không bay nhanh hơn, dịch vụ vẫn không khác gì, giá vé cũng không hề giảm, nó chỉ bỗng nhiên trở thành “món hàng khan hiếm”, và thế là người ta muốn sở hữu nó hơn. Đó là vấn đề tâm lý học: “Con người có động lực hành động khi sợ mất lợi thế, hơn là để giành lợi thế”- Cialdini nói. Vậy làm sao để sản phẩm của mình có-vẻ-hiếm? Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về lợi ích họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, mấu chốt cần chỉ ra điểm độc đáo có-một-không-hai trong sản phẩm và những gì họ sẽ mất nếu không cân nhắc tới lời đề nghị này.

Ứng dụng của nguyên tắc này xuất hiện thường xuyên trên các kênh bán hàng trực tuyến: Amazon hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trong kho, trong khi Ebay và Coupon thì đếm lùi thời gian bán hàng từng ngày, giờ, phút, giây bằng những yếu tố hình ảnh nổi bật trên website. Các hãng hàng không có thể cung cấp giá vé kèm dòng chữ “Chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Có thể thúc đẩy doanh số bán vé nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn … vé cuối cùng”. Tương tự, những thủ thuật như giảm giá sâu cho 1000 người đầu tiên, khuyến mại chỉ trong ngày đặc biệt, tặng thưởng cho 500 người ngẫu nhiên đăng kí thông qua một kênh truyền thông, giảm giá đột ngột trong một giờ đồng hồ, cung cấp deal khuyến mại hằng ngày, hoặc thủ thuật tăng giá mỗi khi có người mua. Đặc điểm chung của các kĩ thuật là chúng nhấn mạnh vào thời gian, số lượng giới hạn và lợi ích nhận được so với người khác, để khách hàng hiểu vì sao họ cần hành động ngay.

Đạo đức hay khôn ngoan

Khó có thể chối cãi hiệu quả của ảo giác khan hiếm, tuy nhiên không ít khía cạnh còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng chiến thuật marketing này. Khách hàng phản đối mẹo khai thác cảm xúc tiêu cực này khi cảm giác buồn bã, sợ hãi, tức giận, tiếc nuối của khách hàng bị lợi dụng. Hơn nữa, nhiều nghi ngờ cho rằng ảo giác khan hiếm không thực sự bền vững, không có hiệu quả thường xuyên và lâu dài, cần mất nhiều công để liên tục nghĩ ra mẹo mới nhưng cũng sẽ nhanh chóng mất hiệu lực. Nếu một món hàng “hiếm” luôn có sẵn trong kho và sẵn sàng bán, khách hàng sẽ không ấn tượng nếu xuất hiện đi xuất hiện lại. Tệ hơn nữa, công ty sẽ bắt đầu đưa ra tín hiệu sai lệch nếu tiếp tục mở site để bán tiếp dưới sức ép của khách hàng. Thay vào đó, có thể cho phép khách hàng bỏ lỡ lần này điền tên và email để nhận thông báo lần sau. Đây là cơ hội sử dụng hệ thống email marketing để gây dựng quan hệ với khách hàng, và tỉ lệ mua hàng lần sau sẽ cao hơn khi thương hiệu đã trở thành quen thuộc.

Nếu khách hàng thấy sản phẩm liên tục được khuyến mại, họ sẽ hiểu sự khan hiếm là giả tạo. và không ai muốn lao đến mua nếu họ thấy lời mời mọc liên tục xuất hiện. Vì, không như kinh tế học vẫn giả định, con người thực sự không có nhu cầu vô hạn ăn vào trong máu. Chúng ta đã nhắc đến thí nghiệm tại quán ăn cho thấy khách hàng có ý thức giảm calo tiêu thụ luôn sẵn sàng giảm bớt khẩu phần. Ngược lại, khách hàng cũng sẵn sàng điều chỉnh nhu cầu khi đã hình thành thói quen được giảm giá. Đây cũng là bài học của chuỗi nhà hàng lẩu nấm Ashahi khi liên tục cung cấp deal khuyến mại trên các trang mua hàng theo nhóm, khiến nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm trở nên phụ thuộc khi có deal khuyến mãi. Hơn nữa cách diễn đạt là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.

Đây sẽ là chiến lược hiệu quả nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi, khi và chỉ khi sử dụng có đạo đức và hợp lý, Kenny Goodman nói. Đừng sử dụng sự khan hiếm để dọa khách hàng sợ và mua hàng, mà dùng nó để ngăn sự chần chừ.

Nguồn: Brandsvietnam

Cập nhật thêm nhiều kiến thức về Marketing tại Levica.vn

 

 

 

hiện tượng tâm lý và marketing
Tâm lý Marketing

4 hiện tượng tâm lý làm thay đổi hiệu quả marketing

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến marketing là tâm lý học. Trong ngành tâm lý học, “định kiến nhận thức” (cognitive bias) là một hiện tượng tâm lý phổ biến, được định nghĩa là một loại “lỗi” trong quá trình xử lý và giải nghĩa các thông tin mà bộ não con người tiếp nhận.

Về cơ bản, có 4 hiện tượng “định kiến nhận thức” có ảnh hưởng quan trọng nhất đến marketing là:

  • Nỗi lo mất mát: Khiến khách hàng kiên trì giữ lấy những gì họ đang có
  • Hiệu ứng “neo” tâm lý: Khiến khách hàng chỉ tập trung vào thông tin đầu tiên họ tiếp nhận.
  • Hiệu ứng thiên vị trong lựa chọn: Khách hàng chỉ cảm thấy thoải mái với những lựa chọn quen thuộc và bỏ qua những thông tin trái chiều.
  • Hiệu ứng diễn đạt: Quyết định tính tích cực hay tiêu cực của một sản phẩm, dịch vụ hay một sự việc.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về các hiện tượng tâm lý kể trên và những ứng dụng trong marketing giúp các marketer thực hiện các chiến dịch tiếp thị một cách thành công.

1. Nỗi lo mất mát

Mọi người có xu hướng tránh rủi ro, mất mát hơn là cố gắng để đạt được một điều gì đó. Ví dụ, khi mất 200.000 đồng, một người sẽ có cảm xúc mãnh liệt hơn là việc nhận được số tiền tương đương. Hiện tượng tâm lý này cùng các hệ quả của nó là định kiến về trạng thái hiện tại (the status quo bias) và hiệu ứng của sự sở hữu (endowment effect), khiến chúng ta thích những thứ mình đang sở hữu hơn.

Trong marketing, người bán nên cho khách hàng thấy họ sẽ mất gì nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ, từ đó gợi nên một cảm xúc mạnh mẽ thúc giục họ hành động. Sau đó hãy quảng bá những thông điệp này trên các landing page, hoặc website công ty, từ đó có thể biến những người sử dụng internet thông thường thành khách hàng của công ty.

2. Hiệu ứng “neo” tâm lý

Con người thường có xu hướng lấy những thông tin đầu tiên họ nghe hoặc nhìn thấy làm tiêu chuẩn để đánh giá các thông tin họ tiếp nhận sau đó. Ví dụ, khi bạn đi qua một cửa hàng thời trang và nhìn thấy giá của một chiếc áo len là 500.000 đồng, sau đó tiếp tục đi sang cửa hàng bên cạnh và thấy chiếc áo len cùng loại với giá chỉ một nửa, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ chiếc áo thứ hai có giá hời. Lúc này, quyết định của bạn đã bị ảnh hưởng bởi giá của chiếc áo đầu tiên.

Hiệu ứng “neo” tâm lý có ảnh hưởng lớn hơn nhận thức về giá cả của một món đồ. Khi tâm trí đã bị “neo” vào một thông tin nào đó, nó sẽ không thể sáng suốt nhìn nhận những yếu tố khác quan trọng hơn. Ví dụ, một khách hàng mua xe hơi khi đã tập trung vào chất liệu da của ghế ngồi thì sẽ chỉ để tâm đến nội thất trong xe mà quên đi những yếu tố khác như động cơ, đồng hồ cây số hay bộ tiết kiệm xăng.

Các marketer có thể áp dụng định kiến nhận thức này của khách hàng để thực hiện một số thủ thuật giúp gia tăng khả năng mua hàng như: giảm giá hàng tồn kho, giới hạn số lượng bán, hay các cách làm khác nhằm tập trung sự chú ý của khách hàng vào những yếu tố đầu tiên mà họ để tâm.

3. Thiên vị trong lựa chọn

Tất cả chúng ta đều có những sự ưu tiên không rõ lý do, ví như thích một loại kem, dòng điện thoại, hay quan điểm về một vấn đề xã hội… Theo đó, chúng ta chỉ tập trung vào mặt tích cực của chúng và không để tâm quá nhiều đến mặt tiêu cực.

Ví dụ, khi là một fan hâm mộ của một đội bóng, ta thường có xu hướng giảm nhẹ những tình tiết xấu như những trận thua, những cầu thủ kém, hoặc đội ngũ quản lý có vấn đề. Thay vào đó, ta thường ca ngợi những ngôi sao trong đội, những cú cản phá đẹp, hay ngưỡng mộ lịch sử hình thành của đội bóng. Đây là một ví dụ đơn giản và điển hình cho hiệu ứng thiên vị trong lựa chọn.

Định kiến này ảnh hưởng đến hiệu quả marketing theo các cách sau:

  • Khách hàng có xu hướng mua sản phẩm/dịch vụ họ thấy quen thuộc.
  • Khách hàng có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ lựa chọn của họ.
  • Khách hàng có xu hướng quên đi những thông tin chống lại quan điểm của họ.

Hiệu ứng thiên vị này đặc biệt phát huy tác dụng khi khách hàng đã mua sản phẩm. Bằng cách sử dụng email marketing, công ty có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu qua việc chia sẻ những lời nhận xét (testimonials), bằng chứng về chất lượng, và nhắc nhớ về lý do lựa chọn sản phẩm.

Các marketer cũng có thể tạo nên hiệu ứng thiên vị này trước cả khi khách hàng mua sản phẩm bằng phương thức email opt-in (hình thức gửi email sau khi được khách hàng cho phép), like trên mạng xã hội, từ đó khiến họ quyết định một cách vô thức và nhanh chóng trở thành khách hàng.

4. Hiệu ứng diễn đạt

Hiệu ứng diễn đạt là một trong những hiệu ứng tâm lý phổ biến nhất trong marketing. Theo đó, quyết định của mỗi người sẽ phụ thuộc vào việc những lựa chọn được đưa ra được diễn đạt như thế nào.

Một thí nghiệm về hiệu ứng diễn đạt được thực hiện bởi hai nhà tâm lý kinh tế học Kahneman và Tversky đã nêu lên một vấn đề với hai lựa chọn:

  • Lựa chọn 1: có 33% cơ hội cứu sống 600 người, nhưng có 66% cơ hội không ai được cứu. Kết quả: 200 người được cứu sống.
  • Lựa chọn 2: có 33% cơ hội không ai phải chết, nhưng có 66% cơ hội tất cả mọi người đều phải chết. Kết quả: 400 người sẽ chết.

Hai lựa chọn có kết quả giống hệt nhau, nhưng được diễn đạt theo hai cách khác hẳn nhau, một bên tích cực, còn một bên tiêu cực. Đa phần những người tham gia khảo sát đã chọn cách diễn đạt tích cực.

Có thể thấy, những thay đổi về câu từ có thể mang lại những sự khác biệt lớn, ví dụ:

  • Sự nóng lên toàn cầu – Sự biến đổi khí hậu
  • Tiết kiệm 50% – Giảm một nửa
  • Anh đã thắng – Cô ta đã thua
  • Đầy 30% – Rỗng 70%
  • Không có kinh nghiệm quân sự – Kinh nghiệm chính trị sâu rộng
  • 90% cơ hội sống sót – 10% rủi ro tử vong.

Sự thật vẫn luôn là sự thật, nhưng cách diễn đạt sự thật đó sẽ ảnh hưởng đến cách mọi người phản ứng với nó. Hiệu ứng thú vị này được sử dụng rộng rãi bởi các chính trị gia, doanh nhân, các bậc cha mẹ, và tất cả những ai đứng ở vị trí trung gian có vai trò định hình sự phản ứng của mọi người với thông tin.

Những định kiến nhận thức nêu trên hiện hữu ở mọi khách hàng, ở những mức độ khác nhau. Bạn chỉ cần phát hiện và áp dụng chúng đúng cách, từ đó sáng tạo nên những cấu trúc tâm lý giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác.

Nguồn: Brandvietnam

Cập nhật nhiều kiến thức Marketing hơn tại Levica.vn

 

Skip to toolbar